Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU VÀ CHỐNG THẤT THU QUA BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.97 KB, 11 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU
VÀ CHỐNG THẤT THU QUA BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO
HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA.
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội , xây dựng luật
bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội ở nước ta ra đời muộn, lại hoạt động trong hoàn cảnh đất
nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, đang khôi phục nền kinh tế để tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Vấn đề tổ chức bảo hiểm xã hội ở nước ta còn nhiều tồn tại
cần giải quyết trong đó có việc ban hành các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Với một hệ thống văn bản khá cồng kềnh do nhiều cơ quan chức năng ban hành đã
làm cho việc hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, kiểm soát các văn bản trên gặp nhiều
khó khăn, tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến hoạt động bảo hiểm xã hội kém hiệu quả, quỹ
bảo hiểm xã hội trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Việc thay đổi thường xuyên các văn bản hướng dẫn với nội dung không rõ
ràng, không thống nhất với nhau đã gây khó khăn cho các cán bộ bảo hiểm xã hội
và phản ứng từ phía chủ sử dụng lao động và người lao động. Vì vậy, xây dựng hệ
thống pháp luật về bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và rất cần
thiết. Cụ thể:
- Để hình thành hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội đồng bộ và có hiệu lực,
trước hết cần phải sắp xếp và rà soát lại toàn bộ các văn bản bảo hiểm xã hội từ
trước tới nay, xem xét hiệu quả việc thực hiện các văn bản đó để loại bỏ hoặc điều
chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu quản lý mới của nền kinh tế thị trường.
Các văn bản không phải mang tính mệnh lệnh đơn thuần mà phải phù hợp với
nguyện vọng của phía người tham gia để việc thực hiện đạt kết quản cao.
- Nâng cao chất lượng cũng như khả năng thực thi của các văn bản mang tính
pháp lý về hoạt động bảo hiểm xã hội, hình thành hệ thống các văn bản pháp luật
về bảo hiểm xã hội phù hợp với mọi thành phần kinh tế và mọi hoạt động kinh tế
trong cả nước để đảm bảo tính chất xã hội hoá của bảo hiểm xã hội. Luật bảo hiểm
xã hội phải đáp ứng được tiến trình đổi mới kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng
được mục tiêu chiến lược về con người trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Cần xác định rõ trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, vai trò của công đoàn,


để đảm bảo đầy đủ quyền lợi hợp pháp và quyền bình đẳng cho mọi đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội. Luật xác định rõ hệ thống tổ chức của bảo hiểm xã hội ,
hệ thống hoạt động có cơ chế kiểm tra, kiểm soát đảm bảo quyền lợi cho người lao
động và nguồn quỹ lớn mạnh.
- Chính phủ cần tăng cường sự điều hành với bảo hiểm xã hội, xác định rõ
quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn
bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm xã hội và đề ra các chính sách bảo hiểm xã hội
phù hợp, tránh tình trạng những hậu quả xấu không biết quy trách nhiệm cho ai,
cho cơ quan nào.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các chính sách bảo
hiểm xã hội để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điểm
không phù hợp với thực tế.
2. Có chương trình quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ
Đội ngũ cán bộ của ngành bảo hiểm xã hội hiện nay được chuyển từ Liên
đoàn Lao động và Phòng lao động thương binh và xã hội sang. Đại đa số các cán
bộ chưa qua đào tạo đại học, thiếu kinh nghiệm quản lý. Một số cán bộ ở cấp tỉnh,
huyện trong quá trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tiếp cận với
các văn bản của Nhà nước một cách thụ động thiếu tính sáng tạo, phong cách làm
việc còn mang tính chất hành chính quan liêu. Vì vậy, việc đổi mới xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm xã hội là một vấn đề cấp thiết mang tính
khách quan. Gần đây ở một số địa phương đã giải quyết cho cán bộ vừa làm vừa đi
học tại chức để họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ cũng như quản lý. Song đó
mới chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế nên khó tránh khỏi tình trạng chắp vá
cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, chúng ta phải xây dựng một định hướng đào
tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của toàn ngành bảo hiểm xã hội:
- Hình thành trung tâm đào tạo về đại học tại chức, nghiệp vụ tài chính kế
toán, quản lý kinh tế, tin học riêng cho ngành bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh. Cần phải
có chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng được cả nhu cầu hiện tại và trong tương
lai. Ngoài ra thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ bảo
hiểm xã hội các quận, huyện.

