Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tải Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành - Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.71 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn</b>
<b>Trung Thành - Ngữ văn 12</b>


<b>Dàn ý chi tiết</b>
<b>I. Mở bài</b>


- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, với nhiều tác
phẩm đặc sắc.


- Rừng xà nu là khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của
núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.


- Một trong những nhân vật mang đậm chất sử thi là cụ Mết.
<b>II. Thân bài</b>


- Ngoại hình:


+ Quắc thước: “râu dài đến ngực mà vẫn đen bóng”, “vết sẹo ở má phải láng bóng”,
cụ là người đã trải qua nhiều thăng trầm


+ “bàn tay nặng trịch như kìm sắt”, “ngực căng như một cây xà nu lớn”, ...mang dáng
dấp của anh hùng trong sử thi Tây Nguyên.


- Cụ là người quắc thước và nghiêm nghị:


+ Giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực”: vừa thể hiện sức mạnh thể chất vừa thể
hiện sức mạnh quyền uy của người chỉ huy.


+ Mỗi câu nói như một chân lí “khơng có gì mạnh bằng cây xà nu trên đất ta”, “cán
bộ là Đảng, Đản cịn, núi nước này cịn”, “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.



- Cụ Mết có tình u q hương sâu sắc


+ Dẫn Tnú ra máng nước đầu làng gội rửa, để nhắc nhở những ai đi xa nhớ về ngườn
cội, quê hương.


+ Tự hào về tất cả mọi thứ trên q hương: “Khơng có gì mạnh bằng cây xà nu đất
ta”, “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này”.


+ Vì muốn bảo vệ quê hương nên ln tìm hướng đi đúng đắn cho bn làng: “Cán
bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Hết lòng thương yêu và tin tưởng Tnú – chàng trai trẻ có số phận bi tráng: nồng hậu
đón Tnú trở về, xót thương khi nhìn những ngón tay cịn hai đốt của Tnú, ln động viên
anh: “Ngón tay còn hai đốt cũng bắn súng được”


+ Xúc động khi kể lại cho dân làng nghe câu chuyện của Tnú, cụ “vụng về trở bàn tay
lau một giọt nước mắt”


+ Nhận được muối, dù ít ỏi cụ vẫn chia đều cho mọi người trong buôn làng.


- Cụ Mết là người biết nhìn xa trơng rộng: dự trữ lương thực đủ ăn để đánh giặc, biết
rõ được sức mạnh chưa đủ khi chưa có vũ khí nên khơng liều mạng xơng ra cứu Tnú,...


- Cụ chính là người chỉ đường dẫn lối. Là chỗ dựa tinh thần cho dân làng.


- Nhận xét: Cụ Mết là biểu tượng thế hệ anh hùng đi trước, hiện thân cho truyền thống
thiêng liêng, hội tụ vẻ đẹp con người Tây Nguyên, mang dáng vẻ của người anh hùng với
sức mạnh phi thường trong sử thi.


<b>III. Kết bài</b>



- Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh cụ Mết.


- Khái quát nghệ thuật: với kết cấu truyện lồng trong truyện, đầu cuối tương ứng đặc
sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi, nhưng cũng mộc mạc giản dị, xây dựng hình tượng, ...


- Thơng qua câu chuyện của dân làng Xô Man, tác giả đã đặt ra vấn đề có ý nghĩ lớn
lao với dân tộc: Để cho sự sống của đất nước và nhân mãi trường tồn thì khơng có cách
nào hơn là đồn kết đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.


<b>Bài tham khảo 1</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

thụ – môt biểu tượng chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh và là biểu tượng
linh hồn riêng của làng Xô-man.


Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiện của cụ qua ngòi bút
của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong
<i>lòng bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt… Ơng cụ</i>
<i>vẫn quắc thứơc như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch</i>
<i>ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!.. ngực căng như một cây xà nu lớn…” Nhà</i>
văn đã tập chung miêu tả ngoại hình từ ngay những dịng văn đâu tiên nói về cụ. Qua đó
cụ Mết hiện lên với mơt thân hình khỏe mạnh, hùng tráng; bộ râu dài tới ngực mà vẫn đen
bóng cho thấy cụ mang dáng dấp đúng của một người già làng; đôi mắt sáng xếch ngược
hiện lên một con người có trí tuệ tinh nhanh và uy cường. Với chút miêu tả đó nhà văn
cũng đã phần nào chứng tỏ được Cụ Mết là sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên. Nhưng
<i>không chỉ dừng lại đó nhà văn cịn miêu tả về giọng nói của cụ Mết với một giọng nói “ồ</i>
<i>ồ, dội vang trong lồng ngực” không chỉ minh chứng cho sức ngân vang của cụ mà còn</i>
khẳng định sự lãnh đạo và chỉ huy được đám đơng làng Xơ-man. Cách nói của cụ như ra
lệnh; không bao giờ cụ khen tốt hay giỏi nếu vừa ý thì nói “Được!”. Mệnh lệnh chiến đấu
<i>phát ra chắc nịch đó được thể hiện trong đêm Tnú bị giặc đốt mười ngón tay, “Chém!</i>


