Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.2 KB, 15 trang )

Chuyên đề
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Theo QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ “Trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” của BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày
02/4/2007 )
Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý
kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo …
1/ .Tổ chuyên môn lập kế hoạch năm học, lên kế hoạch tháng, tuần
1.1/Tổ chuyên môn lên kế hoạch năm học:
1.1.1 Mục đích
Nhằm thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học do ngành, cấp trên và nhà trường
đã đề ra có hiệu quả tốt đẹp, tổ chuyên môn căn cứ vào Chỉ thị năm học của bộ
GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, phương hướng nhiệm vụ năm học của
nhà trường đề ra qua đó lập kế hoạch năm học của tố chuyên môn.
1.1.2/ Thực lực:
- Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, cơ sở vật chất, sĩ số
học sinh, nhân sự giáo viên để ra quyết định thành lập tổ chuyên môn. Các thành viên
trong tổ chuyên môn cùng một bộ môn hoặc nhiều nhất là hai bộ môn và ít nhất có ba
giáo viên.
- Tổ trưởng chuyên môn là người, được hiệu trưởng bổ nhiệm và có uy tín với
các các thành viên trong tổ chuyên môn
- Tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực về chuyên môn, có khả năng xây
dựng kế hoạch; điều hành tổ chức mọi hoạt động của tổ .
- Tổ trưởng chuyên môn có khả năng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên do mình quản lý.


1.1.3/ Phân công:
Để lập kế hoạch năm học cụ thể có hiệu quả cần có những bước chuẩn bị:
- Dựa vào tình hình nhân sự của tổ và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng
dạy của từng tổ viên, qua đó tổ trưởng tham mưu cùng BGH nhà trường phân công
nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên để hiệu quả công việc tốt hơn.
- Căn cứ vào các chỉ thị của ngành, các công văn hướng dẫn của cấp trên,. Căn
cứ vào kế hoạch năm của nhà trường. Tổ trưởng phải xác định chủ điểm và nhiệm vụ
trọng tâm của năm học.
- Tổ trưởng căn cứ kế hoạch phân công chuyên môn và chủ nhiệm của nhà
trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn phân công cụ thể cho các thành viên trong tổ
những việc làm cụ thể như sau:
+ Đối với công tác chủ nhiệm: Báo cáo tình hình, đạc điểm cơ bản lớp chủ
nhiệm, sĩ số, kết quả hai mặt giáo dục của năm học vừa qua.
+ Đối với giáo viên bộ môn: báo cáo những thành tích cá nhân, kết quả học tập
bộ môn mình đảm nhiệm theo khối lớp năm học vừa qua.
1
1.1.4/ Nội dung các công việc:
- Tổ trưởng nghiên cứu các chỉ thị của ngành, các công văn hướng dẫn của cấp
trên,. Căn cứ vào kế hoạch năm của nhà trường và các báo cáo của các thành viên (đã
đựoc phân công) để lập kế hoạch năm học như sau:
+ Xác định chủ điểm và nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
+ Nêu khái quát đặc điểm tình hình và những khó khăn , thuận lợi.
+ Đề ra nhiệm vụ từng mặt công tác trọng tâm:
* Chuyên môn (giáo án, việc thực hiện chương trình, việc sử dụng thiết bị ,
đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin…)
* Tiến trình lên lớp: ra vào lớp, quản lý lớp học, giáo án, phương pháp dạy-
ho(c.
* Hồ sơ giáo viên (thực hiện theo công văn số 532/ SGD ngày 02/08/ 2008
quy định các loại hồ sơ văn bản hoạt động chuyên môn các trường học)
* Công tác kiểm tra nội bộ (kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc thực hiện chương

