Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tải Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 - Sáng kiến kinh nghiệm bậc Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.93 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>



<b>ĐỀ TÀI: “GIÚP HỌC SINH LỚP 5 CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ: TỪ ĐỒNG</b>


<b>ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA ”</b>



<b>I- ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>


<b>1- Lý do chọn đề tài:</b>


Mở rộng vốn từ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của mơn Tiếng Việt nói chung
và phân mơn Luyện từ và câu nói riêng. Trong đó “ Từ đồng âm ” và “ Từ nhiều nghĩa ”
là các loại từ quan trọng, nó được xem như là


“ Hiện tượng đặc thù ” của Tiếng Việt. Việc nhận diện hai loại từ này đối với người lớn
đã khó, với học sinh lớp 5 lại càng khó hơn nhiều. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng
nghiệp, sinh hoạt chun mơn, tơi thấy học sinh rất khó khăn khi xác định nghĩa để phân
biệt từ, đặc biệt là những từ xuất hiện trong văn cảnh. Chính vì vậy mà mỗi nội dung kiến
thức nói chung, kiến thức về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa nói riêng cần phải được củng
cố và củng cố một cách kịp thời, có hiệu quả mới hy vọng học sinh nhận diện và phân
biệt cũng như sử dụng tốt trong nói và viết. Việc củng cố kiến thức đó cần được vận dụng
trong mọi nơi, mọi lúc phù hợp và có thể. Đặc biệt thời gian tăng buổi là thời gian thích
hợp, thiết thực nhất cho việc củng cố kiến thức này. Tuy vậy, để có kết quả như mong
muốn thì cũng cần phải xác định sử dụng thời gian tăng buổi đó như thế nào? Với nội
dung gì? Đó chính là nội dung tôi muốn đề cập đến trong đề tài này ở phạm vi một tiết
học tăng buổi.


<b>2- Đối tượng nghiên cứu:</b>


Đối tượng nghiên cứu là giáo viên, học sinh lớp 5 (Người dạy và người học). Đó là
hai yếu tố gắn chặt và tác động lẫn nhau.



<b>3- Nhiệm vụ nghiên cứu:</b>


Qua trực tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh phân biệt Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa
còn rất hạn chế, nên bản thân cố gắng làm sao đó để đóng góp ý kiến nhỏ của mình cùng
với bạn đồng nghiệp tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy
cho học sinh phân biệt Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- PP đàm thoại.
- PP thảo luận nhóm.
- PP trị chơi.


- PP điều tra.


- PP Thực nghiệm.


- PP nghiên cứu sản phẩm học sinh.
<b>5- Tài liệu nghiên cứu;</b>


- Sách học sinh Tiếng Việt tập 1 Lớp 5.
- Sách GV Tiếng Việt tập 1 Lớp 5.
- Sách thiết kế Tiếng Việt tập 1 Lớp 5.
- Một số tài liệu khác.


<b>II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:</b>


<i><b>1- Thực trạng về việc dạy học Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa:</b></i>


Sau khi học về Từ đồng âm học sinh nắm được “ Từ đồng âm là những từ giống
nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa ”. Rất nhiều học sinh nêu được định nghĩa
này, thậm chí là học thuộc lịng và đã biết vận dụng vào việc xác định từ đồng âm, mặc


dù chưa được chính xác, vẫn có những học sinh cịn lúng túng. Nhưng sau những tiết
củng cố, luyện tập trong các giờ tăng buổi, học sinh dần dần nắm được và vận dụng được
từ đồng âm. Đến khi xuất hiện từ nhiều nghĩa thì học sinh thực sự lúng túng. Lúng
túng-phân vân giữa việc xác định, túng-phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Nhiều học sinh thậm
chí chỉ biết đốn mị tìm kết quả.


<i><b>2- Định hướng củng cố Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đó thì chỉ có vận dụng trong thời gian tăng buổi, hay trong các giờ luyện tập, đặc biệt
việc củng cố kiến thức không chỉ ngày một, ngày hai mà phải cả quá trình, mọi lúc, mọi
nơi có thể. Song sau tiết học về Từ nhiều nghĩa thì cần thiết phải có tiết củng cố kiến thức
này, củng cố một cách tổng hợp về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa, vận dụng trong giờ
tăng buổi. Nói là củng cố kiến thức chung nhưng cũng phải bắt đầu từ các ví dụ cụ thể,
qua đó để thấy được chỗ “ hổng ” của học sinh để kịp thời củng cố, khắc sâu. Một trong
những tiết củng cố kiến thức đó là tiết: “ Ôn tập về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa ” (áp
dụng cho tiết tăng buổi, sau khi học bài “ Từ nhiều nghĩa ”).


<i><b>3. Cách thực hiện:</b></i>


<b> 3.1) xác định mục tiêu tiết học:</b>
Giúp hs khắc sâu các kỹ năng:


- Đặt câu có từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.


- Phân biệt các từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển).
- Xác định được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.


<b>3.2) Chuẩn bị đồ dùng:</b>
- Bảng con, bảng phụ.



