Tải bản đầy đủ (.pdf) (295 trang)

Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dâu tây (fragaria × ananassa) trồng trong điều kiện nhà màng tại đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 295 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
6
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------------------------------

CAO THỊ LÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ DINH DƯỠNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
DÂU TÂY (Fragaria x ananassa) TRỒNG TRONG
ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI ĐÀ LẠT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH, 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------------------------------

CAO THỊ LÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ DINH DƯỠNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG


DÂU TÂY (Fragaria x ananassa) TRỒNG TRONG
ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG TẠI ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 96 20 110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Ngô Quang Vinh
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Kết

TP. HỒ CHÍ MINH, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các nguồn thơng tin trích dẫn trong luận án đã được
liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./.
Tác giả luận án

Cao Thị Làn


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ rất lớn của của lãnh đạo Trường Đại học Đà Lạt, lãnh đạo Viện khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo và tập thể quý thầy cô Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban đào tạo sau đại học - Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam và Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã
quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành chương trình nghiên
cứu này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Đà Lạt đã giúp đỡ và tạo điều
kiện về thời gian cũng như cơ sở vật chất để tơi hồn thành chương trình đào tạo và luận
án này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và sinh viên khoa Nơng Lâm đã giúp
tơi thực hiện các thí nghiệm và mơ hình thử nghiệm của đề tài.
Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và tri ân TS. Ngơ Quanh Vinh và PGS.TS. Nguyễn
Văn Kết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt
quá trình thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hồn thiện luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quỳnh Thuận, TS. Trần
Kim Định và TS. Nguyễn Quang Chơn đã truyền đạt kiến thức và sự đam mê nghiên cứu
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện.
Đặc biệt, con vô cùng biết ơn bố mẹ, chồng, các anh chị em và các con đã luôn
động viên, khuyến khích để con hồn thành luận án này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp tơi trong việc
hồn thành luận án này mà tôi không kể tên hết được.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Lâm Đồng, ngày 7 tháng 7 năm 2020
Tác giả luận án

Cao Thị Làn



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2
3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 3
5. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 3
6. Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5
1.1 Giới thiệu chung về cây dâu tây ............................................................................. 5
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại dâu tây ............................................................................. 5
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của dâu tây.............................................. 5
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của dâu tây ..................................................................... 6
1.1.4 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây dâu tây ....................................................... 7


iv

1.1.5 Các giống dâu tây hiện đang trồng phổ biến tại Lâm Đồng ............................... 9

1.1.6 Một số loại sâu bệnh thường gặp trên dâu tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng.............. 10
1.2 Tình hình sản xuất dâu tây .................................................................................... 12
1.2.1 Tình hình sản xuất dâu tây trên thế giới ........................................................... 12
1.2.2 Tình hình sản xuất dâu tây tại Lâm Đồng Việt Nam ........................................ 13
1.3 Các kết quả nghiên cứu về dâu tây tại Việt Nam ................................................... 14
1.3 Các phương thức canh tác dâu tây tại Lâm Đồng................................................ 14
1.3.1 Canh tác dâu tây trong điều kiện tự nhiên ........................................................ 14
1.3.2 Canh tác dâu tây trên giá thể trong nhà màng .................................................. 15
1.3.3 Nhận dạng phương thức canh tác dâu tây trên giá thể tại Đà Lạt..................... 15
1.4 Giá thể và hướng nghiên cứu giá thể trồng dâu tây .............................................. 16
1.4.1 Khái niệm về giá thể trồng cây và những yêu cầu cơ bản của giá thể.............. 16
1.4.2 Các loại giá thể thường gặp .............................................................................. 17
1.4.3 Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng dâu tây và một số cây trồng khác ..... 18
1.4.4 Các kết quả nghiên cứu về giá thể trồng cây ở Việt Nam ................................ 20
1.5 Dinh dưỡng và hướng nghiên cứu dinh dưỡng cho cây dâu tây .................... 20
1.5.1 Dung dịch dinh dưỡng thủy canh ................................................................... 21
1.5.2 Kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng cho dâu tây ................................................. 24
1.6 Định hướng nghiên cứu ........................................................................................ 32
1.6.1 Định hướng nghiên cứu về giá thể .................................................................... 32
1.6.2 Định hướng nghiên cứu về dinh dưỡng ............................................................ 33
Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 34


v

2.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 34
2.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 35
2.3 Các điều kiện và trang thiết bị sử dụng để thực hiện nghiên cứu ......................... 38
2.3.1 Nhà màng .......................................................................................................... 38
2.3.2 Điều kiện vi khí hậu trong nhà màng................................................................ 38

2.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 40
2.4.1 Những vấn đề chung ......................................................................................... 40
2.4.2 Các thí nghiệm và thử nghiệm .......................................................................... 41
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định.................................................... 56
2.5.1 Các chỉ tiêu theo dõi về đặc tính lý học của giá thể ......................................... 56
2.5.2 Các chỉ tiêu về tăng trưởng lá ........................................................................... 57
2.5.3 Các chỉ tiêu về chất lượng hoa .......................................................................... 58
2.5.4 Các chỉ tiêu về năng suất quả ........................................................................... 59
2.5.5 Các chỉ tiêu về chất lượng quả .......................................................................... 59
2.5.6 Các chỉ tiêu về nấm bệnh hại quả ..................................................................... 60
2.5.7 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 61
3.1 Kết quả nghiên cứu xác định giá thể trồng dâu tây tại Đà Lạt ............................. 61
3.1.1 Đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn đến các đặc tính lý học của giá thể ... 61
3.1.2 Đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của dâu
tây trồng trong nhà màng tại Đà Lạt .......................................................................... 68
3.2 Kết quả nghiên cứu xác định môi trường dinh dưỡng .......................................... 74


vi

3.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và năng suất của dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt .... 74
3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng của dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại
Đà Lạt ........................................................................................................................ 78
3.2.3 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến khả năng
sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dâu tây trồng trên giá thể trong
nhà màng tại Đà Lạt ................................................................................................... 89
3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất

và chất lượng dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ......................... 96
3.2.5 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến sinh
trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của dâu tây trên giá thể trong nhà màng tại
Đà Lạt ...................................................................................................................... 113
3.2.6 Đánh giá ảnh hưởng nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến ra hoa, đậu quả,
năng suất và chất lượng quả dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt 121
3.2.7 Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến năng suất
và chất lượng dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt ....................... 129
3.3 Kết quả thử nghiệm giá thể và môi trường dinh dưỡng đề xuất vào sản xuất .... 134
3.3.1 Thử nghiệm 1 .................................................................................................. 134
3.3.2 Thử nghiệm 2 .................................................................................................. 136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 143
1. Kết luận ................................................................................................................. 143
2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 145


vii

Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................... 145
Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................................... 146


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV


Hệ số biến động

DT

Diện tích

FAO

Tổ chức Nông Lương Liên hiệp Quốc

GN

Khả năng giữ nước

MD

Mụn xơ dừa

MX

Mốc xám

ns

Không khác biệt

NS

Năng suất


NSTP

Năng suất thương phẩm

P

Khối lượng

R

Hệ số tương quan

RCRD

Randomized completely block design - Kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ

TA

Nồng độ axit

TH

Than trấu

TSS

(Total solution solids) Tổng chất rắn hịa tan

VT


Vỏ trấu

TK

Thống khí

TT

Thán thư


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Sự hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng (ppm) từ trồng đến thu hoạch của cây
dâu tây .............................................................................................................................. 8
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng dâu tây tại Lâm Đồng

giai

đoạn 2015 - 2019 ............................................................................................................ 14
Bảng 1.3 Đặc tính của một số giá thể thường gặp ......................................................... 17
Bảng 1.4 Nồng độ các chất dinh dưỡng (ppm) trong một số môi trường dinh dưỡng ... 23
Bảng 2. 1 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong các mơi trường dinh dưỡng sử dụng
trong thí nghiệm ............................................................................................................. 43
Bảng 3.1 Đặc tính lý học của các giá thể sử dụng trong thí nghiệm.............................. 62
Bảng 3.2 Tỷ lệ thể tích giá thể bị lún xẹp sau thời gian trồng dâu tây .......................... 66
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến số lá của dâu tây ........................................ 68
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến diện tích lá của dâu tây ............................. 69

Bảng 3.5 Các mối tương quan giữa diện tích lá của dâu tây với thành phần giá thể và với
một số thuộc tính của giá thể (n = 27 và P ≤ 0,0001) ................................................... 70
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất dâu tây ..................................................................................................................... 72
Bảng 3.7 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây với các
thành phần của giá thể (n = 27 và P ≤ 0,0001) .............................................................. 73
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến diện tích lá/cây của dâu tây...... 76
Bảng 3.9 Ảnh hưởng môi trường dinh dưỡng đến năng suất của cây dâu tây ............... 77
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến số lá dâu tây .. 79
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến diện tích lá của
cây dâu tây...................................................................................................................... 81
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng năng suất dâu tây . 83


x

Bảng 3.13 Các mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất với
nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21 và P ≤ 0,0001) ................................... 84
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả
dâu tây ............................................................................................................................ 85
Bảng 3.15 Tương quan giữa các thông số chất lượng quả dâu tây với nồng độ N trong
dung dịch dinh dưỡng (n = 21; P ≤ 0,0001). ................................................................. 86
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến diện tích lá của
dâu tây ............................................................................................................................ 90
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến năng suất quả của
dâu tây ............................................................................................................................ 91
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả
dâu tây ............................................................................................................................ 93
Bảng 3.19 Tương quan giữa các thông số chất lượng quả dâu tây với nồng độ K trong
dung dịch dinh dưỡng (n = 21; P ≤ 0,0001). ................................................................ 94

Bảng 3.20 Ảnh hưởng riêng rẽ của hai yếu tố N và K đến số lá/cây của dâu tây.......... 97
Bảng 3.21 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến số lá/cây của dâu tây ........................ 98
Bảng 3.22 Ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N và K đến diện tích lá của dâu tây ... 99
Bảng 3.23 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến diện tích lá của dâu tây trồng trên giá
thể tại Đà Lạt ................................................................................................................ 100
Bảng 3.24 Ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N và K đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ................................................ 102
Bảng 3.25 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ..................................................................... 103
Bảng 3.26 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dâu tây với yếu
tố N và K (n = 48 và P ≤ 0,0001) ................................................................................ 105
Bảng 3.27 Ảnh hưởng riêng rẽ của từng yếu tố N và K đến các thông số chất lượng quả
dâu tây .......................................................................................................................... 106


xi

Bảng 3.28 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến các thông số chất lượng dâu tây ..... 107
Bảng 3.29 Ảnh hưởng tương hỗ của N và K đến tỷ lệ quả bị thối mốc xám và thán thư
của dâu tây.................................................................................................................... 110
Bảng 3.30 Các mối tương quan giữa tỷ lệ quả bị nấm bệnh với yếu tố N và K (n = 48 và
P ≤ 0,0001) ................................................................................................................... 111
Bảng 3.31 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến diện tích lá của
dâu tây .......................................................................................................................... 115
Bảng 3.32 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu
thành năng suất của dâu tây ......................................................................................... 116
Bảng 3.33 Tương quan giữa các khối lượng quả và năng suất quả dâu tây với nồng độ
Ca trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21; P ≤ 0,0001). ............................................... 117
Bảng 3.34 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả
dâu tây .......................................................................................................................... 118

Bảng 3.35 Ảnh hưởng của nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng hoa và
quả của dâu tây ............................................................................................................. 123
Bảng 3.36 Tương quan giữa các chỉ tiêu về chất lượng hoa với nồng độ B trong dung
dịch dinh dưỡng............................................................................................................ 124
Bảng 3.37 Ảnh hưởng nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của dâu tây ................................................................................................... 125
Bảng 3.38 Tương quan giữa các nồng độ B với các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của dâu tây (n = 21 và P ≤ 0,0001). ..................................................................... 127
Bảng 3.39 Ảnh hưởng của nồng độ B trong dung dịch dinh dưỡng đến chất lượng quả
dâu tây .......................................................................................................................... 128
Bảng 3.40 Tương quan giữa các thông số về chất lượng quả với các nồng độ B (n = 21
và P ≤ 0,0001) .............................................................................................................. 129
Bảng 3.41 Ảnh hưởng nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành
năng suất dâu tây .......................................................................................................... 130


xii

Bảng 3.42 Tương quan giữa yếu tố cấu thành năng suất và năng suất với nồng độ Zn
trong dung dịch dinh dưỡng (n = 21 và P ≤ 0,0001) ................................................... 131
Bảng 3.43 Ảnh hưởng của nồng độ Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến các thông số chất
lượng quả dâu tây ......................................................................................................... 132
Bảng 3.44 Tương quan giữa các thông số chất lượng quả dâu tây với nồng độ Zn trong
dung dịch dinh dưỡng (n= 21 và P ≤ 0,0001).............................................................. 133
Bảng 3.45 Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ............................................................ 135
Bảng 3.46 Ảnh hưởng của giá thể thử nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất dâu tây trồng trên giá thể tại Đà Lạt ............................................................ 137
Bảng 3.47 Chi phí về dinh dưỡng cho sản xuất dâu tây .............................................. 139
Bảng 3.48 Chi phí về giá thể tính cho sản xuất dâu tây (tính cho 1.000 m2) ............... 140

Bảng 3.49 Các chi phí chung trong sản xuất dâu tây (tính cho 1.000 m2) ................... 140
Bảng 3.50 Tổng chi phí cho sản xuất dâu tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng .......................... 141
Bảng 3.51 Hiệu quả kinh tế của hai thử nghiệm trồng dâu tây tại Đà Lạt, Lâm Đồng 141


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Các loại giá thể sau phối trộn .......................................................................... 63
Hình 3.2 Độ xốp và độ thống khí (%) của các loại giá thể trước và sau khi thực hiện thí
nghiệm 12 tháng ............................................................................................................. 67
Hình 3.3 Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến số lá của cây dâu tây ................ 75
Hình 3.4 Cây dâu tây tại thời điểm 30 ngày sau trồng ................................................... 76
Hình 3.5 Cây dâu tây tại thời điểm sau trồng 30 ngày sau trồng ................................... 82
Hình 3.6 Cây dâu tây có biểu hiện thiếu đạm ................................................................ 80
Hình 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ N trong dung dịch dinh dưỡng đến tỷ lệ quả dâu tây
bị bệnh thối mốc xám (Botrytis cinerea) và thán thư (Colletotrichum acutatum)......... 88
Hình 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến số lá dâu tây .... 89
Hình 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến tỷ lệ quả dâu tây bị
bệnh thối mốc xám và thán thư ...................................................................................... 95
Hình 3.10 Ảnh hưởng riêng rẽ của yếu tố N và K đến tỷ lệ quả bị bệnh thối mốc xám và
thán thư của dâu tây ..................................................................................................... 109
Hình 3.11 Ảnh hưởng của nồng độ Ca trong dung dịch dinh dưỡng đến số lá của dâu tây
trồng trên giá thể tại Đà Lạt ......................................................................................... 114
Hình 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ K trong dung dịch dinh dưỡng đến tỷ lệ quả dâu tây
bị bệnh thối mốc xám và thán thư (%) ......................................................................... 120
Hình 3.13 Dâu tây bị cháy lá do ngộ độc bo ................................................................ 122
Hình 3.14 Cây dâu tây ở thời kỳ thu hoạch quả ........................................................... 126
Hình 3.15 Số lá/cây và diện tích lá của dâu tây trong lơ thử nghiệm và lô đối chứng tại
thời điểm 50 ngày sau trồng ......................................................................................... 134

Hình 3.16 Chất rắn hịa tan và tỷ lệ chất rắn hịa tan/axit trong dâu tây của lơ thử nghiệm
và lô đối chứng ............................................................................................................. 135


xiv

Hình 3.17 Thử nghiệm dung dịch dinh dưỡng do đề tài đề xuất, tại trường Đại học Đà
Lạt................................................................................................................................. 136
Hình 3.18 Số lá/cây và diện tích lá của dâu tây của lô thử nghiệm và lô đối chứng tại thời
điểm 50 ngày sau trồng ................................................................................................ 137
Hình 3.19 Chất rắn hịa tan và tỷ lệ chất rắn hòa tan/axit trong dâu tây của lơ thử nghiệm
và lơ chứng ................................................................................................................... 138
Hình 3.20 Thử nghiệm giá thể do đề tài đề xuất tại hộ dân Nguyễn Anh Thy, Số 45 An
Bình, Phường 3, Đà Lạt ............................................................................................... 138


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cây dâu tây (Fragaria × ananassa) được du nhập từ Pháp vào Việt Nam từ những
năm 40 của thế kỷ 20 và được trồng tại Lâm Đồng. Tuy là cây trồng nhập nội nhưng dâu
tây đã sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng quả cao và đã trở thành một
trong những cây trồng đặc sản của Đà Lạt. Phương thức canh tác dâu tây trong điều kiện
tự nhiên được áp dụng phổ biến ở Đà Lạt cho đến trước năm 2012. Ở đó, cây dâu tây
được trồng trên luống đất và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, mưa, sương, gió… Khí
hậu nhiệt đới ơn hịa, mưa nhiều và thời tiết ấm áp là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm
bệnh hại phát triển trên cây dâu tây [129]. Mặt khác do đầu tư thâm canh cao, lạm dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên dịch bệnh trên cây dâu tây tại Lâm Đồng
ngày càng trở nên trầm trọng. Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm

Đồng, trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2009 diện tích dâu tây trung bình của Lâm
Đồng khoảng 180 ha, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay do dịch bệnh trên cây dâu tây diễn
biến khá phức tạp, tình trạng dâu tây trồng trên đất bị bệnh chết hàng loạt xảy ra rất phổ
biến tại tất cả các vùng trồng dâu tây của Lâm Đồng, dẫn đến diện tích trồng dâu tây
giảm sút rõ rệt chỉ cịn 40 ha vào đầu năm 2012 [1]. Antunes, Odirce Teixeira và cs. [30]
nhận định, để canh tác dâu tây trong điều kiện tự nhiên người trồng phải sử dụng quá
nhiều thuốc bảo vệ thực vật và hệ quả là dâu tây được xếp vào danh sách bốn loại cây
trồng có tỷ lệ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cao nhất.
Phương thức trồng cây trên môi trường không đất, bao gồm cả thủy canh đã được
áp dụng ở những nơi khơng có đất phù hợp cho sự tăng trưởng của cây hoặc nơi đất bị ô
nhiễm [92]. Phương thức này khắc phục hoàn toàn các nguồn gây hại từ đất do đó làm
giảm đáng kể việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật [43], [42], tuy nhiên vẫn chịu ảnh
hưởng của thời tiết như sương giá, mưa, gió…Phương thức trồng dâu tây trên giá thể
trong điều kiện nhà vòm, nhà plastic, nhà kính đã phát triển mạnh mẽ ở Pháp, quần đảo
Địa Trung Hải, Tây Ban Nha và Ý [109]. Nhờ trồng trên giá thể trong nhà, khống chế


2

được độ ẩm (không bị mưa, tưới chủ động) nên cây cho năng suất và chất lượng quả
dâu tây cao hơn, đồng thời mức độ nhiễm một số nấm bệnh cũng thấp hơn so trồng trong
điều kiện tự nhiên [176]. Đặc biệt trong điều kiện hạn chế về diện tích đất trồng trọt, kỹ
thuật này đã trở nên thông dụng để sản xuất dâu tây quanh năm [109]. Việc học tập đưa
mơ hình này vào sản xuất tại Đà Lạt sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn trong
sản xuất hiện nay, đồng thời cũng phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao của Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
Hiện tại nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã áp dụng phương thức trồng dâu tây trên
giá thể tại Lâm Đồng nhưng cho kết quả không cao và gặp một số khó khăn. Thứ nhất,
là giá thể nhập nội có giá thành rất cao và khan hiếm, trong nước chưa có nghiên cứu và
đơn vị chuyên sản xuất giá thể cho dâu tây. Thứ hai, môi trường dinh dưỡng là mấu chốt

của sản xuất thủy canh nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu và công bố nào về môi trường
dinh dưỡng cho dâu tây tại Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn các vật liệu sẵn có và phối
trộn để tạo ra giá thể trồng phù hợp cho dâu tây, đồng thời nghiên cứu xác định môi
trường dinh dưỡng phù hợp cho cây dâu tây trong điều kiện nhà màng tại Lâm Đồng là
cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được giá thể và môi trường dinh dưỡng phù hợp cho dâu tây trồng trong
nhà màng đạt năng suất và chất lượng cao tại Đà Lạt.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện với mục tiêu cụ thể:
- Xác định được tỷ lệ phối trộn giữa mụn xơ dừa với vỏ trấu hoặc than trấu để tạo
giá trồng phù hợp cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất
lượng quả cao

- Xác định được nồng độ N, K, Ca, B và Zn trong dung dịch dinh dưỡng tối ưu cho
sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây dâu tây


3

- Xác định Môi trường dinh dưỡng phù hợp cho cây dâu tây trồng trong nhà màng
tại Đà Lạt
3. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên giống dâu tây Newzealand
có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng quả cao trong điều kiện
nhà màng tại Đà Lạt, Lâm Đồng.
Địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm của luận án và mơ hình được thực hiện trong
nhà màng (plastic house), Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng.
Thời gian nghiên cứu: Các thí nghiệm và mơ hình thử nghiệm được thực hiện trong

thời gian từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 3 năm 2018.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi cụ thể sau:
Đối với giá thể trồng: Đề tài sử dụng 3 loại vật liệu là mụn xơ dừa, vỏ trấu và than
trấu để phối trộn với các tỷ lệ khác nhau nhằm tạo ra giá thể phù hợp cho dâu tây sinh
trưởng và phát triển.
Đối với môi trường dinh dưỡng: Đề tài kế thừa một số môi trường dinh dưỡng của
các nhà khoa học trên thế giới và tập trung nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của 5 nguyên
tố dinh dưỡng N, K, Ca, B và Zn trong dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất và chất lượng dâu tây, nhằm thiết lập được môi trường dinh dưỡng phù hợp
cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nhà màng tại Đà Lạt.
5. Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài xác định được các dữ liệu khoa học về đặc tính lý học của các loại giá thể
và mơi trường dinh dưỡng phù hợp đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng dâu tây
trong nhà màng, làm tiền đề phục vụ cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn ở Đà Lạt và các
địa phương khác có điều kiện tự nhiên và vùng sinh thái tương tự.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn


4

Đề tài đã tìm ra loại giá thể phù hợp, được làm từ nguồn vật liệu sẵn có ở trong
nước với giá thành thấp và Môi trường dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng,
phát triển của cây dâu tây, góp phần tăng năng suất, chất lượng và thúc đẩy chuyển đổi
phương thức canh tác truyền thống sang phương thức canh tác ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất dâu tây trong nhà màng tại Đà Lạt.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa tỷ lệ các vật liệu trong giá thể (mụn xơ
dừa, vỏ trấu, than trấu) với các đặc tính lý học của giá thể, là cơ sở để phối trộn tạo giá

thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng và yêu cầu của người trồng;
Đã tổng quát hóa được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, các chỉ tiêu về
năng suất với tính chất vật lý của giá thể và tỷ lệ thành phần các vật liệu trong giá thể.
Trên cơ sở đó đã đề xuất được giá thể (phối trộn từ 25% vỏ trấu và 75% mụn xơ dừa)
phù hợp nhất cho cây dâu tây sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao và có giá thành
hợp lý, nguồn cung dồi dào.
Đề tài đã tổng quát hóa được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển,
các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng dâu tây với nồng độ các chất dinh dưỡng N, K, Ca,
Zn, Bo trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh dâu tây.
Từ các phương trình tổng qt hóa này có thể vận dụng nghiên cứu để xác định
mơi trường dinh dưỡng nhằm đạt các thông số về sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng có chủ đích từ trước.
Là cơng trình nghiên cứu được cơng bố đầu tiên của Việt Nam về giá thể trồng và Môi
trường dinh dưỡng cho cây dâu tây trồng trên giá thể trong nhà màng tại Đà Lạt, Lâm Đồng.


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu chung về cây dâu tây
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại dâu tây
Dâu tây (Fragaria) có nguồn gốc từ châu Mỹ và là loại cây lai ghép giữa các dạng
của Bắc Mỹ và Nam Mỹ, được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo giữa Fragaria
chiloensis và Fragaria virginiana vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng
rộng rãi hiện nay Fragaria x ananassa.
Dâu tây là một họ thực vật thuộc ngành hạt kín (Angiospermae), lớp hai lá mầm
(Dicotyledoneae), họ hoa hồng (Rosaceae), chi Fragariinae. Số lượng nhiễm sắc thể của
dâu tây là n = 7. Theo Bách khoa toàn thư, có trên 20 lồi dâu tây khác nhau trên khắp
thế giới, với số lượng nhiễm sắc thể là bội số của 7. Dựa vào số lượng nhiễm sắc thể để
phân loại các loài dâu tây với nhau: loài lưỡng bội (2n = 14), loài tứ bội (4n = 28), loài

lục bội (6n = 42), loài bát bội (8n = 56) hay loài thập bội (10n = 70) [81].
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của dâu tây
1.1.2.1 Giá trị dinh dưỡng của dâu tây
Dâu tây chín có màu đỏ tươi chứa 90,95% nước và 9,05% chất rắn hịa tan, trong
đó có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm đường, các loại vitamin, khoáng chất,
folate, chất xơ và rất phong phú các hợp chất polyphenol. Dâu tây chứa hàm lượng
vitamin C rất cao và giàu folate, với hàm lượng tương ứng là 58,8 mg và 20 µg/100g
khối lượng tươi. Trong 100 g quả tươi có chứa 4,89 g đường trong đó chủ yếu là fructose
và glucose, chiếm hơn 90% [170]. Bên cạnh những hợp chất dinh dưỡng, dâu tây cịn
chứa các chất khơng dinh dưỡng như polyphenolic (flavonoid, a xít phenolic, lignans và
tannin). Trong đó anthocyanin và ellagitannin là các hợp chất chống oxy hóa và chống
viêm chính trong quả dâu tây [73].
1.1.2.2 Giá trị kinh tế của dâu tây
Dâu tây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Pakistan, doanh thu thuần
của dâu tây cao gấp khoảng bốn lần mía và cao hơn khoảng chín lần so với lúa mì [24].


6

Tại Lâm Đồng, với năng suất dâu tây trung bình khoảng 9 - 10 tấn/ha/năm và giá trung
bình 100.000 đ/kg thì lợi nhuận thu được hàng năm khoảng 400 - 700 triệu đồng/ha.
Do có nhiều đặc tính ưu việt về hình thái, màu sắc quả cũng như hương vị, cây dâu
tây đã và đang được đưa vào các mơ hình du lịch canh nông tại Đà Lạt, Mộc Châu, Sơn
La nhằm thu hút khách du lịch và mang lại lợi nhuận cao cho người trồng.
1.1.3 Đặc điểm thực vật học của dâu tây
Dâu tây có hệ thống rễ chùm, rễ phát triển ở độ sâu 30 cm và nhạy cảm với sự thiếu
hụt hoặc dư thừa nước và muối trong môi trường trồng [62].
Thân dâu tây ngắn với nhiều lá, chồi thân và chồi hoa mọc rất gần nhau. Vì vậy,
trong sản xuất dâu tây cần điều chỉnh dinh dưỡng và áp dụng kỹ thuật cắt tỉa lá, hoa và
chồi nách để đảm bảo sự sinh trưởng của cây và cho năng suất cao. Dâu tây có 2 loại

chồi: chồi mọc sát trên thân chính và chồi nách với những đốt dài gọi là ngó. Mỗi gốc
thường để 2-3 chồi mọc sát trên thân chính.
Các chồi mọc từ ngó có thể cho ra rễ để nhân giống. Cây con được nhân bằng hình
thức này thường ra quả sớm hơn và cho năng suất cao hơn so với cây nuôi cấy mô và
cây gieo từ hạt. Hầu hết các giống dâu tây đều có lá kép với 3 lá chét; một số giống có
lá kép với 4 hoặc 5 lá chét. Lá dâu tây có mật độ khí khổng rất cao, với khoảng 300 400 khí khổng/mm2 lá. Điều này cho phép cây dâu tây hấp thụ rất hiệu quả CO2, nhưng
ngược lại nó cũng rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn [80].
Phát hoa của dâu tây phân chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có một hoa. Hoa
lưỡng tính, có 25 - 30 nhị và 50 - 500 nhụy. Hoa dâu tây chủ yếu là tự thụ phấn, mặc dù
côn trùng (chủ yếu là ong) vẫn hỗ trợ trong việc vận chuyển phấn hoa [125]. Thụ phấn
không đầy đủ sẽ làm quả méo mó và giảm kích cỡ.
Quả của dâu tây là một loại quả giả do đế hoa phình to, quả thật nằm ở bên ngoài
quả giả. Quả dâu tây có mùi thơm, vị ngọt lẫn vị chua. Sau khi thụ phấn, giai đoạn quả
màu trắng, xanh thường kéo dài đến 21 ngày và giai đoạn quả chuyển từ màu trắng, xanh
sang màu đỏ diễn ra từ 5 đến 10 ngày.


7

1.1.4 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây dâu tây
1.1.4.1 Yêu cầu về nhiệt độ
Cây dâu tây sinh trưởng, phát triển tối ưu ở nhiệt độ khơng khí từ 18°C đến 25°C.
Khi nhiệt độ trên 30°C ở cả vùng rễ và khơng khí, cây có xu hướng kém phát triển và
giảm năng suất [55]. Nếu nhiệt độ trung bình trong ngày được duy trì tối ưu ở 18°C, việc
giảm nhiệt độ vào ban đêm là một biện pháp để tăng chất lượng quả dâu tây [121].
1.1.4.2 Yêu cầu về ánh sáng
Cây dâu tây yêu cầu ánh sáng đầy đủ với sự thơng khí tốt ở xung quanh và dưới lá.
Cây quang hợp tốt ở cường độ ánh sáng khoảng 800 - 1.200 mol/m2/s; cường độ ánh
sáng dưới 700 mmol/cm2/s quang hợp bắt đầu giảm nhanh chóng [125]. Quang kỳ có
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây. Ngày dài kích thích sản xuất

chồi nách, cuống lá dài hơn và phiến lá rộng hơn [80].
1.1.4.3 Yêu cầu về ẩm độ
Cây dâu tây cho năng suất tối đa và kích thước quả lớn khi được trồng trong điều
kiện độ ẩm tương đối nằm trong phạm vi 65 - 75%. Nếu mơi trường trồng q ẩm ướt
(thốt nước kém) nấm bệnh sẽ xuất hiện, một trong những nấm bệnh chính đó là
Phytopphthora fragariae [125]. Độ ẩm khơng khí cao có tác động bất lợi đến độ cứng
của quả và thời gian bảo quản do quả dễ bị thối hỏng do nấm Botrytis cin. và Rhizopus
spp. [111], [143].
1.1.4.4 Yêu cầu về pH môi trường trồng và dinh dưỡng của cây dâu tây
Dâu tây sinh trưởng, phát triển tốt trên mơi trường có tính chua nhẹ, có pH trong
phạm vi 5,5 - 6,0. Nếu pH của môi trường trồng lớn hơn 8 có thể ảnh hưởng đến sự hấp
thu chất dinh dưỡng của dâu tây, đặc biệt là sắt.
Kết quả nghiên cứu của Lieten, Filip và cs. [107] đã xác nhận, cây dâu tây hấp thụ
các chất dinh dưỡng rất khác nhau và tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây (Bảng
1.1). Trong giai đoạn sinh trưởng (từ khi trồng đến khi ra hoa), cây dâu tây hấp thu N ở
mức cao, hấp thu P, Mg, S ở mức trung bình và các nguyên tố dinh dưỡng ở mức thấp.


8

Đến giai đoạn ra hoa cây hấp thu các chất dinh dưỡng ở mức cao nhất, riêng S cây hấp
thu ở mức thấp nhất. Sau đó sự hấp thu các chất dinh dưỡng giảm dần và ở mức thấp
nhất ở giai đoạn quả chín, trừ B và S. Để đạt năng suất 59,45 tấn/ha dâu tây hấp thu: 125
kg N, 40 kg P2O5, 190 kg K2O, 23 kg MgO, 78 kg CaO, 5 kg Fe, 1,4 kg Mn, 0,32 kg B,
0,15 kg Zn và 0,055 kg Cu.
Sự hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng của cây dâu tây còn chịu ảnh hưởng lớn
của mùa vụ sản xuất (điều kiện thời tiết, khí hậu) [53], đây chính là một trong những
ngun nhân chính dẫn đến khơng thành cơng khi áp dụng môi trường dinh dưỡng đã
thành công ở nước này vào nước khác.
Bảng 1.1 Sự hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng (ppm) từ trồng đến thu hoạch của cây

dâu tây
Các giai đoạn

Các chất dinh
dưỡng

Sinh trưởng

Ra hoa

Quả xanh

Quả chín

N

263,8

265,4

172,2

149,2

P

43,7

58,6


45,3

34,7

K

169,3

287,4

221,1

183,7

Ca

194,0

202,4

167,2

146,8

Mg

26,2

42,0


24,7

19,7

S

23,0

14,1

26,6

21,4

Fe

1,13

1,34

0,71

0,61

B

0,24

0,41


0,34

0,40

Mn

1,93

2,22

1,92

1,53

Nguồn: Lieten, Filip và Chris Misotten [107]


9

1.1.5 Các giống dâu tây hiện đang trồng phổ biến tại Lâm Đồng
Tại Đà Lạt, hiện có hai nhóm giống dâu tây được sử dụng trong hai phương thức
cánh tác dâu tây khác nhau là trồng ngoài trời và trong nhà màng. Các giống trồng ngoài
trời bao gồm: giống Angelique (Mỹ Đá), giống FA (Mỹ Hương) và Mỹ lai; giống trồng
trong nhà kính bao gồm giống New Zealand và một số giống nhập nội từ Nhật (Akihime)
và Pháp (Mara des Boi). Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Thực Vật Lâm Đồng [20],
các giống dâu tây hiện đang trồng phổ biến tại Lâm Đồng có những đặc điểm sau:
Giống Angelique (Mỹ Đá): Giống được nhập từ Mỹ, dạng cây gọn, hoa đơn, quả
hình tim, to, màu đỏ hơi đậm, thịt quả đỏ tươi, ít thơm, vị chua, thịt quả rất cứng. Giống
ra hoa đậu quả chủ yếu trong vụ Đơng Xn; ra ngó và phát triển cây con mạnh trong vụ
Hè Thu. Giống kháng bệnh xì mủ lá, phấn trắng, mốc xám và mẫn cảm với bệnh thối

gốc rễ, đốm lá, thối mốc xám quả và thán thư. Năng suất từ 30 -35 tấn/ha/năm.
Giống FA (Mỹ Hương, Mỹ Thơm): có nguồn gốc từ Mỹ, chủ yếu trồng ngồi
trời. Giống có đặc điểm: phiến lá hơi dài, cuống dài, xanh sáng, mép lá răng cưa sâu; hoa
mọc chùm; quả hình tim, đỏ đậm; quả thơm nồng, vị chua, thịt quả cứng, chất lượng quả
kém; kháng bệnh xì mủ lá, thối mốc xám, phấn trắng tốt; mẫn cảm với bệnh thối gốc rễ,
đốm đỏ.
Giống Mỹ lai: Nguồn gốc nhập từ Mỹ, do công ty Sao Khuê nhập khẩu vào Việt
Nam tháng 12 năm 2011 và trồng tại Lạc Dương. Hiện nay, Mỹ Lai là giống trồng chủ
yếu tại Lâm Đồng chiếm 62,5 % diện tích trồng ngồi trời. Giống có đặc điểm: cuống lá
dài, xanh nhạt, mép lá răng cưa sâu; Hoa mọc thành chùm có 3 - 4 hoa/chùm; quả hình
tim tù, to, đỏ tươi; quả ít thơm, vị chua, thịt quả cứng, khả năng vận chuyển tốt; kháng
bệnh xì mủ lá, phấn trắng; mẫn cảm với bệnh thối gốc rễ, thối mốc xám quả.
Giống Newzealand: Giống có nguồn gốc từ Newzealand. Giống ra hoa, đậu quả
tốt trong cả vụ Đơng Xn và Hè Thu, thích hợp trồng trong nhà màng và trồng trên giá
thể, chiếm 50% diện tích trồng dâu tây cơng nghệ cao. Giống có đặc điểm lá to, xanh


×