trình, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và dự giờ thăm lớp).
* Hội giảng (hội giảng cấp tổ, trường, huyện, tỉnh).
* Công tác làm, triển khai chuyên đề, tiết dạy minh hoạ, sáng kiến kinh
nghiệm.
* Công tác chủ nhiệm : hồ sơ sổ sách, sinh hoạt chủ nhiệm, theo dõi sĩ số và
học sinh cá biệt, tìm hiểu tình hình gia đinh(, hoàn cảnh từng học sinh, theo
dõi chất lượng học tập, quan hệ kết hợp việc giáo dục giữa nhà trường và phụ
huynh.
* Chế độ báo cáo.
* Giáo dục tư tưởng đạo đức tác phong: Đối với giáo viên; đối với học sinh.
* Tham gia các phong trào: nhà trường, công đoàn, Đoàn, Đội.
* Đề ra các biện pháp thực hiện.
1.1.5/ Các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu phải dựa vào chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường và báo
cáo của các thành viên (đã được phân công) tổ trưởng nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu
cho phù hợp và được cả tổ thảo luận bàn bạc và thống nhất để thực hiện) .
- Đối với giáo viên: giỏi cấp trường, huyện, tỉnh .
- Đối với học sinh : về học lực và hạnh kiểm
- Đối với tổ.(danh hiệu thi đua tập thể).
1.1.6/ Phụ lục: các đề nghị, đề xuất lên nhà trường và cấp trên (nếu có).
1.1.7/ Biện pháp:
- Tổ chuyên môn họp định kỳ hàng tháng, từng HK để theo dõi , đánh giá mọi hoạt
động của các thành viên trong tổ, chú trọng công tác giáo dục và giảng dạy. Đặc biệt là
chất lượng hai mặt giáo dục , so với chỉ tiêu đề ra. Nếu kết quả đạt theo chỉ tiêu đề ra
thì cần phát huy hơn nữa Nếu kết quả chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra thì tổ họp bàn bạc
thảo luận tìm ra nguyên nhân chủ yếu, Qua đó nhằm tìm ra biện pháp khắc phục kịp
thời. Đồng thời đưa ra biện pháp giáo dục cũng như biện pháp giảng dạy thích hợp .
1.2/ Tổ chuyên môn lên kế hoạch tháng – tuần:
1.2.1/ Cụ thể hoá năm học:
- Kế hoạch năm là kế hoạch chung cho suốt cả năm học, các công việc chưa
được cụ thể hoá, các chỉ tiêu đề ra cuối năm học là phải qua quá trình phấn đấu thực

hiện chung cho cả tổ, góp phần đạt các chỉ tiêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà
trường đề ra.
- Căn cứ vào kế hoạch năm, nhưng để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn, và
theo yêu cầu tiến trình của năm học.Căn cứ vào kế hoạch tuần tháng cụ thể, bảng phân
công chuyên môn của bộ phận chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn cần lập kế
2
hoạch tháng, tuần với sự phân công cụ thể: những nội dung thực hiện, thời gian thực
hiện, người thực hiện, biện pháp thực hiện.Từ đó mọi thành viên biết trước những công
việc mình phải thực hiện để có thời gian chuẩn bị chú đáo và thực hiện có hiệu quả.
1.2.1/ Điều chỉnh các phát sinh thời vụ:
Thực hiện nhiệm vụ của năm học, kế hoạch năm học, tuy nhiên từng tuần, từng
tháng vẫn có những phát sinh thời vụ, ta khó có thể nắm bắt được từ đầu năm học để
lên kế hoạch. Như những thay đổi, sự phát triển không ngừng về các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, những yêu cầu thay
đổi của ngành, nhà trường, những thay đổi về cơ sở vật chất, những thay đổi về phân
công chuyên môn của nhà trường, những tình huống bất ngờ, đặc biệt là chất lượng
giảng dạy và kết quả học tập, đạo đức của học sinh theo từng tuần, từng tháng, từng
học kỳ.
Từ những thay đổi và những yêu cầu trên, tổ chuyên môn phải có định hướng
cập nhật và nắm bắt kịp thời điều chỉnh kế hoạch năm học cụ thể qua kế hoạch tuần,
tháng để kịp thời đề ra nhiệm vụ, phân công cụ thể để thực hiện, hành động kịp thời
phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế, từng bước củng cố và hoàn thành nhiệm vụ năm
học và các chỉ tiêu đã đề ra.
1.2.2: Nội dung kế hoạch:
- Căn cứ theo kế hoạch tháng tuần của nhà trường, căn cứ theo chỉ thị, công văn
của ngành, cấp trên và theo nghị quyết họp tổ các tháng trước, từ đó tổ trưởng lên kế
hoạch hoạt động của tổ hàng tháng- hàng tuần thật cụ thể từng công việc, thời gian
thực hiện, người thực hiện Chú trọng vào công tác chuyên môn, và chất lượng dạy-học.
- Hàng tháng vào 2 tuần cuối tháng tổ chuyên môn họp thảo luận, nhận xét,
đánh giá, từng công việc cụ thể trong kế hoạch đã đề ra, công việc nào đã hoàn thành,