- Bìa viết sẵn các bài tập để tổ chức trò chơi. Bút lông.
<b>3.3) Các bước thực hiện:</b>


<i><b> a) Bước 1: Củng cố kiến thức: (4 phút)</b></i>


- Yêu cầu học sinh tiếp nối nêu khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, cho ví dụ.
- Từ khái niệm đó GV chốt lại cho HS:


+ Từ đồng âm: Nghĩa khác nhau hoàn toàn.


+ Từ nhiều nghĩa: Có mối liên hệ với nhau về nghĩa (Nói cách khác, các từ nhiều nghĩa
thường có chung một nét nghĩa nào đó). Nghĩa là với từ nhiều nghĩa trước hết phải xác
định nghĩa “gốc” sau đó xác định nghĩa “chuyển”


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Cho các cặp từ sau: Chiếu sáng- Chiếc chiếu; kén tằm- kén ăn; chạy ăn- chạy</b>
<b>chậm; ăn tối- ăn xăng; đùm mọc- mọc răng; đầu cầu- đầu lưỡi; kho cá- nhà kho.</b>


<b>Hãy xếp các từ trên vào bảng sau cho hợp lý:</b>


<b>Cặp từ có chứa từ đồng âm</b> <b>Cặp từ có chứa từ nhiều nghĩa</b>


………
………
………
………...


………
………
………
………...



+ Yêu cầu học sinh đọc thầm nội dung bài tập, nêu yêu cầu bài tập và thảo luận nhóm 2
theo yêu cầu của bài tập.


+ Đại diện các nhóm nêu kết quả, giải thích lý do, cả lớp theo dõi, nhận xét.


+ GV nhận xét bằng cách phân tích cặp từ, nhấn mạnh ở các đặc điểm cơ bản của từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa để giúp học sinh dễ hình dung, đồng thời biết vận dụng vào các bài
tập khác.


Ví dụ: - “Chiếu” trong “Chiếu sáng” nghĩa là gì?
- “Chiếu” trong “Chiếc chiếu” nghĩa là gì?


- Như vậy “Chiếu” trong “Chiếu sáng” và “Chiếu” trong “Chiếc chiếu” nghĩa có
giống nhau khơng? Vậy nó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?


+ Làm tương tự với các cặp từ còn lại. (Có thể là giáo viên cho hs tự phân tích), gv chỉ
chốt kết quả đúng, đồng thời qua kết quả củng cố thêm lý thuyết về từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa cho học sinh, giúp học sinh có kỷ năng vận dụng tốt vào thực tế bài tập về từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Xác định nghĩa của từ được gạch ở dưới trong các tổ hợp từ sau, rồi phân chia</b>
<b>các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển.</b>


a) Đầu người, đầu van, đầu cầu, đầu làng, đầu sông, đầu lưỡi, đầu đàn, đứng đầu,
cứng đầu, dẫn đầu.


b) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng
bát, miệng giếng, miệng túi, vết thương đã kín miệng, nhà có 5 miệng ăn.



c) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo
cáo, hở sườn, đánh vào sườn địch.


<b>Những từ mang nghĩa gốc</b> <b>Những từ mang nghĩa chuyển</b>


………
………
………
……….


………
………
………
………


- Với bài tập này cho học sinh thảo luận nhóm 4 và làm vào bảng phụ, sau đó gọi
một số nhóm lên đính kết quả. các nhóm khác cùng nhận xét, bổ sung.


- GV nhận xét, chốt lại ý đúng. Cho điểm các nhóm.


* Ở bài tập này khơng phải là phân biệt từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa mà chỉ xác
định nghĩa gốc, nghĩa chuyển, tức học sinh hiểu hơn về từ nhiều nghĩa đó cũng là cơ sở
để học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.


<i><b>3. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Học sinh làm bài xong, giáo viên gọi một số học sinh đọc những câu mà các em
đã đặt và nói rõ câu nào sử dụng từ đồng âm, câu nào sử dụng từ nhiều nghĩa? Đó là
những từ nào?



c) Hoạt động nối tiếp: (6 phút) Trị chơi tiếp sức.
“ Tìm nhanh từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ”
* Mục tiêu:


- Rèn kỷ năng nhận biết nhanh các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- Luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn khi làm bài.
<b>* Chuẩn bị:</b>


GV viết sẵn vào hai tờ bìa bài tập sau:


Trong các từ được gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều
nghĩa?


<i><b>+ Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.</b></i>
<i> - Tấm lòng vàng.</i>


<i> - Ông tôi mua bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.</i>
<i><b>+ Bay: - Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.</b></i>


<i> - Đạn bay rào rào.</i>


<i> - Chiếc áo này đã bay màu.</i>
<b>* Cách tiến hành:</b>


- GV đính hai tờ bìa đã viết sẵn bài tập lên bảng.
- GV nói tên trị chơi


- Hướng dẫn cách chơi.


+ Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của trò chơi.


