43
CHƯƠNG 3
GIAO TIẾP KẾT NỐI SỐ LIỆU
I PHẦN GIỚI THIỆU
Chương này được trình bày thành các mục chính được sắp xếp như sau:
9 Các khái niệm cơ bản về truyền số liệu.
9 Thông tin nối tiếp không đồng bộ
9 Thông tin nối tiếp đồng bộ
9 Mạch điều khiển truyền số liệu
9 Các thiết bị điều khiển
Mục đích
: Giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản về truyền số liệu, như các chế độ
thông tin Đơn công (one way hay simplex), Bán song công (either way hay half-duplex), Song
công hoàn toàn (both way hay full-duplex ).
Cách thức truyền bất đồng bộ, trong đó các ký tự dữ liệu mã hoá thông tin được truyền đi tại
những thời điểm khác nhau mà khoảng thời gian nối tiếp giữa hai kí tự không cần thiết phải là
một giá trị cố định. Phương pháp truyền này thường được dùng khi truyền dạ
ng dữ liệu phát sinh
theo những khoảng thời gian ngẫu nhiên.
Cách thức truyền bất đồng bộ,đó là cách thức truyền trong đó khoảng thời gian cho mỗi bit là
như nhau, và trong hệ thống truyền ký tự khoảng thời gian từ bit cuối của ký tự này đến bit đầu
của ký tự kế tiếp bằng không hoặc bằng bội số tổng thời gian cần thiết truyền hoàn chỉnh một ký
tự
.
Những vấn đề kiểm soát lỗi. Trong quá trình truyền luồng bit giữa hai DTE, rất thường xảy ra
sai lạc thông tin, có nghĩa là mức tín hiệu tương ứng với bit 0 bị thay đổi làm cho máy thu dịch ra
là bit 1 và ngược lại, đặc biệt khi có khoảng cách vật lí truyền khá xa ví dụ như dùng mạng PSTN
để truyền.Vì thế, khi truyền số liệu giữa hai thiết bị cần có phương tiện phát hiện các lỗi có thể
xảy ra và khi xảy ra l
ỗi nên có phương tiện sửa chữa chúng.
Những vấn đề điều khiển luồng dữ liệu. Nếu số lượng dữ liệu truyền giữa hai thiết bị là nhỏ,
thiết bị phát có thể truyền tất cả dữ liệu ngay đồng thời vì có máy thu có đủ tài nguyên để nhận
dữ liệu. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống truyền tín điều kiện này không thể có. Do đó chúng ta
phải dùng mộ
t phương pháp điều khiển luồng dữ liệu để đảm bảo máy thu không bỏ qua bất ký
phần dữ liệu nào do không đủ tài nguyên để lưu giữ.
Các giao thức liên kết.. Về cơ bản, một giao thức là một tập hợp các tiêu chuẩn hay quy định
phải tuân theo bởi cả hai đối tác ở hai dầu, nhằm đảm bảo thông tin đang trao đổi xuyên qua một
liên kết số liệu nối tiếp
được tiếp nhận và được biên dịch ra một cách chính xác. Bên cạnh kiểm
soát lỗi và điều khiển luồng, giao thức liên kết số liệu cũng định nghĩa những chi tiết sau: Khuôn
dạng của mẫu số liệu đang trao đổi, nghĩa là số bit trên một phần tử thông tin và dạng lược đồ mã
báo đang được dùng. Dạng và thứ tự các thông điệp được trao đổi để đạt được
độ tin cậy giữa hai
đối tác truyền.
44
Các hình thức truyền :Truyền song song Truyền nối tiếp, Mã truyền (transmission code), Các
đơn vị dữ liệu (data unit), Giao thức (protocol), Hoạt động kết nối, Đường nối và liên kết. cũng là
những điều cần thiết mà sinh viên phải nắm được
Những vấn đề về đồng bộ bit, đồng bộ ký tự, Các nguyên tắc đồng bộ, Để thực hiện được các
phương thức truyền một cách cụ
thể, các nhà chế tạo đã cung cấp một loạt các IC chuyên dùng,
các IC này chính là phần cứng vật lí trong một hệ thống thông tin, chúng hoạt động theo nguyên
tắc của kỹ thuật số và vì vậy chế độ truyền đồng bộ hay bất đồng bộ phụ thuộc vào việc sử dụng
đồng hồ chung hay riêng khi truyền tín hiệu số đi xa.
