Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 11 - Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.59 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giải bài tập SGK Địa lý 8 bài 11: Dân cư</b>


<b>và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á</b>



<b>Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 37: Quan sát hình 11.1, em có nhận xét gì về</b>


sự phân bố dân cư của Nam Á?


<b>Trả lời:</b>


- Dân cư Nam Á phân bố không đều.


- Dân cư phân bố đông ở vùng đồng bằng sông Ấn, sông Hằng và vùng ven biển.


- Các đô thị lớn tập trung đông đúc dân cư như Niu Đê-li, Con-ca-ta, Mum-bai,
Ca-ra-si...


- Dân cư phân bố thưa thớt ở sơn nguyên Pakistan, vùng hoang mạc Tha, vùng núi
Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.


<b>Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 38: Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu</b>


vực đơng dân nhất châu Á.


Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?


<b>Trả lời:</b>


- Hai khu vực đông dân nhất là khu vực Đông Á và Nam Á.


- Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao hơn là 302 người/km2.



<b>Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 39: Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự</b>


chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng
phát triển kinh tế như thế nào?


<b>Trả lời:</b>


- Cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độc có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành
dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy – sản.


- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế (48% năm 2001).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Bài 1 trang 40 Địa Lí 8: Em hãy ghi vào vở tên các nước trong khu vực Nam Á lần</b>


lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5.


<b>Trả lời:</b>


1- Pakistan


2- Ấn Độ


3- Nê pan


4- Bu tan


5- Băng la đét


6- Xri lan ca



7- Manđivơ


<b>Bài 2 trang 40 Địa Lí 8: Căn cứ vào hình 11.1, em có nhận xét gì về đặc điểm phân bố</b>


dân cư của Nam Á.


<b>Trả lời:</b>


- Dân cư Nam Á phân bố không đều.


- Dân cư tập trung đơng ở các vùng đồng bằng, ven biển có lượng mưa lớn.


- Dân cư thưa thớt ở các vùng nội địa, mưa ít như vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên
Đê-can.


<b>Bài 3 trang 40 Địa Lí 8: Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư</b>


không đều?


<b>Trả lời:</b>


- Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên:


+ Địa hình bằng phẳng, vùng mưa lớn thuận lợi cho dân cư phát triển nơng nghiệp.


+ Khí hậu gió mùa mát mẻ, thuận lợi hơn so với vùng hoang mạc và vùng núi cao.


+ Dân cư tập trung dọc hai bên bờ sông Ấn và sông Hằng, gần nguồn nước thuận lợi
cho sản xuất, sinh họat và giao thông.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Các đô thị lớn tập trung đầy đủ các điều kiện thuận lợi về việc làm, giao thông, thị
trường tiêu thụ rộng, nguồn lao động dồi dào...


+ Vùng đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đã sinh
sống và định cư ở đây từ xa xưa.


<b>Bài 4 trang 40 Địa Lí 8: Các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ</b>


phát triển như thế nào?


<b>Trả lời:</b>


- Ngành công nghiệp: hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng, giá trị sản lượng công nghiệp
vươn lên đứng thứ 10 trên thế giới.


- Ngành nông nghiệp không ngừng phát triển với cuộc “cách mạng xanh” và “cách
mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm trong nước.


- Các ngành dịch vụ đều phát triển, chiếm 48% trong cơ cấu GDP năm 2001.


- GDP bình quân đầu người đạt 460 USD/người/năm.


</div>

<!--links-->

×