Tải bản đầy đủ (.doc) (205 trang)

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 205 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------------

LÊ ĐỨC TÍN

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO
TẠI KON TUM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------------------

LÊ ĐỨC TÍN

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO
TẠI KON TUM

Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Bá Ân
2. TS. Đặng Thị Thu Hoài



Hà Nội, năm 2020

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án

Lê Đức Tín

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội thuộc
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam. Tôi luôn được sự giúp đỡ của
cơ quan và các đồng nghiệp trong q trình thực hiện luận án. Tơi xin trân trọng
cảm ơn Học viện KHXH và Khoa Kinh tế học, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lòng tri ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Bá
Ân và TS. Đặng Thị Thu Hồi đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tơi hoàn thành luận
án. Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực nôngnghiệp, các cơ
quan quản lý nhà nước nông nghiệp ở địa phương và các Viện nghiên cứu. Tơi
xin bày tỏ lịng cảm ơn các doanh nghiệp và hộ nơng dân đã giúp tơi trong q
trình thu thập số liệu và thông tin phục vụ cho luận án.


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tơi, đồng thời có những ý kiến đóng
góp trong q trình tơi thực hiện và hoàn thành luận án.
Kon Tum, ngày

tháng 12 năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Đức Tín

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 4
5. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................................... 9
6. Đóng góp mới của luận án............................................................................................................ 9
7. Kết cấu của luận án......................................................................................................................... 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN VỀ NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO........................................................... 10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi:............................................................................. 10
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.................................................................................... 12
1.2.1 Nhóm các cơng trình nghiên cứu phát triển nơng nghiệp công nghệ cao
liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp............................................... 13

1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công
nghệ cao theo nhu cầu thị trường......................................................................................... 15
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công
nghệ cao gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu..................16
1.2.4. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nơng nghiệp ứng
dụng nghệ cao:............................................................................................................................ 17
1.2.5. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công
nghệ cao theo chuỗi giá trị nông sản.................................................................................. 19
1.2.6 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nơng nghiệp công
nghệ cao gắn với liên kết ngành, liên kết vùng............................................................... 20
1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến phát triển NNCNC
và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án............................................................ 21
1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến luận án.......................21
1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu..................................................... 22

iii


Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO................................................................................................... 23
2.1. Các khái niệm và lý thuyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao..........23
2.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC, NN hiện
đại, NNCNC, phát triển NNCNC)....................................................................................... 23
2.1.2 Lý thuyết liên quan đến phát triển NNCNC......................................................... 27
2.2. Đặc điểm và sự cần thiết phát triển nông nghiệp công nghệ cao..................... 32
2.3 Những đặc trƣng chủ yếu của nông nghiệp công nghệ cao................................. 35
2.4. Nội dung, hình thức và tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC........................... 37

2.4.1. Nội dung phát triển NNCNC..................................................................................... 37
2.4.2 Hình thức phát triển NNCNC......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC..................................................................... 40
2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NNCNC..................................................... 43
2.5.1 Nhân tố nội lực của các chủ thể ứng dụng NNCNC.......................................... 44
2.5.2 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển NNCNC..................................... 46
2.6. Kinh nghiệm phát triển NNCNC và rút ra bài học kinh nghiệm....................50
2.6.1. Phát triển NNCNC ở một số nước.......................................................................... 50
2.6.2. Phát triển NNCNC ở một số tỉnh thành trong nước......................................... 56
2.6.3. Những bài học rút ra cho Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng.....63
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO TẠI KON TUM..................................................................................................................... 67
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến phát triển NNCNC............67
3.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển NNCNCError! Bookmark no
3.1.2. Các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, xã hội tác động đến phát triển NNCNCError! Book
3.2. Cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển nông nghiệp tại Kon TumError! Bookmark n

3.2.1. Cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:..............67
3.2.2. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại
tỉnh Kon Tum............................................................................................................................... 71
3.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum.....................82
3.3.1. Khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội phát triển nông nghiệp công nghệ caoError! Book

iv


3.3.2. Thực trạng nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ
phát triển nông nghiệp công nghệ cao................................................................................ 82
3.3.3. Thực trạng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao............91
3.3.4. Thực trạng hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp

công nghệ cao.............................................................................................................................. 91
3.3.5. Thực trạng liên kết chuỗi trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao....95
3.3.6. Thị trường tiêu thụ nông sản của Kon Tum......................................................... 98
3.3.7. Tác động của các chính sách và nguồn vốn đầu tư phát triển nông
nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum.........................Error! Bookmark not defined.
3.4. Đánh giá chung về những thành quả, những khó khăn và hạn chế về
phát triển NNCNC tại Kon Tum............................................................................................... 99
3.4.1 Những kết quả đạt được............................................................................................... 99
3.4.2 Những mặt chưa được, hạn chế phát triển NNCNC ở Kon Tum:..............102
3.4.3. Những khó khăn, thách thức đối với phát triển NNCNC ở Kon TumError! Bookma

3.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra về
phát triển NNCNC tại Kon Tum............................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại
Kon Tum:........................................................................................................................................... 109
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NÔNG

NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở KON TUM.................................................................. 114
4.1. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc và dự báo các yếu tố ảnh hƣởng đến phát
triển NNCNC tại Kon Tum....................................................................................................... 114
4.1.1 Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến phát triển NNCNC tại Kon
Tum............................................................................................................................................... 114
4.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường tiêu thụ nông sản cho Việt
Nam và Kon Tum.................................................................................................................... 119
4.1.3 Chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam mang lại
cơ hội cho phát triển NNCNC của Kon Tum................................................................ 124
4.1.4. Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu tác động đến phát triển NNCNC
(Phân tích SWOT)................................................................................................................... 125

v


4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển NNCNC ở Kon Tum............................127
4.2.1. Quan điểm về phát triển NNCNC ở Kon Tum................................................ 127
4.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển NNCNC cho tỉnh Kon Tum...............128
4.3. Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum .. 131

