Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

luận văn thạc sĩ cảnh sắc và con người đồng tháp mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.07 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHÂU HỒNG TRỌNG

CẢNH SẮC VÀ CON NGƯỜI ĐỒNG THÁP MƯỜI
TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHÂU HỒNG TRỌNG

CẢNH SẮC VÀ CON NGƯỜI ĐỒNG THÁP MƯỜI
TRONG TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
CHUYÊN NGÀNH: MỸ THUẬT TẠO HÌNH
MÃ SỐ: 60 21 01 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ TRỊNH DŨNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp,

tôi được sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Tiến sĩ Trịnh Dũng.
Chính vì vậy, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
Thầy – người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tơi hồn thành cuốn luận

văn này.
Học viên
Châu Hồng Trọng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Cảnh sắc và con người
Đồng Tháp Mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện
đại” là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Trịnh Dũng. Các thông tin dữ liệu, hình ảnh
minh họa, luận chứng trong luận văn là trung thực, khách quan,
khoa học, và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2013

Tác giả luận văn


Châu Hoàng Trọng


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………….………………………...02
Chương 1
ĐỒNG THÁP MƯỜI – NÉT ĐẸP VĂN HĨA SƠNG NƯỚC
ĐẶC BIỆT ĐIỂN HÌNH CỦA MIỀN ĐẤT TÂY NAM BỘ
1.1. Tổng quan lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên của vùng đất
Đồng Tháp Mười. …………............................................................................... 08
1.2. Những yếu tố đặc trưng tiêu biểu của Đồng Tháp Mười…......................... 14
1.3. Con người và tập quán sinh hoạt qua đặc thù vùng Đồng Tháp Mười........ 18
Chương 2
ĐỒNG THÁP MƯỜI QUA CÁC GIAI ĐOẠN TRONG SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.1. Đồng Tháp Mười trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình
giai đoạn trước 1975. ………….......................................................................... 30
2.2. Đồng Tháp Mười trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình
từ sau 1975 đến nay……………………………………………………………. 35
Chương 3
VẬN DỤNG THỰC TẾ CUỘC SỐNG TRONG SÁNG TÁC
CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI ĐỒNG THÁP MƯỜI
3.1. Định hướng sáng tác về mặt lý luận thông qua kỹ thuật
chất liệu sơn khắc………………………………………………………….…... 52
3.2. Giới thiệu các tác phẩm tốt nghiệp của bản thân. ……………..………….. 57
KẾT LUẬN………………..………………………………………………….. 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………….……………………………...66
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ……………………………………………………….70


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười một
vùng đất ngập nước đặc trưng ở tả ngạn sông Tiền, được xem là niềm tự hào
bao đời nay của người dân ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Đó là
vùng đất
“Bảy trăm ngàn mẫu đất
Cị trắng nghìn năm bay chẳng dứt
Chân trời bốn mặt rộng thênh thang”.
(“Đồng Tháp Mười” - Nguyễn Bính) [6, tr.20]
Từ hàng ngàn năm qua, đời sống cư dân ln gắn bó, cận kề với mặt đất
và mặt nước. Hai yếu tố này đã pha trộn, tạo nên đời sống và sự phát triển
vững bền. Mảnh đất Đồng Tháp Mười trong khu vực đồng bằng sông Cửu
Long đã làm nên đời sống kinh tế, đời sống văn hóa. Đó là cả một q trình
sáng tạo, mở mang và phát triển.
Công cuộc chinh phục thiên nhiên đã gắn liền với công cuộc chinh phục
vẻ đẹp của vùng đất Đồng Tháp Mười, nơi con người đổ mồ hơi khó nhọc khai
thác, chiến đấu bảo vệ và giữ gìn. Biết bao những ca dao tục ngữ, những câu
chuyện kể về những bí ẩn của vùng đất, về những kỳ tích của con người đã
xuất hiện ngay từ đầu theo bước chân của lớp người đầu tiên đến khai hoang
mở đất. Và cũng có biết bao những tác phẩm tạo hình đã ra đời như một nguồn
cảm hứng dạt dào phản ánh về đất và con người nơi đây.
Nét đẹp của Đồng Tháp Mười đã không ngừng làm rung động biết bao
trái tim các giới văn nghệ sĩ, trong đó có cả sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình

Việt Nam ln có sức thu hút mạnh mẽ, thú vị, đáng để ta quan tâm nghiên cứu
và tham khảo.


3

Tuy nhiên, bên cạnh những cơng trình sưu tầm nghiên cứu về địa chí,
lịch sử, ca dao, dân ca vùng Đồng Tháp Mười rất đa dạng, phong phú và có hệ
thống trong việc tổng hợp, sưu tầm. Thì bên cạnh đó, nhiều sáng tác về vùng
đất Đồng Tháp Mười trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình hiện vẫn cịn phân tán
ở từng địa phương trong vùng, vẫn chưa được tập hợp và nghiên cứu chuyên
sâu. Điều đó cho thấy việc đi tìm một tác phẩm tranh tượng hay một tác phẩm
hội họa cụ thể nào đó về vùng đất Đồng Tháp Mười thì khơng phải dễ dàng gì.
Cũng như bao nghệ sĩ khác, bản thân tôi cũng bị cuốn hút bởi nét đẹp
đặc trưng, đơn sơ mà bình dị, thấm đượm tình cảm thân thương của vùng đất
Đồng Tháp Mười. Vì vậy, với lịng u mến một vùng đất q hương, thể hiện
sự nghiên cứu tổng hợp về những nét đẹp đặc trưng của cảnh sắc và con người
vùng Đồng Tháp Mười qua ngơn ngữ nghệ thuật tạo hình và qua những sáng
tác tạo hình của bản thân – chính là lý do tôi chọn đề tài “Cảnh sắc và
con người Đồng Tháp Mười trong tác phẩm nghệ thuật tạo hình Việt
Nam hiện đại” làm luận văn tốt nghiệp để nhằm mục đích tơn vinh vẻ đẹp
vùng đất Đồng Tháp Mười, một hình ảnh đặc biệt điển hình cho quê hương
Nam Bộ và những hình ảnh con người hiền hịa, chất phác, thật thà ở vùng
châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời qua đó nhằm góp phần lưu giữ
được nét văn hóa truyền thống lâu đời và đặc trưng của miền đất Tây Nam Bộ
thân yêu của Tổ quốc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã từ lâu, hình ảnh Đồng Tháp Mười đã đi rất nhiều vào thơ ca, hò vè
và tâm hồn của người dân vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long:
“Đồng Tháp Mười tung bay trong nắng,

