Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.52 KB, 14 trang )

Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Đề bài: Hãy phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản (chọn một đối tượng cụ thể như
tôm biển, tôm càng xanh, cá tra…) trong thời gian qua. Nếu anh chị là lãnh đạo ngành
thủy sản địa phương (địa phương cụ thể), hãy đưa ra các chính sách và giải pháp cụ thể
để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững trong tương lai.
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
1
T
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Lời giới thiệu:
rong mấy tháng đầu năm 2010, bà con nông dân ở các tỉnh miền Trung đang
gặp khó khăn lớn với dịch bệnh trên tôm chân trắng khiến nhiều ao nuôi xuất
hiện tình trạng tôm chết hàng loạt. Theo bà Hoàng Thị Kim Yến, trưởng
phòng kỹ thuật của chi cục phân tích rằng, nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt là do
nhiễm virus đốm trắng tồn lưu trong môi trường.
Dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng trước tình trạng dịch bệnh tràn lan,
nhiều người nuôi tôm ở Quảng Nam phải vớt tôm để “chạy dịch”.
Từ cuối năm 2009, do tâm lý đón giá cao mà người dân đã “làm liều” thả tôm trái vụ
một cách tự phát khiến 10ha nuôi tôm ở Quảng Nam đã nhiễm bệnh đốm trắng.
Hơn nữa, người dân đã chủ quan không thực hiện đúng quy trình cải tạo ao, xử lý
nước, mật độ thả giống quá dày từ 150-200 con/m2 (trong khi theo khuyến cáo của
ngành là từ 60 – 80 con/m2) khiến môi trường nhiễm chất hữu cơ nặng tạo điều kiện cho
virus đốm trắng phát triển.
Một nguyên nhân khác là do người dân mua tôm giống trôi nổi trên thị trường, không
qua kiểm dịch, giống không đảm bảo chất lượng góp phần tăng mầm bệnh trên tôm.
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
2
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Cũng theo bà Yến, do nuôi tôm chân trắng với mật độ quá dày nên mức độ ô nhiễm
môi trường cũng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm sú trước đây.
Trước tình hình trên, sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam có công văn gửi các huyện,


thành phố trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thả nuôi
theo đúng lịch thời vụ cũng như xử lý kịp thời những ổ dịch. Sở cũng yêu cầu Chi cục
Nuôi trồng thủy sản tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống trên
địa bàn tỉnh, phối hợp tham với Thanh tra Sở xử phạt nghiệm những trường hợp không
đảm bảo điều kiện theo quy định đồng thời tiến hành quan trắc môi trường tại lưu vực
sông và giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi, chất lượng tôm giống.
Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ vẫn tái
thả giống dù chưa được sự kiểm soát về môi trường đã khiến dịch bệnh kéo dài, thiệt hại
cho hàng trăm hộ dân nuôi tôm khác trong vùng với số tiền tính bằng tỷ đồng.
Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển
tại nhiều địa phương như Ninh Thuận, Bình huận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng
khắp cả nước. Trong mấy năm gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú đã bị lỗ, khi chuyển sang
nuôi tct đã thắng to. Do thời gian thu hoạch của tôm chân trắng ngắn hơn tôm sú
(khoảng 3 tháng với năng suất 15 tấn/ha) nên việc phòng bệnh và tránh rủi ro tốt hơn.
Theo hiệp hội nuôi tôm thế giới, các mặt hàng chế biến từ tôm chân trắng chiếm 2/3
tiêu thụ tôm toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang trên đà phát triển, tôm cỡ
nhỏ và giá thành rẽ đang là lựa chọn số một. Theo tính toán của các chuyên gia thủy sản,
giá thành nuôi 1kg tôm chân trắng nguyên liệu chỉ gần 30000đ, trong khi nuôi 1kg tôm
sú tốn hơn gấp đôi, từ 65000 – 75000đ. Giá đầu tư thấp, năng suất cao, kích cỡ tôm phù
hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới là điều kiện để tct lên ngôi.
Trong khi đó, giai đoạn từ 2001 đến 2006, trong khi tôm sú duy trì ở một sản lượng
nhất định, thì ở châu Á , sản lượng tôm chân trắng nhảy vọt lên từ 1,5 – 1,6 triệu tấn và
ước đoán đạt 1,8 triệu tấn vào năm 2009.
1. Tình hình năm 2007:
Năm 2007, nhiều hộ nuôi tôm sú đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm chân trắng vì
nhu cầu thực tế thị trường lúc bấy giờ. Thị trường đã ưu chuộng loại tôm chân trắng
khiến tình hình xuất khẩu tôm sú gặp khó.
Tổng sản lượng nuôi tôm trên toàn thế giới năm 2007 đạt khoảng 3,3 triệu tấn, trong
đó, tct chiếm khoảng 63%. Ngay tại châu Á, “quê nhà” của tôm sú, trong tổng sản lượng
tôm năm 2007 ước tính khoảng 2,65 triệu tấn thì tôm chân trắng cũng chiếm tới 57%,

