Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.72 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1 MỤC TIÊU KINH DOANH NĂM 2008
Không ngừng tăng trưởng về nguồn vốn, mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng,
áp dụng nhiều giải pháp để kinh doanh hiệu quả với mục tiêu tăng lợi nhuận:
* Về nguồn vốn:
Chi nhánh tiếp tục phát huy các thế mạnh về công nghệ và uy tín thương hiệu
của một ngân hàng đối ngoại trên địa bàn, đồng thời kết hợp với đa dạng hoá các
hình thức, các công cụ huy động vốn như: kỳ phiếu, trái phiếu, phát triển các sản
phẩm ngân hàng hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, mở rộng mạng lưới giao dịch, áp
dụng các chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn, các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất,
quyền chọn...để cung cấp các sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng và hiện
đại hơn đến với khách hàng, nâng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp trên tổng huy
động vốn từ khách hàng từ 26% năm 2006, 36% năm 2007 lên 40% năm 2008.
Với việc mở thêm các địa điểm giao dịch và giao dịch tại trụ sở mới tại 344
Bà triệu, dự kiến cuối năm 2008 tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng 15% so với
năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 7.500
tỷ đồng, tăng 19% so vói năm 2007. Tính trung bình trong giai đoạn 2005-2010 tốc
độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh dự kiến khoảng 16,4% do sự phát triển
không ngừng của các tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức kinh tế trên địa bàn
hiện nay làm gia tăng các loại hình đầu tư cạnh tranh với hoạt động gửi tiền của
ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp về nghiệp vụ, chi nhánh đã và sẽ tiếp
tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và văn
minh trong giao tiếp, từng bước áp dụng mô hình quản lý và tổ chức giao dịch
trong khối ngân hàng bán lẻ theo chuẩn mực của một ngân hàng thương mại hiện
đại.
* Cho vay :
Kế hoạch đến cuối năm 2008, chi nhánh sẽ đạt mức dư nợ tín dụng tăng 20% so
với năm 2007. Khống chế tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức 2%, giảm dần tỷ lệ nợ xấu, nợ


khó đòi. Tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đầu tư tài sản cố định trong cơ
cấu tín dụng của chi nhánh , kế hoạch năm 2008 đạt 28% tổng dư nợ.
* Phát triển mạng lưới:
Thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, dự kiến trong
năm 2008, chi nhánh sẽ tiến hành mở thêm mới 04 phòng giao dịch, đưa sản phẩm
dịch vụ và các tiện ích khác của Vietcombank tới gần hơn với khách hàng.
* Tăng cường đào tạo và bổ sung cán bộ cho yêu cầu mở rộng quy mô hoạt động
và đặc biệt cổ phần hoá Vietcombank.
Nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao vị thế của Vietcombank trong giai
đoạn mới-giai đoạn cổ phần hoá.
3.1.2 CÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH
* Chiến lược nguốn vốn:
Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các hình thức huy động truyền thống đồng thời
đa dạng hoá các công cụ và hình thức huy động vốn mới, tiếp tục các chính sách lãi
suất linh hoạt. Tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn, tăng tỷ trọng tiền gửi
khách hàng.
Từng bước cơ cấu lại khách hàng theo hướng tăng trưởng nguồn vốn trung và
dài hạn,nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm và dịch vụ.
Tích cực mở rộng quan hệ vay vốn dưới nhiều hình thức,củng cố quan hệ với khách
hàng truyền thống và đồng thời mở rộng quan hệ tiếp cận với khách hàng mới.
Mở rộng mạng lưới huy động, tăng cường tiếp thị, quảng cáo thông tin, tuyên
truyền và áp dụng nhiều hình thức khuyến khích nhằm tạo điều kiện phục vụ tốt
nhất cho khách hàng.
* Chiến lược tín dụng:
Tiếp tục tìm kiếm thu thập thông tin về các dự án đầu tư phát triển. Mở rộng
nhiều hình thức đầu tư tín dụng, không phân biệt các thành phần kinh tế. Mở rộng
cho vay trung và dài hạn để giữ vững vị thế của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
Thường xuyên nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Tăng cường công tác đánh
giá, phân loại khách hàng để có chính sách lãi suất phù hợp, kết hợp với chính sách
phát triển sản phẩm và dịch vụ theo hướng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Tăng cường công tác thẩm định, tiến hành phân tích đánh giá thực trạng các
khoản vay, nhất là các khoản nợ quá hạn, nợ không thu được. Tổ chức thực hiện xử
lý dứt điểm các khoản nợ xấu.
* Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển sản phẩm mới.
Tăng cường mở rộng các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu, chú trọng việc phát triển mối quan hệ với các đơn vị xuất khẩu các mặt hàng
chủ lực chủ Việt nam và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất thông qua các dịch vụ thanh toán trong nước theo tiêu chuẩn
cao, thanh toán quốc tế.
Nghiên cứu, triển khai mở rộng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ tại các điểm giao
dịch hiện nay của ngân hàng hoặc tìm kiếm các đại lý có đủ điều kiện để thực hiện
thu đổi ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, mở tài khoản cá nhân, chuyển tiền. Mở
rộng các dịch vụ khác như dịch vụ chi trả lương, chuyển tiền kiều hối.
* Chiến lược hợp tác phát triển.
Tăng cường củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở
rộng mối quan hệ với khách hàng, tạo lập sự hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng với
doanh nghiệp. Cùng với khách hàng, hai bên hợp tác cùng phát triển, lấy hiệu quả
kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động, lấy dự án kinh doanh của khách
hàng là cơ hội kinh doanh.
Mở rộng quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng trong và ngoài nước theo nguyên
tắc tự chủ, bình đẳng cùng có lợi và đàm phán để làm đầu mối trong việc cho vay
đồng tài trợ, đồng bảo lãnh.
Cùng với các chi nhánh khác trong hệ thống hợp tác chặt chẽ phối hợp thực
hiện các chính sách khách hàng, chính sách lãi suất tạo nên sức cạnh tranh thống
nhất trong hệ thống NHNT.
* Chiến lược về công tác tổ chức cán bộ và quản trị điều hành.
Yếu tố con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Nhận
thức được điều đó, ngân hàng đã xây dựng tốt chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, sử dụng và bố trí nguồn nhân lực đủ về cả số lượng và chất lượng.
Đào tạo nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ lãnh

đạo.
Phát triển mạng lưới theo hướng phát triển mạng lưới hệ thống các phòng giao
dịch tại các khu dân cư đông đúc, những nơi tập trung các công ty lớn với quy mô
và nghiệp vụ phù hợp, tập trung vào huy động vốn dân cư và dịch vụ ngân hàng
bán lẻ.
Quản trị điều hành thông qua kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm, cụ
thể hoá thành kế hoạch tác nghiệp của các bộ phận, giám sát việc thực hiện kế
hoạch để có sự điều chỉnh kịp thời.
3.1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
Với mục tiêu phát triển NHNT Hà nội thành một chi nhánh mạnh trong hệ
thống, sản phẩm có chất lượng tốt, có uy tín trong và ngoài nước thì không ngừng
đổi mới, cải tiến chất lượng các nghiệp vụ đã có và phát triển thêm một số loại
hình nghiệp vụ mới. Trong đó phải phát triển các hoạt động dịch vụ để nâng cao
sức cạnh tranh, tăng thu nhập. Bên cạnh các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh
doang ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh là một trong các nghiệp vụ đem lại thu nhập
cao cho ngân hàng. Đánh giá tình hình thực hiện bảo lãnh trong những năm vừa
qua, ban lãnh đạo ngân hàng đã đề ra những mục tiêu phấn đấu sau:
- Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu nhập của ngân
hàng để cơ cấu lại nguồn thu nhập giữa hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ,
phù hợp với mục tiêu phấn đấu xây dựng ngân hàng thành một chi nhánh hoạt
động đa năng tổng hợp, có hiệu quả.
- Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh. Bên cạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng
các loại hình bảo lãnh đã có thì phát triển thêm một số loại hình bảo lãnh mới.
- Thực hiện tốt chính sách khách hàng, chiến lược marketing để thu hút thêm khách hàng.
- Chú trọng tới việc đưa công nghệ hiện đại vào không chỉ hoạt động bảo lãnh
mà còn tới tất cả các hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu một cách nhanh nhất
với chất lượng tốt nhất.
- Đào tạo và quản lý tốt đội ngũ cán bộ, đặc biệt bồi dưỡng nâng cao kiến thức
về nghiệp vụ bảo lãnh.
Trên cơ sở kết hợp phân tích những khó khăn vướng mắc trong công tác bảo

lãnh, định hướng kinh doanh nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng tại ngân
hàng trong những năm tới, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
như sau.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NHNT HN
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định
Giống như hoạt động tín dụng, hoạt động bảo lãnh cũng chứa đựng rủi ro nhất
định. Nếu ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì món vay đó sẽ trở thành

×