Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BỘ đề đọc HIỂU NGỮ văn 8 học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.5 KB, 13 trang )

*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi?
….Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng
chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thơng minh và
tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn
học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại
những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà
nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được
đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ơn hịa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những
đứa trẻ được u mến nhất trong nhóm bạn.
(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thơng minh hơn- Dân trí)
1. Phần trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( 0,5 điểm)
2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có
tác dụng gì với con người? ( 1,5 điểm)
3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam ( đặc biệt là giới học sinh) trong
thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay? ( 1,0 điểm)
4. Hãy nêu chính xác tên một cuấn sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học,
được đọc ( có tên tác giả). Viết 5 đến 6 câu văn chia sẻ về tác dụng của cuấn sách ( tác phẩm) đó
đối với bản thân em? ( 3,0 điểm)
Đề 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu?
“Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […]
Khơng đọc sách tức là khơng cịn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi khơng cịn nhu cầu
đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất
luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một
cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các
tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một
cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia
đình.
Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy


20 dịng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc
lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, khơng q khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể
là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.”
( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không cịn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ
nữa”?
Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4: Thơng điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 5 (2,0 điểm)Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị
về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ
thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.
GV: VŨ THỊ LINH

1

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
ĐỀ 3: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, cịn phải phấn đấu thêm, trau dồi
thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn khơng bao giờ chịu chấp
nhận sự thành cơng của cá nhân mình trong hồn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành
cơng của mình ỉà tầm thường, khơng đáng kể, ln ln tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận,
mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ
giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người
cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi
mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hồn tồn biết mình, hiểu người, khơng tự đề cao
vai trị, ca tụng chiến cơng của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức
chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành cơng trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng,
nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 4. Đoạn trích nói về lịng khiêm tốn. Điểu đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/ chị?
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị vể câu nói của Ăngghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
Đề 4: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà khơng phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì
đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế,
trốn tránh thực tế, và suốt đời khơng bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn khơng
biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn khơng nói được ngoại ngữ! Một người mà khơng chịu mất gì thì
sẽ khơng được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài
học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà khơng chịu mất gì thì sẽ khơng
được gì"?
Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.
Đề 5: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn ln chuyên cần và vượt qua bản thân từng
ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là người khơng bao giờ trễ hẹn. Bạn không là
người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn
rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều

GV: VŨ THỊ LINH

2

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
a. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
b. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
c. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
d. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3
- 4 câu.
Đề 6: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ
đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tơn trọng
người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến
thức là vơ tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi
trải nghiệm, hay những khó khăn, giơng tố trong đời.
(Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b. Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết
ấy được sử dụng trong đoạn trích.
c. Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em
đồng ý hoặc khơng đồng ý với ý kiến đó.
d. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu)

trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi.
Đề 7: Đọc bài văn nghị luận sau và trả lời câu hỏi: ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật
bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp
như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn
ln tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài
toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay vẽ một tình yêu lâu dài
bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng,…
Đừng để khỉ tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa
kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn cịn tn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh
lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để khơng nuối tiếc những gì chỉ cịn lại trong
q khứ mà thơi…
(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã, theo , 4/6/2015)
a. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
b. Đoạn văn trên để cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)
c. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đểu mang
lại cho ta một bài học đáng giá”. (1 điểm)