công việc nào chưa hoàn thành,công việc nào chưa làm, nêu ra được những mặt mạnh
mặt yếu, nguyên nhân, cùng bàn thảo rút kinh nghiệm. Từ đó có hướng khắc phục kip
thời những công việc chưa đạt được,chưa làm sẽ thực hiện trong thời gian tới để công
việc được hoàn thành tốt hơn.
1.2.3: Biện pháp thực hiện:
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các hoạt động của từng thành viên kịp thời
động viên nhắc nhở tổ viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khắc phục
những khó khăn đồng thời có ý thức phát huy hết khả năng để hoàn thành nhiệm vụ
một cách có hiệu quả tốt nhất.
- Luôn luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy và giáo dục thích hợp với
từng đối tượng học sinh có hiệu quả cao nhất.
- Hàng tháng qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chú trọng đến phương pháp
giáo dục, giảng dạy để nâng cao chất lượng, qua đó mỗi giáo viên luôn tìm ra cho bản
thân một phương pháp giáo dục có hiệu quả cao nhất
2/ Sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả.
2.1/Mục đích:
- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong
hoạt động của nhà trường.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, trau đồi
kiến thức tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và giúp nhau hoàn thành tốt những
nhiệm được giao của cá nhân, tập thể tổ và toàn trường.
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn là dịp để các giáo viên trong tổ trao đổi với nhau
kinh nghiệm giảng dạy,những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học,
3
+ Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy
cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên những ý tưởng, kinh nghiệm, suy nghĩ của
giáo viên. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú và có sự
chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn phải thực hiện đúng theo quy định điều lệ
trường phổ thông (02 lần/tuần). Thời gian do hiệu trưởng quy định

- Giúp BGH điều hành các hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn liên quan đến dạy
và học
- Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ chuyên môn.
2.2/ Công tác chuẩn bị
2.2.1/ Đối với tổ trưởng
Trước khi tổ chức sinh hoạt tổ, người tổ trưởng phải theo dõi nắm bắt được mọi
hoạt động của nhà trường, của từng thành viên trong thời gian vừa qua, đồng
thời phải nắm chắc các kế hoạch công tác cụ thể, các văn bản chỉ đạo của nhà
trường, của ngành, chất lượng dạy- học để lập kế hoạch họp tổ chuyên môn
(thời lượng và nội dung sinh hoạt có phân công cụ thể người thực hiện và đề ra
biện pháp thực hiện)
Để tổ chức buổi sinh hoạt tổ bàn về chuyên môn có chất lượng và hiệu quả, tổ
trưởng cần chuẩn bị các nội dung sinh hoạt như sau:
- Những vấn đề mới và khó trong chương trình, thống nhất những vấn đề trong
tâm.
- Việc thực hiện chương trình của tổ.
- Xác định rõ mục đích yêu cầu của chương và từng bài.
- Phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ yếu
của mỗi phương pháp.
- Tài liệu tham khảo, nhiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dây-học hiện
có của nhà trường, làm đồ dùng dạy học (theo sự phân công trước).
- Kiểm tra việc soạn bài của giáo viên, phiếu báo giảng, kế hoạch ddự giờ của
tổ.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, phụ đạo học sinh yếu kém,
bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. (triển khai chuyên đề, nhận
xét tiết dạy minh hoạ, các tiết dự giờ rút kinh nghiệm, tổng kết hội giảng,
thanh tra kiểm tra nội bộ….)
2.2.2 /Đối với tổ viên
Để cuộc họp tổ chuyên môn có nhiều hình thức phong phú, nội dung đầy

