Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA ĐỒNG HỚI NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.28 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NGƯỜI BỆNH
SUY THẬN MẠN ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA ĐỒNG HỚI NĂM
2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG


NAM ĐỊNH - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NGƯỜI BỆNH


SUY THẬN MẠN ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN
HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CU BA ĐỒNG HỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGƠ HUY HỒNG


NAM ĐỊNH -2016

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Có sự liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống thấp với nguy cơ cao tỷ lệ
nhập viện và tử vong. Hiểu về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của
người bệnh suy thận mạn, từ đó thiết lập kế hoạch chăm sóc phù hợp và xây dựng
các can thiệp điều dưỡng theo nhu cầu của người bệnh đang có rất ít nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống và xác định các
yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được
điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới năm 2016.
Đối tượng nghiên cứu: gồm 76 người bệnh suy thận mạn đang được điều trị
tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới từ tháng 5/2016 đến tháng
10/2016.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, sử dụng bộ công cụ KDQOL-SF
phiên bản 1.3.
Kết quả:nam chiếm 51,3%, nữ chiếm 48,7%. Tuổi trung bình là 46,5 ± 16,8.
Điểm số sức khỏe thể chất 33,9 ± 13,3. Điểm số sức khỏe tinh thần 53,2 ± 13,2.
Điểm số chất lượng cuộc sống SF-36 là 43,6 ± 11,2. Điểm số chất lượng cuộc sống
SF-36 ở mức trung bình kém (59,21%). Điểm số các vấn đề bệnh thận đa số ở mức

cao hơn 50 điểm, trong đó điểm hổ trợ của nhân viên lọc máu (68,0±19,2) và tương
tác xã hội (67,2 ±13,5 điểm). Điểm số chức năng tình dục (24,4 ± 20,0 điểm) và
gánh nặng của bệnh thận (32,1± 14,7) thấp. Sức khỏe thể chất liên quan đến độ tuổi,
học vấn. Sức khỏe tinh thần liên quan đến học vấn, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế.
Kết luận: điểm số chất lượng cuộc sống ở mức trung bình kém. Điểm số
SKTC thấp hơn điểm số SKTT. Tuổi, trình độ học vấn liên quan với SKTC; trình
độ học vấn, nghề nghiệp, bảo hiểm Y tế liên quan với SKTT.


Lời Cảm Ơn
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
sâu sắc đến Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng Đào tạo Sau
đại học, đặc biệtlà thầy giáo, TS.BS. Ngơ Huy Hồng - Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định người đã trực tiếp hướng dẫn và
tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành đến TS. Trần Văn
Long - Trưởng Phịng Đào tạo Sau đại học và q Thầy Cơ giáo trong
Phịng Đào tạo Sau đại học đã ln tạo điều kiện cho chúng tơi trong
suốt Khóa học này.
Tơi cũng xin chân thành cám ơn Ths. Lê Thị Xuân, Điều dưỡng
khoa Khám bệnh bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới,
trước đây là giảng viên khoa Điều dưỡng Đại học Y Dược Huế đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong q trình làm luận văn này.
Tơi vơ cùng cám ơn cán bộ nhân viên Khoa Nội Thận tiết niệu-cơ
xương khớp hô hấp-da liễu và Đơn vị chạy thận nhân tạo khoa Hồi sức
tích cực và chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng
Hới đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và hợp tác chỉ dẫn trong quá
trình thu thập số liệu tại khoa.
Xin chân thành gửi lời cám ơn đến cán bộ phòng Kế hoạch tổng
hợp - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã tạo điều kiện

cho tơi hồn thành các thủ tục hành chính cần thiết.
Và cuối cùng xin chân thành cám ơn ba mẹ, chồng, anh chị em
trong gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ động viên, giúp đỡ tôi
trong q trình hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Lê Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu cùng kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Nam Định, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1.Tổng quan suy thận mạn ................................................................................4
1.1.1.Định nghĩa suy thận mạn ........................................................................ 4

1.1.2.Các giai đoạn suy thận mạn .................................................................... 4
1.1.3.Dịch tễ học bệnh suy thận mạn ............................................................... 5
1.1.4.Biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn. .................................................... 5
1.1.5.Phương pháp điều trị suy thận mạn. ........................................................ 6
1.1.6.Dự phòng................................................................................................ 8
1.2.Khái niệm chất lượng cuộc sống ....................................................................8
1.3.Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống ........................................................9
1.4. Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn ................................... 11
1.5. Các yếu tố liên quan đến clcs của người bệnh suy thận mạn. ...................... 13
1.6. Mơ hình chất lượng cuộc sống .................................................................... 14
1.7. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu .............................................................. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................19
2.1.Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh ........................................................... 19
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................ 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 19
2.3.Thiét kế nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.4.Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................... 19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 20
2.6. Các biến số nghiên cứu ............................................................................... 21
2.6.1. Biến số đặc điểm nhân khẩu học .......................................................... 21
2.6.2. Biến số lâm sàng.................................................................................. 22
2.6.3.Biến số liên quan đến CLCS ................................................................. 22


2.7.Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánhgiá ............................................... 22
2.8.Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 25
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................................. 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................26
3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 26