- Đối với việc tuyển dụng cán bộ ngành bảo hiểm xã hội không chỉ chú ý đến
số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng cán bộ, đặc biệt là đối với chức danh
giám đốc và kế toán trưởng. Cần lựa chọn các có nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn, có tình thương yêu đồng chí,
đồng nghiệp, gắn bó với người lao động.
- Coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ:
Một phương án hữu hiệu đang được nhiều ngành mũi nhọn áp dụng đó là lực
lượng sinh viên. Để thu hút nhân tài nên đi thẳng vào các trường đại học có chuyên
ngành bảo hiểm, hỗ trợ tiền cho các sinh viên xuất sắc theo hợp đồng thoả thuận
khi họ tốt nghiệp sẽ về công tác cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tóm lại, muốn xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam vững mạnh
thì Đảng và Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho ngành này để có một chương
trình đào tạo và sử dụng hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó bản thân ngành bảo hiểm
xã hội cũng phải nỗ lực triển khai các chương trình đào tạo đó.
3. Mở rộng nguồn thu bảo hiểm xã hội
Xuât phát từ nguyện vọng của người lao động và phương hướng xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ
trương thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động ở tất cả các thành phần
kinh tế. Khi mọi người lao động đều được tham gia bảo hiểm xã hội chính là đã tạo
ra mạng lưới bảo vệ rộng khắp, che chắn cho mọi người lao động không bị rơi vào
cảnh túng quẫn, một xã hội có sự liên kết cộng đồng tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, Nhà nước ta cần ban hành các
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hình thức bảo hiểm xã hội này đã được Bộ
luật Lao động và Nghị định 12/CP khẳng định song vẫn chưa được thực hiện. Đây
là hoạt động vừa mang tính chất thương mại vừa mang tính chất xã hội nên phải có
đối tượng tham gia và phải hình thành nguồn quỹ có khả năng đáp ứng nhu cầu chi
trả đồng thời phải có sự giúp đỡ của Nhà nước. ậ nước ta đang thực hiện chính
sách mở cửa nền kinh tế, thực hiện cơ cấu nhiều thành phần nên số lượng lao động
ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng của các đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm
xã hội. Đối tượng của bảo hiểm xã hội hiện nay mới chỉ dừng lại ở các cơ quan

hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể và các đơn vị có sử dụng từ 10 lao
động trở lên. Mà nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống bằng nghề
nông, ngoài ra còn có thợ thủ công, người buôn bán nhỏ... Các đối tượng này
chiếm đại bộ phận trong tổng số lao động nước ta vẫn chưa được tham gia bảo
hiểm xã hội. Trên thực tế mới chỉ có khoảng 4 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã
hội còn hơn 30 triệu lao động chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy,
Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu để cho mọi người lao động đều được tham
gia bảo hiểm xã hội. Có thể có các hướng giải quyết sau:
- Mức góp hiện nay dựa trên tiền lương cơ bản (gồm lương cấp bậc, chức vụ,
hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu và các khoản phụ cấp thâm liên, chức vụ bầu
cử, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ). Trong khi đó thu nhập thực tế của người lao
động lại không ngừng tăng lên. Hiện tại nhiều doanh nghiệp có thu nhập bình quân
trên 1 triệu đồng/tháng/người. Do vậy, nên có hình thức bảo hiểm xã hội bổ sung,
khuyến khích người lao động tự nguyện đóng góp cao hơn, ứng với thu nhập thực
tế, xem xét mức thưởng của họ sao cho phù hợp để đảm bảo có sự đảm bảo an toàn
cho quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của họ. Trong hình thức này chủ sử dụng lao
động không có liên quan.
- Ở nước ta hiện nay số lượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ dưới 10 lao động
tương đối lớn. Vì thế, nên mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội đến các doanh
nghiệp này.
Để đẩy mạnh công tác thu cần ban hành ngay các văn bản pháp luật buộc các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đóng bảo hiểm xã hội. Nên có quy định buộc
các doanh nghiệp này khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã
hội thì mới cấp giấy phép kinh doanh. Đây là một vấn đề bức xúc cần được làm
ngay. Đồng thời có các văn bản hướng dẫn công tác chi trả để tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác chi.
- Đối với các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cần áp
dụng hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện đặc biệt là đối với nông dân. Hiện nay,
nước ta có khoảng 28 triệu lao động nông thôn chiếm khoảng 71% tổng số lao
động cả nước, hầu hết chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

nông nghiệp bình quân 4,3% năm, đóng góp khoảng 40% GDP, 40% kim ngạch
xuất khẩu, đời sống của người nông dân hơn 10 năm đổi mới đã được nâng lên rõ
rệt. Theo tính toán của ESCAP, số người cao tuổi ở Việt Nam năm 1998 khoảng
gần 5 triệu người, đến năm 2000 lên tới 5,4 triệu người và năm 2025 là 12,3 triệu
người. Trong số người cao tuổi ở nông thôn chỉ có một tỷ lệ không đáng kể là cán
bộ công nhân viên, bộ đội... về hưu hoặc nghỉ mất sức lao động có chế độ bảo hiểm
xã hội. Một số khác thuộc đối tượng chính sách của Nhà nước, còn lại đại bộ phận
là không có chế độ bảo hiểm xã hội. Qua điều tra khảo sát 50% người về hưu, mất
sức lao động ở nông thôn có thu nhập từ bảo hiểm xã hội dưới mức lương tối thiểu,
90% số người cao tuổi ở nông thôn vẫn đang phải làm việc để tăng thu nhập (72%
phải dựa vào con cháu, 28% phải có sự trợ giúp khẩn cấp của Nhà nước và cộng
đồng). Vì vậy, mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội cho lao động nông thôn là tất
yếu khách quan, là nguyện vọng của hàng triệu lao động nông thôn hiện nay. Tuy
nhiên đây là vấn đề hết sức phức tạp cần phải được nghiên cứu kỹ cả về lý luận lẫn
thực tiễn. Sau đây là một vài kiến nghị về mô hình bảo hiểm xã hội cho lao động
nông thôn:
+ Nên thực hiện ở vùng đồng bằng trước vì đây là nơi tập trung nhiều lao
động nông thôn.
+ Các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất cần được thực hiện trước.
+ Khuyến khích các hộ giàu tham gia trước sau đó giúp đỡ các hộ nghèo, gia
đình chính sách tham gia.
+ Quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu do người lao động tham gia đóng góp, Nhà
nước hỗ trợ khi cần thiết.

×