Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.11 KB, 11 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 128-138

ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG
ĐẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH

Trương Thị Tư

Trường Đại học Quảng Bình

1.

Đặt vấn đề

Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ, nằm ở nơi hẹp nhất
của đất nước, phía Đơng giáp biển, phía Tây tựa vào dãy Trường Sơn vì thế Quảng
Bình có biển, có đồng bằng, có gị đồi, có rừng núi. Với diện tích tự nhiên là 8.065
km2 , dân số năm 2008 là 857.818 người với mật độ trung bình 106 người/km2 , hiện
nay Quảng Bình có 1 thành phố là Đồng Hới, 6 huyện, 141 xã, 8 phường và 10 thị
trấn [7].
Về điều kiện tự nhiên, Quảng Bình nằm trong đới kiến tạo Bắc Trường Sơn,
phía Tây là khu vực đồi núi, phía Đơng là dải đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồn
cát chạy dọc bờ biển. Vượt qua đèo Ngang, tính chất lạnh có phần giảm sút, Quảng
Bình chịu ảnh hưởng của gió mùa chí tuyến khơng có mùa đơng lạnh và khơ rõ rệt,
với lượng nhiệt và ẩm dồi dào. Vị trí này đã quyết định đến sự thành tạo các yếu
tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình, tạo nên sự phong phú đa
dạng của 2 hệ đất feralit và đất phù sa của lãnh thổ Quảng Bình. Điểm đặc biệt của
đồng bằng Quảng Bình là dải cồn cát ven biển với đặc điểm rất linh động, dễ biến
đổi gồm nhiều chủng loại đất phong phú có giá trị trong sản xuất nhưng vẫn chưa
khai thác hết. Bên cạnh đó vùng gị đồi Quảng Bình chiếm một phần diện tích lớn


của tỉnh cũng đang có những bước chuyển biến trong sản xuất nông - lâm nghiệp.
Từ trước đến nay sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọng
lớn trong nền kinh tế Quảng Bình. Tuy vậy, trong những năm gần đây nền kinh tế
Quảng Bình có những phát triển vượt bậc, con người khai thác tự nhiên với công
suất lớn thì diện tích đất nơng-lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chất lượng có phần
giảm sút và ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng. Vì thế vấn đề sử dụng hợp lý và bền
vững tài nguyên đất nói chung và sử dụng đất nơng-lâm nghiệp nói riêng ở Quảng
Bình đang là vấn đề cần được quan tâm.
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng,
bài báo đề xuất một số định hướng phát triển bền vững đối với đất nông - lâm
nghiệp Quảng Bình.
128


Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...

2.

Đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
nông, lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình

2.1.
2.1.1.

Đặc điểm tài ngun đất Quảng Bình
Các nhóm đất chính

Đất Quảng Bình thuộc hai hệ chính là hệ Feralit và hệ phù sa, có thể phân
chia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đất
glây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ và nhóm đất bị biến đổi với

những đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng [1].
Nhóm đất cát: Chiếm gần 5% diện tích tự nhiên của tỉnh, được thành tạo do
các q trình địa mạo sơng, bờ biển từ sản phẩm thơ (granit) của dải Trường Sơn
Bắc. Nhóm đất này phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới,
Quảng Ninh và Lệ Thủy tạo thành dải các cồn cát, đụn cát ven biển Quảng Bình.
Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, giữ nước kém, đất xấu, kém dinh dưỡng. Gồm cồn
cát trắng vàng, đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua. Hiện tượng cát
bay, cát chảy phổ biến.
Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 0,7% đất tự nhiên của tỉnh, được hình thành
từ sản phẩm phù sa sông, biển, chịu ảnh hưởng của nước biển do bão, thủy triều.
Phân bố ở các huyện ven biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, chủ yếu ở các cửa sông
Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít, có thể bị
glây nơng hoặc sâu.
Nhóm đất phèn: Chiếm gần 0,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủ
yếu ở các huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa
có vật liệu sinh phèn, phát triển trong mơi trường ngập mặn, khó thốt nước. Gồm
có đất phèn hoạt động nơng, đất phèn hoạt động sâu.
Nhóm đất glây: Chiếm hơn 0,3% diện tích tồn tỉnh. Phân bố ở những vùng
địa hình thấp, thường xuyên bão hòa nước ở một số nơi thuộc đồng bằng Quảng
Trạch, Lệ Thủy và Bố Trạch. Có thể phân thành 2 đơn vị đất là đất glây chua điển
hình và đất glây chua có tầng hữu cơ sâu. Đất có đặc tính chua, chặt, bí, có độ phì
tự nhiên khá, ảnh hưởng xấu tới cây trồng.
Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 4,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố ven
các con sông, suối và tập trung nhiều nhất ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ
Thủy ven sông Gianh, sông Kiến Giang. Các loại đất của nhóm đất này được tạo
thành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, do được
bồi đắp hàng năm nên hàm lượng chất hữu cơ khác nhau và tính phân lớp khó xác
định. Căn cứ vào độ bão hịa bazơ có thể phân chia thành các loại: đất phù sa trung
tính ít chua, phù sa chua, phù sa glây và phù sa có tầng đốm rỉ. Độ phì nhiêu của
đất phụ thuộc vào thành phần bồi đắp phù sa của các sơng suối, vị trí địa lý và quá

129


Trương Thị Tư

trình sử dụng, ở vùng địa hình thấp đất phù sa thường có hàm lượng mùn và đạm
cao hơn.
Nhóm đất xám: Chiếm hơn 64% diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình và tập
trung chủ yếu ở vùng đồi núi. Đất xám được hình thành và phát triển trên nhiều
loại đá mẹ khác nhau như đá phiến sét, đá biến chất, đá granit, đá mác ma. . . Phạm
vi phân bố rộng, hầu như khắp các huyện trong tỉnh, ở khu vực địa hình có độ dốc
lớn. Đặc điểm của đất phụ thuộc vào vị trí, đá gốc hình thành đất. Nhìn chung đất
xám ở đây có tầng dày, đất chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung
bình. Gồm nhiều loại đất xám là: đất xám đá lẫn, đất xám cơ giới nhẹ, đất xám
bạc màu, đất xám feralit, đất xám kết von, đất xám loang lổ, đất xám mùn trên
núi. Theo sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Quảng Bình, căn cứ vào tiêu chuẩn của
FAO-UNESCO có thể phân chia nhóm đất xám thành 7 đơn vị đất và 21 đơn vị đất
phụ.
Nhóm đất đỏ: Chiếm khoảng 0,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng đồi các
huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa. Đất đỏ chủ yếu phát triển trên
đá mác ma bazơ trung tính và đá vơi. Có đặc điểm chung là đất có phản ứng chua,
có sự tích lũy sắt, nhơm tương đối cao, các chất hịa tan dễ bị rửa trơi, kết cấu bền
vững, tầng feralít dày... Nhóm này gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng điển hình.
Nhóm đất bị biến đổi: Dưới tác động của con người làm cho hình thái đất tự
nhiên ban đầu bị biến đổi. Gồm các loại: Đất mới bị biến đổi chua, đất biến đổi có
tầng loang lỗ và đất tầng mỏng.
2.1.2.