Nắng càng già càng thắm hương sen.
Sông dài nâng cánh buồm lên,


4

Trăm mương kênh rạch nối liền Cửu Long.”
Nói về Đồng Tháp Mười, từ trước đến nay, có rất nhiều bài viết, tham
luận khoa học đề cập đến phần văn hóa văn nghệ dân gian của vùng đất này,
gần đây có Địa chí Long An [38], Địa chí Tiền Giang [7], Địa chí Đồng
Tháp Mười [22], Đồng Tháp đất và người [16] đã xuất bản. Riêng về mảng
văn học cũng đã có một số cơng trình đề cập đến, như Văn hóa dân gian
vùng Đồng Tháp Mười của Nguyễn Hữu Hiếu [18]; Thơ văn Đồng Tháp do
Giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên [46]; Ca dao Đồng Tháp Mười [37]; Dân ca
Đồng Tháp do Lê Giang – Lư Nhất Vũ thực hiện [11]... Bên cạnh đó, các tạp
chí và trang web khi đề cập tới đề tài này cũng chỉ mang tính chất giới thiệu và
quảng bá cho lĩnh vực du lịch ở địa phương.
Trong Nghệ thuật tạo hình cũng có nhiều tác phẩm tranh, tượng liên
quan tới đề tài Đồng Tháp Mười với nhiều thể loại và chất liệu khác nhau,
bằng sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại đã khắc họa lên được nét
đẹp đặc trưng, phong phú của xứ sở Đồng Tháp Mười đã được in trong các
vựng tập như: Tác phẩm đạt giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang
Diêu (Lần thứ I và II) do Hội nhà văn & Hội văn học Nghệ thuật Đồng Tháp
thực hiện [6], 30 năm Mỹ thuật Tiền Giang [26]. Và cho đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có vựng tập được tổng hợp và in ấn về nghệ thuật tạo hình của vùng
Đồng Tháp Mười.
Ngồi ra, đề tài viết về cảnh sắc và con người Đồng Tháp Mười trong
nghệ thuật tạo hình Việt Nam dường như vẫn chưa được thực hiện làm thiếu
tính chất hệ thống tổng hợp mang tính học thuật.
Vì vậy, thơng qua những bài viết, tư liệu của các tác giả kể trên, tác giả

dựa vào những luận điểm của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình mỹ thuật;
nhằm có đủ cơ sở tổng hợp và phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài:


5

“Cảnh sắc và con người Đồng Tháp Mười trong tác phẩm nghệ thuật
tạo hình Việt Nam hiện đại”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những nét đặc trưng, điển hình, tiêu biểu về thiên nhiên và
con người vùng Đồng Tháp Mười qua sáng tạo mỹ thuật. Phân tích dẫn luận
trên các tài liệu tổng hợp, những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong lĩnh vực
mỹ thuật của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Nhằm làm rõ sự ảnh hưởng của
Đồng Tháp Mười trong sáng tạo nghệ thuật hiện nay.
Dựa trên những luận cứ, luận điểm, minh chứng có tính khoa học và
nghệ thuật của các nhà nghiên cứu, nhà phê bình lý luận và tác giả, tác phẩm
tiêu biểu góp phần khẳng định độ tin cậy chính xác cao trong việc nghiên cứu
đề tài.
Luận văn góp phần khẳng định tầm quan trọng, vẻ đẹp của hình ảnh con
người và quê hương vùng Đồng Tháp Mười là những nét văn hóa đặc thù của
vùng đồng bằng sơng Cửu Long, vì đây chính là nơi hội tụ những nét văn hóa
riêng biệt của vùng sơng nước Nam Bộ trong tổng hịa văn hóa dân tộc nói
chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thiên nhiên và con người Đồng Tháp Mười đã được thể hiện rất nhiều
trong văn học, thơ ca, câu đối, bài vè… Tuy nhiên, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của
vùng Đồng Tháp Mười, luận văn đã chọn đối tượng nghiên cứu là cảnh sắc và
con người mang đậm nét đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười được thể hiện
qua những tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu, ở các chất liệu và thể loại khác nhau
của các nghệ sĩ trong cả nước.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm mỹ thuật ở các thể
loại: phong cảnh và sinh hoạt của con người vùng Đồng Tháp Mười qua tác


6

phẩm mỹ thuật của các họa sĩ Việt Nam giai đoạn từ khi trường Mỹ thuật Đông
Dương được thành lập (1925) đến nay.
Đi sâu nghiên cứu, chứng minh và phân tích một số tác phẩm của các
tác giả tiêu biểu làm tiền đề sáng tạo. Qua đó, làm rõ những giá trị mang đậm
nét đẹp đặc trưng của cảnh sắc và con người vùng Đồng Tháp Mười, có tính
kết nối mạch nguồn sáng tạo, giữa nghệ thuật tạo hình và vùng đất Đồng Tháp
Mười, làm tiền đề định hướng sáng tạo mỹ thuật cho thế hệ trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khác nhau. Những phương pháp nghiên cứu chính như: phương pháp Mỹ
thuật học kết hợp với việc phân tích, so sánh, đối chiếu, dẫn chứng và tổng
hợp. Đồng thời, tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Văn
hóa học, Dân tộc học, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Xã hội học… nhằm mở rộng
phạm vi, kiến thức làm phong phú đa dạng cho việc phân tích đề tài. Bên cạnh
đó, luận văn cũng vận dụng phương pháp triết học, quan điểm duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm cơ sở nhận định và phân tích. Tham
khảo tài liệu và ý kiến của các nhà chuyên môn.
6. Những đóng góp của luận văn
Đây là một cơng trình nghiên cứu với tính chất khái qt. Thơng qua đề
tài này, tác giả luận văn mong muốn:
- Góp phần đưa ra những giá trị thẩm mỹ về nét đẹp văn hóa bản địa đặc
thù của vùng Đồng Tháp Mười trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường, một
nét đẹp đặc trưng về cảnh sắc và con người trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình
Việt Nam hiện đại - mà cụ thể là trong lĩnh vực mỹ thuật.

