Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân cao lãnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.72 KB, 75 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là đề tài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong ỉuận văn này mà
không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp. Hồ Chí Minh năm 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Mở
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến
thức vô cùng quý báo cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Những kiến thức
đó đã giúp cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để phục vụ công tác trong thời gian tới.
Xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn người dân được chọn khảo sát ở các địa phương: Phường 1,
Phường 4, Phường Mỹ Phú, xã Mỹ Tân, xã Tân Thuận Đông đã nhiệt tình đóng góp ý
kiến vào phiếu khảo sát một cách trung thực, khách quan để giúp tôi thu thập số liệu
hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn các Anh, Chị lớp Cao học Đồng Tháp đã động viên,
chia sẻ để tôi vượt qua khó khăn và hoàn thành chương trình khóa học.
2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

























3
Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 1






















4
Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 2























5
MỤC LỤC
6
DANH MỤC BẢNG
TÓM TẮT
Trong xu hướng hội nhập và phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thì chất
lượng cuộc sống cũng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế
không tránh khỏi những mặt trái làm ảnh đến cuộc sống của người dân. Xuất phát từ
thực tế đó, đề tài nghiên cứu này mong muốn nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp để đề xuất
giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về những nhân tố tác động đến chất
lượng cuộc sống, các nghiên cứu trước của Anderson và ctg; nghiên cứu Trương Tấn
Tâm (2012), để xây đựng mô hình nghiên cứu tổng quát với 9 nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng với 60 biến quan sát để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá chất lượng
cuộc sống của người dân thành phố Cao Lãnh.
Phần nghiên cứu sơ bộ dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn tỉến hành khảo sát
thử nghiệm để hiệu chỉnh thang đo và bảng câu hỏi. Phần nghiên cứu chính thức tiến
hành khảo sát bằng bảng câu hỏi. Kết quả khảo sát tiến hành mã hóa, phân tích đánh
giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy các biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha để
loại bỏ những biến không phù hợp; sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA
để loại bỏ biến không phù hợp và hình thành các nhân tố mới, tiếp tục thực hiện kiểm
định hồi qui bội loại trừ các nhân tố không phù hợp làm cơ sở đề xuất các giải pháp,

kiến nghị.
Kết quả đề tài nghiên cứu cho thấy từ 9 nhân tố với 56 biến độc lập ban đầu,
qua kiểm định và phân tích chỉ còn lại 3 nhân tố vớỉ 15 biến quan sát đảm bảo yêu
cầu và có ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của người dân Tp Cao
Lãnh đó là môi trường, nhà ở và môi trường kinh tế.
Kết quả nghiên cứu đã đề ra các nhóm giải pháp cơ bản nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân thành phố Cao Lãnh.
7
CHƯƠNG I
TỒNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng để đưa đất nước phát triển một cách
bền vững. Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010,
kinh tế Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân
7,2%/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế người dân có việc làm, đời sống ngày càng
được nâng lên. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, kinh tế đóng vai trò
hết sức quan trọng, kinh tế ổn định thì chính trị mới vững chắc. Chính vì vậy trong văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra mục tiêu “ phát triển kinh tế nhanh,
bền vững; nâng cao đời sống vật chất; tinh thần của nhân dân; ”, “ Tăng trưởng
kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ”. Như vậy, mục
tiêu của Đảng là lãnh đạo phát triển kinh tế nhanh nhưng phải đảm bảo nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Nhưng thực tế thời gian qua chúng ta chỉ mới chú
trọng vấn đề tập trung phát triển kinh tế để góp phần tăng trưởng GDP cho đất nước
mà chưa đánh giá hết những vấn đề mặt trái của việc phát triển kinh tế gây ra những
hậu quả trong đời sống xã hội.
Thời báo kinh tế Sài Gòn (2010) có bài viết về chất lượng cuộc sống cho rằng
“Phát triển kinh tế phải nhắm đến đích cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống để
đem lại thịnh vượng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Thế nhưng ước muốn kinh tế
phát triển nhanh để thu nhập đầu người tăng nhanh đôi lúc lấn lướt nỗi lo về chất