Các vùng thổ nhưỡng


Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, đá mẹ và lớp vỏ phong hóa cho
thấy các nhóm đất trên được phân bố ở 3 vùng thổ nhưỡng chính của Quảng Bình
là: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng ven biển và vùng cát ven biển với 7 tiểu vùng [1].
Vùng đồi núi: Chiếm 85% diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Bình, có độ cao từ
25m trở lên. Được chia làm 3 tiểu vùng:
Tiểu vùng núi trung bình: Gồm các loại đất mùn vàng đỏ phát triển trên đá
gnanit, đá cát, đá phiến sét ở độ cao từ 900m trở lên. Đất tốt, rất giàu mùn, thích
hợp với các loại cây dược liệu và các loại cây rừng. Phân bố dọc theo biên giới Việt
– Lào từ Hoành Sơn đến Lệ Thủy, địa hình ở đây hiểm trở, đi lại khó khăn.
Tiểu vùng núi thấp: Gồm các loại loại đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá
phiến sét, đá cát, đá granit và đá vôi ở độ cao từ 300 – 900m. Đất nghèo dinh dưỡng
ở những nơi đất trống đồi trọc và khá tốt ở những nơi có thực vật che phủ.
Tiểu vùng gò đồi trung du: Đất phát triển chủ yếu trên các loại đá cát, đá
phiến sét, đá biến chất, đá gnanit ở độ cao từ 25 – 250m. Tiểu vùng này tiếp giáp
với vùng đồng bằng ven biển, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh, nhiều nhất
130


Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...

là Lệ Thủy và Bố Trạch. Một số nơi có tầng đất dày, đất tốt, những nơi có xói mịn
mạnh, tầng đất mỏng thì chủ yếu mọc sim mua và cây bụi.
Vùng đồng bằng ven biển: Chiếm 10,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Vùng
đồng bằng Quảng Bình phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu các con sông lớn thuộc các
huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch; có độ cao trung bình từ 10m
trở xuống, có nơi thấp hơn mực biển. Chia làm 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng đồng bằng phù sa: Chiếm tới 89% diện tích của đồng bằng ven biển
Quảng Bình. Gồm các loại đất phù sa và đất glây, địa hình bằng phẳng, đất tốt
và được phù sa các sơng bồi đắp, thuận lợi cho việc thâm canh tăng năng suất cây
trồng. Đây là vùng trồng lúa và sản xuất hoa màu chính của tỉnh Quảng Bình.

Tiểu vùng đất nhiễm mặn, phèn: Chiếm 11% diện tích đồng bằng. Phân bố ở
các cửa sơng giáp biển, vì thế đất mặn do ngập triều, một phần khác do ảnh hưởng
của vật liệu sinh phèn và bị yếm khí. Tùy theo vị trí ở đây có nơi đất mặn ít, có nơi
mặn trung bình và có phèn.
Vùng cát ven biển: Chiếm khoảng 4,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố
dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh cho đến Lệ
Thủy. Được chia thành 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng cồn cát ven biển: Gồm các cồn cát có độ cao từ 5 – 50m nằm sát
bờ biển, có địa hình lượn sóng, có sườn thoải ở phía biển và dốc phía nội đồng do
chịu ảnh hưởng của gió. Ở đây thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy, sạt lở và
xói lở bờ biển.
Tiểu vùng đất cát biển: Là vùng cát nội đồng phía tây của dải các cồn cát ven
bờ biển. Địa hình bằng phẳng, tiếp giáp với đồng bằng phù sa. Đất ở đây có thành
phần cơ giới nhẹ, hơn 90% là cát và nghèo dinh dưỡng. Nhiều vùng đất cát thấp ổn
định, một số nơi cồn cát cao thoát nước tốt.

2.2.

Hiện trạng sử dụng đất nơng, lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình
Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất Quảng Bình (2006-2008)
Năm

Tổng diện tích tự nhiên(ha)

1. Đất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất nông nghiệp khác
2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất chưa sử dụng


2006
805.503 100%
660.201 81.97
68.839
8.55
588.818
73.10
2.544
0.32
48.582
6.03
96.720
12.00

2007
2008
806.527 100% 806.527 100%
684.356 84.85 697.552 86.49
71.381
8.85
71.529
8.87
610.388
75.68
623.378
77.29
2.587
0.32
2.645