- Luận văn cũng góp phần tạo nguồn tư liệu cho chuyên ngành làm tài
liệu tham khảo, phục vụ cho việc giảng dạy và sinh viên, học sinh tham khảo
nghiên cứu.


7

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 65 trang với cấu trúc bao gồm phần mở đầu (7 trang) và
kết luận (3 trang), phần nội dung luận văn được trình bày với ba chương theo
trình tự sau:
-

Chương I: Đồng Tháp Mười – nét đẹp văn hóa sơng nước đặc biệt điển

hình của miền đất Tây Nam Bộ. (22 trang)
-

Chương II: Đồng Tháp Mười qua các giai đoạn trong sáng tạo nghệ

thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. (22 trang)
-

Chương III: Vận dụng thực tế cuộc sống trong sáng tác của bản thân

về đề tài Đồng Tháp Mười. (11 trang)
Phần cuối luận văn cịn có 46 danh mục tài liệu tham khảo (4 trang),
phần phụ lục với 36 ảnh chụp, tranh minh họa những tác phẩm của các tác giả
tạo hình Việt Nam có liên quan đến đề tài luận văn và 3 ảnh chụp tác phẩm tốt
nghiệp của chính tác giả luận văn (20 trang).



8

Chương 1
ĐỒNG THÁP MƯỜI – NÉT ĐẸP VĂN HĨA SƠNG NƯỚC
ĐẶC BIỆT ĐIỂN HÌNH CỦA MIỀN ĐẤT TÂY NAM BỘ
1.1. Tổng quan lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên của
vùng đất Đồng Tháp Mười
1.1.1. Lịch sử hình thành
Trước đây đã có nhiều giả thuyết về địa danh Đồng Tháp Mười. Gần đây
các nhà khoa học cố gắng làm sáng tỏ một phần về địa danh này, nhưng nguồn
gốc của nó vẫn cịn là một ẩn số và những giả thuyết vẫn tồn tại như những gợi
ý.
Theo sử liệu, thoạt tiên vùng đất này được gọi tên bằng một danh từ
chung là “Lâm Tẩu” [10, tr.69], chằm Mãng Trạch [31, tr.9], hồ Pha Trạch [31,
tr.20] và được ghi trong Gia Định toàn đồ, một trong những bản đồ đầu tiên,
được vẽ khi triều đình Minh Mạng lập Địa bạ Nam Kỳ năm 1836 [8, tr.84].
Đối với người Pháp, ban đầu Đồng Tháp Mười hầu như cũng chưa có
tên gọi riêng, mà chỉ được xếp vào khái niệm chung “Plaine inondée couverte
d’herbe” (cánh đồng ngập nước đầy cỏ). Sau đó được gọi là “Plaine des Joncs”
(đồng cỏ lát). Đến năm 1865 với cuộc kháng chiến của Thiên hộ Võ Duy
Dương nên trên một số báo cáo của triều đình Huế và của cả thực dân Pháp bắt
đầu xuất hiện với cách gọi là Trảng Tháp Mười, Bưng Tháp Mười – nhằm chỉ
vùng đất tương đối cao ráo, không ngập lụt và trống trải, nơi Thiên hộ Dương
lập căn cứ cuối cùng.
Còn tên gọi Đồng Tháp Mười, như ngày nay theo dân gian “bắt nguồn
từ tên một ngôi tháp cổ mười tầng (tức Tháp Mười) hiện còn dấu vết ở xã Tân
Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” [39, tr.215] vì dựa trên ba nhóm giả
thuyết chính được đưa ra là: ý kiến thứ nhất cho rằng “Tháp Mười là cái



9

tháp thứ 10”. Xưa kia xứ này có 10 ơng vua trị vì, mỗi ơng xây dựng cho mình
một ngơi tháp làm nơi an nghỉ cuối cùng. Ngôi tháp này là của ông vua thứ 10,
nên gọi “Tháp Mười”; Đây là chùa tháp thứ mười tính từ Lục Chân Lạp xuống
(có các con đường lót đá nối liền giữa các chùa tháp); Đây là tháp canh thứ
mười, tính từ vàm Ba Sao – Cần Lố vào Gò Tháp do nghĩa quân Thiên hộ
Dương – Đốc binh Kiều đã cất để canh chừng tàu Pháp, rồi dùng mật hiệu
thông tin cho nhau. Ý kiến thứ hai: “Tháp Mười là 10 cái tháp” (hoặc nhiều cái
tháp trên phạm vi Gò Tháp hoặc cả khu vực). Và ý kiến thứ ba: “Tháp Mười là
ngọn tháp cao 10 tầng” (10 nấc hoặc 10 bậc).
Như vậy, “ít ra là từ thế kỷ XIX, danh xưng “Tháp Mười” và biến thể
Việt Hán “Thập Tháp” của nó đã trở nên phổ biến, được sử dụng trong cả các
tài liệu chữ Hán Nôm lẫn chữ quốc ngữ La Tinh” [39, tr.215]. Vì về tên đất,
theo ngun tắc thơng thường người Việt đặt tên riêng cho từng khúc sông,
từng cánh đồng, vì mỗi khu vực nhỏ có nét đặc trưng riêng, khơng thích dùng
những danh từ q khái qt [32, tr.7 - 38]. Do đó, “Thập Tháp” và “Tháp
Mười” song song tồn tại. Dần dà, “Tháp Mười” với ý nghĩa thuần Việt – đã trở
nên phổ biến hơn.
Tên gọi Đồng Tháp Mười được dùng phổ biến có lẽ bắt đầu từ cuộc
kháng chiến chín năm (1945 – 1954) chống Pháp anh dũng của nhân dân Nam
Bộ. Vì lúc bấy giờ Đồng Tháp Mười là nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não
của Nam Bộ và khu VIII, đồng thời thực dân Pháp cũng tổ chức nhiều cuộc
hành quân quy mô đánh vào đây với ý đồ tiêu diệt các cơ quan này, nên trên hệ
thống thông tin tuyên truyền của ta cũng như báo, đài của địch thường xuyên
đề cập đến địa danh này. Địa danh Đồng Tháp Mười được nhiều người biết đến
từ đó.
1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên



10



phần cuối của hạ lưu vực sông Mêkông, trải dọc theo tả ngạn sơng

Tiền, lan rộng lên phía bắc có một vùng đất trũng ngập nước rộng khoảng
900.000 ha. Trong đó, khoảng 203.000 ha thuộc lãnh thổ Campuchia. Phần cịn
lại, khoảng 697.000 ha, thuộc lãnh thổ Việt Nam – được gọi tên là Đồng Tháp
Mười.
Là một tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng Tháp Mười
0



0



0



nằm trong phạm vi toạ độ địa lý: 10 15 – 11 00 vĩ độ Bắc và 105 12 –
0




106 30 kinh độ Đông.
Theo tiêu chuẩn địa lý kinh tế, thì: Đồng Tháp Mười là một đồng bằng
rộng lớn và trũng thấp, nằm trọn ở hạ lưu sơng Cửu Long về phía tả ngạn sơng
Tiền, phía Bắc giáp Campuchia với đường ranh giới quốc gia dài 185 km, phía
Tây Nam giáp sơng Tiền, phía Đông giáp sông Vàm Cỏ Đông và quốc lộ 1A.
Chiều ngang từ Hồng Ngự đến Tân An khoảng 120 km, chiều dọc từ Vĩnh
Hưng đến Cao Lãnh dài 60 km. Diện tích tự nhiên của Đồng Tháp Mười
khoảng 697.000 ha, chiếm 17,72% tổng diện tích tự nhiên của Đồng bằng sơng
Cửu Long.
Theo địa giới hành chính, Đồng Tháp Mười được xác định bao gồm 15
huyện, 1 thành phố và 7 xã.
- Long An (299.452 ha, chiếm 47%): gồm các huyện Tân Hưng, Vĩnh
Hưng, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Thạnh Hoá, Đức Huệ và 4 xã phía bắc của huyện
Thủ Thừa và 3 xã phía bắc của huyện Bến Lức.
- Đồng Tháp (239.000 ha, chiếm 38%): gồm thành phố Cao Lãnh và các
huyện Hồng Ngự (trừ năm xã cù lao: Long Thuận, Long Khánh A, Long
Khánh B, Phú Thuận A, Phú Thuận B), Tân Hồng, Thanh Bình (trừ năm xã cù
lao: Tân Bình, Tân Hồ, Tân Huề, Tân Long, Tân Quới), Tam Nông, Cao
Lãnh, Tháp Mười.


11

-

Tiền Giang (92.500 ha, chiếm 15%): gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy,

Tân Phước và một phần của huyện Châu Thành.
Đồng Tháp Mười nằm trên hành lang chiến lược giữa miền Đông với
miền Tây Nam bộ, nối liền miền thượng (biên giới) xuống miền hạ (miền

biển), là vùng hậu cần rộng lớn ở phía Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh.
Chung đường ranh giới quốc gia dài 185km với Campuchia. Đồng Tháp Mười
có ý nghĩa quan trọng về mặt ngoại thương và quốc phịng qua các thời kỳ lịch
sử.
Nói đến đặc điểm tự nhiên của Đồng Tháp Mười, điều mà người ta phải
chú ý trước hết là địa hình. Nơi đây khơng hẳn là một bồn trũng hồn tồn, vì
ngồi vạt đất giồng chung quanh, ngay tại vùng trung tâm cũng nổi lên nhiều
giồng gị cao.
Trên thế giới có 91 nước có đất phèn ở các dạng và các mức độ khác
nhau, với tổng diện tích khoảng 15 triệu hecta. Điểm chung của sự xuất hiện
đất phèn là đều ở những vùng đất gần biển hoặc trước đó vốn là vịnh biển. Hầu
như tất cả các nước ở khu vực Đơng Nam Á đều có đất phèn, riêng Việt Nam
có tới 2 triệu hecta (chiếm 13,3%) tổng diện tích đất phèn của thế giới [36,
tr.7].
Đồng Tháp Mười, vùng đất phèn được hình hành từ khoảng 1000 năm
nay, là vùng đất phèn rất nổi tiếng, thường được mệnh danh như một cái “rốn”
phèn, “cứ điểm kiên cố nhất” của đất phèn [33, tr.447 – 448]. Trong tổng số đất
phèn của Đồng Tháp Mười, phần thuộc địa phận tỉnh Long An là nhiều nhất,
với 181.162 ha (66,2%), đứng sau là Đồng Tháp (25,99%) và cuối cùng là Tiền
Giang (7,81%). Các vùng đất phèn đặc trưng đều tập trung vào lòng chảo trung
tâm của Đồng Tháp Mười.
Sự hiện hữu của đất phèn là yếu tố chính khiến người ta thường gọi
Đồng Tháp Mười là vùng tập trung “đất có vấn đề”. Trong lịch sử khai phá


12

Đồng Tháp Mười, đất phèn là một trong những trở ngại chính, đến nỗi nhiều
nhà chun mơn đã từng xếp cánh đồng này vào loại “cánh đồng không sinh
lợi” (plaines improductives) [36, tr.13].