GV: VŨ THỊ LINH

3

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
d. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngồi kia
đã lên, mà con tim vẫn cịn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên
mi mắt vẫn cịn tn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó. (1 điểm)

e. (2 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Anh/Chị hãy viết
một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình vể ý kiến trên.
Đề 8 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bơng hoa lớn và cũng có những bơng hoa nhỏ,
có những bơng nở sớm và những bơng nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày
bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù khơng có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được
đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể
mang đến cho đời.
[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế
giới, 2018)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có
những bơng hoa lớn và cũng có những bơng hoa nhỏ, có những bơng nở sớm và những bơng nở
muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những
đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.
Câu 3 (0.5 điểm). Nêu hàm ý của câu: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo
mầm ở bất cứ đâu.
Câu 4 (1.0 điểm). Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa
hoa.” khơng? Vì sao?
Câu 5 (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng
150 chữ) với chủ đề: Tơi là một đóa hoa.
Đề 9 : Đọc văn bản:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của
gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn
lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng khơng chuẩn mực, thiếu văn
hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong

sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường
xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương
trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm
méo mó tiếng Việt.
Trả lời các câu hỏi:
a) Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? (0,25 điểm)
a) Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích
cực của gia đình, nhà trường và xã hội? (0,25 điểm)
b) Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào? (0,5 điểm)
GV: VŨ THỊ LINH

4

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
b) Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm)
Đề 10 : Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
Ước mơ giống như bánh lái của một con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và khơng nhìn thấy được,
nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu
khơng có bánh lái. Cũng như con tàu khơng có bánh lái, người khơng ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ
cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nếu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu:
Ước mơ giống nhau thành lại của con tàu.
Câu 3: (1,5 điểm) Em hiểu như thế nào về cách nói của tác giả; người không ước mơ sẽ trôi
dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đầm rong biển?

Câu 4: (3,0 điểm)
Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về ý chí, nghị lực sống
của con người.
Đề 11 : Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong phịng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người
ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tơi là hiện thân của hịa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu
khơng có tơi? Tơi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Cịn tơi là hiện thân của lịng trung thành. Hơn tất cả, mọi
người đều phải cần đến tơi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tơi là hiện thân của tình u. Tơi mới thực sự quan
trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phịng. Một cơn gió ùa theo làm
tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé ịa lên
khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tơi vẫn cịn cháy thì
vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tơi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến
vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
a. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong văn bản trên?
b. Anh/chị hiểu thế nào về lời thầm thì của ngọn nến thứ nhất: Tơi là hiện thân của hịa bình.
Cuộc đời sẽ như thế nào nếu khơng có tơi ? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người?
c. Anh chị hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai: Cịn tơi là hiện thân của lịng
trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi ?
d. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên. Vì sao?
e. Anh/Chịhãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi trong phần đọc hiểu: Hãy
thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu ?
Đề 12: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
GV: VŨ THỊ LINH


5

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
Chẳng ai muốn làm hành khất
Con chó nhà mình rất hư
Tội trời đày ở nhân gian
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con khơng được cười giễu họ
Con phải răn dạy nó đi
Dù họ hơi hám úa tàn.
Nếu khơng thì con đem bán.
Nhà mình sát đường, họ đến
Con cho thì có là bao
Con khơng bao giờ được hỏi
Q hương họ ở nơi nào.

Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh – Dặn con)
Câu 1. Hãy cho biết thể thơ và cách gieo vền của bài thơ.
Câu 2. Ý nghĩa của cách gọi “hành khất” mà không phải “ăn mày” ở câu thơ mở đầu?
Câu 3. Việc lặp lại: “Con không…Con không…” ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ
tình”
Câu 4. Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: Con không bao giờ được hỏi: Quê hương

họ ở nơi nào.
Câu 5. Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 6. Đọc bài thơ này, anh/chị có liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Hãy viết một đoạn văn
ngắn (khoảng 5 dòng) bàn về những lời dạy quý giá của cha.
ĐỀ 13:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Một người hỏi nhà hiền triết:
(2) Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?
(3) Nhà hiền triết trả lời:
(4) Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Cịn nếu anh làm điều tốt cho mọi
người thì anh nên quên.
(Theo: Truyện ngụ ngơn lừng danh thế giới)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
b. Xác định các kiểu câu phân chia theo mục đích nói cho các câu trên.
c. Xác định cách thực hiện hành động nói của các câu trên?
d. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 8 câu) nói lên bài học rút ra từ câu chuyện trên?
ĐỀ 14:
Câu 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một
cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hốy khắc tên mình lên thân cây. Cây
đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu khơng khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn khơng? - Cây hỏi.
GV: VŨ THỊ LINH