Các IC đều là các vi mạch có thể lập trình được. Đầu tiên lập trình chế độ
hoạt động mong
muốn bằng cách ghi một byte có nghĩa và thanh ghi chế độ mode register. Sau đó ghi tiếp byte
điều khiển vào thanh ghi lệnh command register để vi mạch theo đó mà hoạt động.
Giao tiếp truyền có thể lập trình UART 8250 cảu Intel
National 8250 UART dùng với họ vi xử lý 8088/80x86 của Intel.
Các thiết bị điều khiển. Có hai dạng thiết bị ghép kênh đó là : các bộ ghép kênh phân thời , và
các bộ ghép kênh thống kê. Bộ ghép kênh phân thời phân phối cố đị
nh cho mỗi đầu cuối một phần
khả năng truyền để cùng chia sẻ dường truyền tốc độ cao với các đầu cuối khác. Bộ ghép kênh
thống kê chỉ phân phối khả năng truyền theo nhu cầu mang tính thống kê
Yêu cầu
: Mỗi sinh viên khi đọc hiểu chương này phải tự mình đánh giá kiến thíc của mình theo
các vấn đề chính sau :
9 Các chế độ thông tin , các chế độ truyền
9 Những vấn đề kiểm soát lỗi, điều khiển luồng dữ liệu, các giao thức liên kết
9 Các nguyên tắc đồng bộ bit và đồng bộ ký tự
9 Các mạch điều khiển trong mạng truyền số liệu
II. NỘI DUNG
3.1.CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN SỐ LIỆU.
3.1.1.Các chế độ thông tin (Communication Modes)
Khi một người đang diễn thuyết thì thông tin được truyền đi chỉ theo một chiều.Tuy nhiên ,
trong một cuộc đàm thoại giữa hai người thì thông điệp được trao đổi theo hai hướng .Các thông
điệp này thường được trao đổi lần lượt nhưng cũng có thể xảy ra đồng thời.Tương tự, khi truyền
số liệu giữa hai thiết bị, có thể dùng một trong 3 chế độ thông tin sau :
9 Đơn công (one way hay simplex) :
được dùng khi dữ liệu được truyền chỉ theo một
hướng, ví dụ trong một hệ thống thu nhập số liệu định kì.
9 Bán song công (either way hay half-duplex) : được dùng khi hai thiết bị kết nối với
nhau muốn trao đổi thông tin một cách luân phiên, ví dụ một thiết bị chỉ gửi dữ liệu đáp
lại khi đáp ứng một yêu cầu từ thiết bị kia. Rõ ràng hai thiết bị phải có thể chuyển đổ
i
qua lại giữa truyền và nhận sau mỗi lần truyền.
9 Song công hoàn toàn (both way hay full-duplex ) :được dùng khi số liệu được trao đổi
giữa hai thiết bị theo cả hai hướng một cách đồng thời.
45
3.1.2. Các chế độ truyền (Transmission modes)
3.1.2.1.Truyền bất đồng bộ :(asynchronous transmission)
Cách thức truyền trong đó các ký tự dữ liệu mã hoá thông tin được truyền đi tại những thời điểm
khác nhau mà khoảng thời gian nối tiếp giữa hai kí tự không cần thiết phải là một giá trị cố định.
Ở chế độ truyền này hiểu theo bản chất truyền tín hiệu số thì máy phát và máy thu độc lập trong
việc sử dụng đồng hồ, đồng hồ chính là bộ phát xung clock cho việc dịch bit d
ữ liệu (shift) và như
vậy không cần kênh truyền tín hiệu đồng hồ giữa hai đầu phát và thu. Tất nhiên, để có thể nhận
được dữ liệu, máy thu buộc phải đồng bộ theo từng kí tự một.
Mặc dù được dùng chủ yếu để truyền ký tự giữa một bàn phím và một máy tính, truyền bất
đồng bộ cũng còn được dùng để truyền các khối ký tự giữa hai máy tính.Trong trường hợp này,
mỗi ký t
ự kế tiếp đi ngay sau stop bit của ký tự trước đó vì các ký tự trong một khối được truyền
tức thời ngay sau ký tự mà không có khoảng thời gian trì hoãn nào giữa chúng.