lượng cuộc sống và từ đó dễ đẫn tới tâm lý bỏ qua mặt trái của phát triển”.
Khi con người đã đạt được điều kiện đầy đủ về cái ăn, cái mặc và mọi thứ sinh
hoạt khác, cuộc sống dư đã thì người ta lại quan tâm đến chất lượng cuộc sống như ăn
ngon, mặc đẹp, vui chơi, giải trí, Chính vì vậy, kinh tế phát triển chưa hẳn đồng
nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng lên và người dân
thấy hạnh phúc hơn.
Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng như các địa phương khác trong cả
nước ưu tiên cho phát triển kinh té để giải quyết việc làm, nâng cao mức sống người
8
dân. Việc tập trung phát triển kinh tế những năm qua đã thu hút nhiều doanh nghiệp
đầu tư, phát triển đóng góp cho nguồn thu ngân sách của địa phương, đồng thời góp
phần thực hiện tốt công tác xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện ké hoạch phát
triển kinh tế không tránh khỏi những tác động mặt trái làm ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vùng nuôi thủy sản, xây dựng
nhà máy sản xuất thức ăn, chế biến thủy sản không theo quy hoạch, chưa đảm bảo các
điều kiện theo qui định gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Tình trạng khai thác cát trái phép đã gây sạt lở nhiều khu vực rất đáng quan tâm. Tình
hình lũ lụt diễn biển bất thường đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của người đân.
Tình trạng cất nhà ven sông, rạch chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa
bệnh của người dân. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, giải trí của người dân
chưa đáp ứng. Chính quyền địa phương mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều
hạn ché trong thực hiện cải cách hành chính, phổ biến các chủ trương đến người dân,
Những tồn tại đó đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân, vấn đề đặt ra là
chúng ta phải làm thế nào để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nâng mức thu nhập
của người dân đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu những tác động ảnh hưởng chất
lượng cuộc sống người dân. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lượng
cuộc sống của người dân ở Thành phố Cao Lãnh” được thực hiện nhằm tìm các giải
pháp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tốt hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hướng đén hai vấn đề như sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân Thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Gợi ý chính sách cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tưọng nghiên cứu: Người dân Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đối tượng
khảo sát: người dân từ 18 tuổi trở lên, có thời gian sinh sống tại địa phương ít nhất 03
năm.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng chất lượng cuộc
sống của người dân Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
9
Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa vào những nghiên cứu trước.
Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát.
Giai đoạn 2: Khảo sát thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, phân tích số liệu
phỏng vấn, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu bằng các kỹ thuật thống kê mô
tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội bằng phần mềm SPSS.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; đánh giá những hạn chế do mặt trái của việc phát triển
kinh tế. Đồng thời gợi ý một số giải pháp nâng chất lượng cuộc sống của người dân
đúng với mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
đã đề ra.
1.6. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn được kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm các nội dung như: lý
do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, kết cấu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Một số khái niệm về chất

lượng cuộc sống, các nghiên cứu trước có liên quan để dựa vào đó đề xuất mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết, các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng về chất lượng cuộc
sống.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. Trình
bày phương pháp nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 4: Nêu một số đặc điểm chung của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp. Phân tích kết quả nghiên cứu đề tài, kiểm định giả thuyết đã đặt ra và kiểm định
tính phù hợp của mô hình nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận. Đưa ra kết luận từ két quả nghiên cứu của đề tài. Gợi ý
những giải pháp cải thiện, nâng cao chất cuộc sống của người dân sinh sống tại Tp
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
10
11
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 2 sẽ làm rõ định nghĩa thế nào là chất lượng cuộc sống và
trình bày một số khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống; các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống. Trên cơ sở đó rút ra mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Khái niệm về chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng, tùy theo từng
chuyên ngành như: kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, y học mà người ta có nhiều
cách định nghĩa khác nhau về chất lượng cuộc sống.
Theo C.Mác và các nhà kinh tế chính trị cổ điển: A.Smith, D.Ricardo,
R.Malthus, J.S.MiII, đã mở rộng và đề cao các giá trị về chất lượng cuộc sống của
con người. Chất lượng cuộc sống như là mục đích trong việc tạo điều kiện giúp con
người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.
Theo Zhao (2004), chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi
sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu

cơ bản của chính bản thân xã hội. Sự cảm giác được hài lòng hoặc thỏa mãn với những
nhân tố của cuộc sống, những nhân tố đó được xem là quan trọng nhất của bản thân
mỗi người. Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con
người có được. Tác phẩm “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống”
của ông định nghĩa “ Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc)
hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là
quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm
giác được hài lòng với những gì mà con người có được. Nó như là cảm giác của sự đầy
đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống”. Theo Zhao (2004), mức sống của mỗi cá nhân,
gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng cuộc
sống.
Trương Tấn Tâm (2012), Sự thỏa mãn, niềm hạnh phúc hay sự hài lòng là
những nhân tố trọng tâm trong định nghĩa này, chúng ta không nên xem chúng như là
12
sự khẳng định mang tính chất nhất thời về niềm hạnh phúc hay sự hài lòng, ta nên xem
chúng là kết quả sau cùng trong sự cảm giác của niềm hạnh phúc.
Trong xã hội hiện đại, khái niệm chất lượng cuộc sống thường đồng nhất với
khái niệm thoải mái tối ưu. Nâng chất lượng cuộc sống là tạo ra trạng thái thoải mái
thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi
gia đình, hay mỗi cá nhân có được.
Theo WHO (1997), khái niệm về chất lượng cuộc sống được mở rộng hơn, gắn
quan niệm chất lượng cuộc sống với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh
thái như vậy chất lượng cuộc sống được đặc trưng 12 điểm như sau:
a. An toàn thể chất cá nhân
b. Sung túc về kinh tế
c. Công bằng trong khuôn khổ pháp luật
d. An ninh quốc gia
e. Bảo hiểm lúc già và đau ốm.
f. Hạnh phúc tinh thần
g. Sự tham gia vào đời sống xã hội

h. Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi
i. Chất lượng đời sống văn hóa
j. Quyền tự do công dân
k. Chất lượng môi trường, kỹ thuật (nhà ở, giao thông, điều kiện sinh hoạt, giáo
dục, y tế)
l. Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm.
Trong các đặc điểm đó “an toàn” được xem là quan trọng nhất. Như vậy, chất
lượng cuộc sống được đặc trưng bằng sự an toàn của môi trường; yếu tố quyết định
nâng chất lượng cuộc sống đó là môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội
lành mạnh.
Theo WHO (1997), chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những
nhu cầu xã hội, trước hết là nhu cầu vật chất cơ bản, tối thiểu của con người và sau đó
điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần; mức đáp ứng đó càng cao thì chất lượng cuộc
sống càng cao. Khi chúng ta nói đến chất lượng cuộc sống đó là sự tổng hợp của 4
nhân tố: nhân tố về kinh tế hay là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người;
giáo dục thông qua các tiêu chí về xóa mù chữ và số năm học; sức khỏe con người
(thông qua tuổi thọ bình quân); môi trường. Chất lượng cuộc sống gắn liền với yếu tố
tăng trưởng kinh tế, vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống gắn với một quan hệ trực
13
tiếp giữa phát triển kinh tế - sản xuất hàng hóa với phúc lợi cộng đồng một quốc gia.
Chất lượng cuộc sống được xác định thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Mặt khác, điều
kiện sống được cung cấp đầy đủ như: nhà ở, giáo dục, y tế, lương thực, vui chơi, giải
trí của con người; con người học vấn cao, sức khỏe tốt, mức sống no đủ, giàu có thì xã
hội không có tội phạm và tệ nạn xã hội, làm cho con người đạt được hạnh phúc.
Nguyễn Kim Thoa (2003). chất lượng cuộc sống gắn liền với môi trường, sự an
toàn của môi trường; cuộc sống sung túc đảm bảo những nguồn lực cần thiết như: cơ
sở hạ tầng hiện đại, điều kiện vật chất, tinh thần đầy đủ, môi trường lành mạnh, .Xã
hội không có tội phạm, tệ nạn xã hội, cuộc sống bình đẳng, Chất lượng cuộc sống thể
hiện mức sống sung túc, kinh tế đầy đủ, con người có học thức, khỏe mạnh, sống thọ,
môi trường tự nhiên đảm bảo trong lành, xã hội an toàn, bình đẳng, tôn trọng.

Mercer (2011), đánh giá xếp hạng chất lượng cuộc sống của các thành phố lớn
trên thế giới hàng năm dựa trên 39 tiêu chí, xếp thành 10 nhóm như sau:
a. Nhóm về môi trường chính trị xã hội có 5 tiêu chí: xuất nhập cảnh dễ dàng, sự
quan hệ với các quốc gia khác, tuân thủ pháp luật, sự ổn định, tội phạm.
b. Nhóm về môi trường kinh tế có 2 tiêu chí: các dịch vụ ngân hàng và những qui
định trao đổi tiền tệ.
c. Nhóm về môi trường văn hóa xã hội có 2 tiêu chí: truyền thông và kiểm duyệt,
những giới hạn trong quyền tự do cá nhân.
d. Nhóm về y tế và chăm sóc sức khỏe có 8 tiêu chí: ô nhiễm không khí, động vật và
côn trùng gây hại, các dịch vụ bệnh viện, các nguồn cung cấp y tế, các bệnh truyền
nhiễm, nước uống, việc thu gom rác thải và nước thải.
e. Nhóm về giáo đục và đào tạo có 1 tiêu chí: tổng số các trường học.
f. Nhóm về dịch vụ công và vận chuyển có 7 tiêu chí: nguồn cấp nước, tình trạng ách
tắc giao thông, cung cấp điện, dịch vụ điện thoại, dịch vụ thư tín, vận chuyển công
cộng, sân bay.
g. Nhóm về vui chơi giải trí có 4 tiêu chí: số lượng và chủng loại nhà hàng, rạp chiếu
bóng, biểu diễn sân khấu và ca nhạc, các hoạt động thể thao và giải trí.
h. Nhóm về cung cấp sản phẩm tiêu dùng có 5 tiêu chí: thực phẩm (trái cây và rau
xanh), thực phẩm (thịt, cá), đồ dùng hàng ngày, thức uống có cồn và xe ôtô. Nhóm
về nhà ở có 3 tiêu chí: đồ đạc và dụng cụ gia dụng, bảo trì và sửa chữa nhà ở, số
lượng và qui mô nhà ở.
i. Nhóm về môi trường tự nhiên có 2 tiêu chí: khí hậu thời tiết và thiên tai.
14
Theo Trần Hữu Quang (2010), chất lượng cuộc sống có nhỉều cách định nghĩa
khác nhau, tùy theo từng chuyên ngành như: kinh tế học, chính trị học, tâm lý học hay
kể cả y học. Thông thường khái niệm về chất lượng cuộc sống được xem xét dưới
nhiều chiều: kinh tế, chính trị, văn hóa và bao gồm những khía cạnh thuộc về môi
trường vật chất và tinh thần, giáo dục, y tế, giải trí.
Tóm lại, chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá
chung nhất về mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân trên phạm vi toàn xã