6


TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm cháu chịu thơi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tơi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
b. Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì
sao?
c. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ?
d. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.
e. Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em có suy nghĩ gì về sự vô cảm của một bộ
phận học sinh hiện nay? Trả lời khoảng 3 – 5 dòng.
ĐỀ 15: Đọc đoạn trích sau và hồn thành các u cầu bên dưới:
Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt
rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?
Cua trả lời:
– Tớ đang lột xác bạn à.
– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế?
– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá
chép con ạ.
– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)
a. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên.
b. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau đây: “Cá chép con dạo chơi trong hồ nước”.
c. Theo câu chuyện, vì sao cua phải lột xác? Từ đó liên hệ đến con người, để trưởng thành, theo

em cần phải làm gì? (Em hãy trả lời bằng vài câu văn)
ĐỀ 16: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
GV: VŨ THỊ LINH

7

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
a. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
b. Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ sau:
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

d. Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm
thán?
e. Quê hương luôn là tình cảm thiêng liêng trong trái tim của mỗi con người. Em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dịng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
ĐỀ 17:
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:
Một người ni trai lấy ngọc ln suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất,
đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn,
ơng đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy
khiến ơng sắp tuyệt vọng.
Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ
trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu
cả khơng khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng khơng? Nhưng hạt
cát vẫn theo người ni trai về khơng một chút ốn than.
Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, cịn những
bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…
(Qùa tặng cuộc sống)
1. Câu chuyện có ý nghĩa gì?
2. Phương thức biểu đạt nào được dùng trong câu chuyện trên?
3. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của mình về kết thúc của
câu chuyện.
ĐỀ 18:
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
Bờ ao đom đóm chập chờn
Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
GV: VŨ THỊ LINH

8

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng
(Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2: Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên?
Câu 3: Cảm nhận của em vềnội dung chính của đoạn thơ?
Câu 1:(3,0 điểm)
Từ hai câu thơ : “Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, hãy viết đoạn
văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
ĐỀ 19:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa
tốt, đều to khoẻ và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
"Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt
nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ ở khuất trong kho lúa thơi".
Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ơng chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung
sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khơ nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được

nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mịn.
Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng,
trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
1. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
2. Hạt lúa thứ nhất khiến em liên tưởng đến những người có cách sống như thế nào?
3. Văn bản trên gợi cho ta bài học gì?
4. Viết bài văn nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của
cấu văn: "Hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng,
trĩu hạt".
ĐỀ 20: Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (Từ câu 1 - câu 4):
… Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đơi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
(Trích: Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào?
GV: VŨ THỊ LINH

9

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
Câu 3: Trong hai câu thơ “Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” tác giả sử

dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 5 : Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương.
ĐỀ 21: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tơi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một
lần tơi đạp xe ra cơng viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú
và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn
nguyện.
- Ồ, ước gì tơi... Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tơi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh
như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hồn tồn nằm ngồi dự đốn của tơi.
- Ước gì tơi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ
vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật
nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?
Câu 3. Theo em câu “Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm” có ý nghĩa gì?
Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thơng điệp gì?
Câu 1. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề được gợi từ câu
chuyện trên.
ĐỀ 22: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.
Lúa xanh, xanh mướt đồng xa
Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.
(“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh)
 Liệt kê những từ ngữ/ hình ảnh khắc họa người cha trong văn bản trên?
 Em hiểu gì về ý nghĩa của từ « hao gầy » trong bài thơ?
GV: VŨ THỊ LINH

10

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
 Tác dụng của phép tu từ nổi bật trong 2 câu thơ:
Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.
 Thông điệp của bài thơ là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn khơng q 10 dòng).
. Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của em về vai trị của người cha trong gia đình.
ĐỀ 23: Có một câu chuyện như sau:
Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm
trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ơng kính cẩn:
- Thưa thầy, thầy cịn nhớ em khơng? Em là...
Người thầy giáo già hoảng hốt;
- Thưa ngài, ngài là thống tướng...