0.33
49.552
6.15
50.276
6.23
72.619
9.00
58.699
7.28
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình)

131


Trương Thị Tư

Quảng Bình có 806.527 ha diện tích đất tự nhiên, với những đặc điểm trên
của tài nguyên đất đai thì có thể thấy rằng Quảng Bình có thế mạnh để phát triển
nông, lâm nghiệp. Thực tế hiện nay Quảng Bình đã sử dụng hơn 85% diện tích đất
cho sản xuất nơng, lâm nghiệp; cịn lại chưa đầy 20% sử dụng vào mục đích khác
(Bảng 1).
Tình hình sử dụng đất cụ thể trong từng ngành sản xuất như sau:
2.2.1.

Đất sản xuất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2008, đất đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
ở Quảng Bình hiện có 71.529 ha, chiếm 8,87% diện tích tự nhiên thuộc tỷ lệ thấp
so với tỷ lệ trung bình cả nước. Trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm một tỷ lệ
lớn gồm các loại đất trồng lúa, hoa màu, đất đồng cỏ chăn nuôi và các loại cây rau

đậu, lạc, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích các loại cây lâu năm
như cây ăn quả (bưởi, vải, nhãn,...), cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu,... ngày
càng được mở rộng. Diện tích vườn tạp, diện tích khác được cải tạo thành các vùng
trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (Bảng 2).
Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp
tỉnh Quảng Bình (2006-2008)
2006

Năm

Tổng diện tích đất sản xuất
nơng nghiệp(ha)

Đất trồng cây hàng năm
- Đất ruộng lúa, lúa màu
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
- Đất trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất sản xuất nơng nghiệp
khác

2007

2008

68.839

100%


71.381

100%

71.529

100%

54.731
30.630
1.867

79.50
44.50
2.71

55.495
30.855
1.535

77.74
43.22
2.15

55.167
31.072
1.535

77.12
43.44

2.14

22.233

32.29

23.105

32.37

22.560

31.54

13.897

20.19

15.761

22.08

16.206

22.66

211

0.31


125

0.18

156

0.22

(Nguồn:Sở TN-MT Tỉnh Quảng Bình)

Ở những vùng đất dốc Tun Hóa, Minh Hóa, vùng gị đồi phía Tây vẫn còn
tồn tại tập quán sản xuất lạc hậu của số ít đồng bào dân tộc, kỹ thuật canh tác
trên đất dốc còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng phát nương làm rẫy làm đất bị xói
mịn, bạc màu chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường. Kinh tế gò
đồi, kinh tế trang trại được chú trọng phát triển nhưng trở ngại lớn là thiếu vốn và
kỹ thuật sản xuất còn hạn chế.
Tại vùng cát ven biển hiện tượng cát di động mặc dù đã được giảm nhiều do
132


Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...

hệ thống rừng trồng trên cát, nhưng hàng năm vẫn còn hiện tượng xâm lấn nội đồng
làm mất đất ở và đất sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất nơng nghiệp khơng những có xu hướng ngày càng bị thu hẹp mà
bên cạnh đó chất lượng đất cũng có phần giảm sút do tác động của thiên tai như:
Xói lở bờ sơng, hạn hán, xâm nhập mặn... làm mất đất trồng lúa nước, nhất là ở
vùng các cửa sông Nhật Lệ, Sông Gianh. Việc sử dụng tùy tiện, thiếu kiểm soát các
loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học làm ơ nhiễm mơi trường đất.
Rác thải sản xuất và sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý kém cũng ảnh hưởng

không nhỏ đến chất lượng môi trường tài nguyên đất, gây nên những biến động theo
chiều hướng tiêu cực đối với đất đai.
2.2.2.