đủ có chất lượng và thể hiện quyền dân chủ, mỗi tổ viên cần có những chuẩn bị
như sau:
- Tự nhận xét hoạt động trong thời gian qua.
- Những ý kiến đóng góp đựơc rút ra từ quá trình dạy –học. sinh hoạt chủ
nhiệm.
- Xem trước phân phối chương trình để đưa ra những tiết dạy khó, bài dạy khó
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo (theo sự phân công kế hoạch chuyên môn của tổ
trưởng)
- Những ý kiến ý kiến cần đóng góp, những giải pháp nâng cao chất lượng dạy
và học như: phổ biến các phương pháp hay mà mình tìm được từ những tài
liệu đoc được….
2.3/ Nội dung sinh hoạt
2.3.1/Đánh giá kết quả đã thực hiện theo kế hoạch đã đề ra:
4
Đây là công việc của tổ trưởng kết hợp với ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ
viên. Việc đánh giá cần cụ thể, chính xác, khen ngợi các thành tích tốt, phê bình
những việc làm sai trái không đúng quy định. Tìm hiểu nguyên nhân những vấn
đề chưa thực hiện hay chưa hoàn thành, đồng thời đề ra biện pháp khắc phục
những tồn tại
- Căn cứ vào nghị quyết của tổ, kế hoạch tuần, tháng, Tổ trưởng đánh giá các
hoạt động của tổ trong thời gian qua một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết. Nhận
xét những mặt mạnh, yếu của tổ, của cá nhân giáo viên trong thời gian qua.
Những mặt đã thực hiện được, những mặt chưa thực hiện được, đưa ra giải
pháp khắc phục trong thời gian tới.
- Các tổ viên có ý kiến đóng góp bổ sung. Sau đó tổ trưởng đúc kết lại các vấn
đề cho hoàn chỉnh..
2.3.2/ phổ biến, triển khai những nội dung đã được chuẩn bị.
Tổ trưởng cùng với giáo viên được phân công phổ biến những nội dung sinh
hoạt đã được phân công, chuẩn bị trước (như đã nêu ở mục 2.2 Những chuẩn bị đối
với tổ trưởng và các tổ viên).

2.3.3/ Tổ trưởng và các tổ viên trao đổi thảo luận các nội dung sinh hoạt đã chuẩn bị
nêu trên và thống nhất các nội dung đã trao đổi thảo luận.
2.3.4/ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuyên môn:
- Chủ yếu xuất phát từ ý kiến của tổ viên hoặc sự chỉ đạo từ Ban Giám Hiệu
- Để giải quyết những vấn đề phát sinh có hiệu qủa,Tổ trưởng cần lắng nghe
những ý kiến, đề xuất của giáo viên, biết tôn trọng các ý kiến của giáo viên,
đặc biệt những người có kinh nghiệm trong vấn đề cần giải quyết, phân tích
những mặt liên quan, đồng thời đưa ra tổ thảo luận đóng góp xây dựng. Vấn
đề này cần được sự thống nhất của toàn tổ. Những vấn đề nào không giải
quyết được thì tổ trưởng tổng hợp kiến nghị lên Ban Giám Hiệu.
2.3.5/ Triển khai kế hoạch thực hiện trong thời gian tới:
- Căn cứ vào báo cáo hoạt động tháng trước còn những tồn động chưa thực
hiện được .
- Căn cứ các công văn ,chỉ thị của ngành, kế hoạch nhà trường, tổ trưởng đề ra
kế hoạch hoạt động cho thời gian tới, lấy ý kiến giáo viên sau đó thống nhất
thực hiện.
+ Phổ biến kế hoạch chuyên môn cho tuần tới . Kế hoạch cần chú trọng
vào công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng giảng dạy như: thực hiện
chương trình; phân công: làm chuyên đề, triển khai chuyên đề, làm sáng kiến
kinh nghiệm, dạy tiết minh hoạ, dự giờ thăm lớp, thanh tra nội bộ, kiểm tra hồ
sơ giáo án, thống nhất đề cương ôn tập, thời gian ôn tập, ra đề kiểm tra 45 phút,
15 phút, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, bàn bạc phương pháp dạy –học,
phương pháp kiểm tra, đánh giá, những vấn đề mới và khó trong chương trình,
xác định mục đích yêu cầucủa chương và từng bài cho từng bộ môn và từng
khối lớp trong tổ, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng
dụng công nghệ thông tin có hiệu quả, kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh…
+ Kế hoạch đề ra phải cụ thể hóa từng công việc, phân công trách nhiệm
cụ thể từng thành viên, người thực hiện và thời gian thực hiện.
2.3.6/ Sinh hoạt các vấn đề khác liên quan:
- Ngoài công tác chuyên môn tổ còn phải tham gia các hoạt động phong trào,