3.2.Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn ....................... 28
3.2.1.Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh theo SF-36. .................. 28
3.2.2.Điểm số các vấn đề của bệnh thận ........................................................ 30
3.3.Mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với đặc điểm chung ........ 31
3.3.1.Liên quan giữa điểm số CLCS và tuổi .................................................. 31
3.3.2.Liên quan giữa điểm số CLCS và giới .................................................. 32
3.3.4.Liên quan giữa điểm số CLCS và tình trạng hơn nhân .......................... 32
3.3.4. Liên quan giữa điểm số CLCS và trình độ học vấn .............................. 32
3.3.7. Liên quan giữa điểm số CLCS và kinh tế hộ gia đình .......................... 36
3.3.7. Liên quan giữa điểm số CLCS và phương pháp điều trị ....................... 36
4.4.Mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với các vấn đề bệnh thận 37
4.5.Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của người bệnh

............................ 38

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................39
4.1.Đặc điểm của người bệnh suy thận mạn mẫu nghiên cứu ............................. 39
4.1.1.Tuổi và giới .......................................................................................... 39
4.1.2.Về kinh tế hộ gia đình, bảo hiểm y tế, tình trạng hơn nhân, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, phương pháp điều trị. ........................................................ 40
4.2.Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn .................................... 40
4.2.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh người bệnh suy thận
mạn theo bảng câu hỏi SF36.......................................................................... 41
4.2.2.Điểm số các vấn đề của bệnh thận ........................................................ 44
4.2.3.Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ..................................... 45
4.3.Giới hạn của đề tài ....................................................................................... 47
KẾT LUẬN ..........................................................................................................49
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
STM

: Suy thận mạn

CLCS

: Chất lượng cuộc sống

CLCS-SK

: Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.

SKTC

: Sức khỏe thể chất

SKTT

: Sức khỏe tinh thần

TIẾNG ANH
KDQOL-SF 1.3

: Kidney disease quality of life - Short Form
(Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống áp dụng cho người
mắc bệnh thận mạn tính rút gọn, phiên bản 1.3).


WHO

: World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế Giới)

SF 36

: Short Form 36-item Health Survey
(bộ câu hỏi ngắn 36 mục về sức khỏe).


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các giai đoạn suy thận mạn ..................................................................... 4
Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc bộ câu hỏi KDQOL SFTM phiên bản 1.3 ..................... 22
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................ 26
Bảng 3.2. Điểm số sức khỏe thể chất ..................................................................... 29
Bảng 3.3. Điểm số sức khỏe tinh thần ................................................................... 29
Bảng 3.4. Điểm số chất lượng cuộc sống ............................................................... 30
Bảng 3.5. Điểm số các vấn đề của bệnh thận ......................................................... 30
Bảng 3.6. Liên quan giữa điểm số CLCS và tuổi ................................................... 31
Bảng 3.7. Liên quan giữa điểm số CLCS và giới ................................................... 32
Bảng 3.8. Liên quan giữa điểm số CLCS và tình trạng hơn nhân ........................... 32
Bảng 3.9. Liên quan giữa điểm số CLCS và trình độ học vấn ................................ 32
Bảng 3.10. Liên quan giữa điểm số CLCS và nghề nghiệp .................................... 34
Bảng 3.11. Liên quan giữa điểm số CLCS và bảo hiểm y tế .................................. 34
Bảng 3.12. Liên quan giữa điểm số CLCS và kinh tế hộ gia đình .......................... 35
Bảng 3.13. Liên quan giữa điểm số CLCS và phương pháp điều trị ....................... 35
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa SKTC với các vấn đề bệnh thận ......................... 36

Bảng 3.15. Mối liên quan của SKTT với các yếu tố bệnh thận .............................. 36
Bảng 3.16. Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của người bệnh nghiên cứu...... 37
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mơ hình khái niệm Mối quan hệ giữa các biến và kết quả
chấtlượng cuộc sống liên quan sức khỏe, Ira B. Wilson and Paul D. Cleary (1995) 15
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Bảo hiểm y tế ................................................................................... 27
Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn ............................................................................... 28
Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa điểm số SKTC và tuổi ......................................... 31
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa điểm số SKTC và trình độ học vấn...................... 33
Biểu đồ 3.5. Mối liên quan giữa điểm số SKTT và trình độ học vấn ...................... 33
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa điểm số SKTT và bảo hiểm y tế .......................... 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh mạn tính đã trở thành một gánh nặng y tế. Bệnh mạn tính là nguyên
nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập
trung bình khác. Các bệnh mạn tính chiếm 60% các ca tử vong trên tồn thế giới.
Trong đó 80% bệnh mạn tính tử vong trên tồn thế giới xảy ra ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình [54]. Bệnh thận mạn tính đáp ứng đủ các tiêu chí để trở
thành một vấn đề y tế công cộng [33].
Theo hiệp hội Điều dưỡng Thận Hoa Kỳ, hiện có khoảng 26.000.000 người
Mỹ có mức độ tổn thương thận và tỷ lệ mắc tăng gấp đôi trong 10 năm qua [46]. Tại
Úc, 1 trong 7 người Úc ở độ tuổi trên 25 bị bệnh thận mạn tính. Bệnh thận mạn tính
đã chiếm tới gần 10% các ca tử vong trong năm 2006 và hơn 1,1 triệu ca nhập viện
trong năm 2006-07 [13]. Tổng số người bệnh chạy thận nhân tạo tại Singapore tăng
từ 2.465 vào cuối năm 1999 đến 3.403 vào cuối năm 2004 [24].
Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng, khoa thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai, ở