<i>Chém hết!” của cụ như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần trong mỗi người</i>
sơng lên cứu Tnú, mà cịn phần nào đã khiến cho bọn thằng Dục bị đòn bất ngờ và có
phầm khiếp sợ. Nhưng giọng nói cụ Mết cũng thật đầm ấm, trang nghiêm, linh thiêng như
một huyền thoại – đó là khi cụ Mết kể về câu truyện của Tnú cho dân làng Xô-man. Mọi
<i>người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng và nghe cụ kể về Tnú với “tiếng</i>
<i>nói rất trầm”. Qua đó, bạn đọc có thể thấy cụ Mết hiện thân cho truyền thống thiêng</i>
liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng Tây Nguyên, là niềm tự
hào của cộng đồng dân làng Xơ-Man. Giọng nói của cụ như là tiếng của cuội nguồn, của
núi rừng, của lịch sử, lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, đó cịn như những phán quyết
của lịch sử, là sức mạnh hào hùng của thời đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho đám đông làng
<i>Xô-man để khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng định niềm tin ấy: “Cán bộ là Đảng.</i>
<i>Đảng còn, núi nước này còn.” Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lí đó vào</i>
<i>thực tiến của cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mĩ bằng những chân lí thật giản dị: “Nhớ</i>
<i>lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng,</i>
<i>mình phải cầm giáo!…” Nhờ vào ý thức luôn giáo dục truyền thống vẻ vang của làng cho</i>
các thế hệ tiếp cận đó mà dân làng Xơ-man giữ được truyền thống kiên cường bất khuất,
khả năng giữ bí mật tuyệt đối, để làng Xô-man mãi tự hào khi trong suốt 5 năm kháng
chiến chưa có cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giết trong cánh rừng xà nu này. Nhưng để
hiểu vì sao cụ Mết lại có miền tin sâu sắc vào Đảng thì đó chính là nhờ vào sự am hiểu
tường tận và giành giot đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến
lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng (chúng nó đã cầm súng, mình
phải cầm giáo). Mà đặc biệt hơn cụ còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân
<i>tộc: “đánh thằng MĨ phải đánh lâu dài”. Ngồi ra, qua ngịi bút của nhà văn Nguyễn</i>
Trung Thành ta cịn thấy được tính kỉ luật cao trong con người cụ Mết qua cách chỉ huy
<i>dân làng khi trốn vào rừng lánh giặc chờ đợi thời cơ tiến hành khởi nghĩa: “Thế là bắt</i>
<i>đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi</i>
<i>người tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. ai khơng có thì vót</i>
<i>chơng, năm trăm cây chơng”. Chính vì thế, cụ Mết được nhà văn miêu tả với hình tượng</i>


một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bóng lớn cho dân làng Xơ-man chống bọn
đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành cơng của cuộc cách mạng trong cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

với một sự đùm bọc, lãnh đạo che trở cho tất cả các thành viên. Từ đó, mà cụ trở thành
người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do, và là linh hồn cuộc khởi nghĩa đồng
khởi của dân làng Xô- man.


Cụ Mết khơng phải là nhân vật chính trong ngịi bút của nhà văn. Nhưng qua tác
phẩm, ta cũng thấy được vai trị to lớn của cụ Mết trong việc tơ thắm hình tượng nhân vật
Tnú với lối kể chuyện lồng trong chuyện qua chuyện một đêm của làng Xơ-man. Hình
<i>ảnh cụ Mết khiến ta liên tưởng tới nhân vật chú Năm trong tác phẩm “Những đữa con</i>
<i>trong gia đình”. Hai con người ở hai vùng miền nhưng trong cùng một thời đại, là thế hệ</i>
đi trước, là lịch sử, là người giữ lửa và truyền ngọn lửa cho các thế hệ trẻ, là tinh thần của
dân tộc góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước vào một ngày giải phóng hồn
tồn đất nước, dân tộc được tự do.


Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện ít qua ngịi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành,
nhưng những gì nhà văn miêu tả về người già làng với một lòng theo Đảng, tin tưởng
<i>cách mạng càng làm thêm giá trị cho tác phẩm Rừng xà nu có sức âm vang tới hơm nay</i>
và mai sau. Trong lịng bạn đọc, cụ Mết mãi là hình tượng bất tử của cây xà nu đại thu
vươn sức bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển để thực hiện thắng lợi thành công cuộc cách
mạng dân tộc này.


