Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

10 đề thi học sinh giỏi hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.72 KB, 10 trang )

Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

10 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC 8
Đề số 1
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng hóa học sau đây:
a) Cu + HCl + NaNO3 → Cu(NO3)2 + NO↑+ NaCl + H2O
b) AlCl3 + K2CO3 + H2O → Al(OH)3↓ + CO2↑+ KCl
c) Fe(NO3)2 + HCl → Fe(NO3)3 + FeCl3 + NO↑+ H2O
d) NH4ClO4 + P → N2↑ + H3PO4 + Cl2↑ + H2O
Câu 2: 1) Có 4 lọ hóa chất mất nhãn đựng lần lượt các chất lỏng không màu: Nước, dung dịch HCl, dung
dịch K2CO3 và dung dịch KCl. Khơng dùng thêm hóa chất nào khác, các dụng cụ cần thiết có đủ, hãy
nhận biết từng chất trong mỗi lọ.
2) Hỗn hợp A gồm 2 khí H2 và CO có tỉ khối đối với H2 là 10,75. Để khử hồn tồn m gam Fe2O3
nung nóng cần vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp A, kết thúc phản ứng thu được 16,8 gam Fe.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong A.
b) Tính m và V.
Câu 3: 1) Tại sao khi lắp dụng cụ điều chế và thu khí oxi trong phịng thí nghiệm bằng cách đẩy khơng
khí phải đặt ống nghiệm vào giá đỡ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn so với miệng ống và nhánh dài của
ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm thu?
2) Cô cạn 160 gam dung dịch CuSO4 10% đến khi tổng số nguyên tử trong dung dịch chỉ còn một
nửa so với ban đầu thì dừng lại. Tính khối lượng nước bay ra khỏi dung dịch.
Câu 4: Hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3. Nếu hoà tan a gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl dư thì thu
được 0,01a gam H2. Nếu khử a gam hỗn hợp X bằng H2 dư ở nhiệt độ cao thì thu được 0,2115a gam H2O.
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn.
Câu 5: 1) Hai cốc thủy tinh A, B đều đựng dung dịch HCl dư được đặt trên hai đĩa cân, thấy cân ở vị trí
thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc A và 4,79 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B. Sau khi các
muối đã hịa tan hồn tồn thấy cân trở lại vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M.
2) Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Zn, Mg trong oxi một thời gian thu được 2,71 gam hỗn
hợp rắn Y. Hịa tan hồn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,672 lít NO (đktc) là sản


phẩm khử duy nhất. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
----- HẾT -----

Đề số 2
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: 1. Cho các CTHH sau: FeSO4, Al(NO3)2, NaSO4, H2PO4, Zn(OH)2. Cho biết CTHH nào viết
đúng? CTHH nào viết sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng?


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

2. Hồn thành các phương trình phản ứng sau:
𝑡𝑜

a. 𝐹𝑒𝑥 𝑂𝑦 + 𝐶𝑂 → … … + 𝐶𝑂2
𝑡𝑜

b. 𝐶2 𝐻6 𝑂 + 𝑂2 → … … + … …
𝑡𝑜

c. … … → 𝐾𝐶𝑙 + … … (𝐾ℎí)
𝑡𝑜

d. 𝐴𝑙 + 𝐻𝑁𝑂3 → 𝐴𝑙(𝑁𝑂3 )3 + 𝑁2 + 𝐻2 𝑂
Câu 2: Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số lượng các hạt là 34, trong đó số hạt khơng mang điện
chiếm 35,3%. Một nguyên tử nguyên tố Y có tổng số lượng các hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
a. Xác định số lượng mỗi loại hạt trong nguyên tử X, Y? KHHH nguyên tử X, Y?
b. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X, Y? Từ đó cho biết số electron trong từng lớp, số electron ngoài
cùng, nguyên tử nguyên tố X, Y là kim loại hay phi kim?

Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các khí riêng biệt sau: H2, O2, CO2, CO, N2. Viết
phương trình phản ứng minh họa nếu có.
Câu 4: 1. Cho 52 gam kim loại Kẽm tác dụng với 5,6 lit khí Oxi (đktc) sau phản ứng thu được chất rắn A.
Tính thành phần % khối lượng các chất có trong A?
2. Trộn khí Oxi và khí Nitơ (đo ở cùng điều kiện) theo tỉ lệ thể tích là bao nhiêu để được một hỗn
hợp khí có tỉ khối so với khí Hidro là 14,75?
Câu 5: Cho 6,3 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Nhôm và Magie tác dụng hết với dung dịch Axit
clohidric sau phản ứng thu được 6,72 lit khí Hidro (đktc).
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
b. Lượng khí Hidro ở trên khử vừa đủ 17,4 gam Oxit của kim loại M. Xác định CTHH Oxit của
kim loại M.
Câu 6: Nhiệt phân 79 gam Kali pemanganat thu được hỗn hợp chất rắn X có khối lượng là 72,6 gam.
a. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân Kali pemanganat.
----- HẾT -----

Đề số 3
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt khơng mang điện là 10.
a. Tính số hạt mỗi loại của nguyên tử X
b. Cho biết số electron trong mỗi lớp của nguyên tử X
c. Tính nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,003 đvC
Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

a. Đốt P trong lọ có sẵn 1 ít nước cất sau đó đậy nút lại rồi lắc đều cho đến khi khói trắng tan hết
vào trong nước. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch trong lọ.

b. Cho Zn vào dung dịch H2SO4 lỗng , dẫn khí sinh ra vào ống nghiệm chứa sẵn một ít O2 . Đưa
ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn.
c. Cho một mẩu Na vào cốc nước để sẵn mẩu giấy quỳ tím.
Câu 3: Cho khí hiđro đi qua các ống mắc nối tiếp, nung nóng chứa lần lượt các chất: MgO, CaO, CuO,
Na2O, P2O5. Viết phương trình phản ứng xảy ra và ghi đầy đủ điều kiện phản ứng.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 5,04 lít O2 (đktc). Sau khi kết thúc phản ứng,
chỉ thu được 6,6 gam khí CO2 và 3,6 gam H2O. Tìm cơng thức hố học của X.
Câu 5: Dùng khí CO để khử hoàn toàn 10 gam một hỗn hợp (hỗn hợpY) gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ
cao. Sau phản ứng thu được chất rắn chỉ là các kim loại, cho lượng kim loại này phản ứng với dung dịch
H2SO4 lỗng dư thấy có 1,6 gam một kim loại màu đỏ khơng tan.
a. Tính % khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y?
b. Nếu dùng khí sản phẩm ở các phản ứng khử Y, cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được
bao nhiêu gam kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng này chỉ đạt 80%?
Câu 6: Cho 49 gam axit H2SO4 20% tác dụng với 200 gam dung dịch BaCl2 5,2%.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa tạo thành.
b. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau khi tách bỏ kết tủa.
Câu 7: a. Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2 và N2 để người ta thu được một
hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75?
b. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam nước để pha chế được 200 gam
dung dịch CuSO4 10%
Câu 8: Xác định khối lượng NaCl kết tinh trở lại khi làm lạnh 274 gam dung dịch muối ăn bão hòa ở
500C xuống 00C. Biết SNaCl ở 500C là 37gam và SNaCl ở 00C là 33gam.
----- HẾT -----

Đề số 4
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: 1) Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng hãy nhận biết các chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn: MgO,
CuO, BaO, Fe2O3.
2) Chọn các chất thích hợp điền vào chỗ trống và hồn thành các phản ứng hóa học sau:
a) Ba + H2O → ......+ ......

b) Fe3O4 + H2SO4(loãng) → ...... + ....... + H2O
c) MxOy + HCl → ........+ H2O
d) Al + HNO3 → .....+ NaOb + ....
Câu 2: 1) Tổng số hạt proton (P), nơtron (N) và electron (E) của một nguyên tử nguyên tố X là 13. Xác
định nguyên tố X?