Việt Nam hiện có khoảng hơn 8.000 trường hợp suy thận mạn mới được báo cáo
mỗi năm. Số người bệnh trên toàn quốc hiện đang đứng ở 6,73% dân số
khoảng6.000.000 người, trong đó khoảng 800.000 người bệnh (0,09% dân số cả
nước) đang ở giai đoạn cuối [48]. Trên thực tế, tỉ lệ này có thể cao hơn và dự báo sẽ
tăng mạnh do già hóa dân số của quốc gia và tỷ lệ cao của bệnh đái tháo đường.
Bệnh suy thận mạn phổ biến ở nhiều quốc gia và các chi phí liên quan đến
việc chăm sóc người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối được ước tính vượt q 1
nghìn tỷ đơ la Mỹ trên tồn cầu [68]. Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chi
phí hàng năm cho mỗi người bệnh chạy thận dao động từ 3.424 đô la đến 42.785 đô
la [71], mức chi trả này đặt một gánh nặng tài chính đáng kể trên hệ thống chăm sóc
sức khỏe [33]. Ngồi ra, suy thận mạn còn là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái
tháo đường, tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ, tất cả đều là nguyên nhân chính gây
tử vong và tàn tật ở người lớn tuổi [66].
Các phương pháp được lựa chọn để điều trị thay thế thận bao gồm ghép thận,
chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Bởi vì thiếu thận để ghép, chỉ có


2

khoảng 17% số người trong danh sách ghép thận vào năm 2004 thực sự nhận được
một thận. Trong số những người chạy thận nhân tạo, 93% được chạy thận nhân tạo
và 7% nhận thẩm phân phúc mạc [42]. Người bệnh bị suy thận có nhiều thách thức
do tình trạng bệnh làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Hầu hết người bệnh
chạy thận nhân tạo bị suy nhược và có thể đe dọa hình ảnh cơ thể, tài chính, các mối
quan hệ và tính tự chủ [40]. Người bệnh tăng gánh nặng triệu chứng, chế độ ăn
uống hạn chế và phác đồ thuốc phức tạp. Do đó, chất lượng của cuộc sống của
người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Có sự liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống thấp với nguy cơ cao tỷ lệ
nhập viện và tử vong [24]. Chăm sóc, tăng cường sức khỏe và cung cấp chiến lược
để cải thiện cuộc sống của người bệnh suy thận mạn là chức năng, nhiệm vụ của

người Điều dưỡng. Tuy nhiên, để am hiểu về chất lượng cuộc sống và các yếu tố
liên quan của người bệnh suy thận mạn, từ đó thiết lập kế hoạch chăm sóc phù hợp
và xây dựng các can thiệp điều dưỡng theo nhu cầu của người bệnh thì đang có rất
ít nghiên cứu. Tại địa phương hiện tại chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy
thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới
năm 2016" sử dụng bộ công cụ KDQOL SF phiên bản 1.3 để đánh giá chất lượng
cuộc sống của người bệnh suy thận mạn và xác định các yếu tố liên quan.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang
được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới năm 2016.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
suy thận mạn đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng
Hới.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN SUY THẬN MẠN
1.1.1. Định nghĩa suy thận mạn
Bệnh thận mạn tính được định nghĩa là tổn thương thận hoặc mức lọc cầu thận
(MLCT) <60 mL/ phút/1,73m trong 3 tháng trở lên, không phân biệt nguyên nhân.

Thận hư hỏng trong nhiều bệnh thận có thể được xác định bằng sự hiện diện của
albumin niệu, định nghĩa là tỷ lệ albumin/creatinine > 30 mg/g ở hai trong ba mẫu
vật nước tiểu tại chỗ [11],[29],[56],[59].
Bệnh thận mạn tính bao gồm các tình trạng làm hỏng thận và làm giảm chức
năng của thận. Nếu bệnh thận nặng hơn, chất thải có thể tăng cao trong máu và làm
cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Có thể phát triển các biến chứng như tăng huyết
áp, thiếu máu, loãng xương, dinh dưỡng kém và tổn thương thần kinh. Ngoài ra,
bệnh thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu. Những vấn đề này có thể
xảy ra từ từ trong một thời gian dài. Bệnh thận mạn tính có thể được gây ra bởi
bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn khác. Khi bệnh thận tiến triển, nó có
thể dẫn đến suy thận, địi hỏi chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống [30].
1.1.2. Các giai đoạn suy thận mạn
Dựa vào hệ số thanh thải (HSTT) créatinine, créatinine máu: suy thận mạn
được chia thành các giai đoạn sau [1].
Bảng 1.1. Các giai đoạn suy thận mạn
Giai đoạn

HSTT créatinine

suy thận mạn
Bình thường
I
II
IlIa
IlIb
IV

(ml/phút)
120
60-41

40-21
20-11
10-5
<5

Créatinine máu
micromol / l
mg / dl
70-106
0,8 - 1,2
< 130
< 1,5
130 – 299
1,5 - 3,4
300-499
3,5 - 5,9
500-900
6,0 – 10
> 900
> 10


5

1.1.3. Dịch tễ học bệnh suy thận mạn
Xác định tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc suy thận mạn là một vấn đề khó khăn
bởi trong suy thận mạn giai đoạn đầu người bệnh thường ít đi khám bệnh do ít hoặc
khơng có triệu chứng lâm sàng. Suy thận mạn trước giai đoạn cuối ít được biết rõ vì
khơng có đăng ký và khơng được theo dõi, nhưng có thể xác định được tỷ lệ mới
mắc suy thận mạn giai đoạn cuối cần được điều trị thay thế thận [1].