<b>Bài tham khảo 2</b>


Một trong những nhân vật mà góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm và làm đậm thêm chất
sử thi cho truyện ngắn ‘Rừng xà nu’ của Nguyễn Trung Thành chính là nhân vật cụ Mết –
kiểu nhân vật già làng tộc trưởng dường như vốn rất quen thuộc trong các thiên anh hùng
ca Tây Nguyên, và nhân vật cụ Mết chính là biểu tượng cho sức mạnh truyền thống, tinh
thần bất khuất kiên cường của nhân dân Tây Nguyên, là chỗ dựa tinh thần



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

kiên nghị, vững chãi qua đó nói lên được vẻ tiềm tàng sức mạnh thể chất, tràn trề uy lực
tinh thần, có sức lơi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ với cộng đồng.


Và dường như ở hầu như nét miêu tả nào ở cụ Mết cũng có tính cá biệt. Qua chính những
cách nói như ra lệnh, ngơn ngữ giản dị mà dứt khoát thể hiện sự quyết đoán của những
người đứng đầu. Hay cả những việc cụ không bao giờ khen, khi vừa ý nhất cũng chỉ nói
“được” là tính cách của những người ln u cầu cao ở người khác cũng như ở chính
mình.


Có thể thấy đặc biệt ấn tượng ở cụ Mết mà người đọc có thể nhận thấy đó chính là giọng
nói, đó là “tiếng nói ồ ồ đội vang trong lồng ngực”, tiếng nói ấy hoặc “vang” khi hơ hào
dân làng Xơ Man nổi dậy đánh giặc hoặc “trầm và nặng” như tiếng vọng của núi rừng. Và
đó chính như lời phán truyền của quá khứ khi kể chuyện về cuộc đời Tnú, về lịch sử oanh
liệt của làng, tiếng nói ấy tha thiết trang nghiêm khi nhắc nhở dân làng và con cháu:
“Nghe rõ chưa các con? Rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy!…”


Hình ảnh cụ Mết được hiện lên là người có tình u sâu sắc, sự gắn bó máu thịt với quê
hương. Khi mang nhân vật Tnú đi xa về, cụ đã dẫn anh ra máng nước đầu làng dội rửa,
bằng việc ấy, cụ như muốn nhắc nhở người con xa quê. Và cho dù có đi tới phương trời
nào cũng phải ghi nhớ và trân trọng nguồn cội thiêng liêng của q hương. Nói chuyện
với Tnú thì dường như ở cụ ln tự hào khẳng định bằng cách nói tuyệt đối, cũng có thể
có phần hơi cực đoan, thái quá, cách nói quen thuộc của lịng u: “Khơng có gì mạnh
bằng cây xà nu đất ta” và câu “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này”.
Dường như đối với cụ Mết, quê hương hiện lên thật đẹp đẽ và lớn lao, thiêng liêng và
thân thuộc. Đó chính là hình ảnh dịng nước trong nguồn, hạt gạo trên nương cho tới
những cánh rừng xà nu bạt ngàn, mạnh mẽ và cường tráng biết bao nhiêu. Và ta như thấy
ở cụ Mết ln ln tâm niệm và dặn dị con cháu rằng “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi
nước này còn”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Nhất là khi Tnú trở về thăm làng sau ba năm đi lực lượng, cụ Mết đã đón anh bằng tấm
lịng u thương nồng hậu của một người cha, và cụ Mết đã quyết định anh ở nhà cụ trong
đêm về làng, động viên khích lệ anh rằng “Ngón tay cịn hai đốt cũng bắn súng được”.
Chính chi tiết này ta như có thể thấy được cụ Mết dường như đã đem đến cho Tnú- một
người con bất hạnh của dân làng Xô Man thấy được một cảm giác ấm áp của gia đình khi
trở về làng.


Và khi ngồi ăn cơm với Tnú, nhìn hai bàn tay cụt đốt của anh, “ông cụ đặt chén cơm
xuống giận dữ”, đó chính là một trong những biểu hiện sâu sắc nhất của nỗi đau đớn xót
thương cho Tnú. Và dường như những nỗi căm giận kẻ thù tàn bạo không thể nguôi
ngoai.


Và việc khi kể cho dân làng nghe về cái chết của vợ con Tnú,mặc dù câu chuyện đã xảy
ra tới ba năm nhưng dường như ở cụ cũng khơng kìm nổi sự tiếc thương vơ hạn và đau
đớn và xúc động, cụ Mết thật “vụng về trở bàn tay lau một giọt nước mắt” như muốn che
giấu lịng mình vậy. Nhưng người đọc có thể cảm nhận được chính cử chỉ vụng về ấy đã
bộc lộ trái tim nhân hậu và tình yêu sâu sắc của cụ với dân làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

trọng hơn nưa là đã tìm ra con đường đúng đắn nhất lãnh đạo dân làng nổi dậy cầm vũ khí
tiêu diệt kẻ thù.