3.1.2.2. Truyền đồng bộ (Synchronous transmission)
Cách thức truyền trong đó khoảng thời gian cho mỗi bit là như nhau, và trong hệ thống truyền
ký tự khoảng thời gian từ bit cuối của ký tự này đến bit đầu của ký tự kế tiếp bằng không hoặc
bằng bội số tổng thời gian cần thiết truyền hoàn chỉnh một ký tự.
Về góc độ truyền tín hiệu số thì máy phát và máy thu sử dụng một đồng hồ chung, nhờ đó máy
thu có th
ể đồng bộ được với máy phát trong hoạt động dịch bit để thu dữ liệu.Như vậy,cần phải có
kênh (cần hiểu hoặc là cặp dây dẫn hoặc là một kênh trên đường ghép kênh hay kênh do mã hoá )
thứ hai cho tín hiệu đồng hồ chung.
Tuy nhiên, khi xét đến các mức thông tin cao hơn mức vật lý trong mô hình hệ thống mở thì
việc đồng bộ này được thực hiện theo từng khối dữ liệu và đặc tính truyền đồng bộ
hiểu theo
nghĩa hẹp trong một khối.
Với truyền đồng bộ, khối dữ liệu hoàn chỉnh được truyền như một luồng bit liên tục không có
trì hoãn giữa mỗi phần tử 8 bit. Để cho phép thiết bị thu hoạt động được các mức đồng bộ khác
nhau , cần có các đặc trưng sau:
9 Luồng bit truyền được mã hoá một cách thích hợp để máy thu có thể duy trì trong
một cơ cấu đồng b
ộ bit.
9 Tất cả cá frame được dẫn đầu bởi một hay nhiều byte điều khiển nhằm đảm bảo
máy thu có thể dịch luồng bit đến theo các ranh giới byte hay ký tự một cách chính
xác.
9 Nội dung của mỗi frame đựoc đóng gói giữa một cặp ký tự điều khiển để đồng bộ
frame.
Trong trường hợp truyền đồng bộ, khoảng thời gian gian giữa hai frame truyề
n liên tiếp có các
byte nhần rỗi được truyền liên tiếp để máy thu duy trì cơ cấu đồng bộ bit và đồng bộ byte hoặc
mỗi frame được dẫn đầu bởi hai hay nhiều byte đồng bộ đặc biệt cho phép máy thu thực hiện tái
đồng bộ.
3.1.3.Kiểm soát lỗi (error control )
Trong quá trình truyền luồng bit giữa hai DTE, rất thường xảy ra sai lạc thông tin, có nghĩa là
mức tín hiệu tương ứng với bit 0 bị thay đổi làm cho máy thu dịch ra là bit 1 và ngược lại, đặc biệt
khi có khoảng cách vật lí truyền khá xa ví dụ như dùng mạng PSTN để truyền.Vì thế, khi truyền
46
số liệu giữa hai thiết bị cần có phương tiện phát hiện các lỗi có thể xảy ra và khi xảy ra lỗi nên có
phương tiện sửa chữa chúng.
Chúng ta có thể dùng một số các lược đồ, nhưng việc chọn loại nào là tuỳ thuộc vào phương pháp
truyền được dùng. Khi dùng phương pháp truyền bất đồng bộ, vì mỗi ký tự được chăm sóc như
một thực tế riêng biệt, nên thường thêm một s
ố ký số nhị phân vào mỗi ký tự được truyền. Ký số
nhị phân thêm vào này gọi là bit chẵn lẻ –parity bit.
Ngược lại, khi dùng phương pháp truyền đồng bộ, chúng ta thường xác định các lỗi xảy ra trên
một frame hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, nội dung của một frame có thể rất lớn và xác suất nhiều hơn
một bit lõi gia tăng. Vì vậy cần dùng tuần tự kiểm tra lỗi phức tạp hơn. Cũ
ng có một số dạng kiểm
tra lỗi khác nhau, nhưng nhìn chung thiết bị sẽ tính toán ra tuần tự các ký số kiểm tra dựa vào nội
dung của frame đang được truyền và gắn tuần tự này vào đuôi của frame sau ký tự dữ liệu hay
trước byte báo hiệu kết thúc frame.