+ GV nói rõ luật chơi…


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

từ đồng âm (Đ Â), mỗi lần lên chỉ viết dưới một từ, viết xong xuống dưới cùng của
nhóm, cứ như thế cho đến hết thời gian. (Lưu ý: Mỗi thành viên trong nhóm phải lên hai
lần vì bài tập có 6 từ).


+ Giáo viên nói rõ thời gian trị chơi, nhóm nào tìm nhanh, đúng, nhóm đó sẽ thắng
cuộc.


- Khi trị chơi kết thúc, giáo viên có thể gọi một số học sinh dưới lớp nói lại nghĩa
của từng câu trong trò chơi để giúp các em một lần nữa nắm chắc kiến thức về từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa.


<b>III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC:</b>


Sau khi học sinh được học về Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa, được củng cố lại kiến
thức đó qua các tiết tăng buổi như trên, tơi thấy kết quả có nhiều khả quan, đặc biệt nhiều
học sinh hứng thú học tập hơn trước, khơng cịn bỡ ngỡ, đốn mị khi tìm từ đồng âm, từ
nhiều nghĩa như trước nữa. Do vậy kết quả thu được cũng cao hơn. Điều đó thể hiện rõ
qua bảng so sánh sau:


<i><b>1. Kết quả học sinh học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa khi chưa được củng cố theo cách</b></i>
<i><b>trên.</b></i>


TSHS LỚP


KẾT QUẢ THU ĐƯỢC





Giỏi <sub> Khá</sub> <sub> Trung bình</sub> <sub> Yếu</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

32 5B 1 3 7 22 18 56 6 19


<i><b>2. Sau khi củng cố kiến thức như trên thì đã thu được kết quả như sau:</b></i>


TSHS LỚP


KẾT QUẢ THU ĐƯỢC




Giỏi <sub> Khá</sub> <sub> Trung bình</sub> <sub> Yếu</sub>


SL % SL % SL % SL %


32 5B 11 34 16 50 5 16 0 0


<b>IV- KẾT LUẬN:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

mới mẽ và khá khó đối với học sinh, trong đó khơng thể khơng nói đến Từ đồng âm và
Từ nhiều nghĩa. Vẫn biết rằng việc giúp học sinh phân biệt và nhận diện Từ đồng âm và
Từ nhiều nghĩa phải là cả một q trình khơng chỉ có một, hai tiết học mà thấy hiệu quả
ngay được. Thế nhưng thời lượng dành cho nội dung từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở
chương trình cũng khơng phải là nhiều mà lại địi hỏi học sinh phải hiểu và vận dụng
được trong nói và viết tuy ở mức độ đơn giản, nên việc dành thời gian tăng buổi để củng
cố thêm nội dung kiến thức này cho học sinh là rất cần thiết, bổ ích. Và thực sự qua việc
củng cố kiến thức cho học sinh như trên đã đem lại kết quả khơng nhỏ đó là:


- Học sinh hiểu hơn về Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa thể hiện: Biết phân tích để


nhận diện một cách có căn cứ.


- Việc đặt câu với từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đã được học sinh thực hiện khá
nhanh, khơng cịn lúng túng như trước.


- Khả năng vận dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa vào nói, viết đã linh hoạt hơn.
Tất nhiên khơng phải học sinh nào cũng đạt được kết quả như trên, nhưng nhìn
chung là việc củng cố đã có hiệu quả, chắc chắn với một số tiết luyện tập hay củng cố
tiếp theo thì kết quả sẽ vững vàng, chắc chắn hơn.


<b>V- KIẾN NGHỊ:</b>


Mặc dù đã định hướng được cách củng cố cho học sinh về Từ đồng âm và Từ nhiều
nghĩa, nhưng thực chất đây vẫn là một vấn đề khó, rắc rối và rất nhiều giáo viên muốn
được tìm hiểu để nâng cao, mở rộng vốn hiểu biết của mình nhằm dạy học sinh đạt hiệu
quả cao hơn. Vì vậy tôi xin được kiến nghị:


- Các thư viện trường Tiểu học nên có thêm các tài liệu về Từ đồng âm, Từ nhiều
nghĩa để GV tiện tham khảo, tìm thêm bài tập cho học sinh.


- GV được nghe thêm, học hỏi thêm về mơn Tiếng Việt nói chung và phần Từ đồng
âm, Từ nhiều nghĩa nói riêng thơng qua các tiết chuyên đề, học bồi dưỡng thường xuyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Mặc dù kết quả vẵn còn rất khiêm tốn nhưng đã có nhiều khả quan hơn trong việc
giúp HS hiểu Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa và chắc chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn
chế. Tuy vậy tôi muốn viết lên đây để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong sự
góp ý của đồng nghiệp và Ban giám khảo để tơi có điều kiện tốt hơn khi dạy Từ đồng âm,
Từ nhiều nghĩa.


Tôi xin chân thành cảm ơn !


<b>Tham khảo SKKN lớp 5</b>


</div>

<!--links-->

×