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

2) Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%.
a) Tính thể tích khí thốt ra (đktc).
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Câu 3: 1) Cho m gam CaS tác dụng vừa đủ với m1 gam dung dịch axit HBr 9,72% thu được m2 gam dung
dịch muối x% và 672 ml khí H2S (đktc). Tính m, m1,m2, x.
2) Cho V (lít) CO2 (đktc) hấp thụ hồn tồn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, sau phản ứng
thu được 98,5 gam kết tủa. Tính V?
Câu 4: Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1.
a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khơng khí.
b) Tính thể tích (đktc) của 10,5 gam khí A.
Câu 5: 1) Nhiệt phân 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt
phân. Biết rằng Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng:
Pb(NO3)2 → PbO + NO2 ↑ + O2↑
2) Hịa tan hồn tồn 11,2 gam Fe vào dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch A và 6,72 lít
(đktc) hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1. Xác định khí X.
----- HẾT -----

Đề số 5
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Hồn thành các phương trình hóa học sau:
1. Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + ….

2. Fe2O3 + CO → Fe3O4 + CO2
3. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
4. CnH2n-2 + O2 → CO2 + H2O
5. Fe3O4 + HCl → ....... + ......... + H2O
6. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N-2O + H2O
7. Zn + FeCl3 → ZnCl2 + FeCl2
8. M + H2SO4 → M2(SO4)n + H2S + H2O
Câu 2: 1. Cho các chất Na, H2O, CaCO3, KClO3,P và các điều kiện cần thiết. Viết các PTHH để điều chế:
NaOH, CO2, O2, Na-2O, H3PO4
2. Có hai cốc đựng hai chất lỏng trong suốt: nước cất và nước muối. Hãy nêu 5 cách khác nhau để
phân biệt 2 cốc đựng hai chất lỏng trên?
Câu 3: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hoà tan:
a. 39g Kali vào 362g nước.
b. 200g SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (d = 1,12g/ml).
Câu 4: Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra 15,68 lít
khí H2 (đktc)


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho tồn bộ khí H2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4
gam Fe3O4.
Câu 5: 1. Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1.
a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khơng khí.
b) Tính thể tích (đktc) của 10,5 gam khí A.
2. Trong một bình kín chứa hỗn hợp khí A gồm H2 và O2 (ở đktc). Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp
khí A so với khí oxi bằng 0,25.
a) Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong A.
b) Dùng tia lửa điện kích thích 11,2 lít hỗn hợp khí A (ở đktc) đến khi phản ứng xảy ra hoàn tồn.

Tính khối lượng nước thu được sau phản ứng.
Câu 6: 1. Hoà tan 4g oxit sắt FexOy dùng vừa đủ 52,14ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05g/ml).
a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b. Tìm cơng thức của oxit sắt trên.
----- HẾT -----

Đề số 6
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:
𝑡𝑜

1) 𝐹𝑒𝑆2 + 𝑂2 → 𝐹𝑒2 𝑂3 + 𝑆𝑂2
𝑡𝑜

2) 𝐹𝑒3 𝑂4 + 𝐻𝐶𝑙 → 𝐹𝑒𝐶𝑙2 + 𝐹𝑒𝐶𝑙3 + 𝐻2 𝑂
3) 𝐴𝑙 + 𝑁𝑎𝑂𝐻 + 𝐻2 𝑂 → 𝑁𝑎𝐴𝑙𝑂2 + 𝐻2
𝑑𝑖ệ𝑝 𝑙ụ𝑐

4) 𝐶𝑂2 + 𝐻2 𝑂 →

(𝐶6 𝐻10 𝑂5 )𝑛 + 𝑂2

Câu 2: a) Cho 5 nguyên tử 126A ; 146B; 188C ; 168D ; 147E. Tìm hai nguyên tử có cùng số nơtron.
b) Tính ra gam khối lượng thực của nguyên tử O.
Câu 3: Trong sản xuất nông nghiệp cần nhiều phân đạm, phân đạm được điều chế từ nitơ của khơng khí.
Trong khơng khí có hai thành phần là nitơ (N2) và oxi (O2). Nitơ lỏng sôi ở -1960C, cịn oxi lỏng sơi ở 1830C. Làm thế nào tách được nitơ ra khỏi khơng khí?
Câu 4: Tìm ngun tố M và nguyên tố Y biết: Một nguyên tử M kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành hợp
chất với hiđro. Trong phân tử, khối lượng H chiếm 17,65%. Hai nguyên tử Y kết hợp với 3 nguyên tử O
tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử oxit, oxi chiếm 30% về khối lượng.
Câu 5: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 ngun tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với

O là mC : mO = 3: 8.
a) Xác định cơng thức phân tử của hợp chất khí.
b) Chất khí trên là một trong những chất khí chủ yếu làm Trái Đất nóng dần lên (hiệu ứng nhà
kính). Em hãy giải thích?


