CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN NHỎ
TẠI KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI
3.1. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG BUỒNG TRONG THỜI
GIAN TỚI
Hà Nội đã trở thành một trong 2 địa phương của cả nước có lượng khách du lịch
đến đông nhất. Theo tính toán của Sở Du lịch Hà Nội, khả năng đạt được khoảng 2
triệu khách quốc tế, 6-7 triệu khách nội địa hàng năm vào năm 2010 rát khả thi,
hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch mà thành phố Hà Nội đã chính
thức phê duyệt.
Tính đến cuối quý I/2007, trên địa bàn Hà Nội có 516 cơ sở lưu trú du lịch với
12.894 phòng, trong đó có 181 khách sạn đã được xếp hạng với 8.562 phòng. Tính
riêng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có 194 khách sạn và 92 trong số đó nằm
trong khu vực Phố Cổ Hà Nội. (Theo bản tin đăng trên trang web của Tổng cục Du
lịch).
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà nội giai đoạn 1997-2010 và Báo
cáo tổng hợp bổ sung điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn
2002-2010, để có thể đón được 2 triệu khách quốc tế vào năm 2010, hà Nội Hà Nội
sẽ cần khoảng 13.000 phòng. Điều này có nghĩa là mỗi năm Hà Nội sẽ thiếu
khoảng 2.000-3.000 phòng khách sạn, trong đó phần lớn là các khác sạn có quy mô
từ 3 sao trở lên. Như vậy, trong 4 năm từ 2007-2010, trung bình mỗi năm Hà Nội
sẽ phải xây thêm khoảng 3.300 phòng khách sạn, trong đó số phòng khách sạn từ
4-5 sao khoảng 1.700 phòng/năm, số còn lại (trung bình 1.800-2.300 phòng/năm)
sẽ do các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế xây dựng theo quy luật cung cầu
của thị trường và có thể ở hạng trung bình, quy mô nhỏ. Đây là thông tin đáng
quan tâm cho các nhà đầu tư nếu muốn kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Dựa trên cơ sở lí luận đã trình bày ở chương I và những bài học rút ra từ thực tế
sau quá trình thực tập tại khách sạn Hanoi Elegance, em xin được đưa ra một số giả
pháp sau nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức các hoạt động kinh doanh của
khách sạn nhỏ tại khu vực Phố Cổ Hà Nội.
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động Marketing
Nhằm khắc phục tình trang phụ thuộc vào nguồn khách vãng lai, nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các khách sạn quy mô nhỏ thì nhất thiết phải quan tâm trước
tiên tới việc ứng dụng các lý thuyết Marketing vào hoạt động kinh doanh của
khách sạn cho dù khách sạn có quy mô nhỏ. Các chính sách Marketing cần quan
tâm ở đây là các chính sách của Marketing hỗn hợp kết hợp với quan tâm tới nâng
cao chất lượng phục vụ, quan hệ của nhân viên với khách hàng.
3.2.1.1. Chính sách sản phẩm
Hoàn thiện và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung cấp để nâng cao khả năng
cạnh tranh, thu hút khách hàng. Sản phẩm, dịch vụ chủ đạo của khách sạn nhỏ
chính là dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung. Đa dạng hoá các sản
phẩm này chính là đưa ra nhiều loại buồng phòng (single, double, twins, triple,
suit…) với nhiều tiêu chuẩn khác nhau (standard, superior, deluxe…) để đáp ứng
nhu cầu của nhiều đối tượng khách, mở rộng thị trường, tạo cho khách hàng nhiều
sự lựa chọn; cung cấp nhiều dịch vụ bổ sung trong khả năng có thể. Hoàn thiện các
sản phẩm tức là nâng cao chất lượng của sản phẩm cung cấp. Các phòng được
trang bị đầy đủ, thiết kế đẹp mắt mà không nên đắn đo quá nhiều về ván đề chi phí.
Với tiêu chuẩn phòng như vậy có thể nâng cao giá bán buồng nhưng vẫn đảm bảo
giá cả hợp lý đồng thời với mức giá đó khách sẽ đạt tới sự cảm nhận vượt mức
mong đợi, đem lại sự thoả mãn cao cho khách, hiệu quả cao cho hoạt động kinh
doanh của khách sạn. Các dịch vụ bổ sung kể cả do khách sạn thực hiện hay các cơ
sở bên ngoài thực hiện thông qua cầu nối trung gian là khách sạn đều phải đảm bảo
chất lượng, giữ uy tín và tính chính xác cao.
Điều kiện thực hiện chính sách này bao gồm 3 điều kiện. Thứ nhất là người chủ
phải có tư tưởng đúng đắn, thực sự hết lòng hết sực, tâm huyết với hoạt động kinh
doanh của mình và “dám” làm. Thứ hai là điều kiện về vốn, cần phải có số vốn đủ
lớn để đầu tư vào nâng cao chất lượng các buồng phòng. Có thể huy động vốn
bằng cách góp vốn giữa các thành viên trong công ty hoặcc đi vay. Thứ ba là điều
kiện về các đối tác cung cấp dịch vụ. đây là điều kiện khó kiểm soát vì nằm ngoài
tầm của khách sạn. Tuy nhiên khách sạn có quyền lựa chọn các đối tác và do đó
cần quan tâm tới uy tín của các đối tác bên ngoài này.