Trong quá trình duyệt frame, máy thu có thể tính toán lại một cách tuần tự kiểm tra mới dựa
vào nhận đựoc từ frame hoàn chỉnh và so sánh với các ký số kiểm tra nhận đượ
c từ máy phát. Nếu
hai chuỗi ký số này không giống nhau, coi như có một lỗi truyền xảy ra.
Cả hai lược đồ nói trên chỉ cho phép máy thu phát hiện lỗi truyền. Chúng ta cần máy thu lấy
được một bản copy khác từ nguồn khi bản truyền bị lỗi. Có một số lược đồ cho phép điều này.Ví
dụ xem xét trường hợp một đầu cuối và một máy tính truyền số liệu truyền bất đồng bộ. Khi user
gõ vào bàn phím, ký t
ự đã mã hoá được truyền đến máy tính dưới dạng in được. Ngay sau đó, ký
tự tương ứng với luồng bit vừa thu được máy tính dội trở lại (echo) đầu cuối và hiện lên màn hình.
Nếu ký tự xuất hiện không giống như ký tự đã truyền trước đó, user có thể gửi một ký tự đặc biệt
để thông báo với máy tính bỏ qua ký tự vừa nhận. Điều này được gọi là ki
ểm soát lỗi. Một phương
thức có chức năng tương tự cũng phải được dùng khi truyền các khối ký tự. Chúng ta sẽ quay trở
lại ở phần sau.
3.1.4. Điều khiển luồng (flow control)
. Điều này là hết sức quan trọng khi hai thiết bị đang truyền thông tin qua mạng số liệu, khi mà
rất nhiều mạng sẽ đệm số liệu trong các bộ đệm có kích thước giới hạn. Nếu hai thiết bị hoạt động
với tốc độ khác nhau, chúng ta thường phải điều khiển số liệu đầu ra của thiết bị tốc độ cao hơn để
ngăn chặ
n trường hợp tắc nghẽn trên mạng. Điều khiển luồng thông tin giữa hai thiết bị truyền
thường được gọi vắn tắt là điều khiển luồng (flow control) .
3.1.5.Các giao thức liên kết dữ liệu.
Kiểm soát lỗi và điều khiển luồng là hai thành phần thiết yếu của một chủ đề tổng quát hơn đó
là giao thức điều khiển truyền số liệu. Về cơ bản, một giao thức là một tập hợp các tiêu chuẩn hay
quy định phải tuân theo bởi cả hai đối tác ở hai dầu, nhằm đảm bảo thông tin đang trao đổi xuyên
qua một liên kết số liệu nố
i tiếp được tiếp nhận và được biên dịch ra một cách chính xác. Bên
cạnh kiểm soát lỗi và điều khiển luồng, giao thức liên kết số liệu cũng định nghĩa những chi tiết
sau:
9 Khuôn dạng của mẫu số liệu đang trao đổi, nghĩa là số bit trên một phần tử thông
tin và dạng lược đồ mã báo đang được dùng.
9 Dạng và thứ tự các thông điệp đượ
c trao đổi để đạt được độ tin cậy giữa hai đói tác
truyền.
47
3.1.6. Mã truyền (transmission code)
Trong hệ thống thông tin số liệu,thường muốn truyền dòng các văn bản, các giá trị số, hình ảnh,
âm thanh,..v.v. từ nơi này đến nơi khác. Các thông tin thì có nhiều dạng, tuy nhiên máy tính hay
các thiết bị đầu cuối chỉ biết các bit 1 hay 0 vì chúng là các hệ thống nhị phân. Cần phải chuyển
các thông tin về dạng nhị phân để thực hiện vấn đề phù hợp dữ liệu cho máy tính, đồng thời cũng
phải có dấu hiệu nào đó cho con ng
ười hiểu được hay chuyển về dạng thông tin hiểu được khi
nhận thông tin nhị phân. Nhu cầu này là nguyên nhân cho việc ra đời các bộ mã. Các bộ mã là tập
hợp một số giới hạn các tổ hợp nhị phân, mỗi tổ hợp bit nhị phân mang ý nghĩa của một ký tự nào
đó theo quy định của từng bộ mã. Số lượng bit nhị phân trong một tổ hợp bit nói lên quy mô của
một bộ mã hay số ký tự chứa trong b
ộ mã. nếu gọi n là số bit trong một tổ hợp bit thì số ký tự có
thể mã hoá là 2
n
.Có một số bộ mã thông dụng như Baudot, BCD, EBCDIC, ASCII.