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

Câu 6: a) Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đốn được nó là hiện tượng hóa học,
trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?
b) Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri NaHCO3 (thuốc muối trị đầy
hơi màu trắng).
Thí nghiệm thứ nhất: Hịa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
Thí nghiệm thứ hai: Hịa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt
mạnh.
Thí nghiệm thứ ba: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng khơng đổi nhưng
thốt ra một chất khí làm đục nước vơi trong. Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào
là sự biến đổi hóa học? Giải thích?
Câu 7: Người ta dùng quặng bôxit để sản xuất nhôm theo sơ đồ phản ứng sau:
đ𝑝𝑛𝑐

𝐴𝑙2 𝑂3 → 𝐴𝑙 + 𝑂2
Có thể điều chế bao nhiêu kg nhơm từ một tấn quặng bơxit có chứa 95% nhôm oxit, biết hiệu suất
phản ứng là 98%?
Câu 8: Nung hỗn hợp gồm 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76g hai oxit và 66g CO2. Tính khối lượng
hỗn hợp 2 muối ban đầu?
----- HẾT -----

Đề số 7
Câu hỏi tự luận.

Câu 1: Hãy đọc văn bản trích dẫn sau:
MƯA AXIT
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhưng đến năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt
đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert
Angus Smith vào năm 1972. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có
chứa một lượng lớn lưu huỳnh, cịn trong khơng khí lại chứa nhiều nitơ. Q trình đốt sản sinh ra
các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit,.... Các khí này hịa tan với hơi nước trong khơng
khí tạo ra axit sunfurơ, axit sunfuric, axit nitric. Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước
mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do
có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hịa tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong
khơng khí như oxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con
người. Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Mơi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng,
Thành Phố Hồ Chí Minh,.... lượng mưa axit luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá
trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...
a. Hãy viết công thức hóa học của các đơn chất, hợp chất hóa học có đề cập trong đoạn văn bản
trên.
b. Theo em, mưa axit gây ra những hậu quả gì ?
c. Để góp phần ngăn ngừa hiện tượng mưa axit, bạn học sinh A cho rằng: Các nhà máy phải xây
dựng ống khói thật cao để các khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit,... phát tán được nhanh. Bạn B lại
có ý kiến khác: Khơng nên xây các ống khói cao ở các nhà máy vì tốn kém và góp phần reo rắc


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

mưa axit trên diện rộng.
Quan điểm của em như thế nào đối với 2 ý kiến trên?
Câu 2: Từ những chất có sẵn: kali pemanganat, kẽm, nước, lưu huỳnh trioxit (dụng cụ, điều kiện cần thiết
có đủ), hãy điều chế các chất cần thiết để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau.
1