3.2.1.2. Chính sách giá
Với sản phẩm cung cấp như trên là đã nhằm vào thị trường khách có khả năng
chi trả trên mức trung bình. Hơn nữa, do có khả năng đem lại sự cảm nhận vượt
ngưỡng mong đợi nên giá cả có thể cao hơn đối thủ đồng hạng. Mức giá có thể
được điều chỉnh tuỳ vào mùa vụ du lịch, tuỳ vào lượng khách, tình hình khách đến
với khách sạn trong từng thời kì. Vì quản lý số lượng phòng ít khá đơn giản nên
chính sách này có thể được thực hiện linh hoạt và giám đốc khách sạn luôn có khả
năng đưa ra quyết định nhanh chóng về chính sách giá, đặc biệt khi chính giám đốc
phụ trách hoạt động Marketing và công tác đặt phòng.
Điều kiện thực hiện chính sách này chính là khách sạn phải có chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cao, đã được biết đến và có uy tín trên thương trường.
3.2.1.3. Chính sách xúc tiến, khuyếch trương
Như đã nhắc tới nhiều lần ở chương I, trong thời đại thông tin liên lạc phát triển
hiện nay, quảng cáo qua mạng là hình thức ít tốn kém nhất và đem lại hiệu quả cao
nhất. Cụ thể là với các khách sạn nhỏ nếu có được chỗ đứng vững chắc trên các
trang web về các cơ sở lưu trú thì thương hiệu chắc chắn được khẳng định trong
lòng khách hàng nhiều nơi trên thế giới, tạo nên một nguồn khách dồi dào, ổn định
lâu dài cho khách sạn, thậm chí là khắc phục hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn
khách vãng lai.
Điều kiện thực hiện cính sách này là khách sạn có đội ngũ nhân viên Marketing
thành thạo về mạng, có trình độ ngoại ngữ tốt, có trình độ hiểu biết về Marketing
để xây dựng trang web riêng của khách sạn, điều hành và quản lí trang web đó đạt
hiệu quả cao, đăng kí khách sạn làm thành viên của các trang web về các cơ sở lưu
trú có danh tiếng trên thế giới, tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền trên các
trang web này để thu hút khách và quảng bá thương hiệu, thường xuyên cập nhật
thông tin về khách sạn mình cũng như các chính sách ưu đãi trong từng thời kì.
Cách quảng bá tốt nhất là thông qua chính khách hàng. Các khách hàng sau khi ở
tại khách sạn giới thiệu với bạn bè, người thân chính là tạo ra nguồn khách dồi dào
nhất. Để làm được như vậy ngoài các sản phẩm có chất lượng cao thì thái độ phục
vụ của các nhân viên cũng rất quan trọng.
3.2.1.4. Chính sách phân phối.
Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn cao thì có thể mở rộng kênh
phân phối của mình, sử dụng các kênh phân phối của nhiều hãng lữ hành, công ty
du lịch lớn và uy tín, các khách sạn đông hạng trong khu vực. Các kênh nhỏ này
đóng vai trò quan trọng, nhất là vào mùa vắng khách.
Điều kiện thực hiện chính sách này là khách sạn phải có mối quan hệ tốt với các
hãngg lữ hành, công ty du lịch, giữ chữ tín với họ cũng như với khách hàng. Các
khách sạn khác trong khu vực vừa lầ đối thủ cạnh tranh nhưng cũng vừa là bạn đối
tác trong kinh doanh. Những khi các khách sạn này thừa khách thì không những
khách mà chính những khách sạn này cũng rất cần sắp xếp được nơi ăn chốn ở cho
khách hàng của mình. Khi đó nếu khách sạn đang trống phòng thi có được nguồn
khách này là vô cùng quý giá.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức hoạt động kinh doanh lưu trú
Điều cần quan tâm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú là nâng cao trình
độ của các bộ phận phục vụ trực tiếp, gián tiếp khách và sử dụng các mẫu sổ sách,
bảng biểu hợp lý, ứng dụng phần mềm vào quản trị và điều hành hoạt động kinh
doanh.
3.2.2.1 Quản lý nguồn nhân lực
* Bộ phận phục vụ trực tiếp
Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận này thường có được do sự tích
luỹ kinh nghiệm và sự nhanh nhẹn của bản thân mỗi nhân viên là chính nên họ cần
được hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của những người giàu kinh nghiệm. Với những
khách sạn mới mở thì cần thiết phải có nhiều đợt đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
cho nhân viên phục vụ trực tiếp.
Một biện pháp khác là ngay từ nguồn tuyển chọn nhân sự các nhà quản lý phải
chủ động tìm kiếm những lao động được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành như
sinh viên các trường cao đẳng du lịch chuyên ngành lễ tân hoặc thuê những lao
động lành nghề trong lĩnh vực này (chịu thiệt về mức lương trả cho họ cũng như
chấp nhận họ đã có tuổi).
Điều kiện thực hiện các biện pháp này là nhà quản lí phải có các mối quan hệ để
tìm được những nhân viên đáng tin cậy, tìm được những chuyên gia đáng tin cậy
và giàu kinh nghiệm đào tạo cho nhân viên khách sạn mình. Ngoài ra các nhân
viên phải có tinh thần cầu tiến, nỗ lực hoàn thiện bản thân để học hỏi, nhất là tự
trau dồi thêm vốn ngoại ngữ vốn có và ngoại ngữ thứ hai, thứ ba… Đồng thời
khách sạn phải có chế độ hợp lý với họ để khuyến khích tinh thần, tạo điều kiện
cho họ.
* Bộ phận phục vụ gián tiếp
Các khách sạn nhỏ thường ít quan tâm tới nâng cao trình độ chuyên môn cho
nhân viên phục vụ gián tiếp. đây là một sai lầm vì với trình độ thấp, làm việc dựa