4.3.1. Nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển SXNN nói chung và quy
hoạch phát triển NNCNC nói riêng và đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu................131
4.3.2. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, tăng cường ứng dụng
công nghệ cao và quy trình sản xuất tiên tiến để phát triển NNCNC..................132
4.3.3. Đẩy nhanh việc thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất đáp ứng yêu cầu
phát triển NNCNC.................................................................................................................. 137
4.3.4. Phát triển thị trường cả trong và ngoài nước gắn với việc xây dựng
thương hiệu nông sản của Kon Tum................................................................................ 139
4.3.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất
theo chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị nông nghiệp để phát triển NNCNC........141
4.3.6. Giải pháp về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho phát triển
NNCNC....................................................................................................................................... 143
4.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển
NNCNC....................................................................................................................................... 147
4.3.8. Giải pháp phát triển NNCNC đảm bảo yếu tố xã hội và bảo vệ mơi
trường thích ứng với biến đổi khí hậu............................................................................. 148
4.3.9 Về cơ chế chính sách:................................................................................................. 151
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 152
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............................... 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 155
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 163


vi


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

CNC

Công nghệ cao

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

DNNNCNC

Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

ND

Nông dân

NNCNC


Nông nghiệp công nghệ cao

NNƯDCNC

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

KTQT

Kinh tế quốc tế

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

HTX

Hợp tác xã

THT

Tổ hợp tác

BĐKH

Biến đổi khí hậu


UBND

Ủy ban Nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế



Trung ương

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả chăn nuôi giai đoạn 2010-2018 (Giá hiện hành)................................ 70
Bảng 3.2: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất lúa.................................................... 85
Bảng 3.3: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất rau................................................... 86
Bảng 3.4: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất cà phê niên vụ 2018-2019......86
Bảng 3.5.: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong chăn nuôi heo.............................................. 88
Bảng 3.6: Ứng dụng KHCN và CNC trên 1 số cây trồng vật ni (2018)...................90
Bảng 3.7. Trình độ người ND........................................................................................................ 76
Bảng 3.8. Trình độ quản lý của DN............................................................................................. 76
Bảng 3.9: Lao động thường xuyên của 1 DNNN................................................................... 92
Bảng 3.10: Lao động mùa vụ của 1 DNNN............................................................................. 93
Bảng 3.11: Hiệu quả ứng dụng KHCN trong sản xuất mía................................................ 96
Bảng 3.12: Ứng dụng KHCN và CNC của các hộ ND trong SXNN Kon Tum
(Năm 2018)........................................................................................................................... 106
Bảng 3.13: Tỷ lệ ứng dụng KHCN và CNC của DN......................................................... 106

Bảng 3.14: Tỷ lệ ứng dụng KHCN và CNC của hộ ND................................................... 106
Bảng 3.15. ND đánh giá về những chính sách thúc đẩy phát triển NNCNC............107
Bảng 3.16. DN đánh giá về những chính sách thúc đẩy phát triển NNCNC............108
Bảng 3.17. Nguồn vốn và vốn đầu tư cho nông nghiệp.................................................... 108
Bảng 3.18. Thực trạng liên kết DN và ND theo chuỗi phát triển NNCNC..............103

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế (giá hiện hành).................... 67
Biểu đồ 3.2. Giá trị sản xuất và Cơ cấu nông lâm thủy sản 2010-2018 (Giá hiện
hành).......................................................................................................................................... 68
Biểu đồ 3.3. GTSX và Cơ cấu ngành nông nghiệp (Giá hiện hành)............................... 69
Biểu đồ 3.4 Giá trị sản xuất và Cơ cấu cây hàng năm (Giá hiện hành).........................69
Biểu đồ 3.5. Kết quả của chăn nuôi giai đoạn 2010 -2018. Nguồn: Niên giám
thống kê tỉnh Kon Tum 2018........................................................................................... 70

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 35 năm đổi mới, nền nơng nghiệp hàng hóa Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, giá trị sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa gia tăng nhiều lần và
ngày càng đa dạng. Nơng nghiệp ln đóng vai trị quan trọng trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, đảm bảo Quốc phịng, An ninh. Những năm gần đây, sản xuất nông
nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ đẩy mạnh ứng dụng cơng

nghệ cao, từ đó, tăng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, đời sống người
nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu ứng dụng cơng nghệ cao vào
sản xuất nơng nghiệp đã đóng góp rất lớn tạo những bước đột phá mới về chủng loại,
số lượng và chất lượng nông sản. Nhiều nông sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn
trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ, thủy sản…
Thực tiễn việc triển khai ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho
thấy có nhiều chủ thể tham gia như doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác và các hộ
nông dân, nhiều mô hình nơng nghiệp ứng dụng CNC đã thành cơng nhất định. Điều
đó chứng tỏ rằng NNCNC giúp nơng dân giảm phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu do đó
có thể chủ động và mở rộng quy mô sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường. Ngồi ra, q trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản áp
dụng công nghệ tiên tiến cịn góp phần bảo vệ mơi trường.
Dù bước đầu đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, quy mơ sản xuất
nơng nghiệp vẫn cịn manh mún với hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, ứng dung khoa
học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều và phổ biến, năng suất, chất
lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao đang đặt ra những thách thức không
nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững.
Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ, tồn diện đến ngành nơng nghiệp
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cơng nghệ số sẽ hình thành phương thức
sản xuất mới, tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả trong nông
nghiệp; giúp cải thiện chất lượng, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ứng dụng
trong chương trình bảo hiểm, khuyến cáo trong các quyết định đầu tư trồng trọt của
người sản xuất. Sự kết hợp giữa internet vạn vật và dữ liệu lớn sẽ làm thay đổi hoàn
1