Có thể thấy được trước cái chết của vợ con Tnú, trước cảnh Tnú bị bắt trói, tra tấn dã man
kai thì cụ Mết đau đớn nhưng tỉnh táo, khơng để tình cảm chi phối. Cụ Mết dường như
cũng đã nhắc đi nhắc lại: “Tao cũng chỉ có hai bàn tay khơng. Tao quay vào rừng… tìm
bọn thanh niên… tìm giáo mác”. Có thể thấy chính lý trí sáng suốt cần thiết của một già
làng, một người đứng đầu, và cụ còn là người chịu trách nhiệm với sự sống còn của cả
cộng đồng đã giúp cụ Mết cùng với dân làng chiến đấu và chiến thắng quân giặc tàn bạo.
Cùng với những sự trí tuệ sắc sảo của một người đứng đầu, cụ Mết không chỉ nhắc tới sự
kiện đau thương và chiến thắng oanh liệt của dân làng trong đêm ấy như một kỷ niệm. Ở
cụ đã khái quát, dường như cũng đã đúc kết và khắc sâu quy luật tất yếu của cuộc chiến


tranh cách mạng là“Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Có lẽ chân lý ấy đã
được rút ra từ chính những trang sử đầy máu và nước mắt của làng Xô Man, thông qua
giọng kể “trầm và nặng” của già làng là cụ Mết. Chắc chắn nó sẽ trở thành lời phán truyền
thiêng liêng của lịch sử cho các thế hệ con cháu.


Cụ Mết chính là một hình tượng nhân vật đẹp gợi nhớ hình ảnh những già làng, tộc
trưởng trong sử thi, thần thoại, truyền thuyết, và dường như có cả trong những bản trường
ca Tây Nguyên xưa. Sử dụng bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành
đã cùng sự chi phối của khuynh hướng sử thi trong nền cảm hứng chung của văn học giai
đoạn 1945 – 1975 dường như ta như cũng đã khiến chó nhân vật không chỉ hiện lên với
những phẩm chất ưu tú của cộng đồng mà cịn là nhân vật có cá tính riêng đặc sắc.


Và cũng chỉ qua việc thơng qua nhân vật cụ Mết, Nguyễn Trung Thành đã ca ngợi lòng
yêu nước, ca ngợi những người anh hùng và cả tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất
của nhân dân Tây Nguyên trong thời đánh Mỹ. Và lớn hơn đó cũng đồng thời khái quát
chân lý lịch sử lớn lao của thời đại, lý giải sâu sắc cũng như rất thuyết phục con đường
giải phóng nhân dân, đất nước.


<b>Bài tham khảo 3</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Xơ Man thì có lẽ câu trả lời chính là cụ Mết. Dù khơng xuất hiện nhiều hay được miêu tả
nhiều trong câu chuyện tuy nhiên cụ Mết lại đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với
cuộc đời của Tnú, của quá trình đấu tranh của dân làng Xô Man.


Cụ Mết là một già làng, có thể nói là trưởng làng của bn làng Xô Man. Cụ là người đàn
ông mạnh mẽ, nghị lực và đầy khí phách. Khí phách của cụ đã được tác giả miêu tả qua
ngoại hình: cụ có khn mặt quắc thước, đôi mắt đen sáng, râu dài tới ngực và có bộ ngực
cường tráng, tiếng nói vang ồ ồ trong lồng ngực. Cách miêu tả ngoại hình của cụ Mết
cũng cho thấy đây là một con người rất mạnh mẽ, dứt khốt và đầy khí thế. Cụ là người
đứng đầu bn làng Xơ Man, đóng vai trị cầm cân nảy mực, là kim chỉ nam cho mọi hoạt


động của người dân trong buôn làng.


Cụ Mết cũng là nhân vật được miêu tả đậm chất sử thi, tính sử thi được biểu hiện thơng
qua con người cụ từ ngoại hình, tính cách đến hành động của cụ. Cụ rất nghiêm nghị,
quắc thước. Khi Tnú về thăm làng, cụ yêu cầu mọi người ngồi vây quanh mình, im lặng
để cụ kể chuyện về cuộc đời của Tnú. Và tất cả mọi người kể cả người già, kể cả trẻ nhỏ
quả nhiên đã ngồi lặng im lắng nghe từng câu nói của cụ Mết.


Cả cuộc đời của Tnú, khơng có chặng đường nào là khơng có sự chứng kiến của cụ Mết.
Có thể nói, nếu câu chuyện của Tnú là câu chuyện của một cuộc đời, của một thời đại thì
cụ Mết cũng chính là một phần quan trọng trong đó, cụ cịn là người chứng kiến và lưu
truyền câu chuyện đó cho những thế hệ tiếp theo. Khi Tnú còn nhỏ mồ cơi cha mẹ, Tnú
lớn lên trong vịng tay bảo bọc của dân làng Xô Man, Tnú cùng Mai nuôi giấu cán bộ
trong rừng, tất cả những điều đó một mình Tnú khơng thể tự làm mà phải có sự định
hướng, ủng hộ và giúp đỡ của người dân trong làng Xô Man đặc biệt là cụ Mết.


