Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Viết đoạn văn chứng minh tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng - Bài văn mẫu lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.29 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Viết đoạn văn chứng minh tình yêu thương mãnh liệt của chú bé</b>
<b>Hồng</b>


<b>Bài làm 1</b>


Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình
được thể hiện từ hai góc độ. Câu chuyện mở đầu vào một thời điểm đặc biệt:
sắp tới ngày giỗ đầu của bố Hồng, mà cho tới lúc đó, người mẹ - người khơng
thể vắng mặt — do khốn khó, đã phải tha hương cầu thực để kiếm sống, vẫn
chưa trở về và cũng chẳng có tin tức gì.


Những thơng tin “nghe người khác nói” qua “người ta bắn tin” được thể hiện
trong điều mà nhân vật bà cô thường nhắc đi nhắc lại, trở thành nỗi ám ảnh
trong tâm hồn thơ dại của bé Hồng. Nhưng chú đã sớm nhận ra những thâm ý
tàn nhẫn, thâm độc của bà cô “tốt bụng”. Sự tàn nhẫn đó lộ ra trên nét mặt,
trong giọng điệu và cả cái cười rất kịch của bà ta. Phản ứng lại, bé Hồng chỉ
“cười dài trong tiếng khóc”. Hình thức phản ứng đó, một mặt vừa cho thấy sự
xót xa, tủi nhục của chú bé, mặt khác cũng cho thấy sự căm giận của Hồng
trước sự tàn nhẫn của bà cô. Bé Hồng nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong
giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Bà ta “cười hỏi” chú bé
không phải vì thương yêu cháu, mà “cười hỏi” theo kiểu diễn kịch. Hồng “biết
rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tơi những hồi nghi để
tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Cái cười hỏi theo kiểu đóng kịch ấy được
gia trọng bằng “giọng vẫn ngọt”, rồi lại “vỗ vai tôi cười mà nói rằng” cũng
khơng che giấu được cặp mắt “long lanh”, cái nhìn “chằm chặp” như muốn ăn
tươi nuốt sống chú bé của bà cơ tàn nhẫn. Đây là cái nhìn của “thành kiến”, của
“cổ tục”, cái nhìn ác ý, xoi mói, cái nhìn miệt thị khinh bỉ cho dù bà cơ của
Hồng chỉ biết tình hình của mẹ Hồng qua những câu chuyện “nghe đâu”, những
câu chuyện tầm phào, bâng quơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ấy được bà cô “ngân dài ra thật ngọt”, thì Hồng đã chất vấn lại bằng cách “cười


dài trong tiếng khóc”.


Cịn khi bà mẹ trở về, một người mẹ thực sự, khơng cịn là giấc mơ nữa, người
mẹ ấy khác xa với những gì mà bà cơ và họ hàng đã thêu dệt thì tình cảm của
Hồng đối với mẹ được bộc lộ sinh động và mãnh liệt hơn bao giờ hết.


<b>Bài làm 2</b>


Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc
cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé khơng nhận được tin tức gì
của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cơ xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình
thương và lịng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.


Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy
non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần q mà mẹ mình phải bỏ
các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối,
thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương
mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống
hai bén mép rồi chan hịa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ
những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lịng căm nghét của bé Hồng được tác giả
diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cơ tơi nói chưa dứt câu, cổ
họng tơi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tơi là một vật
như hịn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai,
mà nghiền cho kì nát vụn mới thơi". Chỉ cần thống qua, bé đã phát hiện ra
chính xác mẹ mình.


</div>

<!--links-->

×