Suy thận mạn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và ngày
càng tăng. Yếu tố nguy cơ suy thận như đái tháo đường, tăng huyết áp và người lớn
tuổi tiếp tục tăng trong dân số nói chung [27],[31],[46],[55]. Ở Việt Nam tăng huyết
áp người già và chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố nguy cơ cho bệnh suy thận
mạn [57].
Tỷ lệ mắc bệnh suy thận mạn có khuynh hướng gia tăng theo thời gian và khác
nhau giữa nước này và nước khác.
Trong năm 2011, ở Mỹ có khoảng 113.136 người bệnh bắt đầu điều trị suy
thận giai đoạn cuối [49].
Tại Ấn Độ, dự kiến số người chết do bệnh mạn tính là khoảng 5,21 triệu trong
năm 2008 và dự kiến tăng lên 7,63 triệu vào năm 2020 [46].
Malaysia là quốc gia có số người bệnh điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối từ
61 phần triệu dân năm 1998 dến 139 phần triệu dân năm 2006 [47].
Dữ liệu từ Việt Nam năm 2009 ước tính tỷ lệ suy thận mạn giai đoạn III và IV
là 3,1% dân số [47].
1.1.4. Biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn [1],[27],[30].
- Phù tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn mà người bệnh có thể có
phù nhiều, phù ít hoặc khơng phù. Suy thận mạn do viêm thận bể mạn thường
không phù trong giai đoạn đầu, chỉ có phù trong giai đoạn cuối. Bất kỳ nguyên nhân
nào, khi suy thận mạn giai đoạn cuối, phù là triệu chứng hằng định.
- Thiếu máu thường gặp nặng hay nhẹ tùy giai đoạn, suy thận càng nặng thiếu
máu càng nhiều. Đây là triệu chứng quan trọng để phân biệt với suy thận cấp.
- Tăng huyết áp với khoảng 80% người bệnh suy thận mạn gặp phải, cần lưu
ý có từng đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng gây tử


6

vong nhanh.
- Suy tim là do tình trạng giữ muối, giữ nước, tăng huyết áp lâu ngày và do

thiếu máu.
- Rối loạn tiêu hóa thường là chán ăn, ở giai đoạn III trở đi thì có buồn nơn,
ỉa chảy, có khi xuất huyết tiêu hóa.
- Xuất huyết với chảy máu mũi, chân răng, dưới da là thường gặp. Xuất huyết
tiêu hóa nếu có thì rất nặng làm Urê máu, Kali máu tăng lên nhanh.
- Viêm màng ngoài tim là một biểu hiện trong giai đoạn cuối của suy thận
mạn với triệu chứng kinh điển là tiếng cọ màng ngoài tim, đây là triệu chứng báo
hiệu tử vong nếu không được điều trị lọc máu kịp thời.
- Ngứa là biểu hiện ngoài da gặp trong suy thận mạn ở giai đoạn có cường
tuyến cận giáp thứ phát với sự lắng đọng Canxi ở tổ chức dưới da.
- Chuột rút thường xuất hiện ban đêm, có thể là do giảm Natri, giảm
Calcimáu.
- Hôn mê do tăng Urê máu là biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn cuối của suy
thận mạn. Người bệnh có thể có co giật, rối loạn tâm thần ở giai đoạn tiền hôn mê.
1.1.5. Phương pháp điều trị suy thận mạn [1],[72].
Tùy thuộc vào giai đoạn của suy thận mạn mà biện pháp điều trị áp dụng có
khác nhau. Hơn nữa còn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội nhất là các biện pháp
điều trị thay thế thận suy. Phương thức điều trị có thể đơn thuần hoặc phối hợp
nhiều phương pháp.
Điều trị suy thận mạn trước giai đoạn cuối
Điều trị bảo tồn là sự lựa chọn khơng điều trị chạy thận hoặc ghép thận. Thay
vào đó, tập trung vào cách sử dụng các loại thuốc để giữ cho người bệnh thoải mái,
bảo tồn chức năng thận thông qua chế độ ăn uống và điều trị các vấn đề về thận,
như thiếu máu, mỏi xương.
Điều trị suy thận mạn các giai đoạn I, II và IIIa, khi độ thanh lọc cầuthận còn
trên 10 ml/phút. Các biện pháp này bảo tồn chức năng thận còn lại. Khi người bệnh
bị một bệnh lý thận mạn tính, dù chưa có suy thận hoặc suy thậnnhẹ thì cũng phải
được theo dõi bởi thầy thuốc chuyên khoa thận, nhằm để phát hiệnvà điều trị các



