Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kiểm tra 1 tiết tiếng việt tuần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.75 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỀM TRA I TIẾT
MÔN: TIẾNG VIỆT/ LỚP 9
**********
I .LÝ THUYẾT (5đ)
Câu 1: Nêu khái niệm các phương châm hội thoại đã học? (2,5đ)
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?(1đ)
Câu 3: Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ?(1,5đ)
II .BÀI TẬP (5 đ)
Câu 1: “ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào?(1đ)
Câu 2: Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau (2đ)
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
(Tre Việt nam-Nghuyễn Duy)
Câu 3: Tìm trường từ vựng với giáo dục và cho biết các từ trong trường từ vựng đó thuộc từ
loại gì?(1đ)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoàng 5 câu trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp.(1đ)
ĐÁP ÁN
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Nêu đầy đủ và chính xác khái niệm 1 phương châm hội thoại thì được (0,5đ)
Câu 2: Sự khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp:
a. Lời dẫn trực tiếp là lời nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc
nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.(0,5đ)
b. Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều
chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.(0,5đ)
Câu 3: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được
dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. (0,5đ)
Đặc điểm thuật ngữ: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái


niệm chỉ biểu thị một thuật ngữ. (0,5đ) Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,5đ)
II. BÀI TẬP
Câu 1: Câu tục ngữ cần khuyên chúng ta cần cân nhắc khi nói, để trách mất lòng hoặc làm
tổn thương người khác. (0,5đ) Liên quan đến phương châm lịch sự. (0,5đ)
Câu 2: Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ là: nhân hoá và điệp ngữ. (1đ)
Nhân hoá cây tre: “ thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu”cây tre quấn quýt nhau trong
gió bão gợi lên tình yêu thương đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống.(1đ)
Câu 3: Cùng trường từ vựng với giáo dục là: nhà trường, học sinh,hiệu trưởng, lớp học,
bảng đen….Các từtrong trường từ vựng đều là danh từ.
Câu 4: Viết đoạn văn đúng hay có sử dụng lời dẫn trực tiếp.(1đ)Tuỳ theo cách viết của học
sinh mà chấm điểm.

×