Khi Tnú chứng kiến vợ con mình chết và chính bản thân anh cũng lao ra để rồi bị giặc tra
tấn thì cụ Mết chính là người cầm qn, dẫn đầu bn làng tiến lên chiến đấu. Tiếng nói
của cụ Mết như là một hiệu lệnh mà tất cả bà con trong buôn làng đều nghe theo. Cụ hô
hào mọi người đứng dậy và bản thân cụ là người đi đầu, trực tiếp lao vào quân địch mà
chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

huy hơn nữa, không tự kiêu mà bỏ quên nhiệm vụ. Con người cụ Mết là vậy nên ln
được Tnú kính trọng, được cả dân làng Xơ Man kính trọng. Tnú khi về cũng đến thăm và
chào hỏi cụ, lắng nghe cụ nói với một thái độ cung kính. Dân làng thì chỉ chờ và làm theo
những hiệu lệnh của cụ. Coi cụ như một hình mẫu mực thước để tất cả cùng noi theo.
Con người cụ Mết, cũng giống như Tnú cũng như những cánh rừng xà nu đều hiên ngang
bất khuất, mang đậm dấu ấn sử thi kiên cường vững chãi trước bão tố cuộc đời, trước
hoàn cảnh lịch sử đầy tai biến.



Cụ Mết một lòng trung thành với Đảng, với cụ Hồ, với cách mạng. Khi thấy Tnú về và
đạt được những chiến tích nhất định trong chiến đấu, cụ mừng lắm, cụ ln tỏ thái độ tơn
kính đối với Bác, với cộng sản. Cụ dù tuổi đã cao nhưng vẫn là một cây xà nu đại thụ giữa
cánh rừng xà nu đại ngàn của núi rừng Tây Nguyên.


Nếu khơng có cụ Mết có lẽ câu chuyện về cuộc đời Tnú, về buôn làng Xô Man sẽ không
được kể hoặc sẽ được kể trên một phương diện khác, cái nhìn khác. Cụ Mết chính là
người giữ lửa, truyền lửa, truyền tinh thần yêu nước, nhiệt huyết cách mạng đến tất cả các
thành viên trong buôn làng Xô Man. Cụ cũng là một biểu tượng anh hùng, một con người
sử thi đối với câu chuyện Rừng xà nu nói riêng và đối với cả bn làng Xơ Man nói
chung.


<b>Bài tham khảo 4</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện đều toát lên vẻ oai hùng, của một người lãnh đạo cầm
đầu, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Một bàn tay chắc nịch nắm lấy vai
Tnú như một kìm sắt, khi anh nhìn cảnh Mai và con mình bị hành hạ, Tnú định từ gốc cây
chạy ra nhưng bàn tay cụ Mết đã giữ anh lại.


Ơng cụ có khn mặt quắc thước ấy râu dài tới ngực, đen bóng đơi mắt ơng sáng lên,
những vết sẹo trên người cũng láng bóng, ngực căng lên như một cây xà nu lớn trưởng
thành qua gió bão. Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cụ Mết bằng những câu văn
miêu tả một vị anh hùng, một già làng tộc trưởng được vạn người kính trọng. Qua những
nét vẽ đó ta thấy được cụ Mết là người vơ cùng cường tráng, khỏe mạnh có diện mạo
quắc thước, minh mẫn thể hiện sự nhanh nhẹn trong hành động lời nói và trí tuệ.


Trong nhân vật này chứa đựng sự trưởng thành của một con người từng trải đã trải qua
nhiều nắng gió của thời gian, của những khó khăn vất vả tạo thành một con người kiên
cường bất khuất khơng sợ gì. Trong giọng nói của cụ Mết tác giả Nguyễn Trung Thành
miêu tả cụ có giọng nói ồ ồ vang rộn cả núi rừng Tây Nguyên. Những lời nói của cụ tựa


như sấm truyền. Mỗi lần cụ nói như ra lệnh không bao giờ khen tốt hay giỏi với bất kỳ ai
mà chỉ nói những lời nói mang tính chất khích lệ như "Được". Nhưng mỗi lời ơng cụ nói
đều chắc nịch thể hiện một mệnh lệnh.


Trong lúc Tnú bị bọn thằng Dục tay sai bắt và tra tấn dã man lúc chúng tẩm nhựa xà nu
vào mười đầu ngón tay Tnú và đốt trong khoảnh khắc ấy từ "Giết" của cụ Mết vang lên
như một lời sấm truyền. Cụ đã chính tay giết chết tên Dục rồi cùng dân làng Xơ Man cứu
Tnú thốt khỏi vịng vây sự tra tấn của kẻ thù. Khi Tnú cùng quẫn, bất động vì vợ con bị
giết chết, mười đầu ngón tay bị thiêu đốt cịn hai nhưng cụ Mết chính là người đã cho anh
sức mạnh, cho anh thêm nghị lực để tiếp tục đứng lên chiến đấu với kẻ thù. Cụ Mết nói
"Khơng có tay cũng có thể dùng súng giết giặc".