Mặc dù các mã này được dùng để xuất nhập, nhưng một khi dữ liệu được nhập vào trong máy
tính nó được chuyển đổi và được lưu giữ dưới dạng số nhị phân tương ứng có số bit cố định,
thông thường là 8, 16, hay 32 bit. Chúng ta gọi mẫu nhị phân 8 bit là một byte và mẫu dài hơn là
một từ. Vì một dãy bit được dùng để biểu diễn cho mỗi từ , nên thường dùng nhi
ều phần tử 8 bit
khi truyền dữ liệu giữa hai DTE. Do đó trong vài trường hợp 8 bit được qua một liên kết số liệu có
thể đại diện cho một ký tự có thể in được mã hoá nhị phân ( 7 bit cộng với một bit kiểm tra ) trong
khi ở trường hợp khác nó có thể đại diện cho thành phần 8 bit của một giá trị lớn hơn.Trong
trường hợp sau chúng ta sẽ xem xét phần tử như là byte hoặc như là octet cho các mục đ
ích truyền
tin.
3.1.7. Các đơn vị dữ liệu (data unit)
Theo đơn vị đo lường dung lượng thông tin thì đơn vị cơ bản là byte, một byte là một tổ hợp 8
bit
1Kb= 2
10
byte = 1024 byte
1Mb= 2
10
Kb =1024 Kb
1Gb= 2
10
Mb = 1024 Mb
1Tb= 2
10
Gb = 1024 Gb
Trong kỹ thuật truyền số liệu đôi khi xem các đơn vị dữ liệu truyền dưới dạng một ký tự hay
một khối gồm nhiều các ký tự .Việc nhóm các ký tự lại thành một khối gọi là đóng gói dữ liệu, và
khối dữ liệu được xem như một đơn vị dữ liệu truyền trong một giao thức nào đó.Một khối dữ liệu
như v
ậy được gọi là một gói (packet) hay một khung (frame).
3.1.8. Giao thức (protocol)
Giao thức truyền là tập hợp các quy định liên quan đến các yếu tố kỹ thuật truyền số liệu , cụ
thể hoá các công tác cần thiết và quy trình thực hiện việc truyền nhận số liệu từ đầu đến cuối.
Tuỳ vào việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và thiết kế quy trình làm việc mà sẽ có các giao
thức khác nhau. Mỗi giao thức sẽ được sử dụng tương ứng vớ
i thiết kế của nó.
3.1.9.Hoạt động kết nối
Điểm nối điểm (point-to-point) là dạng kết nối trao đổi thông tin trong đó một đầu cuối số liệu
chỉ làm việc với một đầu cuối khác tại một thời điểm .
Đa điểm (multipoint) là dạng kết nối trao đổi thông tin trong đó một đầu cuối số liệu có thể
thông tin với nhiều đầu cuối khác một cách đồng thời.
48
3.1.10. Đường nối và liên kết
Đường nối là đường kết nối thực tế xuyên qua môi trường truyền, vì vậy nó là đối tượng truyền
dẫn mạng tính vật lý.
Liên kết là kết nối giữa các đầu cuối dựa trên các đường nối và tồn tại trong một khoảng thời
gian nhất định, mỗi đường nối có thể chứa nhiều liên kết, ngoài ra một liên kết có thể được kết
hợp từ nhiều liên kết hay mộ
t liên kết có thể phân thành nhiều liên kết. Do đó liên kết là đối tượng
truyền dẫn phụ thuộc mang tính lôgic
3.2.THÔNG TIN NỐI TIẾP BẤT ĐỒNG BỘ.