2

3

𝐹𝑒 → 𝐹𝑒3 𝑂4 → 𝐹𝑒 → 𝐹𝑒𝑆𝑂4.
Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra (ghi điều kiện, nếu có).
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học:
a. Phân biệt 2 chất rắn riêng biệt: CaO và P2O5.
b. Phân biệt 2 bình khí: CO2, O2.
c. Tách CuO ra khỏi hỗn hợp bột: CuO, FeO.
Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra (ghi điều kiện, nếu có).
Câu 4: Hịa tan hết 62,4g kim loại A hóa trị I vào 216g nước, sau phản ứng thu được dung dịch B có khối
lượng nặng hơn khối lượng nước ban đầu là 60,8g.
a. Xác định kim loại A.
b. Tính C% chất tan có trong dung dịch B.
c. Lấy tồn bộ lượng khí sinh ra ở trên cho khử hết 48,2g hỗn hợp gồm Fe2O3 và ZnO (nung
nóng), sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn D. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong D.
Câu 5: Nung 9,7g hỗn hợp F gồm Al, Mg, Na trong khí oxi dư, sau phản ứng thu được 15,3g hỗn hợp
chất rắn. Mặt khác, cũng cho 9,7g hỗn hợp F trên phản ứng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 2,5M thì thấy
thốt ra V1 lít khí và dung dịch G. Cơ cạn dung dịch G thu được mg hỗn hợp muối clorua khan. (biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc).
Tính V, V1 và m.
Câu 6: Oleum X có cơng thức H2SO4.aSO3, trong đó SO3 chiếm 71% về khối lượng.
a. Xác định a.
b. Cần bao nhiêu gam oleum X cho vào 147 gam dung dịch H2SO4 40% để thu được oleum Y,
trong đó SO3 chiếm 10% về khối lượng?
----- HẾT -----

Đề số 8

Câu hỏi tự luận.
Câu 1: a. Hoàn thành các PTHH sau:
1) KOH + Al2(SO4)3 → K2SO4 + Al(OH)3
2) FexOy + CO → FeO + CO2
3) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
4) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
b. Có 4 chất lỏng không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn: nước, natriclorua, natri hidroxit, axit
clohidric. Hãy nêu phương pháp nhận biết các chất lỏng trên.


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

Câu 2: Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số lượng các hạt là 34, trong đó số hạt không mang điện
chiếm 35,3%. Một nguyên tử nguyên tố Y có tổng số lượng các hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt khơng mang điện là 16 hạt.
a. Xác định số lượng mỗi loại hạt trong nguyên tử X, Y? KHHH nguyên tử X, Y?
b. Cho biết số electron trong từng lớp, số electron ngoài cùng, nguyên tử nguyên tố X, Y là kim
loại hay phi kim?
Câu 3: Cho hỗn hợp khí A gồm CO2 và O2 có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:1.
a) Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khơng khí.
b) Tính thể tích (đktc) của 10,5 gam khí A.
Câu 4: Hợp chất A được cấu tạo bởi nguyên tố X hóa trị V và nguyên tố oxi. Biết phân tử khối của hợp
chất A bằng 142 đvC. Hợp chất B được tạo bởi nguyên tố Y (hóa trị y, với 1£ y £ 3) và nhóm sunfat
(SO4), biết rằng phân tử hợp chất A chỉ nặng bằng 0,355 lần phân tử hợp chất B. Tìm nguyên tử khối của
các nguyên tố X và Y. Viết cơng thức hóa học của hợp chất A và hợp chất B.
Câu 5: Hịa tan hồn tồn 16,25 gam kim loại M vào dung dịch axit HCl dư. Khi phản ứng kết thúc thu
được 5,6 lít H2 (đktc).
a. Xác định kim loại M.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hết lượng kim loại này.
Câu 6: Cho biết trong hợp chất của nguyên tố R (hóa trị x) với nhóm sunfat (SO4) có 20% khối lượng

thuộc nguyên tố R.
a) Thiết lập biểu thức tính nguyên tử khối của R theo hóa trị x.
b) Hãy tính % khối lượng của nguyên tố R đó trong hợp chất của R với nguyên tố oxi ( không xác
định nguyên tố R).
----- HẾT -----

Đề số 9
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra của các thí nghiệm sau:
a) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch K2CO3.
b) Cho dung dịch chứa 2 mol NaHCO3 tác dụng với dung dịch chứa 1 mol Ba(OH)2.
c) Cho Al tác dụng với dung dịch HNO3 thu được một chất khí(A) có tỉ khối so với H2 là 22.
d) Cho 1 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3 mol HNO3 sinh ra khí NO.
Câu 2: a) Có 3 khí A, B, C. Đốt cháy 1V khí A tạo ra 1V khí B và 2V khí C. Khí C được sinh ra khi đun
nóng S với H2SO4 đặc. B là một oxit có khối lượng oxi gấp 2,67 lần khối lượng của nguyên tố tạo oxit.
Sau đó cho mỗi khí B, C lội qua dung dịch Na2CO3. Xác định các chất A, B, C và viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
b) Nhận biết sự có mặt của mỗi chất khí sau đây trong một hỗn hợp gồm các khí CO, CO2, SO2,
SO3, H2.