hội, cũng như đánh giá về mức độ sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tinh thần
và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất, và giá trị tinh thần.
Ngày nay, việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người là một nỗ lực của nhà nước,
xã hội và cả cộng đồng quốc tế. Chất lượng cuộc sống được định nghĩa như một cảm
nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và tự
nhiên. Bản thân mỗi cá nhân tự quản lý mình, nâng cao trí thức, rèn luyện sức khỏe,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đánh giá chất lượng cuộc sống bao gồm các
lĩnh vực: chính trị, kinh tế, y tế, sức khỏe. Chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng cuộc sống
không chỉ về thu nhập, sự giàu có, việc làm mà còn là môi trường xã hội, môi trường
sống, sức khỏe, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư.
2.1.2. Khái niệm cộng đồng
Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), khái niệm cộng đồng là một
thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng
buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi
giữa các thành viên.
Theo Willmott (1986), cộng đồng được tạo nên bởi 3 yếu tố quan trọng: lãnh
thổ; mối quan tâm chung (về tôn giáo, nghề nghiệp, quyền lợi, chủng tộc, ); sự gắn bó
với nhau.
Theo MC Millan (1976), khái niệm cộng đồng chỉ có được khi hội đủ những
yếu tố: một căn cứ chung, cảm giác cá nhân mình quan trọng đối với tất cả những
người khác và đối với cộng đồng, niềm đam mê chung về lợi ích của bản thân như một
thành viên của cộng đồng.
15
Tóm lại, cộng đồng là một tập thể, một nhóm người, những người sống trong
một khu vực cùng chia sẻ và có sự ràng buộc bởi đặc điểm và lợi ích chung. Yếu tố tạo
nên cộng đồng do điều kiện về văn hóa, tập quán, địa lý, kinh tế,
2.1.3. Khái niệm về sự hài lòng
Theo Oliver (2010), định nghĩa sự hài lòng là phản ứng thể hiện cảm xúc hay sự
thích thú của khách hàng đối với tính năng của sản phẩm hay dịch vụ mang lại.
Theo Kotler (2004), sự hài lòng là trạng thái của con người bắt nguồn từ việc so

sánh kết quả cảm nhận được giữa sản phẩm này với sản phẩm khác hay dịch vụ này
với dịch vụ khác so với kỳ vọng của người đó. Kết quả so sánh một sản phẩm hay một
dịch vụ tốt hơn kỳ vọng thì đó là sự hài lòng.
2.1.4. Sự hài lòng về chất lượng cuộc sống
Trương Tấn Tâm (2012), Sự hài lòng về chất lượng cuộc sống là cảm xúc hay
mức độ cảm nhận của con người về một vấn đề gì đó trong cuộc sống, có thể là sức
khỏe, việc làm, thu nhập, sinh hoạt,
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Yếu tố chính trị: Theo Mercer (2011), yếu tố chính trị có liên quan đến chất
lượng cuộc sống bao gồm những nội dung như sự chấp hành pháp luật của người dân,
của cộng đồng; mối quan hệ, phối hợp của các quốc gia; vấn đề giải quyết xuất nhập
cảnh cho người dân; tình hình an ninh trật tự; Như vậy, chính trị là hoạt động của con
người nhằm làm ra, giữ gìn và điều chỉnh những luật lệ chung có tác động trực tiếp
đến cuộc sống con người. Yêu tố chính trị giữ vai trò quan trọng trong xã hội, xây
dựng những luật lệ chung để đưa các hoạt động trong xã hội vào khuôn khổ pháp luật,
nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền lợi, tài sản, tính mạng của con người hay
cộng đồng.
Yếu tố về văn hóa: Theo Hồ Chí Minh (1930 “ 1945), văn hóa là do con người
sáng tạo ra và không ngừng phát triển theo thời gian nhằm mục đích phục vụ đời sống
con người. Ngày nay, văn hóa là đời sống tinh thần của con người, văn hóa có thể
mang lại sức sống, sự sáng tạo và làm cho con người lạc quan, yêu đời. Chính vì vậy,
văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Trần Hữu Quang (2010) cho
16
rằng yếu tố văn hóa được đánh giá qua các tiêu chí như cách ứng xử, ý thức xã hội,
đầu tư phát triển vãn hóa. Theo Mercer (2011) đánh giá rằng yêu tố văn hóa gồm
truyền thông đại chúng, kiểm duyệt và những giới hạn quyền tự do cá nhân.
Yếu tố về an ninh: Trần Hữu Quang (2010) và Mercer (2011), yếu tố an ninh
là yếu tố rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân. Tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ổn định thì người dân mới yên tâm làm việc, công tác; doanh
nghiệp mới mạnh dạn đầu tư phát triển tạo việc làm cho người dân, góp phần thực hiện

công tác giảm nghèo. Người dân có việc làm ổn định thì tình hình an ninh trật tự xã
hội sẽ ổn định. Xét trên khía cạnh khác, yếu tố an ninh còn thể hiện thông qua hành vi
chấp hành tốt pháp luật nhà nước của người dân, người dân không phải lo lắng về tình
hình an ninh trật tự, người dân sống có trật tự, kỷ cương, có chuẩn mực đạo đức.
Yếu tố về môi trường: WHO (1997), Trần Hữu Quang (2010), Mercer (2011),
yếu tố môi trường bao gồm những yếu tố như đất đai, không khí, nguồn nước,
Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Việc chặt phá rừng
làm biến đổi khí hậu gây nên tình trạng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất, kinh
doanh; khai thác tài nguyên (cát) làm thay đổi dòng chảy gây ra sạt lở đất; nguồn nước
sinh hoạt không đảm bảo, không khí ô nhiễm, tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của người dân. Cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội
có tác động xấu đến môi trường, gây nên trình trạng ô nhiễm môi trường, làm biến đổi
môi trường theo hướng xấu.
Yếu tố y tế: Theo WHO (1997), Trần Hừu Quang (2010), Mercer (2011), yếu
tố về y tế bao gồm vấn đề tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, khám
chữa bệnh cho người dân. Tình hình hoạt động của các bệnh viện, vấn đề chăm sóc
sức khỏe cho người già, chính sách dân số, nếu con người có nhiều của cải, vật chất
nhưng thường xuyên bị đau ốm, sức khỏe không tốt thì cũng không thể có một cuộc
sống tốt đẹp.
Yếu tố giáo dục: Giáo dục là một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều vấn đề
như: giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục tôn giáo, giáo dục tội phạm, Ở
bất cứ một chế độ xã hội nào giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng, giáo dục con
người có kiến thức về mọi mặt đời sống xã hội, về nhân cách sống, Theo Phạm Hồng
Quang (2006) môi trường giáo dục là một hệ thống bao gồm yếu tố vật chất và tinh
17
thần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Theo Mercer
(2011) tiêu chí để đánh giá về giáo dục là tổng số các trường học. Nghiên cứu của
Trần Hữu Quang (2010) đánh giá chất lượng giáo dục thông qua chất lượng giáo dục,
đào tạo của các trường. Tóm lại yếu tố giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong xã
hội, giáo dục giúp con người có nhận thức đúng, hành động đúng thì xã hội mới phát