toàn chuỗi cung ứng, chuyển từ hệ thống phân phối truyền thống sang buôn bán trực
tuyến và kết nối người tiêu dùng với người sản xuất, phân tích và dự báo nhu cầu để

ra quyết định sản xuất. Công nghệ viễn thám kết hợp với internet vạn vật và dữ liệu
lớn để giúp hỗ trợ quản lý thông tin cho quy hoạch, giám sát cung - cầu, quản lý và
cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, kết nối thị trường và phản hồi chính sách nơng nghiệp
và phát triển nơng thơn. Ngoài ra, internet vạn vật sẽ giúp tăng hiệu quả truy xuất
nguồn gốc và kiểm sốt an tồn thực phẩm. Thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu
quả cơng nghệ cao trong lĩnh vực nơng nghiệp, góp phần xây dựng nền nơng nghiệp
phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hố lớn, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm cao và ổn định;
ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu
dài còn mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản
Việt Nam . Nếu nắm bắt được cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại,
Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp khoảng
cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới và ngành NNCNC sẽ
phát huy được lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu
trên thế giới và Việt Nam, và việc phát triển NNCNC ở các địa phương khơng
thể ở ngồi cuộc là tất yếu, đến nay một số địa phương trong nước (Lâm Đồng,
Sơn La, TP HCM,…) đã và đang thực hiện thành công sản xuất nơng sản có
năng suất tăng cao, chất lượng vượt trội, quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, nhãn
hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối sản phẩm với người tiêu dùng dễ dàng, đẩy
mạnh và tăng cao giá trị xuất khẩu, tăng nhanh về giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu
ngành kinh tế nhất là giá trị NNCNC, liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, …tuy nhiên hiện nay các mơ hình ứng dụng CNC trong sản xuất nơng nghiệp cịn
nhỏ lẻ, phân tán và tỷ lệ áp dụng chưa cao và chưa đồng bộ, hầu hết mới chỉ ứng dụng
CNC trong một khâu hoặc một vài công đoạn sản xuất.

Kon Tum là tỉnh miền núi cao có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,
nhưng có vị trí địa kinh tế thuận lợi nằm ở cực bắc của Tây nguyên nối giữa các tỉnh
ven biển miền Trung với Tây nguyên, được thiên nhiên ưu đãi, chia thành hai tiểu

vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, có tiềm năng rất lớn để phát triển NN, NNCNC với
2


lợi thế các nông sản đặc hữu như: rau đậu, hoa màu các loại, cây ăn quả, cây công
nghiệp, các loại dược liệu đặc biệt là Sâm Ngọc linh, các loại vật ni, thủy
sản,...đồng thời Trung ương đã có nhiều chủ trương, nhiều chính sách ban hành thuận
lợi để phát triển nơng nghiệp nói chung và NNCNC nói riêng. Tuy nhiên, Kon Tum
vẫn là tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế
chủ đạo, là sinh kế chính của người dân, nhưng giá trị ngành nơng nghiệp đóng góp
cho nền kinh tế rất khiêm tốn so với tiềm năng hiện có, thu nhập bình quân đầu người
rất thấp (chỉ tương đương 64%) so với mức bình quân chung của cả nước; nhiều tiềm
năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hợp lý; năng suất, chất lượng của các
loại cây trồng vật nuôi thấp, quy mô nhỏ lẻ, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp chủ
yếu là sản phẩm thô, chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế (Cao su, cà phê, sắn,
tiêu), chưa xây dựng được thương hiệu cho nông sản Kon Tum kể cả các loại cây có
giá trị kinh tế rất lớn và là đặc hữu riêng có của Kon Tum như: Cà phê, cao su, sắn
Sâm Ngọc linh - là Quốc bảo, Đảng sâm, Lan kim tuyến… Bên cạnh đó, phải ứng
phó với biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước sản xuất, 1/4 diện tích đất bị thối hóa,
rửa trơi và đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng bất lợi cho nông
sản Kon Tum. Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng
CNC gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum” mặc dù đã đạt được một số kết quả
trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhưng chưa thực sự đạt được kỳ vọng
của tỉnh. Rào cản lớn nhất hiện nay làm cho ngành kinh tế nơng nghiệp tỉnh Kon Tum
có quy mơ nhỏ, chưa phát triển theo chiều sâu, chậm phát triển và thiếu bền vững đó
là: sản xuất nơng nghiệp chủ yếu với công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu; quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, sản lượng chế biến sâu còn hạn chế cả số lượng lẫn chủng loại hàng hóa;
chưa phát triển NNCNC theo chuỗi liên kết… Do vậy, việc phát triển sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao (NNCNC) theo chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ chiến lược,
lâu dài và là con đường tất yếu của nền nơng nghiệp Kon Tum. Từ thực tế đó tác giả

chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum” làm luận án tiến sĩ
nhằm góp phần xây dựng, bổ sung quan điểm lý luận, giải pháp phát triển NNCNC
tại Kon Tum phù hợp với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt là cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, làm rõ thực trạng và các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp công nghệ
cao của một địa phương qua đó đề xuất được quan điểm, định hướng và giải pháp
phát triển NNCNC đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
công nghệ cao.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên quốc tế và một số địa phương
trong nước. Đánh giá thực trạng phát triển NNCNC, những kết quả đạt được, những
khó khăn, hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra cho phát triển NNCNC tại Kon
Tum .
+ Nhận định bối cảnh thế giới và xu hướng trong nước, đề xuất quan điểm,
định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển NNCNC tỉnh Kon Tum đến năm 2030,
định hướng đến năm 2035.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển nông nghiệp và nông nghiệp
công nghệ cao tại Kon Tum.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dụng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những cây con chủ lực có
lợi thế và tiềm năng của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp và NNCNC của ngành trồng

trọt và chăn nuôi tại Kon Tum như: các loại rau, hoa, cũ, quả, cây ăn trái, cà phê, các
loại cây trồng đặc hữu; Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu đặc hữu; bò, lợn, dê, gà
và một số loại thú rừng, một số loại cá nước ngọt đặc hữu.
Về thời gian nghiên cứu:
+ Về thực trạng, thu thập, phân tích số liệu giai đoạn 2010 - 2019
+ Về tương lai nghiên cứu phát triển NNCNC giai đoạn 2020-2030, định
hướng đến năm 2035.
Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại các địa bàn Thành
phố Kon Tum và các huyện Kon Plông, Đắk Hà, Đắk Tô và Tu Mơ Rông, Kon Rẫy
và huyện Ngọc Hồi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4


4.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận và thực tiễn: Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về
phát triển nông nghiệp CNC trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp cận từ thực tiễn theo
vùng địa bàn các huyện có điều kiện đặc thù khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, trình
độ nhân lực…, theo nhóm các loại cây trồng, vật ni; khảo sát đánh giá thực trạng
phát triển NNCNC ở Kon Tum. Từ đó, đề xuất những định hướng, mục tiêu, chiến
lược và giải pháp phát triển của ngành nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao
của tỉnh Kon Tum.
- Tiếp cận liên ngành nhằm đánh giá, phân tích phát triển NNCNC ở khía
cạnh kinh tế phát triển như vai trị của NNCNC trong sản xuất nông nghiệp đối với
phát triển kinh tế; ở khía cạnh kinh tế học như cung cầu của thị trường nông sản trong
bối cảnh hội nhập; ở khía cạnh kinh tế chính trị như quan điểm phát triển nông nghiệp
ứng dụng CNC (ứng dụng KHKT) của Đảng qua các thời kỳ; luận án còn tiếp cận
phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC ở khía cạnh xã hội học như vai trò của tuyên
truyền đối với phát triển nông nghiệp CNC…Việc sử dụng phương pháp tiếp cận liên
ngành sẽ giúp cho luận án có thể phân tích và đánh giá tồn diện các khía cạnh của

phát triển NNCNC trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4.2. Phương pháp khảo sát và chọn mẫu
Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát 40 DN và 120 hộ ND với các câu hỏi
đóng và mở, để DN và ND đánh giá điều kiện cần để phát triển NNCNC, như: vốn,
đất đai, công nghệ, năng lực về KHCN của ND và DN; đánh giá điểm mạnh, yếu của
mình và đối tác liên kết DN và ND phát triển NNCNC ở Kon Tum; cảm nhận của DN
và ND về hệ thống chính sách khuyến khích phát triển NNCNC…
4.2.1. Chọn mẫu doanh nghiệp:
Căn cứ vào 3 tiêu chí là loại hình DN, lĩnh vực hoạt động và số lượng DN trên
toàn tỉnh và ở địa bàn các huyện, thành phố để phân bổ số mẫu khảo sát. Theo thống
kê, thì tổng số DN hoạt động trên lĩnh vực nông lâm thủy sản thực hiện đầu tư tại địa
bàn huyện Kon Plơng có số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ 38,9%, kế đến là TP Kon Tum
25,4%, Đắk Hà 12,7%; bên cạnh đó tại địa bàn huyện Kon Plông đã thành lập Khu
nông nghiệp UDCNC vào năm 2016 và quy hoạch phát triển rau hoa cũ quả xứ lạnh
từ năm 2011 và theo số liệu khảo sát đến 2020, UBND tỉnh đã công nhận vùng

5


NNCNC tại huyện Kon plông; huyện Đắk Hà và Đắk Tơ tuy có số lượng DNNN thấp
hơn so với Kon Tum nhưng có số lượng HTXNN cao hơn so với TP Kon Tum, bên
cạnh đó DNNN ở TP Kon Tum chủ yếu là DNNN cung ứng dịch vụ đầu vào. Khảo
sát DN được lựa chọn ngẫu nhiên các DN có tham gia trong các bước sản xuất và chế
biến nông nghiệp để có thêm thơng tin cho việc phân tích đánh giá mức độ tham gia
chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị, mức độ ứng dụng CNC trong tổng số mẫu khảo sát.
Do đó phân bổ phiếu khảo sát DN tại địa bàn huyện Kon Plông chiếm tỷ lệ cao nhất,
kế đến là huyện Đắk Hà và Đắk tô. Với phân bổ số lượng DNNN cho các địa bàn
huyện thành phố sẽ mang tính đại diện mẫu khảo sát, cụ thể:
Địa chỉ
H. Đắk Tô


Địa chỉ
Tần suất
(Số lượng)
10

Tỷ lệ
(%)
25,0

H. Đắk Hà

10

25,0

TP. Kon Tum

5

12,5

H. Kon Plông

15

37,5

Tổng cộng
40

100,0
4.2.2. Chọn mẫu hộ nông dân

Loại hình doanh nghiệp
Tần suất
Loại hình
(Số lượng)
CTy CP,
1
HTX
9
Cty TNHH,
5
HTX
5
CTy TNHH
3
CTy CP
2
Cty TNHH,
10
Cty CP
5
Tổng cộng
40

Tỷ lệ
(%)
2,5
22,5

12,5
12,5
7,5
5,0
25,0
12,5
100,0

Hộ ND dựa vào 2 tiêu chí là nuôi trồng cây, con chủ lực: lúa, ngô, hoa màu các
loại, cà phê, mía, cây ăn quả, cây dược liệu, lợn, dê, bò, gà,…của tỉnh, huyện, xã và vùng
phát triển NNCNC để phân bổ mẫu. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT đến cuối 2019, số
hộ sản xuất nông nghiệp cá loại cây trồng vật nuôi tại TP Kon Tum chiếm tỷ lệ cao nhất
tỉnh, tập trung chủ yếu là sản xuất lúa, mía, ngơ, hoa màu các loại, trồng cây ăn quả, cây
CN hàng năm và lâu năm, chăn nuôi gia súc gia cầm…, tiếp theo là huyện Đắk hà và
Đắk Tô chủ yếu là sản xuất Ngô, cà phê, hoa màu các loại, cây ăn quả nhưng ít hơn tại
TP Kon Tum và thấp nhất là huyện Kon Plông. Khảo sát hộ ND được lựa chọn ngẫu
nhiên các ND có tham gia trong các bước sản xuất và chế biến nơng nghiệp để có thêm
thơng tin cho việc phân tích đánh giá mức độ tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị và
mức độ ứng dụng CNC trong tổng số mẫu khảo sát. Do đó số mẫu phân bổ cho các địa
bàn khảo sát đảm bảo là mẫu mang tính đại diện cho mục tiêu khảo sát, cụ thể:

6


Huyện

Tần

Tỷ lệ


suất

(%)



Tần

Cây con

suất
Diên Bình

7

Lúa, ngơ

Po Kơ
Đak Trăm
Hà Mịn

7
6
10

Lúa, ngơ
Lúa, ngơ
Lúa, cà phê

1. H. Đắk Tô


30

25

2. H. Đắk Hà

40

33,3

TT. Đắk Hà
Ngok Wang
Đak Bla

20
10
10

Rau, Cà phê, Lợn
Mía, cà phê
Mía, cà phê, lợn

3. TP. Kon Tum

40

33,3

4. H. Kon Plơng


10

8,4

P. Thắng Lợi
Đồn Kết
TT Măng Đen
X. Măng Cành

Rau, hoa, quả, mía, lợn
Cà phê, mía, lợn
Dược liệu, quả
Dược liệu, quả

Tổng cộng

120

100,0

20
10
5
5
120

4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp, số
liệu thống kê đã công bố từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Kon

Tum...và số liệu khảo sát. Tác giả sử dụng công cụ là phần mềm Excel, SPSS để phân
tích. Phương pháp phân tích định lượng nhằm khẳng định các yếu tố cần thiết và các
nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển NNCNC. Phương pháp định tính bổ sung
và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNCNC tại Kon Tum.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp tổng
hợp, phân tích, chứng minh, so sánh...Các phương pháp này được sử dụng kết hợp
với nhau nhằm làm rõ những vấn đề như: phát triển NNCNC là xu hướng phát triển
của nơng nghiệp hiện đại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNC từ đó
làm cơ sở để dự báo phát triển trong thời gian tới. Dựa trên tất cả những dữ liệu đã
thu thập, luận án sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNC trong sản
xuất nông nghiệp Kon Tum giai đoạn từ năm 2010 - 2019. Từ đó đánh giá kết quả đạt
được, tồn tại, nguyên nhân và đề ra định hướng, giải pháp phát triển NNCNC gian
đoạn 2020-2030, định hướng đến 2035.
- Phương pháp phân tích SWOT: Qua khảo sát, luận án sẽ dựa vào đánh giá và
cảm nhận của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, các nhà quản lý, các chuyên
gia về các yếu tố: (1) Điều kiện cần để ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp
như: vốn, đất đai, cơng nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật của các chủ thể…(2) Đánh
giá điểm mạnh, điểm yếu về phát triển NNCNC trong nông nghiệp Kon Tum…(3)
Điểm mạnh, yếu của nông nghiệp Kon Tum trong phát triển NNCNC…(4) Hệ thống
chính sách khuyến khích phát triển NNCNC; những tích cực và hạn chế…
4.4 Khung phân tích luận án

7


Sơ đồ: khung phân tích

8



5. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những cơ sở lý luận và thực tiễn nào làm cơ sở để xây dựng định hướng
và giải pháp phát triển NNCNC theo chuỗi giá trị nông sản?
(2) Phát triển NNCNC cần những điều kiện gì? Trong điều kiện của Kon
Tum nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến phát triển NNCNC?
(3) Thực trạng phát triển NNCNC ở Kon Tum ra sao? Những vấn đề đặt ra là
gì và giải pháp nào để phát triển NNCNC tại Kon Tum trong thời gian tới?
6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt lý luận
- Luận án đã đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về công nghệ cao, nông
nghiệp công nghệ cao và phát triển NNCNC. Luận giải và làm rõ được các khái
niệm, đặc trưng vai trò và nội dung phát triển NNCNC theo chuỗi giá trị nông sản;
các yếu tố tác động đến phát triển NNCNC và tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC
đối với một địa phương.
- Luận án đã nêu lên được một số bài học kinh nghiệm của quốc tế và 3 tỉnh
của Việt Nam là cơ sở thực tiễn để phát triển NNCNC cho một địa phương.
- Khẳng định vai trò quyết định của KHCN, đặc biệt là Cuộc CMCN 4.0 và
vai trò của các chủ thể trong sản xt nơng nghiệp CNC, nhất là vai trị của doanh
nghiệp (DN) liên kết với nông dân sản xuất nhỏ cùng ứng dụng CNC đối với phát
triển nông nghiệp và phát triển bền vững.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển NNCNC tại Kon
Tum, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, những khó khăn thách thức
và đặt ra các vấn đề cần thực hiện tái cơ cấu lại nông nghiệp Kon Tum.
- Dựa trên các dự báo thị trường, định hướng phát triển NNCNC ở Việt Nam,
những thuận lợi, khó khăn luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính khả
thi phát triển NNCNC ở Kon Tum góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền
vững ngành nông nghiệp của Kon Tum.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học hữu ích cho các nhà hoạch
định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển NNCNC; đồng thời

cũng là tài liệu tham khảo cho cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về nơng nghiệp CNC.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNCNC.
Chương 3: Thực trạng phát triển NNCNC tại Kon Tum.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển NNCNC ở Kon Tum.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN VỀ NƠNG NGHIỆP CƠNG NGHỆ CAO
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi:
Về NNCNC trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, việc ứng dụng
công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành xu hướng và được nhiều
nước quan tâm, chú trọng phát triển. Điển hình là Israel, hầu hết trang trại, nhà lưới,
nhà kính đều được ứng dụng công nghệ cao, được trang bị hệ thống điều khiển kỹ
thuật số với cảm biến và điều khiển tự động. Thái Lan nắm bắt tốt cơ hội của cuộc
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và có chính sách đổi mới, ứng dụng CNC trong sản
xuất nông nghiệp và thực phẩm; xây dựng chương trình hành động cho phát triển
NNCNC cho từng vùng với các sản phẩm nông nghiệp cụ thể. Đài Loan (Trung
Quốc) cũng đã xây dựng chương trình nơng nghiệp 4.0 định hướng ưu tiên lựa chọn
để ứng dụng CNC phát triển nông nghiệp và logistic trong nông nghiệp…
Daniel Walker trong cơng trình nghiên cứu “Các lựa chọn phát triển nông
nghiệp CNC ở Úc và Việt Nam”-“High-tech agricultural development options in
Australia and Vietnam” [65] đã phân tích, đánh giá nhu cầu nơng sản thực phẩm
chất lượng cao, có giá trị và an toàn cao ngày càng tăng ở khu vực châu Á. Từ đó đã

phân tích phát triển NNCNC ở các khía cạnh: ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật số, ứng
dụng công nghệ di truyền và công nghệ sinh học, triển khai và ứng dụng các công
nghệ mới thông qua hệ thống chức năng mới vào phát triển NN với mục đích làm
tăng năng suất, chất lượng nơng sản đảm bảo an toàn và phát triển bền vững được
ứng dụng bởi công nghệ quản lý 4.0 xuyên suốt trong quá trình sản xuất, chế biến.
Trong cơng trình nghiên cứu về Hà Lan “Một nước nhỏ, nghèo tài nguyên
thiên nhiên đã xây dựng được một nền nơng nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát
triển bền vững, có hiệu quả cao nhất thế giới” của tác giả Nguyễn Công Tạn [48],
đã mô tả điều kiện thiên nhiên về đất đai với ¼ diện tích lãnh thổ thấp hơn mực
0

nước biển, nhiệt độ trung bình rất thấp 8,5-10,9 c, độ cao rất thấp so với mực nước
biển; dân số, lao động ít, suất đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp là rất
lớn… Nhưng Hà Lan đã xây dựng các hệ thống đê, thuỷ lợi, kênh thốt nước quy
mơ rất lớn như những kỳ tích với phương châm “đầu tư cao, thu nhập cao, hiệu
suất cao”; tập trung phát triển một số loại cây trồng như rau, hoa, củ và các loại cây
10


ăn quả, bò sữa và tập trung chế biến sâu các nông sản với quy mô lớn; đồng thời với
những nơng sản khơng có lợi thế thì thực hiện chính sách nhập khẩu và chế biến
sâu. Hà Lan đã thực thi chính sách đầu tư cao cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông
nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạnh khoa học công nghệ, thay đổi phương thức sản
xuất, phát triển nguồn nhân lực... Nhờ đó Hà Lan đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu
đứng đầu thế giới, vượt qua một số nước có điều kiện ưu đãi về tài nguyên thiên
nhiên, về dân số và khoa học công nghệ như: Mỹ, Australia, Pháp, Nhật.
Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả PhiLip KotLer, Hermawan Kartajaya,
Iwan Stiawan “Tiếp thị 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số” [73] đã
đề cao vai trò của KHCN, đặc biệt CNC, công nghệ thông tin, công nghệ số đối với
sự phát triển kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tính liên kết về cơng nghệ: “hãy nhìn vào