- Khơng, với thầy, em vẫn là đứa học trị cũ. Em có được những thành cơng của ngày
hơm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.
a. Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào?
b. Cả hai nhân vật đều cắt lời người đối thoại. Như thế có bất lịch sự khơng? Tại sao?
c. Hãy nhận xét về vị tướng trong câu chuyện.
ĐỀ 24:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Hãy hiểu những người yêu thương con; tình yêu là món quà đẹp nhất và nhận được chỉ
khi đã được cho đi. Hãy thương mến những ai thật lòng u q con; vì chỉ có ít người như thế
trong cuộc đời. Rồi hãy đáp trả tình u đó gấp mười lần, hãy làm tràn đầy cuộc sống của họ
bằng tình yêu xuất phát từ trái tum con, như ánh nắng mặt trời chiếu rọi những góc tối trên trái
đất. tình u là một hành trình, chứ khơng phải là một đích đến, hãy đi theo con đường đó mỗi
ngày.”
(Trích “Con có biết” - Nhã Nam tuyển chọn)
Câu 1: Theo em, người mẹ đã dạy con điều gì?
Câu 2: Tìm một trường từ vựng có trong đoạn trích trên? Xác định các từ thuộc trường từ vựng
ấy.
Câu 3: Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải có tình yêu thương?
Câu 4: Kể tên một tác phẩm em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 nói về tình yêu thương
giữa con người.
ĐỀ 25
: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bạn có thể khơng thơng minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng
ngày một. Bạn có thể khơng hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là
người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn
rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều
được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
GV: VŨ THỊ LINH

11

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng
từ 3 - 4 câu.
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận.
Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được
sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết,
phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự khơng
có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế
của yếu tố thứ hai.
Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.
Đề 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Khi đắm chìm trong thế giới ảo, con người sẽ vơ tình hoặc hữu ý che bớt con người
thật của mình. Thế giới ấy có biết bao điều được cho là “thời thượng” nhưng lại rất công thức,
chẳng hạn như trào lưu chụp ảnh “tự sướng” (selfle) với những biểu cảm rập khn, những
dịng trạng thái trên facebook với nội dung mòn cũ. Ngay cả cách bộc lộ ý kiến cũng chỉ cịn
tối giản lại trong nút “thích”; cảm xúc vui, buồn, giận dữ, phấn khích…bị khn lại trong những
nút biểu tượng (icon)”.
1.PTBĐ của văn bản trên là gì?
2.Chỉ ra 3 từ ngữ thuộc trường từ vựng “cơng nghệ thơng tin”?

3.Cách trình bày đoạn văn theo lối diễn dịch hay quy nạp?
4.Em đồng tình hay khơng đồng tình bới quan điểm người viết?Vì sao?
Đề 26:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“ Tại thế vận hội đặc biệt Seatle ( dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên
đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự
cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu
cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe thấy tiếng khóc,
giảm tốc độ và ngối lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả không trừ một ai! Một cô gái bị hội
chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khốc tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả
trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về
sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.”
( Nguồn: http//phapluatxahhoi.vn/giaitri/vanhoc/chienthang-661)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2: (1.0 điểm) Chỉ ra hai câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 3: (2.0 điểm) Nêu tác dụng của hai câu đặc biệt đó?
Câu 4: (2.0 điểm) Tại sao tất cả các khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô
không dứt?
Câu 5: ( 4.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) nêu lên suy nghĩ của em về sự sẻ chia.
GV: VŨ THỊ LINH

12

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN


*************BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021************


GV: VŨ THỊ LINH

13

TRƯỜNG THCS GIAO YẾN



×