triển một cách tốt đẹp.
Yếu tố cơ sở hạ tầng: Theo đánh giá cửa Mercer (2011), đuợc hiểu là hệ thống
giao thông, cầu, đường, cơ sở vật chất phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân,
góp phần phát triển kỉnh té - xã hội. Như vậy, yếu tố về cơ sở hạ tầng bao gồm những
sản phẩm dịch vụ vận chuyển công cộng, giao thông, điện, nước, dịch vụ bưu chính
viễn thông, Cơ sở hạ tầng là vật chất, phương tiện, dịch vụ phục vụ đời sống của
người dân.
Yếu tố trợ cấp xã hội: Trong nghiên cứu của Boehnke (2003) đánh giá chất
lượng cuộc sống ở Châu âu đấ đề cập đến vấn đề này. Trợ cấp xã hội có thể hiểu là sự
hỗ trợ của nhà nước cho những người có công với đất nước do cuộc sống khó khăn,
bệnh tật, già yếu .thể hiện sự quan tâm của nhà nước, sự chia sẻ của cộng đồng.
Yếu tố môi trường kinh tế: Trương Tấn Tâm (2012), môi trường kinh tế là
điều kiện quan trọng sẽ quyết định đến nhà đầu tư, hiệu quả kinh doanh. Những yếu tố
về môi trường kinh tế như thủ tục hành chính, chính sách thuế công bằng với mọi
người dân, thì sẽ thu hút nhà đầu tư. Kinh té có ổn định thì những yếu tố khác như
tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập của người dân, việc làm, an ninh trật tự sẽ được đảm bảo,
góp phần nâng cao mức sống. Nghiên cứu Mercer (2011) yếu tố môi trường kinh tế tác
động chất lượng cuộc sống qua tiêu chí dịch vụ ngân hàng và trao đổi tiền tệ.
Yếu tố hôn nhân: tình trạng hôn nhân có sự tác động rất lớn đến yếu tố đời
sống gia đình. Nghiên cứu của Zhao (2004) đánh giá những người đang có gia đình thì
cảm nhận hài lòng về chất lượng cuộc sống tốt hơn những người đang sống độc thân.
Bởi vì những người có gia đình có sự quan tâm, động viên chia sẻ, trong khi những
người độc thân thì không có được cảm giác này.
Yếu tố thu nhập: Theo nghiên cứu của Boehnke (2003) và Zhao (2004) thì
chất lượng cụộc sống phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thu nhập, người có thu nhập cao
18
họ chi tiêu cho việc mua sắm phục vụ sinh hoạt, cuộc sống nhiều hơn đo đó họ sẽ hài
lòng với chất lượng cuộc sống cao hơn những người có thu nhập thấp hơn. Thu nhập
bao gồm tiền công, tiền lương, lợi nhuận mà mỗi người có được khi phải bỏ công sức
lao động (lao động chân tay, trí óc) trong một khoảng thời gian nhất định.