Về đặc điểm địa hình, cánh đồng rộng bao la này có hình lịng chảo
nghiêng, cao ở phía bắc và nghiêng dần về phía đơng và phía nam. Vì vậy,
Đồng Tháp Mười mang tính chất một đồng lụt kín, khơng giao tiếp với biển,
nên nước lũ gây úng lụt lâu và sâu.
Về phương diện khí hậu, Đồng Tháp Mười có những điểm tương đồng
với đồng bằng sơng Cửu Long. Nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới cận
xích đạo, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, khí hậu vùng này mang tính
tương phản hai mùa rõ rệt.
-

Mùa mưa ở Đồng Tháp Mười bắt đầu từ tháng Năm và kéo dài đến

tháng Mười Một dương lịch. Thông thường, trong tháng Tám, có một giai đoạn
mưa ngừng khoảng 15 đến 20 ngày, giai đoạn này được dân gian gọi là “hạn
Bà Chằn”. Trong suốt sáu tháng mùa mưa, lượng mưa trong cả mùa tương đối
lớn, trên toàn vùng, vũ lượng trung bình khoảng từ 1500 đến 1700mm/năm.
-

Mùa khơ, với gió mùa Đơng – Bắc, từ tháng Mười Hai đến tháng Tư.

Điểm bất lợi lớn nhất và cơ bản nhất về phương diện khí hậu đối với sản xuất
và sinh hoạt ở Đồng Tháp Mười là sự sai biệt rất lớn về lượng mưa giữa hai
mùa. Có đến 92,0% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa. Lượng mưa
này cùng với các nguồn nước từ những nơi khác đổ vào vùng khiến cho Đồng
Tháp Mười hàng năm bị ngập lụt sâu và kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến việc
canh tác cây trồng và mọi hoạt động sống của cư dân. Mặt khác, trong sáu
tháng mùa khô Đồng Tháp Mười chỉ nhận được khoảng 8,0% tổng lượng mưa
cả năm. Vì vậy, vào mùa này tồn vùng bị khơ hạn, cả cây cối, động vật và con
người đều bị thiếu nước gay gắt.



13

Do đó, mâu thuẫn giữa úng lụt và hạn hán là mâu thuẫn cơ bản diễn ra
ở Đồng Tháp Mười.
Ngoài đặc điểm về địa hình và khí hậu, chế độ thủy lưu cũng ảnh hưởng
có tính quyết định đến mơi trường sinh thái của Đồng Tháp Mười là một đặc
điểm không thể bỏ qua khi đề cập đến vùng trũng này. Trong năm, ở đây có hai
mùa rõ rệt:
-

Mùa nước từ tháng Bảy đến tháng Mười âm lịch: mùa này trùng với

mùa mưa, lượng nước mưa tại chỗ không nhiều để tạo nên mùa nước lên, mà
chủ yếu là do nước từ sông Cửu Long đổ về tràn qua biên giới Việt Nam –
Campuchia, chảy lan tràn trên đồng, chớ không phải do nước sông Tiền và
Vàm Cỏ dâng cao. Nước lên từ từ, cao điểm thường vào cuối tháng Tám âm
lịch, nhận chìm mọi thứ, chỉ trừ các giồng, gị cao. Các lồi thảo mộc ngâm
nước lâu ngày thối rữa làm cho nước có màu sẫm và có mùi hôi. Dân gian gọi
là “nước thúi” hay nước cỏ. Nước thúi theo dịng chảy đến đâu làm cá tơm có
thể chết đến đấy. Đến tháng Mười âm lịch, nước bắt đầu rút, tôm cá cũng theo
nước rút ra sông rạch, gọi là mùa cá ra.
-

Mùa kiệt từ tháng Mười đến tháng Ba âm lịch: gần trùng với mùa

nắng, trong vòng một tháng, nước rút hẳn cùng với mùa mưa đã chấm dứt. Cây
cỏ bắt đầu hồi sinh do nước rút để lại một lượng phù sa màu mỡ. Nước dần dần
khơ kiệt trên đồng, chỉ cịn đọng lại ở các đìa, bàu... cá tơm cũng rút về đây
nếu khơng kịp ra sơng rạch. Đây cũng là lúc khai thác đìa. Nước ngọt ngày

một ít dần, đất khơ nứt nẻ, phèn lừng lên, cỏ cây bắt đầu khô héo, rụi lá... chờ
mùa mưa tới.
Những nghịch lý nội tại trong các điều kiện tự nhiên của Đồng Tháp
Mười đã khiến cho vùng này hầu như lúc nào cũng rơi vào một trong hai thái
cực: hoặc quá thừa nước, hoặc quá thiếu nước. Sự dư thừa nước khiến cho
Đồng Tháp Mười hàng năm phải trải qua một mùa ngập lụt định kỳ. Khi lưu


14

lượng nước trong sông chỉ mới vượt quá 2,5 lần so với lưu lượng trung bình,
thì Đồng Tháp Mười đã bắt đầu rơi vào tình trạng ngập lụt. Ngược lại, sự thiếu
nước đến lượt nó cũng định kỳ mỗi năm một mùa, đặt tồn vùng vào tình trạng
khơ hạn. Nước sông chỉ đáp ứng được nhu cầu tưới trong sản xuất nông nghiệp
vào thời kỳ đầu mùa khô, từ tháng Mười Hai đến tháng Hai. Sau đó, trong các
tháng Ba đến tháng Năm, khi lưu lượng của hệ thống sông Mêkông xuống
3

dưới 6000m /giây, nước ngọt bắt đầu khan hiếm, phần lớn diện tích phải chịu
khơ hạn do khơng đủ nước tưới. Ngay cả nước sinh hoạt cho con người cũng
hết sức hiếm hoi.
Tuy nhiên do chu kỳ này được lặp đi, lặp lại hàng bao đời qua như một
quy luật tự nhiên, tác động đến môi trường thiên nhiên và cả sinh hoạt xã hội.
Con người sống ở đây từ lâu đã biết vận dụng quy luật tự nhiên này. Cái nhà
sàn, với cái sàn có thể nâng theo con nước và chiếc xuồng với cây sào chống
làm phương tiện đi lại và đánh bắt cá trong mùa nước là sáng tạo điển hình của
cư dân ở đây.
1.2. Những yếu tố đặc trưng tiêu biểu của Đồng Tháp Mười
Đặc trưng nổi bật nhất của Đồng Tháp Mười là môi trường và cảnh quan
thiên nhiên ở đây bị chi phối bởi các quy luật và hình thức của yếu tố nước –

nguồn mưa và mùa lũ. Cái chu kỳ mùa nước lặp đi lặp lại như vậy đã ghi đậm
dấu ấn của nó lên đời sống của cả con người lẫn động vật và thảo mộc ở Đồng
Tháp Mười. Trong một thời gian dài, người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng
nghề đánh bắt cá chứ không phải bằng nghề trồng lúa. Tuy nhiên, bên cạnh sự
khắc nghiệt ấy, thiên nhiên cũng dành cho Đồng Tháp Mười những ưu đãi về
mặt tài nguyên, mà dễ thấy nhất là sự phong phú và đa dạng về sinh vật, cả
thực vật lẫn động vật trong hệ thống cân bằng sinh thái chung. Chính vì vậy,
hoạt động kinh tế mang tính chủ đạo ở Đồng Tháp Mười