các quốc gia đơng nhất trên thế giới là “Hợp chủng quốc Facebook” với hơn 1,65 tỷ
người, dùng mạng Internet 3,4 tỷ người, những kênh truyền hình lớn như CNN mới
chính là lựa chọn hàng đầu”. Ơng trùm ngành giải trí SoNy cũng đã hợp tác với
YouTube để cho thấy rằng những thế lực hàng ngang không thể bị những thế lực
hàng dọc cảng trở”, đây là sự liên kết lớn về mặt công nghệ. “Những liên kết xã hội
đã trở thành các tác nhân chính của sự ảnh hưởng, kể cả tác động đến những sở
thích cá nhân, vượt hơn cả các chiến dịch truyền thơng tiếp thị”. Các tác giả cịn
nhấn mạnh vai trị tự động hố và khoa học cơng nghệ trong kinh doanh, “Hoạt
động kinh doanh tự thân nó cũng dịch chuyển hướng về dung hợp. Công nghệ tạo
điều kiện cho tự động hố và mơ hình thu nhỏ, giúp giảm chi phí sản phẩm và cho
phép các cơng ty ở các nước phát triển có thể mở rộng kinh doanh ở những thị
trường mới nổi”; KHCN đã tạo sự phát triển bức phá trong các ngành kinh tế và xã
hội. Liên kết theo chuỗi giá trị nông sản không dừng lại ở tiêu thụ mà còn kéo dài
đến cả dịch vụ thanh tốn nhờ cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ số; “ngành viễn
thông ở đây cũng phối hợp với các dịch vụ tài chính để cung cấp kênh thanh tốn
trong việc mua bán hàng hoá và dịch vụ. Các tác giả đã phân tích vai trị và sự cần
thiết của KHCN, đặc biệt CNC, công nghệ thông tin, công nghệ số, cơng nghệ
blockchain“, dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), và vạn vật kết nối (IoT)”;
tạo điều kiện liên kết chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến bàn ăn của người tiêu
dùng; từ tiếp thị truyền thống sang tiếp thị cơng nghệ số…
“Thương mại hóa nông nghiệp, chuỗi giá trị và giảm nghèo”- “Agriculture
commercialization, alue Chains and Poverty Reduction” [63] của Ngân hàng phát
triển châu Á (ADB) cho rằng các nước đang phát triển sau khi đạt được các mục

11


tiêu về an ninh lương thực quốc gia, phải chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo
chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, từ việc đặt mục tiêu lương thực là chủ yếu sang sản
xuất theo nhu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước,

nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân và từng bước chuyển
hướng phát triển theo chiều sâu và hiện đại hóa nền nơng nghiệp.
Gunter Pauli “Nền kinh tế xanh lam - 10 năm thực hiện - 100 đổi mới - 100
triệu việc làm” - “The Blue Economy -10 years - 100 Innovations - 100 million
jobs” Nhà xuất bản thời đại, 2014 [68] đã xây dựng một mơ hình sản xuất khơng
chất thải hay thất thốt năng lượng, mơ hình khai thác nhiều tầng khép kín, năng
lượng chuyển hố từ dạng này sang dạng khác khơng lãng phí, chất thải của cơng
đoạn sản xuất hay một ngành sản xuất này là nguyên liệu đầu vào cho một công
đoạn hay ngành sản xuất khác, tạo ra nhiều việc làm, không gây hại tới môi trường,
sức khoẻ nhưng vẫn đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển ở mức độ cao và an
toàn. Tác giả cho rằng khi áp dụng 4 nguyên tắc của nền kinh tế xanh lam thì lượng
tiêu dùng những nguồn tài ngun khơng tái tạo sẽ giảm đi, đồng thời vốn, kinh phí
đầu tư sẽ giảm đáng kể, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí. Tác giả cho rằng
“khi một cơng ty dẫn đầu thị trường được thuyết phục là công nghệ mới sẽ đem lại
lợi thế cạnh tranh và thị phần, cũng khơng có gì cho việc bảo đảm cơng nghệ ấy sẽ
được sử dụng cho việc phát triển”; “chuyển đổi trong nền tảng công nghệ và nhu
cầu về năng lực mới sẽ giải thốt một cơng ty mới bắt đầu hoạt động khỏi sự ràng
buột của những kinh nghiệm trước đây trong ngành công nghiệp”. Khi chuyển sang
thế kỷ XXI, “nấm đã vượt qua cà phê, trở thành mặt hàng trao đổi nhiều thứ 2 trên
thế giới, một cơ hội mới xuất hiện làm tăng thêm giá trị của cả hai: nấm trồng trên
chất thải hạt cà phê”, khi lấy hạt “thịt quả”, sau pha chế cà phê là “bã”. Từ khi hạt
cà phê rời nông trại đến người dùng cà phê thì có đến 99,8% sinh khối bị thải bỏ và
chỉ có 0,2% được người uống cà phê hấp thụ. Từ đó tác giả đã nghiên cứu kết hợp
với một số chất xúc tác khác để tái chế tạo thành những sản phẩm khác có giá trị sử
dụng và giá trị kinh tế rất cao như nấm Liêm xanh, nấm sò, đồng thời tạo ra khối
lượng việc làm lớn cho xã hội. Các quá trình chuyển đổi phát triển các dạng sản
phẩm đó đều sử dụng cơng nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra giá trị sản phẩm vượt trội.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Tác giả tham khảo, nghiên cứu các cơng trình trong nước và phân chia theo
nhóm các vấn đề để thấy phát triển NNCNC cần có sự tiếp cận và phân tích đa