3.2.1. Khái quát
Như đã đề cập trong phần khái niệm, thông thường số liệu được truyền giữa hai DTE dưới dạng
chuỗi liên tiếp các bit gồm nhiều phần tử 8 bit, gọi là byte hay ký tự, dùng chế độ truyền hoặc
đồng bộ hoặc bất đồng bộ. Trong các DTE, mỗi phần tử như vậy được lưu trữ, xử lý và truyền
dưới dạng thức song song. Do đó, các mạch điều khi
ển trong DTE hình thành nên giao tiếp giữa
thiết bị và liên kết dữ liệu nối tiếp, và phải thực thi các chức năng sau:
9 Chuyển từ song song sang nối tiếp cho mỗi ký tự hay byte để chuẩn bị truyền
chúng ra liên kết .
9 Chuyển từ nối tiếp sang song song cho mỗi ký tự hay byte để chuẩn bị lưu trữ và
xử lý bên trong thiết bị.
9 Tại máy thu phải đạt được sự đồ
ng bộ bit, byte, và frame.
9 Thực hiện cơ cấu phát sinh các ký số kiểm tra thích hợp để phát hiện lỗi và khả
năng phát hiện lỗi ở máy thu phải khả thi.
Việc chuyển từ song song sang nối tiếp bởi thanh ghi PISO (Parallel Input Serial Out) và việc
chuyển ngược lại do SIPO (Serial Input Parallel Output).
3.2.2. Nguyên tắc đồng bộ bit
Trong truyền bất đồng bộ, đồng hồ thu chạy một cách bất đồng bộ với tín hiệu thu. Để xử lý thu
hiệu quả, cần phải có kế hoạch dùng đồng hồ thu để lấy mẫu tín hiệu đến, ngay điểm giữa thời của
bit dữ liệu. Để đạt được điều này, tín hiệu đồng hồ thu nhanh gấp N lần đồng hồ phát vì mỗi bit
được d
ịch vào SIPO sau N chu kỳ xung đồng hồ. Sự chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 là dấu hiệu
của bit start, có ý nghĩa bắt đầu của một ký tự và chúng được dùng để khởi động bộ đếm xung
clock ở máy thu. Mỗi bit bao gồm cả bit start, được lấy mẫu tại khoảng giữa của thời bit. Ngay
sau khi phát hiện , bit start được lấy mẫu sau N/2 chu kỳ xung clock, tiếp tục lấy mẫu sau mỗi N
xung clock tiếp theo cho mỗi bit trong ký tự
.
Cần lưu ý rằng, đồng hồ thu chạy bất đồng bộ với tín hiệu đến, các vị trí tương đối của hai tín
hiệu có thể ở bất kì vị trí nào trong một chu kỳ của xung đồng hồ thu, với N càng lớn thì vị trí lấy
mẫu có khuynh hướng gần giữa thời bit hơn. Do vậy ở chế độ truyền này tốc độ truyền không thể
cao được.
3.2.3.Nguyên tắc đồng bộ ký tự.
Mạch điều khiển truyền nhận được lập trình để hoạt động với số bit bằng nhau trong một ký tự
kể cả số stop bit, start bit và bit kiểm tra giữa thu và phát. Sau khi phát hiện và nhận start bit, việc
đồng bộ ký tự đạt được tại đầu thu rất đơn giản, chỉ việc đếm đúng số bit đã được lập trình. Sau
đó sẽ chuyển ký tự nhận được vào thanh ghi đệm thu nộ
i bộ và phát tín hiệu thông báo với thiết bị
49
điều khiển (CPU) rằng đã nhận được một ký tự mới.và sẽ đợi cho đến khi phát hiện một start bit
kế tiếp.
3.2.4. Nguyên tắc đồng bộ frame
Khi thông điệp gồm khối các ký tự thường xem như một frame thông tin (information frame)
được truyền, bên cạnh việc đồng bộ bit và đồng bộ ký tự, máy thu còn phải xác định được điểm
đầu và điểm kết thúc một frame. Điều này được gọi là sự đồng bộ frame.