15

vẫn là yếu tố khai thác các nguồn lợi tự nhiên như: đánh bắt cá, khai thác gỗ
lấy củi, đốt than, lấy mật...
-

Hệ thực vật ở Đồng Tháp Mười có 112 họ, gồm 540 lồi (khơng kể các

loại cây trồng). Trong đó, hai họ có số lồi nhiều nhất là cỏ với 83 lồi và lác
(cói chiếm 55 lồi). Tuy nhiên, loài thực vật quan trọng nhất ở Đồng Tháp
Mười có lẽ là cây tràm - với các loại tràm nước, tràm lùn và tràm sẻ, mang tính
đặc thù rất phổ biến của Đồng Tháp Mười. Trong Đồng Tháp Mười, cây tràm
nơi nào cũng có, khi mọc từng chịm, từng nhóm, khi tập trung thành rừng,
thích ứng với nơi úng trũng, sình lầy. Cây tràm có thể chịu ngập nước trong
nhiều tháng, chịu được điều kiện phèn gay gắt và chịu được cả mặn ở một mức
độ nhất định. Chức năng sinh thái của rừng tràm là ngăn cản sự chua hóa lớp
đất mặt và nước mặt, trữ nước ngọt, điều hịa khí hậu, bảo đảm tính đa dạng
sinh học.
-


Về hoạt động khai thác thủy sản: Đồng Tháp Mười nổi tiếng là một

“ngư trường” cá đồng cực kỳ phong phú, trữ lượng và sản lượng đánh bắt được
hàng năm rất lớn. Hiện nay, người ta kiểm kê được 159 loài cá thuộc 89 giống
nằm trong 39 họ. Trong đó, cá chép (cyprinidae), cá chốt (baghidea) có 8 lồi;
các họ cá tra (schillbeidae), cá heo (cobilidae) có 7 lồi; các họ cá rơ
(anabantidae), cá bơn (soleidae) có 6 lồi. Ngồi ra cịn có các lồi cá trích
(chepoidae), cá đối (mugilidae), cá bống (uphicaphalidae), cá trê (clasiidae), cá
lưỡi trâu (cynoglossidae)... [36, tr.15]. Hoạt động đánh bắt tôm cá ở Đồng
Tháp Mười diễn ra tùy thuộc vào con nước hàng năm với lượng cá đánh bắt
được rất phong phú. Theo tác giả Nguyễn Liên Phong trong Nam kỳ phong
tục nhơn vật diễn ca [34, tr.68] đã nói đến sự dồi dào tơm cá của Đồng Tháp
Mười như sau:
“... Trên bờ ruộng rẫy thành thâu
Dưới sông cá mắm dinh sanh cội nền.


16

... Giúp qua Thập Tháp cá đồng,
Lợi nhà lúa cá để dùng dinh sinh.”
Chính vì nguồn lợi tự nhiên dồi dào, lại dễ khai thác, nên nhiều người
chú tâm đến nghề cá. Và chính nguồn lợi thủy sản phong phú này đã góp phần
quy định loại hình sinh hoạt kinh tế ngay từ buổi đầu khai hoang lập ấp, trước
khi nghề canh tác lúa trở thành hoạt động chủ yếu.
Là một vùng đất có điều kiện mơi trường, sinh thái tự nhiên khá đặc biệt
so với Nam bộ và cả nước; đó cũng là yếu tố tác động có tính quyết định đến
sự hình thành đời sống vật chất lẫn tinh thần của cư dân ở đây. Thế nên từ cách
thức lao động đến công cụ truyền thống mang theo cũng như nếp sống của lưu
dân từng bước thay đổi cho thích nghi với hồn cảnh mới. Bên cạnh hoạt động

khai thác lâm thủy sản, hoạt động canh tác ở Đồng Tháp Mười, cũng do điều
kiện thổ nhưỡng và quy luật ngập nước lụt định kỳ hàng năm, nên hoạt động
này mang nhiều nét riêng không giống nhiều nơi khác ở Nam Bộ. Lê Quý Đôn
viết Phủ biên tạp lục năm 1776, có nhắc lại lời của Hiền Đức hầu Nguyễn
Khoa Thuyên, Cai bạ dinh Long Hồ:
Có những khoảng ruộng tại các xứ thuộc huyện Tân Bình (tức Gia
Định), huyện Phước Long và huyện Quy Nhân, người ta phải cày rồi
mới trồng cấy lúa. Trồng một hộc lúa giống thì người ta thu hoạch
được một trăm hộc lúa mùa. Còn như tại trường Bà Canh (tức khu
vực Cao Lãnh), thuộc Tam Lịch (tức vùng Mỹ Tho) và Châu Định
Viễn (tức vùng Cái Bè) có những khoảng ruộng khơng phải cày,
người ta chỉ cần bứt cỏ đi rồi trồng lúa. Trồng một hộc lúa giống thì
người ta thu hoạch được ba trăm hộc lúa mùa. Như vậy chúng ta đủ
biết ruộng ở đây thật là phì nhiêu [9, tr.264 – 265].
Đối với địa danh hiện nay, thì ba khu vực trường Bà Canh, thuộc Tam
Lịch và Châu Định Viễn nói trên đều thuộc Đồng Tháp Mười. Nét đặc biệt