7

yếu tố gây nặng, theo dõi có hệ thống người bệnh tuỳ thuộc vào mứcđộ nặng nhẹ
của suy thận mạn. Với mục đích:
Theo dõi liệu trình điều trị bệnh thận.
Ngăn chặn sự tiến triển của suy thận mạn.
Tránh các thuốc độc cho thận và điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với mức
độsuy thận.
Điều trị các biến chứng của suy thận mạn, các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc
biệtlà tăng huyết áp và các yếu tố đi kèm.
Thông tin cho bệnh nhân về chiến lược điều trị tuỳ theo từng bệnh nhân
vàtừnggiai đoạn của suy thận.
Chuẩn bị cho việc điều trị thay thế thận suy ở giai đoạn cuối: Chủng ngừa
viêmgan Virus B, ở giai đoạn IIIa có thể làm nối thông động - tĩnh mạch.
Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 10 ml/phút, ngoài các phương pháp của điều
trịbảo tồn như trên, để đảm bảo sự sống của người bệnh cần thiết phải có các
phươngpháp điều trị thay thế thận suy, bao gồm:
Ghép thận là phẫu thuật để đặt một quả thận khỏe mạnh từ một người vừa qua
đời hoặc một người đang sống, thường là một thành viên trong gia đình, vào cơ thể
của người bệnh để tiếp nhận các công việc lọc máu của thận. Ghép thận giúp hoạt
động lọc chất thải tốt hơn và giữ cho người bệnh khỏe mạnh hơn so với chạy thận
nhân tạo.
Chạy thận nhân tạo sử dụng một máy lọc máu để di chuyển trong máu của
người bệnh thông qua một bộ lọc bên ngoài cơ thể, để loại bỏ các chất thải độc hại
và nước dư thừa, như thận đã làm khi người bệnh khỏe mạnh. Chạy thận nhân tạo
sẽ giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như kali,
natri, canxi, và bicarbonate trong máu của người bệnh. Chạy thận nhân tạo không
phải là chữa bệnh cho người suy thận; Tuy nhiên, nó có thể giúp người bệnh cảm
thấy tốt hơn và sống lâu hơn.

Thẩm phân phúc mạc sử dụng lớp màng bụng (phúc mạc) của người bệnh để
lọc máu bên trong cơ thể, loại bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể.


8

1.1.6. Dự phòng [1].
- Dự phòng cấp 1: Loại trừ những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý thận, tiết
niệu như chế độ sinh hoạt cá nhân, vệ sinh, ăn uống, sử dụng thuốc độc với thận.
- Dự phòng cấp 2: Phát hiện sớm bệnh lý thận, tiết niệu bằng thăm khám lâm
sàng, protein niệu, điều trị triệt để bệnh lý thận tiết niệu.
- Dự phòng cấp 3: Khi đã có suy thận mạn. Dự phịng này bao gồm các biện
pháp đặc hiệu: xác định nguyên nhân, điều trị có hiệu quả để loại trừ bệnh lý
nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn, hoặc những biện pháp không đặc hiệu: loại trừ
các yếu tố làm tiến triển nặng nhanh của suy thận.
1.2. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều, chất lượng cuộc sống
(CLCS) đã đạt được tầm quan trọng đáng kể như là một vấn đề nghiên cứu trong y
tế và quản lý cũng như trong một số lĩnh vực khác. Nó là một khái niệm rộng được
nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau bao gồm cả kinh tế, chính trị,
tâm lý học, xã hội học, khoa học giáo dục, quản lý, khoa học môi trường và khoa
học sức khỏe liên quan. Mỗi lĩnh vực có định nghĩa khác nhau đối với các lĩnh vực
nghiên cứu của mình [34].
Mặc dù CLCS là một khái niệm rất rộng, phức tạp, nhưng nội dung của nó
khơng phải là mới; cuộc sống tốt đẹp là mục đích sống của con người. Trong quá
khứ, hạnh phúc và phúc lợi xã hội được sử dụng phổ biến như là khái niệm của
CLCS.
Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi văn hóa, giá trị, mục đích, niềm tin,
kinh nghiệm, mong đợi và nhận thức. Nhận thức CLCS có thể thay đổi theo thời
gian. Nó liên quan đến các mối quan hệ về thể chất, tinh thần và xã hội với người

trong gia đình và ngồi xã hội, hoạt động mơi trường là tốt. Ngày nay y học phát
triển ngày càng nhiều, không chỉ chữa bệnh mà cịn mục đích nâng cao chất lượng
cuộc sống của người bệnh [34].
Tổ chức Y tế Thế giới đã mô tả Chất lượng cuộc sống từ năm 1970. Khái niệm
về chất lượng cuộc sống có ba đặc điểm chính: thứ nhất, nó phản ánh tình huống
cuộc sống cá nhân và nhận thức của họ hơn là chất lượng cuộc sống của một quốc
gia; thứ hai, đó là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều lĩnh vực đời sống như