Nguyên tắc đơn giản nhất để truyền một khối ký tự có thể in được là đóng gói chúng thành một
khối hoàn chỉnh b
ằng hai ký tự điều khiển truyền đặc biệt là STX và ETX. Mặc dù kế hoạch này
thoả mãn cho đồng bộ frame nhưng có trở ngại là nếu trong dữ liệu lại có bit giống STX hay ETX
thì sao. Để khắc phục vấn đề này, khi truyền STX hay ETX chúng ta sẽ được kèm theo một DLE
(Data Link Escape). Mặt khác để tránh nhầm lẫn giữa ký tự DLE đi kèm với STX hay ETX và
byte giống DLE trong phần nội dung của frame, khi xuất hiện một byte giống DLE trong phần nộ
i
dung, nó sẽ được gấp đôi khi truyền đi.
3.3.THÔNG TIN NỐI TIẾP ĐỒNG BỘ.
3.3.1. Khái quát
Việc thêm các start bit và nhiều stop bit vào mỗi một ký tự hay byte trong thông tin nối tiếp bất
đồng bộ làm cho hiệu suất truyền giảm xuống, đặc biệt là khi truyền một thông điệp gồm một khối
ký tự. Mặt khác phương pháp đồng bộ bit được dùng ở đây trở lên thiếu tin cậy khi gia tăng tốc độ
truyền. Vì lí do này người ta đưa ra phương pháp mới gọi là truyền đồng bộ, truyền đồng b
ộ khắc
phục được những nhược điểm như trên .Tuy nhiên, cũng giống như truyền bất đồng bộ chúng ta
chỉ cho phép những phương pháp nào cho phép máy thu đạt được sự đồng bộ bit , đồng bộ ký tự
và đồng bộ frame. Trong thực tế có hai lược đồ truyền nối tiếp đồng bộ: truyền đồng bộ thiên
hướng bit và truyền đồng bộ thiên hướng ký tự.
3.3.2. Nguyên tắc đồng bộ bit.
Sự khác nhau cơ bản của truyền bất đồng bộ và đồng bộ là đối với truyền bất đồng bộ đồng hồ
thu chạy bất đồng bộ với tín hiệu đến, còn truyền đồng bộ thì đồng hồ thu chạy đồng bộ với tín
hiệu đến, các start bit và stop bit không được dùng, thay vì vậy mỗi frame được truyền như là
dòng liên tục các ký số nhị phân. Máy thu đồng bộ bit trong hai cách .Hoặc là thông tin đị
nh thời
được nhúng vào trong tín hiệu truyền và sau đó được tách ra bởi máy thu, hoặc máy thu có một
đồng hồ cục bộ được giữ đồng bộ với tín hiệu thu nhờ một thiết bị gọi là DPLL (Digital Phase
Lock-Loop). Như chúng ta sẽ thấy, DPLL lợi dụng sự chuyển trạng thái từ bit 1->0 hay từ 0 ->1
trong tín hiệu thu để duy trì sừ đồng bộ qua một khoảng thời gian định kì nào đó.Lược đồ lai ghép
là kết hợp cả
hai cách.Nguyên lí hoạt động của các lược đồ này được trình bày trên hình 3.1.
50
Bộ mã hoá
đồng hồ
Đồng hồ
cục bộ
PISO
Mạch tách
tín hiệu
đồng hồ
SIPO
Máy phát Máy thu
TxD RxD
a)Mã hoá xung đồng hồ
b)Dùng DPLL
Bộ mã hoá
bit
Đồng hồ
cục bộ
PISO
Máy phát
DPLL
SIPO
Máy thu
TxD RxD
Bộ giải
mã bit
Nx đồng
hồ cục
bộ
c) Phối hợp hai cách trên
DPLL
SIPO
Nx đồng
hồ cục
bộ
TxD RxD
Hình 3.1 Các phơng pháp đồng bộ xung đồng hồ
Bộ mã hoá
đồng hồ
Đồng hồ
cục bộ
PISO
51
3.3.3.Truyền đồng bộ thiên hướng ký tự.
Có hai kiểu điều khiển truyền đồng bộ: đồng bộ thiên hướng ký tự và đồng bộ thiên hướng
bit. Cả hai đều dùng các nguyên tắc đồng bộ bit giống nhau. Khác nhau chủ yếu giữa hai lược
đồ là phương pháp được dùng để đạt được sự đồng bộ ký tự và đồng bộ frame.
