PHÒNG GD&ĐT THUẬN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PÁ LÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ
" PHÁP LUẬT THUẾ VỚI CÔNG DÂN"
Phần 1 ( 20 phút):
Văn nghệ chào mừng.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, đội thi.
- Tuyên bố lí do:
Xin kính chào các vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân
yêu.
Trong những năm vừa qua cùng với tập thể các cấp các ngành trong cả nước nói
chung và tỉnh Sơn La nói riêng luôn phấn đấu đẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được gíao và
góp phần vào công cuộc CNH – HĐH đất nước. Ngành thuế luôn triển khai nghiêm
chỉnh pháp luật thuế trên địa bàn liên tục phấn đấu hoàn thành dự toán năm sau cao hơn
năm trước góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và của Sơn La. Để đạt
được mục đích tuyên truyền về pháp luật thuế đối với toàn thể các đối tượng nộp thuế
đặc biệt là đối tượng HS góp phần hoàn thiện vốn tri thức cho các em là những chủ nhân
tương lai của đất nước.
- Giới thiệu đại biểu:
+ Về phía cơ quan thuế:............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
+Về phía Đảng ủy, HĐND, UBND xã
....................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
+ Về phía nhà trường:.................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
2. Giới thiệu Ban cố vấn nội dung buổi ngoại khoá tuyên truyền pháp luật về thuế.
Để buổi ngoại khoá diễn ra đúng tiến trình đúng nội dung giúp chương trình giái đáp
những nội dung, những vấn đề còn băn khoăn về thuế tôi xin trân trọng giới thiệu ban cố
vấn của chương trình gồm có:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
3. Giới thiệu các đội thi:
Một trong những giải pháp thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm
2010 đã được Chính phủ phê duyệt là cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về thuế qua hệ thống giáo dục quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các em có
hành trang kiến thức vè thuế, hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với việc
thực hiện chính sách thuế trong tương lai đồng thời động viên gia đình, cộng đồng thực
hiện tốt chính sách pháp luật về thuế.
Buổi ngoại khoá của nhà trường hôm nay được thực hiện bằng hình thức thi tìm hiểu
kiến thức pháp luật thuế.
Có 2 đội thi , mỗi đội có 5 HS.
1. Đội Tuyên truyền:
2. Đội Thị trường:
Phần 2. Nội dung ngoại khoá.
Hoạt động 1 ( 30 phút ): Phần thi ai nhanh hơn
* Qui định: Có 10 câu hỏi giành cho các đội thi xoay quanh 3 chủ đề ( 5 điểm/câu)
+ Các hình thức huy động nguồn tài chính.
+ Bản chất thuế.
+ Vai trò thuế.
- Thời gian suy nghĩ 15s/câu ( báo hiệu của GV ). Tín hiệu trả lời ( phất cờ ).Đội
nhanh được quyền trả lời. Trả lời sai - đội khác trả lời( đúng + 2 đ ).
Câu 1. Em hiểu thuế là gì? Tại sao thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước?
Trả lời: Các hộ kinh doanh đều phải nộp thuế. Thuế là một phần thu nhập mà công
dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.
GV: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là đòi hỏi
cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nhà nước
xuất hiện đòi hỏi có cơ sở vật chất để đảm bảo cho Nhà nước tồn tại và thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình. Do đó Nhà nước dùng quyền lập pháp và hành pháp để
tập trung 1 bộ phận của cải của xã hội vào trong tay Nhà nước. Việc huy động, tập trung
của cải đó có tính chất bắt buộc đối với mọi thành viên trong xã hội được gọi là thuế.
Câu 2. Em hãy cho biết có mấy hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước? Đó
là hình thức nào?
Trả lời: Có 3 hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước.
- Một là, quyên góp tiền và tài sản của dân.
- Hai là, vay của dân.
- Ba là, dùng quyền lực nhà nước bắt buộc nhân dân phải đóng góp.
GV: Do yêu cầu phát triển của xã hội loài người, đã hình thành nên Nhà nước. Xã
hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn. Vậy nên bộ máy Nhà
nước rất cần có nguồn tài chính để chi tiêu. Nguồn tài chính đó chỉ có thể lấy từ việc
động viên đóng góp một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao
động sản xuất tạo ra. Nhà nước thường sử dụng ba hình thức huy động nguồn tài chính
sau:
- Thứ nhất: Hình thức quyên góp tiền và tài sản của nhân dân.
Ví dụ: Như việc Nhà nước huy động tiền để ủng hộ người nghèo trong nội dung
phần truyện đọc hay như Nhà nước quyên góp tiền, vàng của nhân dân ủng hộ cho chính
quyền non trẻ của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám...
- Thứ hai: Hình thức vay dân.
Ví dụ: Nhà nước phát hành công trái, trái phiếu...
Hai hình thức huy động nguồn tài chính trên chỉ được Nhà nước sử dụng có giới
hạn trong một số trường hợp đặc biệt, không mang tính ổn định, lâu dài. Vì hai hình thức
trên tùy thuộc vào khả năng và sự tự nguyện của mọi người, do đó nó không công bằng,
không lâu dài, không bảo đảm được yêu cầu chi tiêu của Nhà nước. Mặt khác, đã nói
đến vay thì phải có trả, trong khi đó Nhà nước lại không tạo ra thu nhập.
- Thứ ba: Hình thức thu thuế.
Là hình thức Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi người đều
phải đóng góp một phần thu nhập do các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình tạo
ra.