hoạt động công đoàn … Do đó tổ trưởng cần có những nhận xét cụ thể, tuyên
dương các cá nhân xuất sắc kịp thời, đồng thời động viên giáo viên của tổ
5
mình tham gia nhiệt tình, đấy đủ và xem đây là tiêu chí đánh giá xếp loại giáo
viên
- Xếp loại giáo viên hàng tháng, từng học kỳ, đề xuất khen thưởng..:
Việc nầy đòi hỏi tổ trưởng phải có hồ sơ theo dõi các hoạt động của từng
thành viên làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại giáo viên.
Để việc đánh giá xếp loại giáo viên được mang tính chính xác, công bằng
hợp lý và dân chủ, Tổ trưởng để cá nhân giáo viên tự nhận xét sau đó các thành
viên tham gia đóng góp ý kiến nhận xét và đánh giá xếp loại
- Giải quyết những vấn đề linh tinh khác và các kiến nghị lên cấp trên (nếu
có)
2.4 / Hình thức sinh hoạt
Chủ toạ: Tổ trưởng điều hành buổi sinh hoạt họp tổ chuyên môn.
Bầu thư ký ghi biên bản: thường chọn giáo viên viết chữ rõ, dễ đọc, có khả năng
ghi tóm gọn nhưng thể hiện đúng, đủ nội dung và đúng quy trình sinh hoạt..
- Điểm danh
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá kết quả đã thực hiện được trong thời gian qua.
- Các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến bổ sung, sau đó tổ trưởng đúc kết lại
vấn đề.
- Tổ trưởng cùng với giáo viên được phân công phổ biến những nội dung sinh
hoạt mà tổ trưởng và các thành đã được phân công chuẩn bị trước (như đã
nêu ở mục 2.2 Những chuẩn bị đối với tổ trưởng và các tổ viên).
- Tổ trưởng và các tổ viên trao đổi thảo luận các nội dung sinh hoạt đã chuẩn bị
nêu trên và thống nhất các nội dung đã trao đổi thảo luận.
- Tổ trưởng triển khai các công văn, chỉ thị của ngành (nếu có)
- Tổ trưởng triển khai kế hoạch chuyên môn thực hiện trong thời gian tới
- Các thành viên trong tổ thảo luận, đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng để
kế hoạch được chặt chẽ và hoàn thiện

- Sinh hoat các vần đề khác kết hợp với việc thảo luận, bàn bạc trong tổ.
- Đánh giá, xếp loại giáo viên cuối tháng, cuối học kỳ, cuối năm học.(Nếu cuối
tháng)
- Tổ trưởng kết luận và và lấy biểu quyết thống nhất trong tổ.
- Thư ký đọc biên bản hội nghị và trở thành nghị quyết để cả tổ thực hiện.
2.5 / Nội dung ghi hồ sơ
- Thời gian , địa điểm hội nghị.
- Chủ toạ, thư ký hội nghi.
- Thành phần tham dự và điểm danh
- Nội dung
+ Báo cáo nhận xét, đánh giá kết quả đã thực hiện được trong thời gian qua, kế
hoạch của tổ trưởng
+ Ghi ý kiến đóng góp bổ sung của giáo viên cho bản báo cáo, nhận xét đánh
giá.
+ Tổ trưởng cùng với giáo viên được phân công phổ biến những nội dung sinh
hoạt mà tổ trưởng đã chuẩn bị trước (như đã nêu ở mục 2.2 Những chuẩn bị đối
với tổ trưởng và các tổ viên).
+ Tổ trưởng và các tổ viên trao đổi thảo luận các nội dung sinh hoạt đã chuẩn
bị nêu trên và thống nhất các nội dung đã trao đổi thảo luận.
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuyên môn: (chỉ ghi những vấn đề đã
thống nhất)
+ Triển khai các công văn, chỉ thị của ngành (nếu có)
6

×