Yếu tố Tôn giáo: Theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan (2010) tôn giáo là
hình thức tín ngưỡng, sinh hoạt tinh thần của cộng đồng dân tộc, có ảnh hưởng lớn đến
đời sống của người dân. Theo WHO (1997) đánh giá khi con người được thỏa mãn về
yếu tổ tâm lý thì cảm thấy hài lòng về chất lượng cuộc sống.
Yếu tố quan hệ gia đình và xã hội: Truyền thống của người Việt Nam rất quý
trọng tình làng, nghĩa xóm, gắn bó chia sẻ với nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạnẵ
Nghiên cứu của Boeknke (2003) cho rằng mối quan hệ gia đình và xã hội giúp đỡ
những người khó khăn trong cuộc sống. Nghiên cứu Zhao (2004) đánh giá mối quan
hệ gia đình và xã hội thể hiện láng giềng thân thiện là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống.
Yếu tố về nhà ở: Trương Tấn Tâm (2012), nhà ở là một nhu cầu quan trọng và
hết sức cần thiết của mỗi người. Vì nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, sum họp gia
đình sau những giờ lao động. Yếu tố về nhà ở không những là nhu cầu quan trọng nhất
đối. mỗi người, một khi con người có nhà ở ổn định thì người ta mới yên tâm tập trung
cho công việc từ đó chất lượng công việc sẽ tốt hơn; việc có nhà ở còn là tiêu chuẩn
đánh giá sự phát triển của xã hội và mức sống của người dân. Yếu tố này được khẳng
định trong nghiên cứu của Zhao (2004) và Mercer (2011). Theo Luật nhà ở năm 2005,
khái niệm về nhà ở là một công trình xây dựng với mục đích để phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt của hộ gia đình và cá nhân.
Yếu tố về sức khỏe: Theo nghiên cứu của Zhao (2004) sức khỏe là vốn quí
nhất của con người, con người mạnh khỏe thì cảm thấy hạnh phúc, vui sướng, yêu đời.
Một người có nhiều của cải vật chất nhưng thường xuyên bệnh tật, yếu đuối không
cảm thấy hạnh phúc, vui sướng. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) sức
khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về vật chất, tâm thần, xã hội chứ không phải
chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế.
2.3. Các nghiên cứu trước
19
2.3.1. Nghiên cứu của Marans và Rodger (1975): nghiên cứu về sự hài lòng của cộng
đồng, đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng phụ thuộc vào 2 nhóm: (1) Đặc điểm
cá nhân (giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, ); (2) Nhóm nhận thức cá

nhân về tính cộng đồng (vai trò của chính quyền địa phương, mối quan hệ cộng đồng,
môi trường khí hậu, ). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhận thức cá nhân về tính
cộng đồng có ảnh hưởng nhiều đến mức độ hài lòng của cộng đồng, còn các đặc điểm
cá nhân ảnh hưởng rất ít.
2.3.2. Nghiên cứu của Filkins và ctg (1999): nghiên cứu sự hài lòng của cộng đồng dân cư
vùng Nebraska-USD, có 4 nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng cộng đồng: (1) Sự hài lòng
của cá nhân về lĩnh vực tinh thần và xã hội (tinh thần, mối quan hệ gia đình, bạn bè,
hàng xóm,.,,.); (2) Sự hài lòng của cá nhân về lĩnh vực kinh tế (việc làm, thu nhập, tài
chính gia đình, ); (3) Các đặc điểm cá nhân (giới tính, tuổi tác, hôn nhân, trình độ
học vấn, thời gian sinh sống ở địa phương, ); (4) Thuộc tính cộng đồng (mối quan hệ
cộng đồng dân cư, sự đùm bọc giúp đỡ cộng đồng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ
giao thông công cộng, ). Két quả nghiên cứu cho thấy thuộc tính cộng đồng có ảnh
hưởng mạnh nhất đén sự hài lòng của cộng đồng, kế đến là nhân tố sự hài lòng của cá
nhân về lĩnh vực tinh thần và xấ hội và sau cùng là các nhân tố còn lại.
2.3.3. Nghiên cứu của Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada (2000): Kết quả
nghiên cứu có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Nhóm môi trường,
sức khỏe và an ninh công cộng (không khí, chất lượng nước, tuổi thọ trẻ em tử vong
tội phạm. Nhóm cơ hội và sư tham gia vào kinh tế (GDP bình quân đầu người, thu
nhập khả dụng, trình độ học vấn, việc làm); nhóm sự tham gia xã hội (phân biệt chủng
tộc, hoạt động văn hóa, quyền bầu cử).
2.3.4. Nghiên cứu của Anderson và ctg (2003): Khảo sát chất lượng cuộc sống ở Châu Âu,
tập trung vào tám vấn đề: (1) Tình trạng kinh tế; (2) Môi trường địa phương và tình
trạng nhà ở; (3) Kỹ năng sống, học vấn và việc làm; (4) Quan hệ và cấu trúc gia đình;
(5) Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc; (6) Sức khỏe và chăm sóc y tế. Vấn đề
cảm nhận tính chủ quan: (7) Cảm nhận về hạnh phúc; (8) Nhận thức về chất lượng xã
hội. Kết quả trong 8 vấn đề nghiên cứu trên thi có 6 vấn đề mang tính khách quan (từ 1
đến 6) và 2 vấn đề mang tính chủ quan (7 và 8).
2.3.5. Nghiên cứu của Santos và ctg (2007): nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của cư
dân Porto, kết quả nghiên cứu đã đề xuất 21 vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống: (l) Không gian xanh; (2) Vệ sinh đô thị; (3) Tình trạng ô nhiễm; (4) Tỷ lệ có việc