chiều từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể như sau:
12


1.2.1 Nhóm các cơng trình nghiên cứu phát triển nơng nghiệp công nghệ cao
liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trương Thị Minh Sâm, Lâm Quang Huyền, Lê Quốc Sử, Trần Xuân Kiêm,
Văn Minh Tâm, Nguyễn Quốc Việt trong cơng trình nghiên cứu về “Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành phố Hồ Chí Minh” [56] đã
đưa ra quan điểm chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn TPHCM,
phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, lợi thế của từng vùng với từng nhóm
ngành hàng nơng sản và đã đề xuất một số giải pháp. Trong đó nhấn mạnh lợi thế so
sánh, sự liên kết doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) theo chuỗi sản xuất và chuỗi
giá trị nơng sản hình thành mạng lưới thu mua đến người dân; cần đẩy mạnh liên kết
DN và Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT), các đại lý.
Nguyễn Thị Tố Quyên và cộng sự trong cuốn “Nông nghiệp, nơng dân, nơng
thơn trong mơ hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” [47] đã phân tích
lý thuyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các
chủ thể, mối tương quan giữa nông thôn và thành thị, giữa NN với CN; từ thực tế
các nước và rút ra một số vấn đề cho Việt Nam. Tác giả phân tích những kết quả đạt
được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân, từ năm 2000 đến 2008; nhận diện những cơ
hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập và đổi mới. Từ đó tác giả đã đề xuất những
chính sách nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân trong mơ hình kinh tế mới giai đoạn
2011-2020. Điểm quan trọng là điều chỉnh tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang
chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả gắn với cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn nhằm hướng tới một nền nơng nghiệp xanh và sạch.
Lê Đình Thắng và Phan Trung Kiên trong cuốn“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Đồng Nai” [50] đã đưa ra khái niệm và đặc trưng về cơ cấu kinh
tế, khái niệm cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và vai trị của nó; tham khảo kinh nghiệm
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước như: Nhật Bản, Đài Loan,

Trung Quốc và Thái Lan, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. Nhóm tác giả
phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với không gian và thời gian,
phân công lao động, cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, mối quan hệ giữa
ngành nông nghiệp với ngành công nghiệp và cho rằng Đồng Nai đang chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đúng định hướng lúc bấy giờ. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế
NN chưa tạo sự đột phá, chưa phát huy lợi thế so sánh vốn có về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai. Từ đó nhóm tác giả đã đưa ra các quan điểm,

13


mục tiêu và đề xuất các giải pháp đó là phát triển nông nghiệp gắn với thị trường;
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; các hình
thức tổ chức sản xuất, đa dạng hố hình thức sở hữu; đẩy mạnh các hoạt động
KNKL; vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp.
Trần Đức Viên và Nguyễn Việt Long với cơng trình “Hướng tới nền NNCNC
và xây dựng nơng thơn tri thức trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt
Nam”[58] đã chỉ ra được lịch sử phát triển nông nghiệp, các cuộc tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp khi có sự đổi mới về cơng nghệ, kỹ thuật mới và sự thay đổi về
thể chế trong nông nghiệp và cho rằng để tái cơ cấu thành công khi điểm tựa là khoa
học công nghệ (KHCN). Các tác giả cho rằng KHCN quyết định sự thành công của
tái cơ cấu, muốn vậy cần phải có một chiến lược phát triển KHCN nơng nghiệp thật
sự đúng nghĩa, mang tính lâu dài và thực tiễn ứng dụng cao; một số yếu tố quan
trọng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp để ứng dụng KHCN, cơng nghệ cao, phải có
vai trị của nhà nước trong việc hoạch định chiến lược và chính sách thu hút các đơn
vị nghiên cứu KHCN, các nhà đầu tư, DN vào khoa học công nghệ và thu hút ND
ứng dụng sản phẩm KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Các tác giả đã đề xuất một số
giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp như: Tái cơ cấu trong giáo dục và đào tạo; tái cơ
cấu trong quản lý KHCN, và chính sách thể chế quản lý nơng nghiệp, nơng thơn.
Hồng Ngọc Hồ với cơng trình“Phát triển NNCNC trong tái cấu trúc

ngành nơng nghiệp nước ta dưới góc nhìn thế giới” [17] tác giả đã phân tích vai trị
của NNCNC trong q trình thực hiện tái cấu trúc nông nghiệp, trọng tâm tái cấu
trúc nông nghiệp là thực hiện phát triển NNCNC; việc tái cấu trúc đó có sự lựa chọn
cây trồng, vật ni có lợi thế so sánh của mỗi vùng để tập trung phát triển nhưng
phải đảm bảo quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch một cách khoa học.
Đặng Kim Sơn trong cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và ngày mai” [62] đã phân tích thực trạng phát triển của ngành NN Việt
Nam 20 năm đổi mới, nêu những thành tựu nỗi bậc và những tồn tại, bất cập trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN. Tác giả cho rằng tổ chức sản xuất và cung
ứng dịch vụ với quy mô nhỏ lẻ là lực cản cho sản xuất lớn, sản xuất theo hướng hiện
đại. Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn
như: Thực hiện tích tụ đất đai, ứng dụng KHKT vào sản xuất, vấn đề đào tạo lao
động,…Các tác giả Đào Thế Tuấn, Đào Thế Anh, Vũ Trọng Bình, Ngơ Thị Thuận,
Lê Anh Vũ, Nguyễn Đình Long, Phan Công Nghĩa trong báo cáo: “Tổng kết lý
thuyết, cơ sở lý luận về quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn” [52] cũng đồng quan điểm với TS. Đặng Kim Sơn; Mơ hình phát triển nông
nghiệp bền vững khu vực Tây Nguyên của tác giả Bùi Quang Bình [2]. Phát triển
14


×