17

trong việc canh tác cây lúa ở đây là “bứt cỏ rồi cấy”, nghĩa là không cần phải
cày bừa, chỉ phát sạch cỏ rồi cấy liền với giống lúa mùa (lúa mùa là lúa giống
khơng có khả năng vượt nước và chịu phèn). Ruộng không cày, đất cứng, phải
cấy bằng nọc cấy. Có nhiều loại nọc cấy phù hợp cho từng khu vực đất. Song,
loại nào cũng phải có một đầu nhọn và cây náng ngang, để có chỗ cầm khi
chọc mạnh xuống đất tạo thành cái lỗ để nhét mạ vào đó. Bí quyết thành cơng
trong việc trồng lúa ở đây, là phải tính tốn sao cho việc phát cỏ đúng lúc với
việc nhổ mạ, tức là khi cỏ phát mục cũng là lúc mạ đến lứa phải nhổ. Vì nhổ
sớm, mạ non, cây lúa sẽ èo ọt; nhổ trễ mạ già, khó đâm rễ. Đến đầu thế kỷ XX,
khi Đồng Tháp Mười bắt đầu chuyển từ giống lúa mùa sang giống lúa nổi (có

khả năng vượt nước, chịu phèn) thì hình thức canh tác cũng được chuyển từ
dạng cấy sang cách sạ (khơng cấy). Và với hình thức này, địi hỏi người nơng
dân phải cày, bừa ruộng trước rồi mới tiến hành sạ vào khoảng đầu mùa mưa,
tức trước lúc nước lên.
Con người sống ở Đồng Tháp Mười từ lâu đã biết vận dụng quy luật tự
nhiên này. Cái nhà sàn, với cái sàn có thể nâng theo con nước và chiếc xuồng
với cây sào chống làm phương tiện đi lại và đánh bắt cá trong mùa nước là
sáng tạo điển hình của cư dân nơi đây. Một số cây cỏ hoang dại được vận dụng
làm thức ăn như: bông súng, bông điên điển, rau bợ, rau mác, lá sen non...
Nhìn một cách tổng qt, sự giàu có về nguồn lợi tự nhiên là tiền đề vật
chất chủ yếu quyết định cho sự hình thành và phát triển trong thời gian đầu của
xã hội người Việt ở địa phương, đồng thời cũng là yếu tố tự nhiên quan trọng
chi phối đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân Đồng Tháp Mười trong
lịch sử.
Đồng Tháp Mười là vùng đất rộng lớn, với đất đai, cây cỏ, mưa nắng
khá độc đáo. Đây là vùng khó canh tác, bất lợi về thổ nhưỡng (đất quá phèn).


18

Nét lớn trong tính cách người đi khẩn hoang vẫn là chuộng sự phóng khống,
trọng sáng kiến cá thể. Chính nguồn sản vật thiên nhiên quá dồi dào và lại dễ
dàng khai thác đã làm thay đổi nếp nghĩ của lưu dân về cách thức tổ chức cuộc
sống trên vùng đất mới. Phá rừng, cải tạo đất hoang thành ruộng đồng, cấy lúa
khơng cịn là lao động ưu tiên, chủ yếu trong buổi đầu của diễn trình khai phá
Đồng Tháp Mười, thay vào đó là hoạt động khai thác các nguồn lợi tự nhiên:
lâm thủy sản. Thiên nhiên đó góp phần đúc kết thành phương ngơn: “Nhứt
canh trì, nhì canh viên, tam canh điền” (nghề nuôi cá mang lại lợi nhuận
cao nhất, sau đó là nghề làm vườn rồi mới đến nghề làm ruộng).
1.3. Con người và tập quán sinh hoạt qua đặc thù

vùng Đồng Tháp Mười
Là một vùng đất có điều kiện mơi trường, sinh thái tự nhiên khá đặc biệt
so với Nam Bộ và cả nước, đó cũng là yếu tố tác động có tính quyết định đến
sự hình thành đời sống vật chất lẫn tinh thần của cư dân ở đây. Thế nên từ cách
thức lao động đến công cụ truyền thống mang theo cũng như nếp sống của lưu
dân từng bước thay đổi cho thích nghi với hoàn cảnh mới.
Từ hàng trăm năm qua, đời sống cư dân vùng Đồng Tháp Mười ln
gắn bó, cận kề với mặt đất và mặt nước. Hai yếu tố này đã pha trộn góp phần
tạo nên đời sống và sự phát triển vững bền. Bao đời nay người dân vùng Đồng
Tháp Mười đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm mưu sinh vào mùa nước nổi, vì
vậy hoạt động sống và cách đánh bắt tôm cá ở Đồng Tháp Mười cũng được
diễn ra theo đổi theo từng mùa và tùy thuộc vào con nước hàng năm.
1.3.1. Đời sống tâm linh – tín ngưỡng
Trong tín ngưỡng dân gian của các cộng đồng người Việt ở Nam Bộ, tôn
thờ nữ thần, thờ mẫu khá phổ biến. Theo sách Gia Định Thành Thơng Chí của
Trịnh Hồi Đức, Quyển IV, phần phong tục có ghi: “Người Nam Bộ sùng


19

đạo Phật, kính trọng nữ thần như: Bà Chúa Ngọc, bà Chúa Động, bà Hỏa
Tinh....”
Việc tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt ở Nam Bộ có nguồn gốc sâu
xa, được lưu dân người Việt mang vào vùng đất này từ quê cha đất tổ miền
Bắc, miền Trung và được dung hịa với thiên nhiên, thêm vào đó là việc giao
lưu văn hóa với dân bản địa hoặc các dịng lưu dân khác, trong đó có người
Chăm, Khmer, Hoa,...
Thờ Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ nói chung và vùng Đồng Tháp Mười nói
riêng là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời. Bởi lẽ, quan niệm người xưa
cho rằng: các yếu tố đất, nước, mây, mưa đều mang âm tính thuộc nữ nhân và