làm; (5) Chất lượng kiến trúc và đô thị; (6) Tình trạng giao thông; (7) Phựơng tiện vận
20
chuyển công cộng; (8) Các cơ sở văn hóa; (9) Văn hóa giải trí; (10) Không gian vui
chơi giải trí; (11) Cơ sở thể dục thể thao; (12) Cơ sở giáo dục phổ thông; (13) Cơ sở
các trường trung học, cao đẳng, đại học; (14) Hệ thống bệnh viện công và tư; Trung
tâm y tế; (15) Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, chăm sóc người già; (16) Dịch vụ
thương mại; (17) Dịch vụ mua bán và thuê nhà; (18) Chất lượng nhà ở; (19) Tình trạng
an ninh trật tự; (20) Tình trạng nghèo đói; (21) Quan hệ xã hội.
2.3.6. Nghiên cứu của Võ Thạnh Sơn (2009): Nghiên cứu về sự hài lòng của cộng đồng
dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp - trường hợp tỉnh Bến Tre. Kết quả
nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng bao gồm: (1) Cơ hội tìm việc
làm và thu nhập; (2) Vai trò của chính quyền địa phương trong việc điều hành quản lý;
(3) Thu nhập, việc làm ổn định; (4) Môi trường, sức khỏe; (5) Chất lượng hạ tầng giao
thông.
2.3.7. Nghiên cứu của Trần Hữu Quang (2010): Khảo sát chất lượng cuộc sống của người
dân thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát 22 lĩnh vực. Kết quả khảo sát với 3 mức độ đánh
giá như sau:
Các lĩnh vực được đánh giá khá hơn trước: Tình trạng nhà ở của người dân; Vệ
sinh đô thị; ứng xử của người dân; Trường học phổ thông, cao đẳng, đại học; Kiến trúc
xây dựng; Cơ sở khám chữa bệnh; Cơ sở chăm sóc người nghèo, người già, người tàn
tật; Công tác xóa đói giảm nghèo; An ninh trật tự; Nơi sinh hoạt, giải trí.
Các lĩnh vực được đánh giá bằng hoặc xấp xỉ so với trước: Thủ tục hành chính;
Phương tiện giao thông công cộng; Cơ sở văn hóa; Cây xanh; Ý thức xã hội của người
dân; Các công trình xây dựng công cộng.
Các lĩnh vực đánh giá kém hơn trước: Tình hình giao thông; Mức độ ô nhiễm;
Kinh doanh buôn bán; Mua bán nhà, đất.
2.3.8. Nghiên cứu của Vũ Quốc Thái (2011): Nghiên cứu về sự hài lòng của cộng đồng dân
cư đối với sự phát triển các KCN Tân Bình TpHCM. Kết quả nghiên cứu đề xuất 5
nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng: (1) Hoạt động của chính quyền địa
phương đáp ửng một số nhu cầu cơ bản (điện, nước, giao thông, giáo dục, y tế, dạy

nghề giới thiệu việc làm, tình hình an ninh trật tự, môi trường, vui chơi giải trí); (2)
Quan hệ xã hội: mọi người dân gần gũi gắn bó, thân thiện với nhau; (3) Thu nhập và
21
việc làm; (4) Cơ sở vật chất giáo dục và y tế; (5) Dịch vụ và tiện ích công (sinh hoạt
giải trí, dạy nghề, tư vấn pháp luật).
2.3.9. Nghiên cứu của Trương Tấn Tâm (2012): Nghiên cứu sự hài lòng chất lượng cuộc
sống người dân Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đề xuất 9 nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng chất lượng cuộc sống gồm: (1) Sự hỗ trợ của chính
quyền địa phương; (2) Tự do cá nhân và thủ tục hành chính; (3) Phương tiện truyền
thông; (4) Hàng hóa phong phú và quan hệ cộng đồng; (5) Chính sách qui hoạch và
định cư; (6) Giao thông công cộng; (7) Sức khỏe cộng đồng; (8) Không còn tình trạng
ngập nước; (9) Giáo dục và đào tạo.
2.3.10.Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lưựng cuộc sống
Yếu tố Tác giả
Chính trị Mercer (2011); Vũ Quốc Thái (2011); Trương Tấn Tâm (2012)
Văn hóa Trần Hữu Quang (2010); Mercer (2011); Vũ Quốc Thái (2011)
An ninh trật tự Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada (1999); Trần Hữu
Quang (2010); Mercer (2011); Vũ Quốc Thái (2011)
Môi trường Hội đồng ngân khổ của Ban thư ký Canada (1999); WHO (1997);
Trần Hữu Quang (2010); Mercer (2011); Vũ Quốc Thái (2011);
Trương Tấn Tâm (2012)
Ytế
WHO (1997); Trần Hữu Quang (2010); Mercer (2011); Trương Tấn
Tâm (2012)
Giáo dục Phạm Hồng Quang (2006); Trần Hữu Quang (2010); Mercer
(2011); Trương Tấn Tâm (2012)
Cơ sở hạ tầng Trần Hữu Quang (2010); Mercer (2011); Trương Tấn Tâm
(2012); Vố Thanh Sơn (2009); Vũ Quốc Thái (2011)
Trợ cấp xã hội Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada (1999); Boeknke

(2003)
Môi trường kinh tế Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada (1999); Mercer
(2011); Trương Tấn Tâm (2012)
Tình trạng hôn nhân
Zhao (2004); Trương Tấn Tâm (2012)
Thu nhập Boeknke (2003); Zhao (2004); Võ Thanh Sơn (2009)
22
Yếu tố về Chính trị
(H1)
Yếu tố Kinh tế
(H2)
Yếu tố về Văn hóa
(H3)
Yếu tố về Sức khỏe
(H4)
Yếu tố về Giáo dục
(H5)
Yếu tố về Dịch vụ công
(H6)
Yếu tố về sản phẩm tiêu dùng
(H7)
Yếu tố về Nhà ở
(H8)
Yếu tố về chính trị
(H9)
Sự hài lòng về chất lượng cuộc sống
Tôn giáo WHO (1997); Trần Thị Kim Loan (2010)
Nhà ở Trần Hữu Quang (2010); Zhao (2004); Mercer (2011)
Sức khỏe Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada (1999); Zhao
(2004); Võ Thanh Sơn (2009); Trương Tấn Tâm (2012)