Đất lâm nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2008, tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có ở
Quảng Bình là 623.378 ha chiếm khoảng 77,3% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Diện
tích đất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên, song diện tích đất trống đồi trọc vẫn cịn
khoảng hơn 69.000 ha. Từ năm 2006, đất lâm nghiệp Quảng Bình được quy hoạch
thành 3 loại: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng (Bảng 3).
Bảng 3. Cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp Quảng Bình (2006-2008)

Năm
Tổng diện tích đất lâm
nghiệp (ha)
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
(Nguồn: Cục Thống kê Quảng

2006

2007

2008

588.818 100 %

610.388 100 %


623.378 100 %

263.471
233.554
91.793
Bình)

288.04
199.743
122.605

300.382
200.182
122.814

44.7
39.7
15.6

47.2
32.7
20.1

48.2
32.1
19.7

Theo số liệu điều tra diện tích rừng của tỉnh ln tăng. Đầu năm 2008, diện
tích đất có rừng tồn tỉnh là 550.947 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm chừng 86%,

còn rừng trồng chiếm 14%, độ che phủ chung là 67%, thuộc vào loại cao ở Việt Nam.
So với năm 2006 diện tích rừng trồng tăng 15.186 ha, rừng tự nhiên tăng 67 ha [7].
Bộ phận rừng ở đồi núi phía Tây gồm rừng tự nhiên nguyên sinh và thứ sinh
với kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, nửa rụng lá hoặc ở vùng núi cao có thể gặp
các loại rừng lá kim á nhiệt đới và rừng trồng phần lớn là thông nhựa, tràm hoa
vàng. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Bố Trạch) là một trong những khu
rừng nguyên sinh quý hiếm ở Việt Nam, là một trong những hệ sinh thái có giá trị
kinh tế, khoa học và tham quan du lịch. Vườn có khoảng 300 lồi thực vật và nhiều
lồi động vật quý hiếm, địa hình núi cao, núi đá hiểm trở đi lại rất khó khăn, khí
hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho các loại động thực vật phát triển. Tuy nhiên hiện
133


Trương Thị Tư

nay nhiều vùng rừng cây gỗ ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào có trữ lượng cao
đã bị khai thác kiệt, nhiều nơi đã biến thành đất trống đồi trọc. Dưới tác động của
con người từ các kiểu thảm nguyên sinh trên xuất hiện các kiểu thảm thứ sinh nhân
tác như rừng tre nứa, trảng cây bụi, trảng cỏ hay các kiểu thảm thực vật trồng như
lúa, hoa màu, rừng trồng, cây cơng nghiệp.
Ở phía Đơng, trên dải cồn cát ven biển, ở những cồn cát có độ cao từ 5 đến
50m được trồng rừng phịng hộ để chống cát bay, cát lấp. Hiện nay, do mục đích
khai thác, phát triển kinh tế du lịch nên diện tích cây lâm nghiệp ngày càng bị thu
hẹp, diện tích rừng phịng hộ chưa đủ để đáp ứng cân bằng sinh thái và bảo vệ mơi
trường vùng cát.
Ngồi ra hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Quảng Bình chiếm diện tích
khơng lớn lắm song đã bị khai phá để ni trồng thuỷ sản, chỉ cịn rải rác một số
rất ít ở vùng cửa sơng Nhật Lệ, cửa sơng Gianh và một vài vùng trũng trong các
cồn cát ven biển.
Theo xu hướng như hiện nay, trong thời gian tới diện tích đất nơng, lâm

nghiệp sẽ suy giảm nhường chỗ cho đất chuyên dùng và sử dụng vào mục đích khác,
đặc biệt đất xây dựng, phát triển công nghiệp, du lịch, đất ở, đất giao thông không
ngừng tăng lên. Diện tích đất chưa sử dụng cũng sẽ được tận dụng khai thác cho
nhiều mục đích khác nên cũng sẽ giảm trong thời gian tới. Áp lực phát triển kinh
tế cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với thực tiễn [2].
Chính vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu đề xuất biện pháp thích hợp
để sử dụng bền vững và khai thác hợp lý nguồn tài ngun đất nơng, lâm nghiệp
tỉnh Quảng Bình.

