Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.43 KB, 4 trang )

Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp:
1. Tên doanh nghiệp:
- Tên giao dịch quốc tế: Export Mechine Tool Stock Company.
- Tên Giao dịch đối ngoại viết tắt: EMTSC
2. Đại diện theo pháp luật của công ty:
- Ông:Trần văn Tâm - Giám đốc hiện tại của công ty.
- Ông: Mai Xuân Quý - Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.
3. Địa chỉ: 229 Phố tây sơn, Quận đống đa, TP Hà Nội.
ĐT: 04.8533874
Fax: 04.8533884
4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: Ngày 18/11/1960 công ty chính thức được
thành lập với tên ban đầu là “Xưởng Y Cụ” trực thuộc bộ y tế. Ngày 1/1/2001 theo
quyết định số 62/2000/QĐ-BCN công ty chuyển thành công ty cổ phần.
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
6. Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, dụng cụ phụ tùng xe
đạp, xe máy,ô tô, lắp ráp xe máy, sản phẩm điện lạnh, các mặt hàng tiêu dùng,
hàng gia dụng Inox, thiết bị y tế, Bia và nước giải khát, vật tư thiết bị ngành cơ khí,
giao thông vận tải, xây dựng.
7. Nhiệm vụ của công ty:
- Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ trong kinh doanh, tự
chủ về tài chính.
- Sử dụng hiệu quả bảo toàn và phát triển các nguồn lực của công ty.
- Mở rộng qui mô sản xuất theo khả năng phát triển của công ty nhằm đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thực hiện báo cáo tài chính theo qui định, nộp thuế và các nghĩa vụ khác đối
với nhà nước.
- Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động.
- Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý tài sản, nguồn vốn.
II. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp qua các thời
kỳ:


• Giai đoạn 1960- 1965 : Thời kỳ mở đầu thành lập công ty.
Công ty cổ phần Dụng Cụ Xuất khẩu cơ khí Hà Nội đượ thành lập ngày
28/11/1960 với tên ban đầu là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ Y Tế quản lý. Nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh chính trong thời gian này là sản xuất dụng cụ y tế như:
Bông băng, kẹp mạch máu, phanh kéo, thuốc diệt muôi, nồi nước cất … đa số phục
vụ cho quân đội trong chiến tranh.Tổng số laoi dộng lúc này chỉ trên 100 người,
diện tích 600m
2
, trang thiết bị chưa đầy đủ, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, sản xuất
mang tính thủ công.Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty đã dần dần
từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ mới tạo điều kiện hô trợ
sản xuất và thống nhất quản lý.
Ngày 27/12/1962 Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tăng khả năng phát triển
và mở rộng thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợihn trong công tác quản lý,
Bộ Y Tế quyết định hợp nhất Xưởng y Cụ tay chân giả thành “Công ty y cụ và
chân tay giả”.
Ngày 14/7/1964 Bộ y tế lại tách và thành lập “ Nhà máy y cụ” với nhiệm vụ hàng
đầu là sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa
thiết bị y tế. Đặc biệt trong thời gian này nhà máy đi sâu nghiên cứu chế tạo các
sản phẩm phức tạp hơn và đã tự chủ trong sản xuất cùng với đội ngũ công nhân
lành nghề đã tạo tiền đề phát triển nhanh về sản xuất.
• Thời kỳ 1966-1975 : Thời kỳ phát triển kinh tế phục vụ chiến đấu.
Ngày 06/01/1971 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 06/TTB chuyển nhà máy y
cụ sang bộ cơ khí luyện kim, nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị
và dụng cụ y tế. Trong thời gian này, Nhà máy được mở rộng hơn về diện tích, số
lao động, trang bị thêm máy móc thiết bị… Kết quả giá trị sản lượng tăng từ 1,8
triệu đồng lên 4,5 triệu đồng.
• Thời kỳ 1976 -1990 : Thời kỳ phát triển kinh tế tập trung.
Thời kỳ này nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí cầm tay như:
Kìm, cờlê… đồng thời cũng đưa vào sản xuất các sản phẳm gia đình như : Tủ lạnh,

máy điều hoà, máy hút ẩm…
Đến những năm 1977 những nô lực của nhà máy đã mang lại hợp đồng xuất khẩu
đầu tiên với giá trị sản lượng xuất khẩu chiếm 8,9% giá trị tổng sản lượng. Đến
năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là xuất khẩu sản xuất các
sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy tên gọi cũ không còn thích
hợp nữa. Ngày 01/01/1985 Bộ cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên thành “Nhà
máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu”. Tuy vẫn trong cơ chế quản lý bao cấp nhưng nhà
máy vẫn tự chủ các mặt hàng sản lượng xuất khẩu của nhà máy đã tăng lên nhanh
chóng, chiếm 70,29% trên tổng giá trị sản lượng sản xuất. Các sản phẩm của nhà
máy đã có uy tín trên thị trường nước ngoài như:Liên xô, Ba lan, Tiệp khắc…
• Thời kỳ 1991- 1999 :
Năm 1991 hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhà máy đã mất đi một
thị trường quan trọng. Thêm vào đó sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước từ
chế độ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho nhà máy
không còn được bao cấp như trước nữa. Thời gian này , nhà máy phải đối mặt với
rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, nhà máy đã chủ động tìm những bạn hàng
mới trong và ngoài nước. Một mặt vẫn duy trì sản xuất các sản phẩm, dụng cụ cầm
tay như kìm điện, cờ lê… mặt khác nhà máy mở rộng liên doanh, liên kết với các
công ty của nhật Bản, Đài Loan… để sản xuất các hàng hoá gia dụng bằng thép
không rỉ I-NOX.
Ngày 1/1/1996 nhà máy đổi tên thành “công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội”
trực thuộc Bộ công nghiêp và được phép chủ động trong mua bán, xuất khẩu hàng
hoá trực tiếp với nước ngoài.
Những năm gần đây, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của công ty chiếm từ 10-15% giá
trị tổng sản lượng hàng hoá. Công ty đã liên kết với công ty nước ngoài sản xuất
những linh kiện xe máy cho hãng xe của Nhật . các thiết bị phụ tùng cơ khí đạt
chất lượng cao được bạn hàng ưa chuộng. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các
sản phẩm khác như ở phân xưởng sản xuất Bia và cho các doanh nghiệp khác thuê
làm trụ sở giao dịch nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
• Thời kỳ từ 2000 đến nay :

Ngày 01/01/2001 theo quyết định số 62/2000/QĐ-BCN công ty dụng cụ cơ khí
xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100%, chuyển thành công ty cổ phần với tên gọi
mới là “Công ty cổ phần Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội”.
Tổng vốn điều lệ là 12 tỷ đồng trong đó tỷ lệ bán cho người lao động trong công ty
là 91,7% và tỷ lệ cổ phần hoá cho các đối tượng ở ngoài là 8,3%.
Kể từ khi chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động của công ty đã có sự chuyển
biến tích cực, điều đó được thể hiện thông qua giá trị sản lượng, tổng doanh thu
cũng như lợi nhuận. Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng của lãnh đạo và
tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ nhân viên chủ chốt trong công ty đã năng
động chuyển hướng sản xuất và quản lý theo hướng đa dạng hoá mặt hàng với 100
chủng loại sản phẩm chất lượng cao.

×