Truyền đồng bộ thiên hướng ký tự được dùng chủ yếu để truyền các khối ký tự, như là các
tập tin dạng text. Vì không có start bit hay stop bit nên cần phải có cách thức để đồng bộ ký
tự. Để thực hiện đồng bộ này, máy phát thêm vào các ký tự điều khiển truyền, gọi là các ký tự
đồng bộ SYN, ngay trước các khối ký tự truyền. Các ký tự điều khiển này phải có hai chức
năng: trước hết, chúng cho máy thu thu duy trì đồng bộ bit, thứ hai, khi điều khiển đã được
thực hiện, chúng cho phép máy thu bắt đầu biên dịch luồng bit theo các danh giới ký tự chính
xác_sự đồng bộ ký tự.
Hình 3. 2 (a) trình bày sự đồng bộ frame đạt được theo phương thức giống như truyền bất
đồng bộ bằng cách đóng gói khối ký tự giữa cặp ký tự điều khiển truyền STX-ETX. Các ký tự
điều khiển SYN thường được dùng bởi bộ thu để đồng bộ ký tự thì đứng trước ký tự STX
(start of frame) .Khi máy thu đã được đồng bộ bit thì nó chuyển vào chế độ làm việc gọi là
chế độ bắt số liệu. Điều này được trình bày trên hình 3.2(b).
Khi bộ thu vào chế độ bắt số liệu, nó bắt đầu dịch dòng bit trong một cửa sổ 8 bit khi tiếp
nhận một bit mới. Bằng cách này, khi nhận được mỗi bit, nó kiểm tra xem 8 bit sau cùng có
đúng bằng ký tự đồng bộ hay không. Nếu không bằng, nó tiếp tục thu bit kế tiếp và lặp lại
thao tác kiểm tra này. Nếu tìm thấy ký tự đồng bộ, các ký tự tiếp được đọc sau mỗi 8 bit thu
được.
Khi ở trong trạng thái đồng bộ ký tự (và do đó đọc các ký tự theo đúng danh giới bit), máy
thu bắt đầu xử lý mỗi ký tự thu nối tiếp để dò ra ký tự STX đầu frame. Khi phát hiện một
STX, máy thu xử lý nhận nội dung frame và chỉ kết thúc công việc này khi phát hiện ra ký tự
ETX. Trên một liên kết điểm-nối-điểm, thông thường máy phát sẽ quay trở lại truyền các ký
tự SYN để máy thu duy trì cơ cấu đồng bộ. Dĩ nhiên, toàn bộ thủ tục trên đều phải được lặp
lại mỗi khi truyền một frame mới.
Khi dữ liệu nhị phân đang được truyền, sự trong suốt dữ liệu đạt được giống như phương
pháp đã đượ
c mô tả trong mục nguyên tắc đồng bộ frame trước đây, có nghĩa là dùng một ký
tự DLE chèn vào trước STX và ETX, và chèn một DLE vào bất cứ vị trí nào trong nội dung
có chứa một DLE. Trong trường hợp này , các ký tự SYN đứng trước ký tự DLE đầu tiên.
52
3.3.4.Truyền đồng bộ thiên hướng bit.
Việc dùng một cặp ký tự bắt đầu và kết thúc một frame để đồng bộ frame, cùng với việc thêm
vào các ký tự DLE không hiệu quả cho việc truyền số liệu nhị phân. Hơn nữa, dạng của các ký tự
SYN ETX SYN STX
§ång bé ký tù Ký tù ®Çu frame Néi dung frame Ký tù cuèi frame
H−íng truyÒn
Thêi gian
a)
b)
0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 0
SYN SYN SYN
H−íng truyÒn
M·y thu vµo chÕ
®é b¾t d÷ liÖu
M¸y thu ph¸t hiÖn
ký tù SYN
M¸y thu trong tr¹ng th¸i ®ång
bé ký tù
Thêi gian
STX Néi dung frame
c)
H−íng truyÒn
SYN
DLE
STX
DLE DLE
DLE SYN ETX
ChÌn DLE
Thêi gian
TuÇn tù ®Çu
frame
Néi dung frame
TuÇn tù
cuèi frame
H×nh 3.2 TruyÒn ®ång bé thiªn h−íng lý tù
a) khu«n d¹ng frame ; b) Sù ®ång bé ký tù. ; c)Sù trong suèt cña d÷ liÖu