Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kế hoạch thực hiện cuộc vận động hai không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.8 KB, 5 trang )

PHÒNG GD- ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG
-----------------------------------
Số: 12/KH - LT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Đạ Tông, ngày 04 tháng 10 năm 2010

KẾ HOẠCH
V/v Tổ chức thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
Thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống
tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;
Để tiếp tục thực hiện cuộc vận động theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT,
thực hiện chỉ đạo của PGD&ĐT Đam Rông về việc tiếp tục thực hiện cuộc vân
động “Hai không” với 4 nội dung. “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, nói không với
hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp” .
Trường THCS Liêng Trang xây dựng kế họach tổ chức cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” để tập thể CB-
GV-NV và Học sinh trong toàn trường tổ chức quán triệt và thực hiện.
I. Mục đích và ý nghĩa:
Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đao đức
nhà giáo; hiện tương học sinh ngồi nhầm lớp đang là những vấn đề bức xúc của xã
hội và toàn ngành giáo dục hiện nay. Yêu cầu của xã hội cũng như của mỗi thầy
giáo, cô giáo cần phải quán triệt tinh thần và nội dung của cuộc vận động để khắc
phục kịp thời những hạn chế mắc phải.
Trong lịch sử loài người từ xưa đến nay, tiêu cực luôn song hành với tích
cực. đó là một tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, nhìn chung thì tích cực phải lớn
hơn tiêu cực thì mới có tiến bộ xã hội. Xã hội như vậy còn nhà trường phải luôn là
hạt nhân của sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, tiêu cực trong học đường là điều không thể


chấp nhận được. Nhà trường phải là nơi tạo nguồn lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã
hội. Có thể thấy được tiêu cực có cơ sở xã hội. Tuy nhiên với những người đứng
trên bục giảng thì dứt khoát phải giữ cho được sự trong sạch trong nhà trường.
Để thực hiện thành công cuộc vận động này đòi hỏi phải có sự đồng tâm
nhất trí của đội ngũ CB-GV-NV và HS trong toàn trường, sự ủng hộ của Hội cha
mẹ học sinh, của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là sự chỉ đạo
kiên quyết của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong GD” là điều kiện cần thiết để lập lại trật tự, kỷ cương trong trường THCS
Liêng Trang - nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém để nâng cao chất lượng dạy
và học. Mà chống bệnh thành tích thì trước hết phải chống việc ngồi nhầm lớp.
Cuộc vận động này sẽ phá vỡ những hiện tượng tiêu cực và những mầm bệnh tiêu
cực đã và đang tồn tại trong nhà trường trong những năm học vừa qua để đưa toàn
trường phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
Triển khai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong GD” đó cũng chính là để thực hiện tốt chỉ thị 40/CT/TW của Ban
Bí Thư về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CB quản lý giáo dục, đó
cũng là việc cụ thể hoá yêu cầu “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”
đang được triển khai sâu rộng trong nhà trường.
II. Yêu cầu:
1/ Giáo dục cho học sinh nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của người học,
giúp cho Phụ huynh học sinh thấy được trách nhiệm của gia đình đối với tương lai
của con em, tạo sự thống nhất và đồng tình trong xã hội “Học thực chất, dạy thực
chất” phản ánh đúng khả năng và năng lực của từng cá nhân. Chống gian dối trong
học tập, trong kiểm tra, thi cử.
Khơi dậy và phát huy niềm tự hào, lòng tự trọng của các thầy giáo, cô giáo,
khẳng định trách nhiệm của những nhà giáo trong việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành
những con người lao động sáng tạo, những con người có ích cho xã hội góp phần
xây dựng đất nước, quê hương. Trước mắt cần tập trung thực hiện cho được 3 vấn
đề cốt tử trong hoạt động giáo dục.

Một là, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Hai là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công việc; thực hiện
mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, về tinh thần tự học cho học sinh.
Ba là, nâng cao ý thức tự học tự rèn của học sinh.
Phát hiện và biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân chủ động chống tiêu
cực trong quá trình đánh giá, kiểm tra, thi cử, kiên quyết không chấp nhận bệnh
thành tích trong nhà trường. Đảm bảo cho môi trường giáo dục trong sạch, lành
mạnh, để trường học thực sự là môi trường văn hoá, là nền tảng kiến thức cho học
sinh.
2/ Tiếp tục đổi mới, cải tiến công tác Thi đua - Khen thưởng. Phát huy sáng
kiến cũng như tính chủ động của từng tập thể, cá nhân trong việc tổ chức các
phong trào thi đua. Không chạy theo thành tích - mặc dù ai cũng biết thành tích là
cần thiết. nhưng muốn có thành tích thì phải thi đua, đó là động lực để phát triển.
Tuy nhiên nếu để thành tích phát thành bệnh thì không thể gọi là thành tích
nữa. Thực chất đó là ăn cắp thành tích, là dối trá. Nó vừa là sản phẩm đồng thời
cũng là tiền đề của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân. Làm được điều này sẽ trả
lại vị trí xứng đáng cho các thầy giáo, cô giáo, khi đã quyết tâm chống tiêu cực thi
cử và bệnh thành tích thì thầy cô giáo không phải làm những việc trái với lương
tâm của mình đó là phải báo cáo những kết quả không thực chất.
3/ Cuộc vận động được tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm học mới. Sau khi
phát động trong toàn trường, học sinh làm cam kết với giáo viên chủ nhiệm, tập thể
lớp và GVCN cam kết với BGH nhà trường. Nhà trường cam kết với PGD, với
chính quyền địa phương. Cuộc vận động phải được thực hiện nghiêm túc từ lãnh
đạo nhà trường đến hội đồng sư phạm và tập thể học sinh toàn trường. Tập trung
chủ yếu vào hai khâu : Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại, thi, kiểm tra, tuyển
sinh và thi đua trong toàn trường. Tạo tiền đề quan trọng để từng bước thực hiện
“Dạy thực chất, học thực chất”, tiến tới không dạy học đọc chép và hiện tượng
học sinh ngồi nhầm lớp.
III. Kế hoạch thực hiện:
1. Tháng 9/2010 :

Tổ chức cho CB-GV-NV quán triệt chỉ thị của Tỉnh, Huyện và của phòng
GD về việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động. Tổ chức hội nghị chuyên đề về đổi
mới công tác thi đua khen thưởng.
BGH phối hợp với công đoàn tổ chức sinh hoạt trong toàn thể GV và HS về
thực trạng kỷ luật, kiểm tra, đánh giá, xếp loại, thi, kiểm tra, tuyển sinh và hiệu quả
công tác thi đua của đơn vị trong năm học 2010-2011 và việc tổ chức thực hiện
trong năm học này. Ký cam kết giữa HS – GVCN; giữa GV – BGH; Phụ huynh –
Nhà trường.
Công bố cam kết trong Đại hội Hội cha mẹ học sinh đầu năm học, báo cáo
tình hình thực hiện với cấp Uỷ, chính quyền địa phương và PGD.
2. Tháng 10,11,12 :
Tổ chức các kì thi, kiểm tra nghiêm túc (cả GV và HS) kiểm tra việc thực
hiện chấm bài, cho điểm, đánh giá rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt cho các kì thi tiếp
theo trong năm học.
3. Tháng 1/2011 :
Tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm về cuộc vận động.
4. Tháng 2,3/2011 :
Tổ chức cho GV-HS hưởng ứng viết bài về gương thầy giáo, cô giáo tận tuỵ
với học sinh, lao động sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, trong quản lý
có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của ngành.
5. Tháng 5/2011 :
Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng HKII và cả năm xét điều kiện
hoàn thành chương trình bậc THCS cho học sinh khối lớp 9 nghiêm túc, hiệu quả.
Đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động,
chuẩn bị kế hoạch thực hiện cho những năm học tiếp theo.
IV. Giải pháp thực hiện:
Việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử
và bênh thành tích trong GD”. Đây là cuộc vận động với qui mô lớn và đồng bộ
từ mỗi đơn vị trường học đến toàn ngành GD trong cả nước. Nhằm đảm bảo đánh
giá đúng thực chất việc dạy và học, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục, nâng