Ví dụ: Thông qua các Luật thuế đã được Quốc hội ban hành Nhà nước tiến hành
thu các loại thuế như: thu thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế
tài nguyên...
Câu 3. Thuế trực thu là gì?
Trả lời: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người
nộp thuế (người nộp thuế và người chịu thuế là một).
Câu 4. Tiền thuế dùng để làm gì ?
Trả lời: Nhà nước thu thuế dùng để trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức,
chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng ; xây dựng trường học, bệnh viên. công viên, làm
đường giao thông ... Mọi người dân đều được hưởng lợi chung từ tiền thuế.
Câu 5. Em hãy nêu tác dụng của thuế?
Trả lời: Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo
kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước, góp phần bình đẳng công bằng xã hội.
GV:- Ổn định thị trường: Nhà nước sử dụng chính sách thuế để tăng hoặc giảm
thuế suất đối với một số mặt hàng, ngành hàng tạo sự ổn định thị trường.
Ví dụ: Khi giá dầu thô thế giới tăng cao, Nhà nước đã giảm thuế nhập khẩu để ổn
định giá dầu trong nước hoặc muốn hạn chế nhập khẩu một số hàng hoá nào đó Nhà
nước sẽ tăng thuế nhập khẩu loại hàng hoá đó nhằm ổn định thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Nhà nước sử dụng chính sách thuế để đánh hoặc
không đánh thuế, đánh thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hàng để
thúc đẩy ngành nghề trọng điểm, hạn chế những mặt hàng không cần thiết, từ đó tạo ra
sự cân đối hợp lý giữa các ngành nghề:
Ví dụ: Nhà nước quy định mức thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng như
sau:
+ Hoạt động sản xuất nước sạch, thuốc chữa bệnh, đồ dùng dạy học, in sách: 5%.
+ Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng 10%.
- Đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước: Việc ban hành
các chính sách thuế phải gắn liền với các điều kiện kinh tế cụ thể của từng hoạt động.
Việc ban hành chính sách không gắn kết với các chính sách thuế, không gắn kết với điều
kiện kinh tế của từng hoạt động sẽ làm cho các hoạt động kinh tế hỗn loạn và chậm đà
phát triển. Một chính sách thuế tốt là vừa huy động nguồn tài chính dồi dào vào ngân
sách Nhà nước nhưng cũng vừa tạo điều kiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển.
Ví dụ: Để khuyến khích phát triển kinh tế ở các tỉnh miền núi, Nhà nước có những
chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tất cả các doanh nghiệp có hoạt
động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn không phân biệt ngành nghề.
- Góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội: Nhà nước sử dụng thuế để
điều hoà thu nhập như thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào những mặt hàng xa xỉ hay thuế
thu nhập cá nhân vào người có thu nhập cao.
Câu 6. Em hãy hình dung nếu một xã hội không có nguồn thu từ thuế thì xã hội đó sẽ
như thế nào?
Trả lời: Không có thuế; Nhà nước không có nguồn tài chính để chi tiêu cho các
hoạt động trong xã hội, lúc đó xã hội sẽ mất ổn định, không phát triển được.
Câu 7. Tại sao Nhà nước lại phải ban hành nhiều loại thuế?
Trả lời: Nhà nước phải quy định nhiều loại thuế vì: để phù hợp với các hình thức
kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và sử dụng dịch vụ đảm bảo sự công bằng đối với cá
nhân và tổ chức kinh doanh khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
GV: Trong thực tiễn mỗi loại đối tượng có những hoạt động sản xuất kinh doanh
khác nhau, lại có trường hợp một đối tượng có thể có nhiều hoạt động sản xuất kinh
doanh khác nhau. Việc đặt ra các Luật thuế khác nhau, để có thể tiến hành thu thuế đúng
đối tượng, đúng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tập trung nguồn thu cho ngân sách
Nhà nước, bảo đảm sự công bằng trong thu, nộp thuế. Nói tóm lại là bảo đảm tính công
bằng, tính hiệu quả, tính chính xác, tính thuận tiện.
Câu 8. Em hiểu phí là gì?
Trả lời: Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá
nhân khác cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Phí chợ, phí vệ sinh, phí cầu...
Câu 9. Em hiểu lệ phí là gì?
Trả lời: Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước
hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước. Ví dụ: Lệ phí công
chứng, lệ phí chứng thực.
Câu 10. Bản thân em phải làm gì để góp phần thực hiện chính sách, pháp luật thuế của
Nhà nước ?
Trả lời: Phải học tập để hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước;
Tuyên truyền cho gia đình mình và cho địa phương mình cùng thực hiện quyền và nghĩa
vụ của công dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước.
Hoạt động 2( 20 phút ): Phần thi kh ¸n gi¶:( tr¶ lêi ®óng ® îc phÇn th ëng)
Câu 1. Theo em ở Việt Nam hiện nay có những loại thuế nào?
Trả lời:
- Thuế giá trị gia tăng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế nhà đất.
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế tài nguyên.
- Thuế xuất, nhập khẩu.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Thuế môn bài
Câu 2. Em hiểu thế nào là thuế giá trị gia tăng?
Trả lời: Thuế giá trị giá tăng là loại thuế gián thu, đánh vào giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Câu 3. Em hiểu thế nào là thuế thu nhập doanh nghiệp?
Trả lời: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế
của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Hoạt động 3( 30phút ): Phần thi tiÓu phÈm: