Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.8 KB, 10 trang )

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
Truyền thống nhà trường
Tuần 1
TÔI LÀ HỌC SINH TRƯỜNG TH VƯƠNG NHỊ CHI
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học mới
- Các em tìm hiểu về tiểu sử nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ của HS, nội quy
của nhà trường.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động:
1.Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a).Mỗi HS phải học thuộc tiểu sử của trường, 5 nhệm vụ của HS, nội quy của nhà
trường.
b).Câu hỏi thảo luận.
- Trường mình đang học được mang tên gì? Năm nào?
- Bạn hiểu như thế nào về tiểu sử Vương Nhị Chi?
- Là HS có mấy nhiệm vụ, nội quy? Hãy nêu từng nhiệm vụ cụ thể?
c) Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.(Hát về truyền thống nhà trường)
2. Chuẩn bị về tổ chức
- Yêu cầu mỗi HS trình bày tiểu sử mà trương mang tên ( Vương Nhị Chi.
- Phân công người điều khiển hoạt động
- Phân công người điều khiển văn nghệ
I. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
Hoạt động mở đầu
Người điều khiển nêu lý do và giơi thiệu chương trình hoạt động.
1.Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi thảo luận.
Theo yêu cầu của người điều khiển, lần lượt từng cá nhân HS thực hiện các
nhiệm vụ được giao...
2. Hoạt động 2:Chương trình văn nghệ
- Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ của lớp lên trình
diễn chào mừng đội ngũ cán bộ lớp năm học mới.


3. Hoạt động 3: Cuối cùng
- GV phát biểu ý kiến
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động
Ký duyệt
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Tuần 2
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 4
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp .
- Tự giác quyết tâm cao trong học tập
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
I. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a.Bản nội quy và nhiệm vụ năm học của nhà trường
- GVCN chuẩn bị cho mỗi học sinh một bản tóm tắt nội quy và nhiệm vụ năm
học.
b. Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Bạn nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 4
Đáp án:Học sinh lớp 5 tức là đã trãi qua 3 năm học lớp 1-2 và lớp 3, qua năm học
lớp 4 này là bước vào lớp học cuối cấp.Đây là giai đoạn chuyển tiếp để bước vào lớp
cuối cấp vì thế lớp 4 là lớp “bản lề” quan trọng của cấp học.
Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này ? Vì sao?
Đáp án: Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải học tập tốt, rèn luyện tốt, vì lớp 4 là
lớp “bản lề” quan trọng của cấp học.
Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào ?
Đáp án: Nêu rõ các biện pháp rèn luyện đạo đức, các biện pháp học tập tốt, đồng

thời chấp hành và thực hiện nghiêm những nội quy, quy định của nhà trường. Liên hệ
các nội quy, quy định của nhà trường việc thực hiện của bản thân.
c. Chuẩn bị :cho mỗi tổ một tờ giấy khổ lớn, bút dạ để ghi kết quả thảo luận của
tổ.
d.Một số tiết mục văn nghệ
2. Chuẩn bị về tổ chức
- GV yêu cầu mỗi học sinh tự nghiên cứu trước nội quy và nhiệm vụ của học
sinh và nội qui của nhà trường.
HS liên hệ thực tế bản thân là học sinh lớp 4 phải rèn luyện và học tập như thế
nào ?
- GV hội ý với cán bộ để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt
động như sau:
+ Thống nhất chương trình hoạt động gồm các bước chủ yếu như: Thảo luận tổ,
các tổ trình bày kết quả thảo luận, thảo luận cả lớp giữa các hoạt động có xen kẻ các tiết
mục văn nghệ.
+ Phân công người điều khiển hoạt động
+ Phân công mỗi tổ chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ và đăng ký trước với người
điều khiển.
+ Phân công trang trí
I. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
Hoạt động mở đầu :
Người điều khiển nêu lý do và chương trình hoạt động
1. Hoạt động 1: Thảo luận theo tổ
-Người điều khiển phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy khổ lớn, bút dạ để ghi kết quả thảo
luận của tổ.
- Lần lượt nêu câu hỏi.
1. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận của tổ.
- Người điều khiển yêu cầu lần lượt các tổ lên báo cáo kết quả thảo luận của tổ
mình.
- Các tổ cử đại diện của tổ lên trình bày ý kiến của tồ

- Cuối cùng người điều khiển chốt lại các ý kiến đã được thống nhất và kết luận.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cá lớp.
4. Hoạt đông 4: Hoạt động cuối cùng
- GVCN phát biểu ý kiến động viên cả lớp.
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động
Ký duyệt
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Tuần 3
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh
- Hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau những năm học tập và rèn luyện.
- Biết trân trọng những truyền thống đó
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân của lớp để phát huy truyền thống
tốt đẹp của lớp của trường.
I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a. Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà học sinh cần học tập, giữ gìn và
phát huy.
- Tư liệu về truyền thống học tập như: Những tấm gương học sinh giỏi toàn diện
trong cả cấp học, gương học sinh vượt khó khăn vươn lên học tập tốt, học sinh đạt giải
trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, những học sinh nhà trường ra đời thành đạt trong
xã hội, những gương học tập tốt của lớp.
- Tư liệu về những truyền thống tốt đẹp khác như: Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau, xây dựng tập thể lớp vững mạnh, rèn luyện đạo đức, tôn sư trọng đạo.

- Những truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp
như:truyền thống văn nghệ, thể dục thể thao, những thành tích những học sinh
đạt giải...
b. Câu hỏi thảo luận
Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải
học tập, giữ gìn và phát huy ?
Câu 2: Theo em do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó?
Câu 3:Bạn hãy nêu truyền thống tốt đẹp của nước ta ?
Câu 4: Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những học sinh hoặc thầy
cô giáo đã có công xây dựng truyền thống nhà trường ?
c.Chuẩn bị: Các bản kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để phát huy truyền thống của
trường, lớp.
Ký duyệt
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Tuần 4:
THI HÁT CÁC BÀI TRUYỀN THỐNG
I. Yêu cầu giáo dục
- Hoạt động thi hát các bài hát truyền thống nhằm giáo dục học sinh:
- Biết thưởng thức biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi trường lớp, thầy cô,
bạ bè...
Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý
trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
II. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động
1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động
a.Các bài hát truyền thống do nhà trường quy định, các bài hát quen thuộc trong
các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của đội, các bài hát trong sách âm nhạc lớp 4.
+ Gợi ý một số bài hát:

- Quốc ca -Văn Cao
- Đội ca -Phong Nhã
- Tiến lên đoàn viên - Phạm Tuyên
- Trái đất này là của chúng mình -Trương Quang Lục
- Bụi phấn -Vũ Hoàng - Lê Văn Lộc
b. Một số nhạc cụ đơn giản, trang phục
c.Quà thưởng cho các đội thi
2. Chuẩn bị về tổ chức:GVCN
- Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động thi hát và đề nghị các tổ chọn bài hát tập
luyện để tham gia.
- Hội ý với cán bộ lớp để thống nhất yêu cầu hoạt động và phân công chuẩn bị.
+Cử người dẫn chương trình
+ Cử ban giám khảo, thống nhất thang điểm và cách cho điểm.
+ Mời giáo viên môn âm nhạc làm cố vấn
+Phân công trang trí
+ Chuẩn bị quà thưởng
III. Hướng dẫn tiến hành hoạt động
Hoạt động mở đầu
Người dẫn chương trình
- Tuyên bố lý do
- Giới thiệu chương trình hoạt động thi
- Giới thiệu ban giám khảo và cố vấn cuộc thi
- Giới thiệu hình thức thi và cách thức chấm điểm
1. Hoạt động 1:Thi hát đồng đội giữa các tổ (tốp ca, đồng ca)
-Các tổ chức lần lượt trình bày tiết mục dự thi của mình (mỗi tổ 2 tiết mục)
-Các tổ trình diễn
-Ban giám khảo chấm điểm
2. Hoạt động 2:Thi đơn ca giữa các tổ

×