9

điều kiện nhà ở, giáo dục, việc làm, cân bằng công việc, tham gia cho các tổ chức
và các dịch vụ công cộng và các tương tác của họ; cuối cùng, nó tập hợp thơng tin
khách quan về điều kiện sống với quan điểm và thái độ chủ quan để cung cấp một
hình ảnh tốt đẹp trong xã hội [34].
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization): “Chất
lượng cuộc sống là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của cá
nhân đó theo những chuẩn mực về văn hóa và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà
cá nhân đó đang sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và
những mối quan tâm của cá nhân đó” [43],[51], [60].
Ngồi ra, khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (CLCS -SK)
được định nghĩa rằng: CLCS-SK là một cấu trúc đa chiều bao gồm ít nhất ba lĩnh
vực rộng lớn - về thể chất, tâm lý, và hoạt động xã hội - bị ảnh hưởng bởi bệnh tật
và / hoặc điều trị của một người. Hoạt động thể chất thường được định nghĩa là khả
năng thực hiện một loạt các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, cũng như triệu
chứng thể chất do bản thân bệnh hoặc do điều trị. Chức năng tâm lý dao động từ
căng thẳng tâm lý nghiêm trọng đến một ý nghĩa tích cực, hạnh phúc và cũng có thể
bao gồm chức năng nhận thức. Chức năng xã hội đề cập đến khía cạnh số lượng và
chất lượng của các mối quan hệ xã hội, tương tác xã hội và hội nhập [36].
1.3. CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe là việc thiết yếu của
cơng tác chăm sóc y tế. Có hàng trăm cơng cụ đánh giá CLCS tổng quát và chuyên
biệt cho từng loại bệnh. Thang đo CLCS tổng quát được thiết kế để phù hợp với
biện pháp can thiệp cụ thể hoặc trong nhóm quần thể nhất định. Có 7 bộ cơng cụ
đánh giá CLCS tổng qt liên quan đến sức khỏe phổ biến là SF-36; NHP; SIP;
COOP; QWB; HUI và EQ-5D. Các công cụ này được lựa chọn vì chúng được sử
dụng phổ biến và được trích dẫn trong các tài liệu tiếng Anh. Trong số các công cụ
được xem xét, bộ công cụ SF-36 thường được sử dụng nhất. Nó được phát triển như
là một công cụ đo lường chức năng và mức độ hạnh phúc trong nghiên cứu y tế [23].
KDQOL (Kidney disease quality of life) là một công cụ đánh giá chất lượng
cuộc sống kết hợp chung với công cụ SF-36 để nghiên cứu đặc thù về bệnh thận.


10

Quan trọng hơn, công cụ này đã được chứng minh là có khả năng phát hiện những
thay đổi lâm sàng theo thời gian trong một tập hợp lớn các người bệnh suy thận
[19]. Sự phát triển của bảng câu hỏi về bệnh thận cụ thể như KDQOL-SF ™ giúp
đánh giá CLCS tốt hơn [53].
Bộ câu hỏi KDQOL SF ™ được công bố năm 1997 bởi RAND (American
Research and Development) là một tổ chức phi lợi nhuận giúp cải thiện chính sách
cơng cộng thơng qua nghiên cứu và phân tích. Cơng cụ đánh giá chất lượng cuộc
sống của người bệnh suy thận mạn (KDQOL SF ™) được sử dụng trong nghiên cứu
bệnh thận, được tài trợ bởi công ty cổ phần Y tế Baxter [15].
KDQOL-SF phiên bản 1.3 (phụ lục 1) là một công cụ kết hợp 36 câu hỏi với 8
mục đo lường sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần và 43 câu hỏi dành riêng cho
người bệnh bị bệnh thận mạn gồm 11 lĩnh vực dành cho cá nhân bệnh thận và người
bệnh chạy thận nhân tạo [9],[15]..
Kết quả SF-36 được chia thành 2 thành phần sức khỏe: sức khỏe thể chất và
sức khỏe tinh thần. Các lĩnh vực: Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất, Hạn

chế do vai trò của thể chất, Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn, Tự đánh giá
sức khỏe tổng quát góp phần nhiều vào sức khỏe thể chất.Các lĩnh vực: Sức khỏe
liên quan đến cảm nhận cuộc sống, Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội, Hạn
chế do vai trò của tinh thần, Sức khỏe tâm thần tổng quát góp phần nhiều vào sức
khỏe tinh thần [9].
11 lĩnh vực dành cho bệnh thận bao gồm: Các triệu chứng; Ảnh hưởng của
bệnh thận; Gánh nặng của bệnh thận; Tình trạng cơng việc; Chức năng nhận thức;
Chất lượng của tương tác xã hội; Chức năng tình dục; Giấc ngủ; Hỗ trợ xã hội; Sự
hỗ trợ của nhân viên lọc máu; Sự hài lòng của người bệnh [9],[15].
Thang điểm các lĩnh vực từ 0 đến 100, với điểm số cao hơn phản ánh CLCS
tốt hơn.
Ngồi ra, có nhiều nghiên cứu về tính hợp lệ và độ tin cậy của bộ câu hỏi
KDQOL SF ™ 1.3 cho thấy đây là bộ câu hỏi đáng tin cậy. Theo nghiên cứu của
Susan Ka Yee Chowvà Bonnie Mee Ling Tam (2014) [73],bộ câu hỏi KDQOL-SF
™ phiên bản tiếng Trung Quốc là đáng tin cậy.


11

Kết quả nghiên cứu củaDuarte PS và cộng sự (2005) [74], khảo sát độ tin cậy
của bộ câu hỏi KDQOL-SF 1.3 ở Brazil cho thấyhệ số Cronbach’ alpha cao hơn
0,80 đối với hầu hết các thành phần. Phiên bản tiếng Bồ Đào Nha của bảng câu hỏi
KDQOL-SF được chứng minh là có giá trị và đáng tin cậy cho việc đánh giá chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân Brazil với bệnh thận giai đoạn cuối.
Nghiên cứu trên 829 người bệnh suy thận mạn người Tây Ban Nha cho thấy
độ tin cậy của bộ câu hỏi KDQOL-SF ™ trêncác lĩnh vựcnhư sức khỏe thể chất,
tinh thần, vấn đề triệu chứng, gánh nặng của bệnh thận và ảnh hưởng của bệnh thận
là rất tốt (Cronbach’alpha> 0,8). Độ tin cậy và tính hợp lệ cũng tương tự như trên
cho các nhóm dân tộc / chủng tộc khác [75].
1.4. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN

Trong những năm gần đây, đã có một sự quan tâm ngày càng tăng trong việc
tìm hiểu chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe người bệnh có bệnh thận mạn
tính. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe bị tổn hại đáng kể ở những
người bệnh có bệnh thận giai đoạn cuối và chất lượng cuộc sống có liên quan với
tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong [19],[50]. TheoTsai YC và cộng sự (2010), điểm số
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và tổng số điểm CLCS có tương quan đáng kể
với nguy cơ gia tăng bệnh thận giai đoạn cuối và tử vong ở người bệnh suy thận. CLCS
nên được coi là một yếu tố dự báo độc lập với mức độ suy thận và tử vong [38].
Theo kết quả nghiên cứu củaZouari L và cộng sự (2016) [21], điểm số SF-36
là 38,2 điểm. Maria Carolina Cruz và cộng sự (2011) [14], điểm số sức khỏe thể
chất 42,2 ± 9,9; điểm số sức khỏe tinh thần 45,6±14,6.
Nghiên cứu của Donna L. Mapes và cộng sự (2004) [20] với 2.406 người bệnh
từ châu Âu, 2.087 người bệnh từ Nhật Bản, và 2.885 người bệnh từ Hoa Kỳ. Điểm
số sức khỏe thể chất tương ứng là 34,7; 40,0; 33,4. Điểm số sức khỏe tinh thần
tương ứng là 44,1; 44,0; 47,6. Điểm số các vấn đề bệnh thận tương ứng là 62,7;
63,3; 63,7.
Theo DuartePSvà cộng sự (2005) [74], điểm số hỗ trợ xã hội (86,70±22,87) và
sự hỗ trợ của nhân viên lọc máu (90,82±17,98) là cao nhất. Điểm số về tình trạng
cơng việc (22,34±35,63), chức năng tình dục (35,64±43,53) và gánh nặng của bệnh
thận (46,68±31,24) là thấp nhất.


12

Kết quả nghiên cứu của Liu WJ và cộng sự (2010) cho thấy, các vấn đề bệnh
thận như các triệu chứng, chức năng nhận thức, khuyến khích từ nhân viên y tế, hỗ
trợ xã hội, chất lượng của tương tác xã hội và sự hài lịng của người bệnh có điểm
số cao hơn, trong khi các lĩnh vực như chức năng tình dục và tự đánh giá sức khỏe
tổng quát có điểm số thấp hơn [10].
Kết quả của Lâm Nguyễn Nhã Trúc, Trần Thị Bích Hương (2012), nghiên cứu

chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn trước và sau chạy thận nhân tạo
tại khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy. Chất lượng cuộc sống qua bảng câu hỏi SF-36
trước chạy thận nhân tạo của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối là 12,1 điểm
so với 100 điểm tối đa, trong đó sức khỏe về thể chất chỉ cịn 4 điểm và sức khỏe
tinh thần còn 18,5 điểm. Sau thời gian chạy thận nhân tạo trung bình 2 tuần, chất
lượng cuộc sống của người bệnh tăng có ý nghĩa thống kê so với trước chạy thận
nhân tạo với điểm SF-36 đạt 41,3 (32,8 - 48,25) điểm và sức khỏe thể chất, sức
khỏe tinh thần lần lượt đạt 35,8 (24,2 - 46) điểm và 43,9 (34,5 - 57) điểm. Điểm sức
khỏe thể chất tăng gấp 9 lần và điểm sức khỏe tinh thần tăng gấp 2,4 lần. Tỷ lệ cải
thiện sức khỏe thể chất có liên quan đến các nhóm tuổi, liên quan đến bệnh lý đi
kèm [6].
Kết quả nghiên cứu của Zouari L và cộng sự (2016), CLCS bị suy giảm trong
90% các trường hợp, trong đó sáu biến có tương quan với CLCS bị suy giảm: thiếu
tự chủ, nhịp điệu lọc máu ba lần một tuần, một độ tuổi trên 60 năm, bệnh tiểu
đường kèm theo, mức độ kinh tế xã hội thấp và sinh sống tại khu vực nơng thơn
[21].
Hồng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi (2012), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người
bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại Khoa Nội Thận - Cơ Xương Khớp và Khoa
Thận nhân tạo - Bệnh viện Trung ương Huế. Điểm số chất lượng sống ở mức trung
bình (sức khỏe thể chất là 46,75 ± 15,34, sức khỏe tinh thần là 47,5 ± 14,66, sức
khỏe chung 49,06 ± 14,61) [2].
Theo tác giả Nguyễn Dũng, Vũ Văn Thắng (2014), nghiên cứu CLCS của
người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Điểm trung bình CLCS là 50,30 ± 10,67; chất lượng cuộc sống tốt chiếm 50,3%.
Khi so sánh chất lượng cuộc sống nhận thấy nhóm điều trị bảo tồn có CLCS thấp


