Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BIỆN PHÁP THI GVG cấp HUYỆN mới NHẤT 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.59 KB, 4 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2020-2021
Tên giải pháp:
ĐƯA THÍ NGHIỆM TRỰC QUAN VÀO HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI HỌC VẬT LÝ
I. Lí do chọn giải pháp
Hoạt động khởi động là một trong các bước triển khai một bài dạy. Vì vai trị
“mở đầu” nên nó có ảnh hưởng đến suốt giờ học. Việc mở đầu bài tốt sẽ tạo cho
người học có tâm thế tốt, có sự tích cực trong suốt bài dạy. Trong hoạt động khởi
động một bài học nếu người giáo viên đưa ra các hoạt động sơi động, gây cho học
sinh tính tị mị, chú ý vào các hoạt động của giáo viên thì các em sẽ có sự lơi cuốn
vào xun suốt bài học và tiết học sẽ có kết quả tốt hơn. Qua nhiều năm giảng dạy
bản thân tôi nhận thấy khi thực hiện thí nghiệm trực quan trong hoạt động khởi
động sẽ giúp cho các em có sự chú ý cao vào bài học, các em sẽ có nhiều thắc mắc
và ao ước muốn lĩnh hội những kiến thức mới để có thể giải thích được nội dung
thí nghiệm ở phần khởi động mà giáo viên đã đưa ra. Từ đó bản thân tơi đưa ra giải
pháp “Đưa thí nghiệm trực quan vào hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh khi học vật lý”
II. Nội dung giải pháp
1. Thí nghiệm trong dạy học vật lí
Thí nghiệm là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con
người, thơng qua thí nghiệm con người đã thu nhận được những tri thức khoa học
cần thiết nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực
tiễn. Trong dạy học, thí nghiệm là phương tiện của hoạt động nhận thức của HS, nó
giúp người học trong việc tìm kiếm và thu nhận kiến thức khoa học cần thiết.
1


Trong khoa học, phương pháp thực nghiệm được coi là “hịn đá thử vàng”
của mọi tri thức chân chính. Bởi vậy, có thể nói thí nghiệm có chức năng trong việc


kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu nhận.
Trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế
tạo các thiết bị kĩ thuật, người ta gặp phải những khó khăn nhất định do tính khái
quát và trừu tượng của các tri thức cần vận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của
các thiết bị kĩ thuật cần chế tạo. Trong trường hợp đó thí nghiệm được sử dụng với
tư cách là phương tiện thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.
2. Sử dụng thí nghiệm trong hoạt động khởi động
Trong hoạt động khởi động người giáo viên cần lựa chọn và sáng tạo để tạo
ra thí nghiệm có liên quan đến bài học, liên quan đến những kiến thức mà học sinh
sẽ tiếp thu trong bài học đó. Khi học xong nội dung bài học thì học sinh có thể giải
thích được vấn đề người giáo viên đặt ra ở thí nghiệm khởi động. Cụ thể:
VD 1: Khi dạy bài “Sự nhiễm điện của sắt, thép – Nam châm điện” (Vật lí 9)
giáo viên dùng dây điện quấn quanh một chai nhựa và nối với nguồn điện. Sau đó
đưa lại gần các đinh sắt nhỏ thì thấy nó hút các đinh sắt. Cho học sinh quan sát và
đặt ra vấn đề: Dụng cụ này là gì và làm thế nào nó có thể hút được các đi sắt?
VD 2: Khi dạy bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt” (Vật lí 6), giáo viên
làm một mạch điện gồm: nguồn điện, bóng đèn, băng kép. Sau đó dùng quẹt lửa
đốt nóng băng kép thì đèn sáng. Cho học sinh quan sát và đạt ra vấn đề: Làm thế
nào mà thầy có thể thắp sáng bóng đèn bằng cách bật quẹt lửa?
Học sinh sẽ dựa vào thực tế và dự đốn của mình để trả lời vấn đề đặt ra có
thể đúng hoặc chưa đúng.
Qua đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới và đã tạo ra được sự tị mị, thắc mắc
từ phía học sinh là cần phải lĩnh hội nội dung kiến thức bài mới để có thể trả lời
được vấn đề đặt ra. Từ đó các em sẽ chăm chú, hợp tác với giáo viên trong suốt bài
học.
2


Đến cuối bài học, khi đã lĩnh hội được nội dung bài học và có thể giải thích
được vấn đề thì các em sẽ tranh nhau trả lời và cảm thấy thích thú về điều đó. Và

đến lúc này thì các em cũng đã hiểu được nội dung chính của bài học mà người
giáo viên cần truyền đạt. Hơn nữa, học sinh khi học xong có thể đưa ra và giải
thích nhiều hiện tượng có liên quan trong cuộc sống từ đó khắc sâu được kiến thức
hơn.
III. Hiệu quả
Thơng qua việc đưa thí nghiệm trực quan vào hoạt động khởi động một cách
phù hợp sẽ gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực trong học tập và u
thích mơn học hơn.
Giúp cho các em phát triễn được nhiều kỹ năng hơn trong học tập Vật lý và
góp phần nâng cao kết quả tiết dạy.
Kết quả khảo sát học sinh sau khi áp dụng giải pháp thì tất cả các em đều
thích thú, chú ý quan sát, lắng nghe và tham gia vào bài học một cách tích cực.
Kết quả

Số lượng
160

Học sinh tham gia vào bài học một cách tích cực
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
40%
100%

IV. Kết luận
Sau khi áp dụng giải pháp này vào giảng dạy đã kích thích được tính tự tìm
tịi, tính sáng tạo của học sinh. Nhiều học sinh từ đó đã có nhiều sáng tạo hơn trong
học tập và kích thích được tính sáng tạo của học sinh. Nhờ đó kết quả học tập của
các em ngày càng được nâng cao.
Trong giải pháp này tơi chỉ đưa ra ví dụ cho một số bài cụ thể. Tuy nhiên tùy
vào từng bài khác nhau và tùy vào điều kiện cũng như đối tượng học sinh mà

người giáo viên đưa ra những thí nghiệm và đặt vấn đề cho phù hợp, nhằm giúp
cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
3


IaPa, ngày 20 tháng 12 năm 2020
Duyệt của BGH

Người viết

4



×