Quan hệ gia đình và
xã hội
Boeknke (2003); Zhao (2004); Võ Thanh Sơn (2009); Vũ Quốc
Thái (2011)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước.
2.4. Mô hình và thang đo nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước của: Hội đồng ngân khố của Ban thư ký Canada
(1999); Mercer (2011); Trương Tấn Tâm (2012), đề tài “Đánh giá chất lượng cuộc
sống của người dân ở Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” đề ra mô hình và thang đo
nghiên cứu như sau:
- Yếu tố môi trường chính trị (Hi) gồm 08 tiêu chí: (1) thủ tục hành chính rõ ràng; (2)
thủ tục hành chính nhanh chóng, (3) thủ tục hành chính thuận tiện, (4) an ninh trật tự
tốt; (5) chính quyền thân thiện với người dân; (6) cung cấp thông tin kịp thời; (7) cung
cấp thông tin đầy đủ; (8) mức độ tin cậy của người dân đối với chính quyền địa
phương.
- Yếu tố môi trường kinh tế (H2) gồm 06 tiêu chí: (1) Điều kiện sản xuất, kinh doanh
dễ dàng; (2) điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi; (3) hài lòng với thu nhập hiện
tại; (4) cơ hội tìm kiếm việc làm; (5) được tiếp cận các chính sách hỗ trợ, vay vốn ưu
đãi; (6) dịch vụ ngân hàng thuận lợi cho người dân.
- Yếu tố môi trường văn hóa (H3) gồm 06 tiêu chí: (1) tự do tín ngưỡng; (2) bình
đẳng về giới tính trong việc làm; (3) khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của người
dân; (4) nơi luyện tập đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân; (5) mối
quan hệ với cộng đồng; (6) tiếp cận thông tin.
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
23
Tiêu chí tự do tín ngưỡng được hiểu là người dân có quyền tự do tín ngưỡng
của mình, có thể tham gia hoặc không tham gia bất cứ một tổ chức tôn giáo nào.
Tiêu chí bình đẳng giới tính được hiểu là không có sự phân biệt giới tính trong
xã hội như việc làm, địa vị xã hội, các mối quan hệ xã hội bình đẳng.
Tiêu chí có khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân: địa phương có

nơi vui chơi, giải trí, sinh hoạt phục vụ người dân như: công viên, nhà văn hóa, các tụ
điểm vui chơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng về số lượng, chất lượng.
Tiêu chí có nơi luyện tập đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe là nơi luyện tập
như: sân bóng đá, bóng chuyền, nhà thi đấu đa năng, công viên, hồ bơi, để đáp ứng
nhu cầu luyện tập rèn luyện sức khỏe của người dân.
Tiêu chí quan hệ cộng đồng được hiểu là mối quan hệ với hàng xóm nơi người
dân sinh sống, quan tâm chia sẻ khi hàng xóm có khó khăn hoạn nạn. Tiêu chí này
được đánh giá thông qua ý kiến nhận xét của người dân sinh sống trong khu vực, cộng
đồng dân cư.
24
Tiêu chí tiếp cận thông tin là người dân nắm bắt thông tin kịp thời thông qua
phương tiện thông tin như: điện thoại, ti vi, internet, báo chí,
- Yếu tố môi trường sức khỏe (H
4
) gồm 07 tiêu chí: (1) khoảng cách từ nhà đến bệnh
viện; (2) nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm; (3) thu gom, xử lý rác hợp lý; (4) hệ
thống nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm; (5) vệ sinh công cộng; (6) cơ sở khám,
chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân; (7) không có dịch bệnh xảy ra.
Tiêu chí từ nhà đến bệnh viện có thuận tiện cho người dân trong việc khám
chữa bệnh. Có đảm bảo được tiêu chí quy định mỗi xã, phường đều có trạm y tế.
Tiêu chí nguồn nước sinh hoạt không bị ô nhiễm là nguồn nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, không bị ô nhiễm.
Tiêu chí thu gom, xử lý rác thải hợp lý: việc tổ chức thu gom rác thải thuận tiện
và hợp lý cho người dân. vấn đề xử lý rác thải đảm bảo theo qui định, không gây ô
nhiễm môi trường.
Tiêu chí hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được đảm bảo, không gây ô nhiễm.
Tiêu chí vệ sinh công cộng đảm bảo các nơi vui chơi, giải trí của người dân
luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Bố trí thùng rác, nhà vệ sinh công cộng hợp lý đảm bảo
vệ sinh.
Tiêu chí cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của người dân: đánh giá thông

qua các tiêu chí như cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần thái độ phục
vụ của thầy thuốc và các dịch vụ liên quan khác.
Tiêu chí không có dịch bệnh xảy ra: tình hình dịch bệnh ở địa phương trong
những năm gần đây. Sự quan tâm của địa phương trong công tác tuyên truyền nâng
cao ý thức người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Yếu tố môi trường giáo dục (H
5
) gồm 05 tiêu chí: (1) điều kiện đến trường học; (2)
chất lượng dạy học; (3) nội dung giảng dạy; (4) chính quyền tạo điều kiện cho mọi
thành phần đều được đi học; (5) mọi người dân đều có cơ hội đến trường.
Tiêu chí điều kiện đến trường học: khoảng cách từ nhà đến trường học có thuận
lợi.
25

×