13

hơn hẳn so với nhóm chạy thận nhân tạo. Các yếu tố tuổi càng cao, nữ giới, tình

trạng kinh tế nghèo, nghề nơng, sống một mình có CLCS giảm hơn hẳn [3].
Theo Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng (2012), người bệnh suy thận mạn tính
được chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Thận - Lọc máu Bệnh viện quân y 103 và
khoa Thận - Lọc máu - bệnh viện Giao thơng vận tải, 75,9% người bệnh có chất
lượng cuộc sống thấp (điểm SF-36 <50), chỉ có 5,35% người bệnh có chất lượng
cuộc sống khá tốt (SF-36> 75 điểm). Điểm số CLCS SF-36 trung bình của nhóm
người mắc bệnh giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng là những
người khỏe mạnh (40,78 ± 19,37 và 90,71 ± 6,93) [4].
1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CLCS CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN
MẠN
Theo kết quả nghiên cứu của Salim K. Mujais và cộng sự (2009) [18], thực
hiện đánh giá CLCS một nhóm gồm 1.186 người bệnh suy thận ở Bắc Mỹ. Nữ giới
và sự hiện diện của bệnh tiểu đường và tiền sử bệnh tim mạch liên quan với giảm
điểm số CLCS (điểm SKTC nam: 41,0 ± 10,2; nữ: 37,7 ± 10,8; p <0,0001; đái tháo
đường: 37,3 ± 10,6; khơng có: 41,6 ± 10,2; p <0,0001; tiền sử suy tim sung huyết,
có: 35,4 ± 9,7; khơng có: 40,3 ± 10,6; p <0,0001).
Kết quả nghiên cứu của Lâm Nguyễn Nhã Trúc, Trần Thị Bích Hương (2012),
nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn trước và sau chạy
thận nhân tạo tại khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy. Điểm SF-36 sau chạy thận nhân
tạo 2 tuần cải thiện so với trước chạy thận nhân tạo chủ yếu là cải thiện sức khỏe thể
chất.Tỷ lệ cải thiện sức khỏe thể chất có liên quan đến các nhóm tuổi và bệnh lý đi
kèm, cụ thể nhóm trẻ tuổi và tuổi trung niên có tỷ lệ cải thiện nhiều hơn; nhóm suy
thận mạn đơn thuần có tỷ lệ cải thiện sức khỏe thể chất cao hơn nhóm có bệnh phối
hợp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,001[6].
Theo nghiên cứu của Silveira CB và cộng sự (2010), có sự tương quan giữa
CLCS người suy thận mạn với tuổi tác và thời gian chạy thận nhân tạo. Tuổi tương
quan nghịch chỉ với chức năng thể chất (r = -0,4357; p = 0.0016). Mặt khác, thời
gian chạy thận nhân tạo cho thấy một mối tương quan tích cực chỉ với chức năng
thể chất (r = 0,3161; p = 0,0253) [28].



14

Kết quả nghiên cứu của Fructuoso M và cộng sự (2011), tuổi tác, giới tính và
mức độ hemoglobin là những biến liên quan với CLCS người bệnh suy thận
mạn[9]. Tuổi cao, giới tính nam và thời gian lọc máu dài là yếu tố dự báo điểm số
CLCS thấp[22].
Theo Pakpour AH và cộng sự (2010), người bệnh với thời gian chạy thận dài,
không tuân thủ điều trị, chỉ số khối cơ thể cao hơn, và có bệnh kèm theo sẽ có sức
khỏe thể chất kém hơn. Sức khỏe tinh thần kém đã liên quan với trình độ học vấn
thấp hơn, thời gian chạy thận nhân tạo dài, tình trạng kinh tế thấp hơn, và có bệnh
kèm theo[16].
1.6. MƠ HÌNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Trong số 1.602 tiêu đề xác định, 100 bài viết từ 21 quốc gia đạt tiêu chuẩn
nghiên cứu. Xác suất sử dụng mơ hình CLCS-SK là: Wilson và Cleary (16%),
Ferrans và cộng sự (4%) hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (5%) [37].
Nghiên cứu của Kring and Darial (2008), sử dụng khung học thuyết của
Wilson and Cleary để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
người bệnh chạy thận nhân tạo [42]. Nghiên cứu của chúng tơi sử dụng mơ hình
Wilson và Cleary cơng bố năm 1995 nhằm mục đích liên kết các biến lâm sàng với
chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe [44],[62].


15

Theo mơ hình này, có bốn yếu tố quyết định chính của chất lượng tổng thể của
cuộc sống: (1) chức năng sinh học, (2) triệu chứng, (3) tình trạng chức năng và (4)
nhận thức về sức khỏe tổng quát [41], [44].
Đặc điểm cá nhân và đặc điểm của môi trường ảnh hưởng đến tất cả những
yếu tố quyết định, cũng như chất lượng cuộc sống. [42].

Mơ hình ghi rõ mối liên hệ giữa các yếu tố quyết định. Các yếu tố quyết định
đầu tiên là "chức năng sinh học", đó là hỗ trợ cuộc sống của chức năng tế bào. Đây
là một cách dễ dàng truy cập thông qua thử nghiệm, đánh giá vật lý và chẩn đoán y
tế. Các yếu tố quyết định thứ hai là "triệu chứng", trong đó đề cập đến các
triệuchứng về thể chất, tình cảm và nhận thức cái mà người bệnh miêu tả. Các yếu
tố quyết định thứ ba là " tình trạng chức năng", bao gồm thể chất, tâm lý, xã hội và
vai trò chức năng. Các yếu tố quyết định thứ tư là "nhận thức sức khỏe nói chung",
bao gồm xếp hạng chủ quan của các yếu tố giá trị quyết định. "Chất lượng cuộc
sống tổng thể" là khái niệm về cách hài lịng của một ai đó với cuộc sống của họ nói
chung [40].


×