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Đối với Tnú hay những đứa trẻ trong làng Xơ Man thì cụ Mết ln là một tấm gương sáng
để cho thế hệ sau phải noi theo. Tình yêu quê hương, trung thành với cách mạng của Tnú,
của bé Heeng, bé Dít đều do cụ Mết truyền lửa. Cụ Mết chính là người cha già của dân
làng Xô Man, là người soi sáng tinh thần, truyền ngọn lửa tự do cho những người dân nơi
đây.


Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện không nhiều trong tác phẩm Rừng xà nu nhưng lại là nhân
vật vô cùng quan trọng, thơng qua những gì mà nhà văn miêu tả về nhân vật này thì cụ
Mết chính là già làng với tinh thần yêu nước sâu sắc một lòng tin tưởng vào cách mạng,
vào Bác Hồ. Cụ Mết đã đọng lại trong lịng người đọc bởi hình ảnh mạnh mẽ, anh hùng,
một người truyền lửa cho những người dân làng Xô Man, cụ tựa như cây xà nu trưởng
thành hiên ngang, kiên cường trong gió bão.


<b>Bài tham khảo 5</b>


“Rừng xà nu” là tác phẩm mang đậm màu sắc sử thi khi tái hiện đầy chân thực khí phách,
tinh thần anh hùng của những con người Tây Nguyên anh hùng. Bên cạnh nhân vật Tnú,
sự xuất hiện của cụ Mết góp phần làm cho chất sử thi thêm đậm nét.



Cụ Mết là già làng, người đứng đầu của làng Xô Man, cụ là pho sử sống, biểu tượng cho
sức mạnh của truyền thống, của tinh thần đấu tranh bất khuất của con người Tây Nguyên,
là khúc sông thượng nguồn làm điểm tựa tinh thần vững chắc cho dân làng Xô Man qua
nhiều thế hệ.


Cụ Mết xuất hiện trong tác phẩm với dáng vẻ uy nghiêm, mạnh mẽ của người đứng đầu
một bản làng. Đó là một già làng “quắc thước, đôi mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở bên
má phải vẫn lãng bóng…ngực căng như một cây xà nu lớn” cùng nét cương nghị đầy
mạnh mẽ “một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy Tnú như một cái kìm sắt”.


Xây dựng nhân vật cụ Mết với những đường nét nghiêm nghị, vững chãi, tràn trề uy lực
tinh thần là cách nhà văn Nguyễn Trung Thành lí giải về địa vị, sức lôi cuốn, thuyết phục
mạnh mẽ của nhân vật cụ Mết đối với cộng đồng người dân làng Xô Man.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

tính cách đặc biệt, thể hiện được sự kì vọng cao của cụ Mết đối với người khác cũng như
đối với chính mình.


Giọng nói của cụ cũng có khả năng dẫn dắt đối với dân làng Xơ Man, đó là những tiếng
hơ hào khi làng Xơ Man nổi dậy cứu Tnú, cũng là tiếng trầm và lặng như tiếng vọng của
rừng núi khi cụ kể về cuộc đời nhiều biến cố của Tnú, về những chiến thắng oanh liệt của
làng, và cũng là những lời nhắc nhở đầy nghiêm khắc của cụ đối với con cháu: “Nghe rõ
chưa các con? Rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy…”.


Cụ Mết là một người có tình u nước sâu sắc, có ý thức gắn bó máu thịt với quê hương,
làng bản. Cụ luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của làng bản, về sức mạnh của rừng xà
nu “Khơng có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta” hay “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất
rừng núi này”.


Cụ ln hướng về ánh sáng của cách mạng, tin tưởng tuyệt đối với cách mạng, cụ ln


dặn dị con cháu “ Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. Từ tấm lòng yêu quê
hương, bản làng, Cụ Mết đã đến với cách mạng và dẫn dắt những con người làng Xơ man
đi theo cách mạng, đấu tranh giải phóng cho làng bản, quê hương.


Trái với vẻ ngoài quắc thước, nghiêm nghị, cụ Mết lại là con người giàu lòng yêu thương
đối với Tnú cũng như dân làng Xô man. Sau ba năm đi lực lượng, khi trở về làng thăm lại
quê hương, bà con, cụ Mết đã tiếp đón Tnú như một người cha già đối với người con đi xa
lâu ngày, cụ khích lệ, động viên Tnú “Ngón tay cịn hai đốt cũng bắn súng được”, nhìn
xuống bàn tay Tnú cụ lại xót xa, thể hiện sự căm hận với sự bạo tàn của kẻ thù “ ông cụ
đặt chén cơm xuống giận dữ”.


