Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tải Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 8 - Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.91 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái</b>
<b>Đất</b>


<b>Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 8 trang 31: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu</b>
mối quan hệ giữa sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành
các dãy núi uốn nếp.


<b>Trả lời:</b>


Hai mảng kiến tạo di chuyển, bị xô vào nhau và hút chờm lên nhau, một mảng
bị nhấn xuống và một mảng dâng cao lên tạo ra các dãy núi uốn nếp và đứt
gãy.


<b>Bài 1 trang 31 Địa Lí 10: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?</b>
<b>Trả lời:</b>


- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong lòng Trái Đất.


- Nguyên nhân: do năng lượng của các phản ứng hóa học, phân hủy các chất
phóng xạ…


<b>Bài 2 trang 31 Địa Lí 10: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của</b>
chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.


<b>Trả lời:</b>


- Vận động theo phương thẳng đứng: Còn gọi là vận động nâng lên hạ xuống,
xảy ra rất chậm trên diện tích rộng, làm cho bộ phận này được nâng lên và bộ
phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.


- Vận động theo phương nằm ngang: làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực


này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp đứt gãy.


+ Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính liên tục khơng bị
phá vỡ mà chúng chỉ bị uốn cong, tạo thành miền núi uốn nếp.


+ Hiện tượng đứt gãy: Các vùng đá cứng, lớp đá bị gãy, đứt ra và chuyển dịch
ngược hướng nhautheo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang, tạo ra các hẻm
vực, thung lũng, địa hào, địa lũy.


</div>

<!--links-->

×