mang thiên chức người mẹ với chức năng sinh sản để bảo vệ nòi giống và họ
cũng có cơng giúp dân dựng ấp, lập làng, lập chợ, góp cơng tạo dựng cuộc
sống cộng đồng. Cơng lao ấy đã được người dân ghi nhận, tôn vinh và phụng
thờ như người mẹ của đất. Đó chính là hình ảnh của Bà Chúa Xứ, bà mẹ của
xứ sở. Bà đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân địa phương
nói chung và cho nơng dân nói riêng. Với niềm tin có bà chủ, Bà Chúa Xứ sở
trước đây, trên vùng đất mình đang định cư, dẫn đến mỗi làng đều có miễu thờ,
có nơi có đến hai ba miễu. Riêng tại Gị Tháp có miễu rất to, hàng năm có đến
hàng chục ngàn người đến cúng bái. Trong quá trình khảo sát thực tế tại Đồng
Tháp Mười, mà điển hình là tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, tác giả luận văn
nhận thấy rằng hầu như các xã trong huyện đều có miếu Bà Chúa Xứ, trong đó,
cá biệt xã Đốc Binh Kiều có hai miếu – tại ấp 2 và ấp 3, xã Tân Kiều có đến ba
miếu được phân bổ ở ấp 1, ấp 2 và ấp 3. Các miếu lớn nhỏ khác nhau, quy mô
nhất phải kể đến miếu Bà Chúa Xứ nằm trong Khu di tích lịch sử văn hóa
Khảo cổ Gị Tháp.
Nhìn chung các miếu Bà Chúa Xứ ở huyện Tháp Mười, tuy có sự khác
nhau về quy mơ, về bề dày lịch sử cũng như thời gian diễn ra các lễ vía,... Thế


20

nhưng, nó có cùng nguyên nhân xuất hiện và tồn tại theo thời gian. Đó chính là
sự đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh.
Điều kiện tự nhiên và cuộc sống vật chất là hai thành tố quan trọng góp
phần hình thành cuộc sống tâm linh của một cộng đồng. Hồn cảnh, mơi
trường sống trên Đồng Tháp Mười từng bước làm thay đổi ít nhiều phong tục,
tập quán, kể cả niềm tin tín ngưỡng do ngư dân mang theo.
Cũng như phần lớn thơn, làng Nam Bộ, đình làng ở Đồng Tháp Mười
vừa thờ người có cơng với địa phương, vừa thờ thần Thành hồng bổn cảnh,
nhưng lại là vùng có sinh hoạt đánh bắt cá đóng vai trị quan trọng trong nền

kinh tế, nên cũng chính nghề khai thác cá ở đây đã đưa đến việc nhà nước quân
chủ lúc bấy giờ phải cấp sắc Đại Càn Quốc gia Nam Hải cho các thôn chuyên
nghề cá ven Đồng Tháp Mười để dân cư các thôn này thờ vị thần linh của nghề
với tục cúng “cầu ngư”, nhưng là cầu ngư cá sông, cá đồng, không giống như
tục cúng ngư ở miền biển.
Là một dạng tín ngưỡng ngư nghiệp, nên tục cúng cầu ngư thường được
diễn ra vào lúc cao điểm của mùa cá tức là vào tháng 12 âm lịch. Hình thức tế
lễ dù mỗi nơi có khác nhau, nhưng nội dung tín ngưỡng cầu ngư vẫn thể hiện
điểm chung là ước vọng của người dân mong ước được thần cung cấp nhiều
cá.
1.3.2. Hình ảnh Đồng Tháp Mười qua mùa nước nổi
Mùa nước nổi ở Đồng Tháp Mười được báo hiệu bằng những cơn mưa
ngày càng dày và nặng hạt trên những cánh đồng sen. Cùng lúc, nước ở thượng
nguồn sông Cửu Long đổ về nhánh sông Tiền ngày càng nhiều hơn. Sự cộng
hưởng này làm cho nước đầy ắp kênh rạch rồi tràn đồng.
Mùa nước nổi ở Đồng Tháp Mười thường bắt đầu sớm nhất ở Nam Bộ
vào khoảng tháng Bảy âm lịch và cũng rút chậm nhất thường kéo dài đến tận
tháng Mười, tháng Mười một hàng năm. Mùa nước về không chỉ mang theo


21

tôm cá, mà ngay trên đồng nước mênh mông ấy cịn có những lồi hoa trồi lên
mặt nước cho người dân quê có thêm nguồn thu nhập. Khi con nước tràn ngập
các bờ sông, bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đoá hoa vàng
rực màu nắng phương Nam, phất phơ trong ngọn gió hoặc rũ oằn trong những
cơn mưa.
Bông súng và bông điên điển là hai loại đặc trưng nhất của mùa nước
nổi ở Đồng Tháp Mười, thường hiện diện trong bữa cơm của mỗi gia đình. Và
hai câu ca dao:

“Muốn ăn bơng súng mắm kho
Thì vơ Đồng Tháp ăn cho đã thèm”
Vừa nói lên sự dồi dào của một loài rau, vừa như để giới thiệu về một
món ăn bình dị mà có lẽ nó đã gắn với lớp cư dân từ thời khẩn hoang mở đất.
Hái bông điên điển là một công việc nhẹ nhàng thường dành cho những
cô thôn nữ. Năm nào nước lớn thì loại cây này cũng trổ bơng nhiều hơn. Loại
bơng màu vàng như bơng điệp này là một lồi rau sạch đặc sản của vùng Đồng
Tháp Mười vào mùa nước nổi. Bông điên điển thường được ăn với cá linh kho
lạt hoặc mắm kho. Và từ lâu nó đã trở thành mặt hàng cung phẩm. Vẻ đẹp mùa
bông điên điển từng gợi nguồn cảm hứng cho những thi sĩ đồng quê qua những
vầng ca dao mộc mạc:
“Tháp Mười giờ bỗng lao xao
Ngàn hoa điên điển rì rào trong đêm
Hương ngàn gió nội khơng tên
Dâng từ bơng súng đầm sen ngọt ngào”
Mùa nước nổi, rau tự nhiên của vùng này vơ cùng phong phú, lồi rau
trổ hoa năm cánh khoe sắc trắng dịu dàng với tên gọi rau dừa, đều là đặc sản
của đồng nước, nhưng mỗi loài, mỗi sắc và mỗi một hương vị riêng.


×