Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Cách làm dạng bài về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể “Ai làm gì” - Tiếng Việt 4 - Luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.86 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cách làm dạng bài về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể “Ai làm</b>


<b>gì” – T</b>

<b> iếng Việt 4</b>



Bài tập xác định cấu tạo câu là nội dung kiến thức quan trọng học sinh cần
nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên nhiều học sinh vẫn chưa thể phân biệt rõ ràng
ở nội dung xác định cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Để nắm rõ các trọng
tâm kiến thức và phương pháp làm bài, hôm nay ta cùng đến với một chuyên đề
quan trọng của nội dung cấu tạo câu: Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?


<b>Cơ sở lý thuyết về phân tích bộ phận cấu thành câu</b>


Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, học sinh được tiếp cận với hai kiểu câu
“Ai thế nào” và “Ai làm gì”. Sau đây, ta sẽ phân tích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ
trong câu kể Ai làm gì.


Để phần khái niệm cơ bản trở nên dễ hiểu hơn, cô Vân Anh đã tách kiểu câu
“Ai làm gì” thành hai bộ phận chính:


Bộ phận “Ai”: Thường là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ nhân xưng (tơi, ta,
chúng ta,…) đóng vai trị là chủ ngữ trong câu.


Bộ phận “làm gì”: Động từ hoặc cụm động từ chỉ hoạt động, đóng vai trị là vị
ngữ trong câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Các dạng bài tập thường gặp trong nội dung về chủ ngữ, vị ngữ.</b>


<b>1.Bài tập xác định kiểu câu “Ai làm gì”.</b>


Bài tập xác định kiểu câu là dạng bài tập ít xuất hiện trong các đề thi nhưng là
dạng bài cơ sở, giúp học sinh nắm vững nền tảng về cấu tạo câu để biết cách
hành văn, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.



Học sinh khi làm bài cần chú ý: trước động từ (vị ngữ) nếu xuất hiện từ “bị”,
“được” thì câu đó trở thành câu “Ai thế nào” chứ không phải câu “Ai làm gì”.
Trong một số câu, hai từ “bị”, “được” có thể bị rút gọn và ẩn đi. Dấu hiệu câu
bị lược là chủ ngữ câu đó khơng thể tự thực hiện hoạt động được nhắc đến
trong câu (câu bị động).


Chẳng hạn: “Cây lược này làm bằng ngà voi”. Ở đây, chủ ngữ trong câu trả lời
cho “ai” là “Cây lược này”, vị ngữ là “làm bằng ngà voi”. Thoạt nhìn ta thấy
đây là kiểu câu “Ai làm gì” bởi theo sau chủ ngữ là một cụm động từ. Tuy
nhiên về mặt nghĩa, “Cây lược” khơng thể tự làm ra nó, vậy tức là nó “được”
làm bởi ai đó: “Cây lược này (được) làm bằng ngà voi”. – kiểu câu “Ai thế
nào”.


<b>2. Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.</b>


Căn cứ vào cơ sở lý thuyết là yêu cầu quan trọng để học sinh trả lời đúng các
dạng bài này. Theo đó học sinh cần phân biệt rõ hai bộ phận quan trọng trong
cấu trúc câu bao gồm “Ai” – chủ ngữ, “làm gì” – vị ngữ. Để bài tập này trở nên
dễ hiểu và dễ xác định hơn, học sinh có thể thực hiện bằng cách tách các từ
trong câu, đi trả lời cho câu hỏi “Ai” và “làm gì”.


Ví dụ: Cơng nhân nhà máy/đang/say sưa/làm việc.


“Ai” được nhắc đến ở đây? – Công nhân nhà máy => Chủ ngữ


Vậy “Cơng nhân nhà máy” làm gì? – đang say sưa làm việc. => Vị ngữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

câu là “làm việc”, còn “say sưa” chỉ là phần bổ nghĩa. Để dễ xác định động từ
chính trong câu, ta có thể thử lược bớt từ đó đi, bởi nếu thiếu động từ chính thì


câu sẽ khơng đúng hoặc đủ về mặt ngữ nghĩa nữa. Giả dụ ở đây, ta lược câu
thành “Công nhân nhà máy đang say sưa”: rõ ràng người đọc không thể hiểu
rốt cuộc công nhân đang say sưa làm gì, vậy câu chưa đủ ngữ nghĩa. Nếu ta
lược câu cịn “Cơng nhân nhà máy đang làm việc” thì câu hồn tồn vẫn đủ
nghĩa.


<b>3.Bài tập tìm cấu tạo chủ ngữ và vị ngữ trong câu</b>


Để hoàn thành dạng bài tập này, trước tiên học sinh cần tổng hợp lại kiến thức
về các cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Đối với kiểu câu “Ai làm gì”,


Học sinh có thể đi theo hai bước sau để giải quyết bài tập xác định cấu tạo chủ
ngữ, vị ngữ:


Ví dụ: “Bác hàng xóm đang say sưa cắt tỉa những khóm cây trong vườn”.


Bước 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ


“Ai”: Bác hàng xóm => Chủ ngữ


“làm gì’”: đang say sưa cắt tỉa những tán cây trong vườn => Vị ngữ


Bước 2: Xác định cấu tạo


Chủ ngữ: Bác hàng xóm => Danh từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Trên đây là những nội dung chính về phần kiến thức xác định chủ ngữ, vị ngữ
trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Nắm vững kiến thức tổng thể và các chú ý
khi làm bài không chỉ giúp đạt điểm cao trong bài tập luyện từ và câu mà cịn
giúp học sinh hình thành lối viết văn chính xác, rõ ràng, mạch lạc.



</div>

<!--links-->

×