cao vai trò, trách nhiệm của thầy giáo, cô giáo và CBQLGD. Để thực hiện cuộc
vận động đạt kết quả , toàn trường cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
1/ Tổ chức tuyên truyền đến toàn thể CB-GV-NV-HS - cha mẹ HS, nhân
dân và các tổ chức xã hội dóng trên địa bàn hiểu rõ về mục đích, yêu cầu và ý
nghĩa của cuộc vận động. Nhằm nâng cao tinh thần tự giác, tinh thần trách nhiệm
và quyết tâm thực hiện có kết quả và tạo điều kiện tốt để kết hợp mối quan hệ giữa
gia đình – Nhà trường – Xã hội thực hiện thành công cuộc vận động.
2/ Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BGH trong việc thực hiện qui
chế kiểm tra, đánh giá, xếp loại, xét lên lớp, tuyển sinh… đảm bảo khách quan,
chính xác. Thực hiện đánh giá trung thực, khách quan thông qua công tác kiểm tra
chuyên môn, chuyên đề, dự giờ thăm lớp và kiểm tra đột xuất để nhìn nhận rõ
những hạn chế, tồn tại để khắc phục và cùng phát triển.
3/ Cải tiến phù hợp với thực tế đơn vị, đảm bảo tính khoa học trong việc
phát động, đánh giá các phong trào và kết quả thi đua của cá nhân, tập thể. Để các
phong trào thi đua có tác dụng thiết thực đến các hoạt động dạy và học. Thi đua
phải thực sự khách quan, trung thực, chính xác, hoàn toàn loại bỏ bệnh thành tích
trong công tác thi đua.
4/ Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt qui chế dân chủ trong trường học -
tăng cường nâng cao công tác hoạt động kiểm tra nội bộ, chú trọng vào công tác
kiểm tra chuyên môn , chuyên đề, tuyển sinh và xét lên lớp, đánh giá tiết dạy, năng
lực chuyên môn của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Đảm bảo Dạy
thực chất và học thực chất. Kiên quyết xử lý kịp thời, đúng qui định đối với những
hành vi tiêu cực, gian lận trong việc đánh giá, xếp loại cũng như bệnh thành tích
trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường.
5/ Lãnh đạo nhà trường kịp thời tiếp nhận thông tin và giải quyết đúng qui
định đối với những khiếu nại, tố cáo về tiêu cực có liên quan đến giáo dục.. Những
cá nhân hay tập thể có sai phạm đều kiên quyết xử lý, không phân biệt những cá
nhân sai phạm là ai và ở cương vị nào. Lãnh đạo nhà trường có biện pháp tích cực
để bảo vệ cũng như đề xuất khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân tố cáo
chính xác, trung thực những hành vi tiêu cực trong nhà trường.

V. Tổ chức thực hiện:
1/ Thành lập BCĐ cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong GD” do hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban và trực
tiếp chỉ đạo cuộc vận động. Tham gia BCĐ gồm có PHT, BTCB, CTCĐ, BTĐTN,
TPT Đội TNTPHCM, Trưởng ban TTND và các tổ khối trưởng.
Phân công theo dõi, chỉ đạo cuộc vận động cho từng thành viên như sau:
1. Hiệu trưởng : Phụ trách chung
2. CTCĐ: Phụ trách CĐV
3. Bí thư chi đoàn: Phụ trách đoàn thanh niên
4. TPTĐ: Phụ trách Đội viên, học sinh
Ban chỉ đạo cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” Trường THCS Liêng Trang chịu trách nhiệm trước
Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Đạ Tông và PGD Đam Rông về việc triển khai, thực
hiện, chủ động phối hợp với các đơn vị bạn và các ban ngành cùng hội cha mẹ học
sinh để chỉ đạo, phối hợp, tổ chức, kiểm tra, đánh giá đảm bảo cuộc vận động có
hiệu quả.
2/ Lãnh đạo nhà trường, các tổ khối trưởng, GV, NV và học sinh trong toàn
trường cần xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm hoc 2010 - 2011 là năm học
thứ tư thực hiện cuộc vận động này nên nhà trường yêu cầu các tổ, bộ phận có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện cuộc vận động thuộc phạm vi
quản lý, kịp thời báo cáo với BCĐ của nhà trường và để tổ chức thực hiện.
Chỉ thị số 40/CT/TW ngày 15/6/2006 của Ban Bí thư đã nêu: “Chất lượng
chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục và kinh tế - xã hội, đa số vẫn chạy theo lối cũ, nặng về truyền đạt lý
thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của
người học, một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân
cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ X đã nêu “Chất lượng giáo dục
còn yếu kém…. việc XHH giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ, những
hiện tượng tiêu cực như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả

giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, bằng cấp và tình trạng học thêm, dạy
thêm tràn lan kéo dài, chậm khắc phục”.
Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Chất lượng giáo dục toàn diện
còn thấp, phong trào xã hội học tập chưa được đẩy mạnh. Một số bức xúc trong
ngành giáo dục như: Bệnh thành tích, vấn đề dạy thêm, học thêm không đúng qui
định chậm được khắc phục”. Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ I: “Chất lượng giáo
dục nhìn chung chưa đáp ứng với yêu cầu…. công tác XHHGD đối với miền núi
chưa thực hiện được nhiều”.
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” là cuộc vận động mang ý nghĩa sâu sắc có tác dụng thiết thực
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, là tiền đề quan
trọng để nâng cao chất lượng Dạy và Học cũng như giáo dục toàn diện cho học
sinh. Dưới sự lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương, được sự
đồng tâm nhất trí của toàn thể nhân dân, của nhà trường, của HS và hội cha mẹ học
sinh. Trường THCS Liêng Trang tin tưởng và quyết tâm thực hiện thành công cuộc
vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
để đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.
Nơi nhận :
- PGD(b/c);
- UBND xã(b/c);
- Các thành viên;
- Lưu VT.
Hiệu trưởng

×