Khi được tặng gói muối từ những người đi xa, cụ không giữ lại cho riêng mình mà chia
đều cho những người trong làng, để dành cho những người đau ốm. Dù chỉ là hạt muối bé
nhỏ nhưng lại là vị mặn đậm đà của tình người trong trái tim của cụ.


Cụ Mết vững chãi, mạnh mẽ như một cây xà nu cổ thụ, là chỗ dựa vững chãi cho người
dân trong làng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

hai bàn tay khơng thì chẳng thể cứu nổi gia đình Tnú, vì vậy cụ đã vào rừng tìm thanh
niên, tìm giáo mác để đồng loạt nổi dậy giết chết kẻ thù.


Cụ Mết là già làng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, người dẫn dắt sáng suốt cho cả một cộng
đồng. Theo dõi câu chuyện về Tnú, hình ảnh cụ Mết hiện lên thật đẹp, gợi liên tưởng đến
những già làng, trưởng tộc trong sử thi, thần thoại, trong những bản trường ca anh hùng
của Tây Nguyên xưa.


<b>Bài tham khảo 6</b>


Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược đã có rất nhiều những truyện ngắn
được ra đời, các tác phẩm thơng qua những hình ảnh, nhân vật mà tái hiện lại một thời kì


chiến tranh ác liệt. Tiêu biểu cho các tác phẩm viết về giai đoạn này đó là tác phẩm Rừng
xà nu (1965) được in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là
sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế
quốc Mĩ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xơ-man Tnu, Dít, Mai, bét
Heeng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu làng là Cụ Mết. Một biểu tượng
chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh của làng Xô-man.


Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu quanh làng Xô Man của người Strá. Một
rừng xà nu bất chấp đạn bom, vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù để tiếp nhận ánh
nắng mặt trời duy trì sự sống của mình, rừng xà nu tràn trề sức sống cho dù đại bác của
bọn giặc “đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng vào
xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” dồn dập nã chết chóc đau thương vào nó. Trong tác
phẩm Nguyễn Trung Thành đã đồng nhất hình tượng cây xà nu với hình tượng dân làng
Xơ Man yêu nước.


Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiện của cụ qua ngòi bút của
nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng
bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt… Ơng cụ vẫn
quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch
ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!.. ngực căng như một cây xà nu lớn…”


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

bóng cho thấy cụ mang dáng dấp đúng của một người già làng, đôi mắt sáng xếch ngược
hiện lên một con người có trí tuệ tinh nhanh và uy cường.


Với chút miêu tả đó nhà văn cũng đã phần nào chứng tỏ được Cụ Mết là sức mạnh của núi
rừng Tây Ngun. Nhưng khơng chỉ dừng lại đó nhà văn cịn miêu tả về giọng nói của cụ
Mết với một giọng nói “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” không chỉ minh chứng cho sức
ngân vang của cụ mà còn khẳng định sự lãnh đạo và chỉ huy được đám đông làng
Xô-man.



Cụ Mết là đại diện cho vẻ đẹp cha ông. Cụ là một già làng sáng suốt, ông là thế hệ những
con người trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống quân thù của dân tộc ta. Ông đã
trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt và trường tồn sang kháng chiến chống Mĩ.
Cụ là người có sức ảnh hưởng lớn đối với dân làng, Cụ hiểu được tầm quan trọng của cán
bộ Đảng ta "Cán bộ là Đảng, Đảng cịn thì nước cịn”. Nhưng để hiểu vì sao cụ Mết lại có
niềm tin sâu sắc vào Đảng thì đó chính là nhờ vào sự am hiểu tường tận và giành giọt
đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến lấy bạo lực cách mạng để
đập tan bạo lực phản cách mạng (chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo).


Qua ngịi bút của nhà văn cụ Mết hiện lên là một con người có lịng u dân làng, u
nước và căm thù giặc sâu sắc. Tiêu biểu cho sự giáo dục của cụ là bé Heeng – bé Heeng
đã tiếp thu truyền thống của anh T-nú qua cách giáo dục của cụ Mết. Trong lịng cụ T-nú
hiện lên chân thật “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.


Cụ thương những người dân làng Xô-man như người thân trong nhà với một sự đùm bọc,
lãnh đạo che trở cho tất cả các thành viên. Từ đó, mà cụ trở thành người cha tinh thần,
người truyền ngọn lửa tự do, và là linh hồn cho cuộc đồng khởi của dân làng Xơ- man.
Qua ngịi bút của tác giả, hình ảnh cụ Mết hiện lên là một người già làng, hết lòng tin
tưởng Đảng và theo Đảng. Cụ Mết mãi là hình tượng khơng chỉ cho thế hệ trẻ kháng
chiến chống Mĩ noi theo mà còn cho cả thế hệ trẻ ngày nay trong việc yêu quê hương, đất
nước và xây dựng một đất nước ngày một tốt đẹp.