riêng Trung Quốc tôm chân trắng chiếm gần 80% trong tổng sản lượng 1 triệu tấn của
nước này.
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
3
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Bài báo cáo của TS. James Anderson trong hội nghị dự báo toàn cầu cho lãnh đạo
nuôi trồng thủy sản tháng 11/2007 tại Tây Ban Nha nêu rõ tổng sản lượng tôm nuôi toàn
cầu tăng trưởng chủ yếu do sự gia tăng mạnh mẽ của sản lượng tôm chân trắng, loài tôm
có nguồn gốc Nam Mỹ được đưa vào nuôi tại các nước châu Á từ năm 2001. Với những
tiến bộ vượt bậc tại châu Á, tôm chân trắng đang và sẽ quyết định thị trường tôm toàn
cầu trong những năm sắp tới.
Thế nhưng, chúng ta đã đi chậm sau Thái Lan về tôm thẻ chân trắng. Năm 2000,
nước này chuyển mạnh từ tôm sú sang tôm chân trắng, năm 2001 đã đạt thành công và
đến nay tôm chân trắng chiếm trên 90% diện tích nuôi tôm của Thái Lan. Hiện công
nghệ nuôi tôm chân trắng của nước này đã tiến rất xa.
Còn tại Việt Nam, vào năm 2007, đã có thông tin cho rằng Bộ Thủy sản (củ) đã ra
quyết định cấm nuôi tôm chân trắng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân
của lệnh cấm này đó là vào khoảng năm 2003, một vài tỉnh miền Trung và Công ty
Duyên Hải (tỉnh Bạc Liêu) đã nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng. Ở miền Trung, kết
quả thử nghiệm tương đối khá, nông dân thu được lợi nhuận, nhưng ở Bạc Liêu thì thất
bại. Sau này, nguyên nhân mới xác định là do Công ty Duyên Hải nhập giống kém chất
lượng và không vững kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.
Cùng thời điểm đó, dư luận (cả một số nhà khoa học) cho rằng tôm thẻ này là nguyên
nhân lan truyền bệnh Taura. Từ chuyện Bạc Liêu nuôi không thành công và những lo
lắng về mầm bệnh trên tôm thẻ chân trắng, nên vào khoảng năm 2004, Bộ Thủy sản đã
quyết định cấm- kể cả nuôi thử nghiệm giống tôm này ở ĐBSCL, do sợ ảnh hưởng tôm
sú.
Sau khi có lệnh cấm, Bộ Thủy sản đã tổ chức hai hội thảo về con tôm này, nhưng ý
kiến “bênh” cũng như “chống” vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng sau đó, báo chí lại đưa tin Bộ Thủy sản không cấm mà chỉ có chỉ thị yêu cầu

nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú riêng biệt, không được nuôi chung vì dễ lây lan dịch
bệnh.
Từ những tin tức không thiết thực như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư nuôi
tct của người dân. Họ đã không dám mạnh dạng phát triển các mô hình nuôi có thể đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng-Phó Chủ tịch VASEP, Việt Nam
càng lừng chừng với con tôm thẻ chân trắng bao nhiêu, Thái Lan càng mừng thầm trong
bụng vì như vậy họ bớt đi một đối thủ vô cùng tiềm năng. Ông Dũng nói thẳng những
bức xúc của mình về vấn đề tôm thẻ chân trắng: “Đầu tiên phải đặt câu hỏi là tại sao lại
có chủ trương nuôi một con mà không nuôi đồng thời cả hai con (tôm sú và tôm thẻ chân
trắng). Giữa hai con đó không nên chọn một, thay vào đó chọn cả hai có hay hơn không.
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
4
Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY
Trong ngành nông nghiệp còn có chủ trương đa cây, đa con cơ mà. Nói tóm lại chúng ta
không nên độc canh, một khi thế giới thay đổi khẩu vị chúng ta sẽ trở tay không kịp”.
Năm 2007, một vấn đề khác đã khiến giới khoa học cũng như quản lý thủy sản nước
ta e ngại là khả năng lây bệnh Taura của tôm chân trắng sang tôm sú cũng được ông
Dũng thông tin: “Hiện tôm chân trắng, nước ngoài đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch
bệnh còn tôm sú thì chưa. Tôi không hiểu sao lại có ý kiến cho rằng tôm chân trắng lây
bệnh sang tôm sú trong khi bản thân con tôm sú lại đang có rất nhiều bệnh. Sợ tôm chân
trắng đổ bệnh cho tôm sú khác gì chuyện bệnh nhân muốn vào viện nhưng lại sợ lây
bệnh từ bác sĩ.
Ông còn nhận định rằng: “Nuôi tôm chân trắng ở ĐBSCL là đòi hỏi bức thiết, đúng
quy luật sản xuất và đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Thống kê cho thấy trong 10 tháng
của năm 2007, khối lượng tôm đông lạnh của Việt Nam giảm 4%, giá trị giảm 0,2%
cũng bởi chúng ta vẫn chỉ chú trọng vào mỗi con tôm sú. Tôi phải nhấn mạnh năng lực
cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam đang đi xuống nên rất cần phải phát triển tôm chân
trắng chứ không phải là ý kiến tranh luận cá nhân".
Bên cạnh đó, giá trị kinh tế mà tôm chân trắng mang lại rất cao. Những ưu điểm của

tôm chân trắng: năng suất cao, vỏ mềm dễ chế biến còn có ưu điểm nổi trội là sức đề
kháng tốt và thời gian thu hoạch nhanh. Tôm chân trắng nuôi đến tháng thứ 3 đã thu
hoạch được trong khi đó tôm sú phải nuôi trên 4 tháng. Đặc điểm của tôm nuôi nói
chung từ tháng thứ 3 trở đi rất dễ nhiễm bệnh nên tôm chân trắng đỡ rủi ro hơn vì thu
hoạch sớm.
Sở dĩ quá trình nuôi tôm chân trắng lúc đầu gặp khó khăn là do quản lý lỏng lẻo, dân
toàn mua phải giống tôm chân trắng thải loại từ Trung Quốc nên nuôi dễ bị bệnh. Khi đã
bị bệnh rồi, các nhà quản lý lại cho rằng tôm chân trắng hay bị bệnh. Còn tại đất nước
lán giềng Thái Lan, họ có cách làm giống tôm chân trắng rất hay. Họ quản lý chặt chẽ,
chỉ cho 7 cơ sở (những cơ sở này đều đạt chuẩn) nhập tôm bố mẹ sạch bệnh về nhân
giống. Cách làm thông minh đó chính là quản lý từ gốc. Sản xuất giống tôm chân trắng
sạch bệnh rất dễ với một điều kiện duy nhất là cần có tôm bố mẹ sạch bệnh. Hiện trên
thế giới có 2 nơi sản xuất được tôm chân trắng sạch bệnh là Thái Lan và Hawaii. Từ đó,
có thể rút ra bài học là: chúng ta nên cấm nhập tôm giống mà nên nhập tôm bố mẹ sạch
bệnh và chỉ cho những cơ sở đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia sản xuất mà thôi.
Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
5

×