3.

Hướng sử dụng bền vững đất nơng, lâm nghiệp Quảng
Bình

Để góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông, lâm nghiệp Quảng Bình
theo hướng phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái, bên cạnh những giải
pháp chung là xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử
dụng cần có những định hướng cụ thể hơn trong việc sử dụng đất nơng, lâm nghiệp
đó là:

3.1.

Định hướng theo mục đích sử dụng đất nơng, lâm nghiệp

1. Trong quy hoạch sử dụng đất: Cần thiết hạn chế đến mức tối đa việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nơng, lâm nghiệp sang mục đích khác. Cần ổn định được
quy hoạch sử dụng đất và có quy hoạch chi tiết sử dụng đất nhằm chủ động trong
khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất.
134



Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...

2. Đối với đất nông nghiệp: Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
và tiềm năng đất chưa khai thác, cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai
hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên các địa bàn còn tiềm năng.
Định hướng chủ yếu là tập trung vào chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, tăng hệ số
gieo trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đầu tư vào thâm canh, sử dụng
giống mới, kĩ thuật công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản
phẩm; đa dạng hoá cây trồng, đưa những cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào
sản xuất. Đồng thời tiếp tục khai thác đất chưa sử dụng ở những nơi còn tiềm năng
để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo hướng:
- Thâm canh tăng năng suất để ổn định diện tích trồng lúa và hình thành các
vùng chun canh lúa ở đồng bằng Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch.
- Đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, tạo
ra những vùng sản xuất chuyên canh cây ngắn ngày ở vùng ven các con sơng và cây
dài ngày, cây ăn quả ở vùng gị đồi phía Tây các huyện và 2 huyện Minh Hóa, Tuyên
Hóa. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công
nghiệp và xuất khẩu như cao su, sắn, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả... [3].
3. Bảo vệ và phát triển rừng: Đây là biện pháp khơng những bảo vệ đất lâm
nghiệp mà cịn bảo vệ được nguồn tài ngun đất tồn tỉnh. Quảng Bình có đất
rừng và rừng chiếm tỷ lệ lớn, địa hình phức tạp, chia cắt, cho nên lớp phủ rừng có
ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ đất, bảo vệ mơi trường.
- Đẩy mạnh chương trình trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên; bảo vệ, chăm
sóc ni dưỡng, làm giàu rừng; tu bổ trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay,
cát lấp; Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng cây lâu năm, thực hiện
phương thức nông - lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày theo khơng
gian nhiều tầng, đa dạng hố sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của đất đai.
- Tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là

rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng và bảo vệ môi
trường sinh thái.
- Tiếp tục thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân; thực
hiện khuyến lâm, hướng dẫn và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng; tăng cường các
biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ,
tài nguyên rừng trái phép. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng đệm và rừng nguyên sinh vườn
Quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng.
- Tích cực huy động vốn ngân sách và thu hút các nguồn vốn liên doanh, liên
kết để trồng rừng nguyên liệu, rừng kinh tế, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến gỗ, ngồi ra cần tích cực trồng cây phân tán hai bên đường Hồ Chí
Minh, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến giao thông nội thị, các khu công nghiệp,
135


Trương Thị Tư

các điểm du lịch.

3.2.

