Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tạo bài tập kéo thả chữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.05 KB, 8 trang )

Tìm hiểu về ViOLET và ứng dụng của nó vào thiết kế một số bài giảng tin học 11
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
i. Tạo bài tập kéo thả chữ
Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập
như sau:
1. Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống.
Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu
khác.
2. Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ
(nhập) phương án của mình vào.
3. Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn
đi (nếu đang hiện).
Ví dụ 5: Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn như sau
Đoạn văn
Đơn chất là những chất được tạo nên từ ........................................ còn hợp
chất được tạo nên từ ........................................
Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro là những ........................................ còn nước,
khí cacbonic là những ........................................
Các từ
đơn chất, một nguyên tử, hai nguyên tố trở lên,
hai chất trở lên, hợp chất, hai nguyên tử trở lên,
một chất, một nguyên tố
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
_______________________________________________________________________________
Đặng Thị Hằng_A_K54_CNTT_ĐHSPHN
11
Tìm hiểu về ViOLET và ứng dụng của nó vào thiết kế một số bài giảng tin học 11
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi
giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như
trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).


Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách
nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và
ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới
đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ.
Trong đó:
_______________________________________________________________________________
Đặng Thị Hằng_A_K54_CNTT_ĐHSPHN
22
Tìm hiểu về ViOLET và ứng dụng của nó vào thiết kế một số bài giảng tin học 11
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
• Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click nút này ta sẽ gõ trực
tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
• Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
• Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.
Với cách nhập liệu như trên Violet sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ giống như hình
dưới đây:
Bài tập kéo thả chữ
Ví dụ 6: Bài tập điền khuyết
Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu
Nội dung → mục Sửa đổi thông tin → Nhấn “Tiếp tục” → click đúp vào bài tập kéo thả
→ Chọn kiểu “Điền khuyết” → Nhấn nút “Đồng ý”.
_______________________________________________________________________________
Đặng Thị Hằng_A_K54_CNTT_ĐHSPHN
33
Tìm hiểu về ViOLET và ứng dụng của nó vào thiết kế một số bài giảng tin học 11
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài tập điền khuyết
Học sinh khi click chuột vào các ô trống ... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu
như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó.
Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ

hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ.
Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên.
CHƯƠNG 3:
PHẦN MỀM “GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TIN HỌC 11” SỬ DỤNG ViOLET :
I. Giới thiệu về phần mềm.
1. Tổng quan:
Phần mềm “GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TIN HỌC 11” được thiết kế bằng phần mềm
ViOLET nhằm đem lại cho giáo viên có được những bài giảng hay cho quá trình dạy và
học tin học 11 theo chương trình phổ cập của bộ giáo dục và đào tạo.
iện nay cơ sở vật chất ở các trường PTTH trong cả nước gần như đã đáp ứng đủ
nhu cầu để thực hiện tiết dạy bằng giáo án điện tử. Nên việc ứng dụng phần mềm
ViOLET vào giảng dạy ở trường phổ thông không gặp trở ngại gì về cơ sở vật chất.
Yêu cầu thiết bị trong một lớp học để sử dụng phần mềm: “GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
TIN HỌC 11”: một máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu, một loa nếu phòng quá rộng hoặc
khó nghe. Học sinh không cần máy tính.
2. Phương pháp tổ chức hoạt động giờ học có sử dụng ViOLET :
Thầy giáo giữ vai trò điều khiển quá trình hoạt động quá trình dạy học. trình bày
đầy đủ nội dung của bài giảng đã soạn trên phần mềm ViOLET và thể hiện được hết tính
sư phạm, ý đồ của mình trong tiết học.
Học sinh chủ động, tích cực chủ động khám phá kiến thức của bài học,lắng nghe,
quan sát, làm bài tập ngay trên lớp để hiểu bài.
_______________________________________________________________________________
Đặng Thị Hằng_A_K54_CNTT_ĐHSPHN
44
Tìm hiểu về ViOLET và ứng dụng của nó vào thiết kế một số bài giảng tin học 11
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi tiết học có sự trợ giúp của ViOLET thì giáo viên yêu cầu học sinh chú ý quan
sát và làm bài tập để có thể chọn được những đáp án đúng với những câu hỏi trắc
nghiệm, các bài tập giáo viên cho.
II. Cấu trúc phần mềm.

1. Phần lịch sử:
Phần này có tác dụng giới thiệu về lịch sử ra đời và phát triển của máy tính, cuả
ngôn ngữ lập trình, và cụ thể là của ngôn ngữ lập trình Pascal.
2. Phần kiến thức:
Gồm tất cả nội dung chương trình tin học lớp 11, được phân lớp theo từng chương.
Ở đây do thời gian có hạn nên em chỉ tập chung hoàn chỉnh vào chương 3: chương về cấu
trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp.
• Giao diện phần mềm:
• Giao diện chương 3:
Trong nội dung chương 3 bao gồm :
- Các phần cấu trúc rẽ nhánh,
- Cấu trúc lặp.
Ở mỗi nội dung chúng ta soạn thảo các kiến thức lần lượt theo thứ tự từng mục sau:
 Khái niệm
 Ví dụ.
 Bài tập.
Ví dụ ở cấu trúc rẽ nhánh ta thực hiện nội dung bài giảng lần lượt như sau:
_______________________________________________________________________________
Đặng Thị Hằng_A_K54_CNTT_ĐHSPHN
55

×