Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2019 - 2020 - Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.12 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II</b>
<b>Năm học: 2019 - 2020 </b>


Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút
<b>ĐỀ CHÍNH THỨC</b>


<b>Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)</b>
<b>Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:</b>


“Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng
X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo
thì vỡ mất.


Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì
thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy
ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh
trơng thật là thảm.


Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,
nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã
trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ơi! Sức người khó
lịng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay!
Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”


a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
c. Tác phẩm trên thuộc thể loại nào?


d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên?
e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu 1 (1,0 điểm). Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu</b>
sau:


a, cây cối đâm chồi nảy lộc.
b, Thành phố lên đèn như sao sa.


<b>Câu 2 (1,0 điểm). Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C</b>
- V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm
C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào?


a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cơ rất vui lịng.


...
.


...
.


b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó.


...
.


...
.


...
.


<b>Phần III. Tập làm Văn (5 điểm).</b>



Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Đáp án đề thi Ngữ văn 7 học kì II Năm học: 2019-2020</b>


<b>Phần I. Văn học (3,0 điểm)</b>


a. Đoạn trích trên trích trong văn bản: Sống chết mặc bay.(0,25)
Tác giả: Phạm Duy Tốn(0,25)


b. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,5)


c. Tác phẩm trên thuộc thể loại: Truyện ngắn(0,5)


d. Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn trích trên: Gần một giờ đêm(0,5)


e. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người,
từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác
tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người
nấy lướt thướt như chuột lột. (0,5)


g. Câu văn tác giả nhận xét về tình cảnh của người dân khi hộ đê: Tình cảnh trơng
thật là thảm.(0,5)


<b>Phần II. Tiếng Việt (2,0 điểm)</b>


<b>Câu 1 (1,0 điểm). Học sinh có thể điền theo nhiều từ, cụm từ khác nhau nhưng</b>
phải phù hợp với văn cảnh. Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.



a, Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. b, Đêm, thành phố lên đèn như sao sa.
<b>Câu 2 (1,0 điểm). Học sinh có thể làm theo nhiều cách miễn đáp ứng được yêu</b>
cầu của đề. Biến thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà
không thay đổi về nghĩa cho 1 điểm. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc
phụ ngữ trong từ, cụm từ nào đúng cho 0,25 điểm. (Nếu cuối câu khơng có dấu
chấm câu trừ 0,25 điểm).


a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Cụm C-V “cha mẹ và thầy cơ rất vui lịng”làm phụ ngữ cho động từ “khiến”.


b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó. VD: Tơi đi học
bằng chiếc xe đạp mà bố mẹ thưởng cho tôi.


Cụm C-V “bố mẹ thưởng cho tôi” làm vị ngữ.
<b>Phần III. Tập làm Văn (5 điểm).</b>


Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
<b>* Nội dung:</b>


<b>I. Mở bài:</b>
- Dẫn dắt .


- Giới thiệu nội dung câu tục ngữ cần giải thích.
<b>II. Thân bài:</b>


I. Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Ý nghĩa của “Uống nước nhớ nguồn”.
a. Giải thích khái niệm:


- Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của người


khác, của các thế hệ đi trước


- Nguồn:


+ Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen).


+ Những người làm ra thành quả đó (nghĩa bóng).
b. ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Trong thiên nhiên và xã hội, khơng có hiện tượng nào là khơng có nguồn gốc.
Trong cuộc sống, khơng có thành quả nào mà khơng có cơng của một ai đó tạo
nên.


- Lịng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể... tạo ra một
xã hội nhân ái, đồn kết. Thiếu lịng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ
trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác.


Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành một
truyền thống tốt đẹp của nhân dân.


- Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào?


+ Giữ gìn và bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra.
+ Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm.


+ Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành quả
của dân tộc, của nhân loại.


+ Có ý thức và có hành động thiết thực để biết đền ơn đáp nghĩa cho những người
có cơng với bản thân, với Tổ quốc.



<b>III. Kết bài:</b>


- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó.
- Bài học rút ra cho bản thân.


<b>Biểu điểm:</b>


- Điểm 9-10: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu cảm, diễn đạt trong
sáng, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có dẫn chứng, cịn mắc
một vài sai sót nhỏ. Điểm 7-8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, văn viết biểu
cảm, diễn đạt lưu lốt, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ, có
dẫn chứng, cịn mắc một vài sai sót nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt cịn lủng củng, bố cục lộn
xộn, cịn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.


- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, văn viết chung chung chưa đúng yêu cầu của đề, diễn
đạt còn lủng củng, bố cục lộn xộn, cịn mắc sai sót về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
- Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung, phương pháp hoặc bỏ giấy trắng.


</div>

<!--links-->

×