Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

DU LỊCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.89 KB, 11 trang )

DU LỊCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA DU LỊCH TRONG NỀN KINH
TẾ QUỐC DÂN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội và
đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt
trong xã hội hiện đại. Có nước coi Du lịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán
cân thanh toán quốc tế, có nước coi Du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, có
sức hút đối với nhiều ngành. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 ngành Du lịch
đã ra đời đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà nước về triển vọng kinh tế này.
Trong suốt 45 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập, Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng
thu hẹp khoảng cách về phát triển Du lịch với các nước trong khu vực trở thành
ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2. Khái niệm về Du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại , Du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở
thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà
còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay,
nhận thức về nội dung du lịch trên thế giới vẫn chưa thống nhất. Bởi hoàn cảnh
(thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người
có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia đã nhận định
“đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Trong giáo trình Thống kê Du lịch , Nguyễn Cao Thường và Tô Đông Hải
chỉ ra rằng: Du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu
cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhưng theo hai học giả Hoa Kỳ - Mathieson và Wall thì du lịch là sự di
chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ là những hoạt
động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng
những nhu cầu của họ.
Còn theo nhà địa lý học Michaud lại cho rằng: Du lịch là tập trung những


hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ ít nhất một đêm người
nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội họp, thể thao hoặc
tôn giáo.
Như vậy, dưới mỗi góc độ nghiên cứu đều có một cách nhìn nhận khác nhau
về khái niệm Du lịch. Chính vì vậy, trong pháp lệnh Du lịch của Tổng cục du lịch
Việt Nam cũng đưa ra khái niệm: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất đinh.
1.3. Tầm quan trọng của ngành Du lịch đối với nền kinh tế quốc dân
Dựa vào định nghĩa chúng ta thấy về phương diện kinh tế, Du lịch là một
ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có chất lượng
cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Vì vậy, Du lịch ngày nay không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh
tế cao mà là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo ra tích
luỹ ban đầu cho nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện các chính sách
mở cửa, là chiếc cầu nối giữa thế giới bên ngoài và bên trong.
Du lịch có ảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước
thông qua việc tiêu dùng của du khách. Và để hiểu rõ vai trò của Du lịch trong quá
trình tái sản xuất xã hội trước hết, ta quan tâm tới việc tiêu dùng của Du lịch, đó là
những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh
thư giãn, nghỉ ngơi....
Du lịch nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng các hàng hoá vật chất và
các hàng hoá phi vật chất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ rất được du khách quan tâm.
Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng Du lịch và tiêu
dùng các hàng hoá khác là việc tiêu dùng sản phẩm Du lịch xảy ra cùng một lúc,
cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Do đó để thực hiện được quá trình tiêu thụ sản
phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu dùng tại chỗ. Vì vậy, sản
phẩm du lịch mang tính độc quyền và không thể so sánh giá của sản phẩm Du lịch
này với sản phẩm Du lịch kia một cách tuỳ tiện đựơc.
Như vậy, ảnh hưởng kinh tế của Du lịch được thể hiện thông qua tác động

qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm Du lịch . Quá trình này tác
động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực
khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội.
Trên bình diện chung, hoạt động Du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu
chi của khu vực và của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước mà
họ đi Du lịch , làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến, ngược lại phần thu ngoại
tệ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người Du lịch nước ngoài. Trong phạm
vi một quốc gia, hoạt động Du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển tiền tệ,
hàng hoá. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác
nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tác dụng điều
hoá nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn kích thích
sự tăng trưởng kinh tế các vùng sâu vùng xa.
Khi khu vực nào đó trở thành một điểm Du lịch , du khách từ mọi nơi đổ về
sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng
lớn vật tư, hàng hoá các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan,
đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến......Bên cạnh đó các hàng hoá vật tư
cho Du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp
và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hoá phải được sản xuất trên một
công nghệ cao, trình độ tiên tiến...để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
du khách.
So với ngoại thương ngành Du lịch cũng có nhiều ưu thế nổi trội. Du lịch
quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết
kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao.
Qua đây, ta thấy Du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế
của nền kinh tế đất nước. Ngược lại, nó cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ
ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hoá tăng cao, nhiều khi
vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà
thu nhập của họ không liên quan đến Du lịch .
Việt Nam, với chủ trương mở cửa “làm bạn với tất cả các nước” nền kinh tế
Việt Nam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp nước

ngoài vào hợp tác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với
thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước tăng trưởng với nhịp độ cao, mức
sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả trong nước ổn định.
Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyền truyền và quảng cáo không mất
tiền cho nước ta. Cụ thể, khi khách hàng đến một khu du lịch nào đó, khách có điều
kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó. Khi trở về đất nước họ, khách bắt đầu tìm
kiếm những thứ đó ở thị trường địa phương và nếu không thấy, khách có thể yêu
cầu cơ quan ngoại thương nhập những mặt hàng đó. Theo cách này, du lịch quốc tế
đã góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước ta, mà nhất là trong khi chúng
ta chưa có điều kiện truyền quảng bá rộng rãi nhiều sản phẩm, mặt hàng trong
nước ra thị trường nước ngoài.
1.4. Đường lối đổi mới trong sự nghiệp phát triển Du lịch của Đảng ở Việt
Nam và những thành tựu về du lịch trong những năm qua
Sau khi giành được độc lập tự do trên một phần của đất nước, mặc dù còn có
rất nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết dong Đảng ta đã có sự quan tâm đến
hoạt động du lịch. Chỉ 6 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, với Nghị định
26/CP ngày 9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty du lịch Việt Nam đầu tiên
của nước ta được thành lập. Đây là lần đầu tiên ở nước ta có một cơ quan chuyên
trách về vấn đề du lịch. Là một Công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương, nhiệm vụ cơ
bản của Công ty Du lịch là phục vụ các đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Tuy
gặp nhiều khó khăn do trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất non kém gây nên
nhưng tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ
của đất nước. Như vậy, quyết định này của Đảng và Nhà nước có một ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với sự hình thành ngành Du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 9
tháng 7 được coi là ngày thành lập của ngành Du lịch Việt Nam.
Ngày 23/1/1979, Thủ tướng đã ban hành Nghị định 32/CP chính thức thành
lập Tổng cục Du lịch. Sự ra đời của Tổng cục Du lịch cho thấy Đảng và Nhà nước
đã đánh giá cao vai trò của du lịch trong giai đoạn mới. Điều đó đã tạo ra bước
ngoặt mới đối với hoạt động du lịch Việt Nam. Với cơ sở vật chất lớn mạnh, quyền
hạn được mở rộng, giai đoạn này Tổng cục Du lịch trực tiếp quản lý trên 30 công

ty du lịch trong cả nước cùng với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, biệt thự, hàng
ngàn phương tiện, hàng vạn CBCNV có trình độ và kinh nghiệm để phục vụ khách
trong và ngoài nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1986) là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho một giai
đoạn mới của đất nước. Đó là đường lối đổi mới. Luồng gió này đã đem lại một

×