<b>Bài tham khảo 7</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

làng hết sức kiên cường, bất khuất, là sợi dây là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là người
tiếp lửa và truyền lửa cho thế hệ mai sau.


Dù chỉ là một nhân vật phụ trong tác phẩm, nhưng cụ Mết có vai trị hết sức quan trọng.
Bởi vậy nên ngoại hình cũng như tính cách nhân vật luôn được nhà văn hết sức chú trọng.
Đọc những đoạn văn nói về cụ Mết, ta ấn tượng về một người già làng mạnh mẽ, quyết


đoán, tuy lớn tuổi nhưng còn mạnh khỏe và hết sức minh mẫn: “một bàn tay trắc nịch
nắm chặt lấy Tnú như một cái kìm sắt” những từ nhữ miêu tả khác như “quắc thước” “mắt
sáng và xếch ngược” “vết thẹo ở má bên phải vẫn láng bóng” “ngưng căng như một cây
xà nu lớn” đã cho thấy sức vóc, cũng như thần trí tinh thơng của cụ.


Qua sự miêu tả của tác giả ta có thể thấy cụ Mết là người đàn ông từng trải, sắc sảo, kiên
cường, có uy lực mạnh mẽ đối với cộng đồng. Những lời nói, lời chỉ huy của cụ hết sức
mạnh mẽ, quyết đốn khi thì “vang” để kêu gọi đồng bào đứng lên khi lại “trầm và nặng”
để kể về quá khứ lịch sử, để khắc sâu vào tâm khảm thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc,
khơi dây lòng căm thù giặc. Lời khen đối với cụ là điều vô cùng hiếm hoi, ai làm tốt lắm,
cụ cũng chỉ khen một chữ “được”. Yêu cầu cao đối với người khác như vậy, chứng tỏ bản
thân cụ cũng rất khe khắt với chính mình.


Sâu thẳm trong tâm hồn người có vẻ ngồi kiên cường, cứng rắn ấy lại là con người có
tình u q hương sâu sắc, sự gắn bó sâu nặng với quê hương. Tình u q hương được
thể hiện qua những câu nói hết sức chân thành “khơng có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”
“gạo người Strá mình làm ra là ngon nhất núi rừng này”. Đối với cụ Mết bất cứ sơn hào
hải vị nào cũng không thể sánh được với sản vật quê hương.


Trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng, ác liệt, cụ Mết chính là cây xà nu lớn,
là chỗ dựa tinh thần cho bản làng, để đưa đường chỉ lối cho nhân dân. Cụ là người đem
Đảng đến với mọi người, cụ trung thành tuyệt đối với cách mạng. Đối với cụ “cán bộ là
Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

nhìn xa trơng rộng, cụ ln động viên, dặn dò mọi người dự trữ lương thực, bởi cuộc
chiến với giặc Mĩ là cuộc chiến trường kì.


Nếu như Tnú có đơi lúc vì tình thân mà có những hành động cảm tính thì cụ Mết lại là
người hết sức tỉnh táo, sáng suốt trong việc nhận định tình hình. Cụ có thể khống chế cảm
xúc của bản thân trong những lúc gay go, quyết liệt nhất để đưa ra những hành động


chính xác, đứng đắn lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh. Trước trận đòn roi mà Mai phải
chịu đựng, cụ đã có quyết định hết sức sáng suốt “Tao cũng chỉ có hai bàn tay khơng. Tạo
quay vào rừng … tìm bọn thanh niên …tìm giáo mác”. Ý chí sáng suốt đó của người đứng
đầu đã giúp dân làng chiến thắng lại kẻ thù tàn bạo.


Trong quá trình đấu tranh sẽ xảy ra biết bao đau thương mất mát. Kể lại với con cháu, cụ
Mết không chỉ nhắc lại những đau thương, những chiến thắng ta đạt được, mà còn khái
quát quy luật trong chiến đấu, trong cách mạng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo”. Sự khái qt đó là vơ cùng chính xác và đúng đắn với lịch sử cách mạng nước nhà.
Khi quân thù xâm lược, ta không thể nhún nhường, nhượng bộ mà phải sử dụng bạo lực
cách mạng để giành lại tự do, độc lập cho muôn dân.


Cụ Mết là một hình tượng đẹp đẽ, là người đứng đầu, người dẫn dắt chỉ lối cho thế hệ mai
sau. Với ngòi bút miêu tả đặc sắc, chân thật tác giả đã tạc lại cho bạn đọc một chân dung
thật sống động về người già làng của người Tây Nguyên. Qua nhân vật này, Nguyễn
Trung Thành thể hiện tấm lòng ca ngợi chân thành với những con người Tây Nguyên kiên
cường, bất khuất trong cuộc kháng chiến trường kì với đế quốc Mĩ.


</div>

<!--links-->

×