Định hướng sử dụng theo đặc điểm đất từng vùng thổ
nhưỡng

Tài nguyên đất Quảng Bình phân bố thành 3 vùng, qua phân tích đặc điểm
và hướng sử dụng đất ở đây, có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể dưới góc độ địa
lý tổng hợp nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất như sau:
1.Vùng đồi núi: Cần có các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng đất
dốc, đất đồi núi, đất bị rửa trơi xói mịn, đất tầng mỏng đó là :
- Đẩy mạnh trồng rừng để che phủ đất chống rửa trơi, xói mịn đất, giữ ẩm và

phục hồi độ phì cho đất, nhất là loại đất tầng mỏng. Vùng núi cao chủ yếu là rừng
tự nhiên cần tăng cường khoanh nuôi tái sinh để bảo vệ đất rừng.
- Tăng cường các mơ hình nơng lâm kết hợp. Ở đây ngồi việc cần bảo vệ rừng
đầu nguồn có thể kết hợp trồng rừng, chăn thả và trồng trọt theo mơ hình VACR
(vườn-ao-chuồng-rừng).
Nhóm đất xám được sử dụng vào mục đích nơng lâm kết hợp. Trồng các loại
cây cơng nghiệp như cao su, hồ tiêu ở Nông trường Việt Trung (Bố Trạch), Nơng
trường Lệ Ninh (Lệ Thủy), gị đồi huyện Bố trạch và cây ăn quả như xồi, mít,
dứa... ưu tiên để phát triển các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Nhóm đất nâu đỏ và đất nâu vàng là nhóm đất tốt nhất trong các loại đất
đồi núi ở Quảng Bình, có giá trị kinh tế cao, có thể trồng các loại cây cao su, cà
phê, cây ăn quả... hình thành nên thảm thực vật trồng ở vùng đồi Quảng Bình. Đối
với các vùng sườn đồi và chân đồi ít dốc, tầng đất dày hơn, độ phì khá hơn có thể
áp dụng các mơ hình sử dụng đất dốc bền vững và có hiệu quả là mơ hình nơng
lâm kết hợp R-V-A-C-R (ruộng, vườn, ao, chuồng, rừng) và mơ hình R-V-R (ruộng,
vườn, rừng).
2. Vùng đồng bằng ven biển: Chủ yếu là đất phù sa và các loại đất mặn, phèn,
glây sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
- Đất phù sa là nhóm đất chủ yếu sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp của
Quảng Bình. Nhóm đất này được trồng các loại cây lương thực và thực phẩm, cây
cơng nghiệp ngắn ngày. Trong q trình sử dụng, đất cần phải được đầu tư thâm
canh cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh. Cần nghiên
cứu để hoàn thiện hệ thống cây trồng cho phù hợp với từng loại đất.
- Đất mặn, phèn cần căn cứ vào tính chất để có sự cải tạo hợp lý và sử dụng
có hiệu quả. Đối với loại đất này có thể sử dụng vào việc sản xuất muối, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng ngập mặn sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, một số nơi đất cao,
mặn trung bình và ít glây có thể khá thích hợp với việc trồng lúa, tuy nhiên cần
bón nhiều phân hữu cơ cần thau chua, rửa mặn, ém mặn, ém phèn để cải tạo đất.
136



Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...

Đất phèn là loại đất bất lợi cho sản xuất và môi trường, trồng lúa cho năng suất
thấp vì thế cần phải cải tạo kết hợp với chọn giống, tăng cường thâm canh và bảo
vệ thực vật.
- Đất glây khi sản xuất cần bón phân sinh lý kiềm, vôi để cải tạo, chú ý đến
tiêu nước và bón lân để cải thiện dinh dưỡng. Nhóm đất này có thể cải tạo để trồng
lúa 2 vụ.
3. Vùng cát ven biển: Chỉ thích hợp cho mục đích lâm nghiệp để trồng rừng
phịng hộ, một số ít sử dụng trồng hoa màu, trồng lúa.
Cồn cát ven biển một phần đã được trồng phi lao, các cồn cát cao ven biển
có giá trị trồng rừng phịng hộ chống cát bay, cát chảy, sạt lở và xói lở bờ biển.
Vùng cát nội đồng phía tây của dải các cồn cát ven bờ biển nghèo dinh dưỡng.
Những vùng đất cát ổn định có thể cải tạo để sử dụng vào mục đích trồng cây lương
thực, hoa màu. Những nơi cao thốt nước sử dụng để trồng hoa màu, cây ăn quả,
các loại cây gia vị như tỏi, hành, ớt. Cần xây dựng các mơ hình kết hợp nơng - lâm
nghiệp- ngư nghiệp để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo bền vững vùng đất này.