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

Câu 3: a) Khi cho bột nhôm tác dụng với dung dịch KOH dư đun nóng thu được dung dịch A1 và khí A2.
Thêm vào A1 một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa A3 và có khí A4 thốt ra.
Xác định A1, A2, A3, A4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b). Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc dư với 1,74 gam MnO2 khí Cl2 sinh ra hấp thụ hết vào
400 ml dung dịch NaOH 0,1 M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dung
dịch sau phản ứng.
Câu 4: Hịa tan hồn tồn a gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào b gam dung dịch HCl được dung

dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với HCl cịn dư, thu được
dung dịch E trong đó nồng độ % của muối NaCl và muối clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%.
Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E sau đó lọc lấy kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng khơng đổi
thì được 16 gam chất rắn.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 5: Hòa tan 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500 ml dung dịch H2SO4 loãng ta thu
được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO2 (đktc). Cơ cạn dung dịch A thì thu được 12,24 gam một
muối khan duy nhất. Mặt khác đem nung chất rắn B tới khối lượng khơng đổi thì thu được 11,2 lít CO2
(đktc) và chất rắn B1.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.
b) Tính khối lượng của B và B1.
c) Xác định R. Biết trong hỗn hợp đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3.
----- HẾT -----


Thaygiaongheo.com – Chia sẻ kiến thức THCS các lớp 6, 7, 8, 9

Đề số 10
Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Hoà tan hết 4 gam một kim loại M vào 96,2 gam nước thì thu được dung dịch A có nồng độ 7,4%
và V lít khí B (đktc).
a) Viết phương trình hố học và xác định dung dịch A, khí B.
b) Xác định kim loại M.
c) Tính V.
Câu 2: Hồ tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp bột gồm Fe và một oxit sắt FexOy bằng dung dịch axit HCl thì
thu được 2,24 lít khí (đktc). Nếu đem 3,2 gam hỗn hợp trên khử bởi khí H2 thì thu được 0,1 gam nước.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định công thức phân tử của sắt oxit.
Câu 3: Cho 3,6 gam hỗn hợp (kali và 1 kim loại hóa trị I) tác dụng hết với nước sinh ra 1,12 lít khí H2

(đktc). Tìm kim loạị hóa trị I. Biết số mol của nó nhỏ hơn 10% tổng số mol của 2 kim loại trong hỗn hợp.
Câu 4: Hãy tính tốn và nêu cách pha chế 500 ml dd NaCl 0,9% (d = 1,009g/cm3) (nước muối sinh lí) từ
muối ăn nguyên chất và nước cất.
Câu 5: Rót 400ml dung dịch BaCl2 5,2% (D=1,003g/ml) vào 100ml dung dịch H2SO4 20% (D =
1,14g/ml). Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch còn lại sau khi tách bỏ kết tủa.
Câu 6: A là dung dịch H2SO4 0,2M, B là dung dịch H2SO4 0,5M. Phải trộn A và B theo tỉ lệ thể tích như
thế nào để được dung dịch H2SO4 0,3M.
Câu 7: Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm: Fe; FeO; Fe3O4; Fe2O3. Để
hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M ( loãng), tạo thành 0,224 lít H2 ở
đktc.
a. Viết phương trình hố học xảy ra.
b. Tính m?
Câu 8: Hịa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ
dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ở đktc. Thêm 32,4 gam nước vào dung
dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành
phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 9: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu
được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 10: a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (d = 1,83 g/cm3) cần dùng để pha được 500ml dung dịch
H2SO4 0,1M. Nêu cách pha chế dung dịch trên.
b. Xác định lượng tinh thể natri sunfat ngậm nước (Na2-SO4.10H2O) tách ra khi làm nguội 1026,4
g dung dịch bão hòa ở 80oC xuống 10oC. Biết độ tan của Na2-SO4 khan ở 80oC là 28,3 g và ở 10oC
là 9,0 g.
----- HẾT -----



×