4.

Kết luận

Tài nguyên đất Quảng Bình được hình thành dưới tác động tổng hợp của các
nhân tố: vị trí địa lý, địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật... và chịu ảnh
hưởng sâu sắc của các hoạt động kinh tế - xã hội. Với nhiều loại đất đa dạng, phong
phú Quảng Bình đã có sự quy hoạch và sử dụng khá hợp lý, nhưng trong những
năm gần đây do sự phát triển kinh tế được đẩy mạnh nảy sinh nhiều bất cập trong
việc khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vì vậy ảnh hưởng đến tài nguyên
đất nông, lâm nghiệp như: Đất chưa sử dụng vẫn chưa khai thác hết nhưng diện

tích đất nông lâm nghiệp ngày càng thu hẹp, một số nơi vẫn cịn diện tích đất trống
đồi trọc do khai thác rừng chưa hợp lý; vùng gò đồi, đất dốc, đất đai bị xói mịn,
rửa trơi, bạc màu; vùng đồng bằng, cửa sông, bãi bồi ven sông bị xâm nhập mặn,
xói lở làm chất lượng đất giảm sút, hệ số sử dụng đất chưa cao.
Để phát triển bền vững tài ngun đất nơng, lâm nghiệp góp phần sử dụng
hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất Quảng Bình trong phát triển kinh
tế xã hội chúng tơi đưa ra một số định hướng cơ bản là: cần có quy hoạch sử dụng
đất ổn định, chi tiết; tăng cường khai thác đất hoang hóa; đẩy mạnh trồng rừng
đầu nguồn, rừng phịng hộ ven biển, khoanh ni bảo vệ rừng; sử dụng đất hiệu quả
với cơ cấu cây trồng hợp lý, xây dựng các vùng chuyên canh; thâm canh tăng năng
suất, tăng vụ nâng cao hệ số sử dụng đất. Bên cạnh đó cần tiếp tục nghiên cứu và
có giải pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất phù hợp với từng loại đất, từng vùng
miền để phát huy hết lợi thế của nguồn tài nguyên này.

137


Trương Thị Tư

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Báo cáo tài nguyên đất Quảng Bình. Tài liệu lưu trữ Sở Tài nguyên - Mơi trường
tỉnh Quảng Bình.
[2]Báo cáo tóm tắt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Bình thời kỳ 20062010. Tài liệu lưu trữ Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình.
[3]Báo cáo điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Quảng Bình đến 2015. Sở Nơng nghiệp và PT Nơng thơn Quảng
Bình.
[4] Đặng Duy Lợi và nnk, 2007. Địa lý tự nhiên Việt nam T1, T2. Nxb Đại học Sư
phạm.
[5] Lê Thông, 2002.Địa lý các tỉnh và thành phố Việt nam, T3. Nxb Giáo dục.
[6]Nghị Quyết về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Bình đến

năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình tháng 7/2008.
[7]Niên giám thống kê Quảng bình. Cục thống kê Quảng Bình, năm 2008.
[8] Phan Liêu,1981. Đất cát biển Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[9] Trần An Phong, 1995. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm
sinh thái và phát triển lâu bền. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
ABSTRACT
Studying characteristics of land resouces and orientations of usings
sustainability of Quangbinh’s agricultural and forestry land resources
Quang Binh’s land resources is one of the natural diverse and complex elements. In fact, there are still many inadequacies in the issue of exploitation and
current land use here, which negatively affects agricultural and forestry land resources. Based on researching characteristics of land resources and present situations, this article offers some orientations in order to use sustainability of Quang
Binh’s agricultural and forestry land resources.

138



×