Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ QUỸ BHXH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.99 KB, 30 trang )

HOÀN THIỆN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ QUỸ BHXH VIỆT
NAM.
I. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI.
1. Khó khăn:
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VII, đi đôi với cải cách chế độ tiền lương Nhà
nước cũng đồng thời thực hiện cải cách một bước chế độ, chính sách BHXH. Nghị
định 43/CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ BHXH, đã
xác định quỹ BHXH được hình thành từ ba nguồn đóng góp. Bộ Luật lao động
được Quốc Hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 5, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/1995 đã chính thức ghi nhận sự đóng góp của ba bên vào quỹ BHXH. Để cụ
thể hoá quy định của Bộ Luật lao động, Chính phủ đã có các Nghị Định số 12/CP
ngày 26/1/1995 và số 45/CP ngày 15/7/1995 ban hành Điều lệ BHXH áp dụng đối
với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại
hình BHXH bắt buộc và Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Để triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH trong thời kỳ đổi mới
ngày 16/2/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập tổ chức
BHXH Việt nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH ở Trung ương và địa
phương thuốc hệ thống của hai cơ quan quản lý trước đây với chức năng và nhiệm
vụ chính đó là: Tổ chức thu BHXH, giải quyết các chế độ, chính sách BHXH; chi
trả cho đối tượng hưởng BHXH; đầu tư, bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH.
Nhưng trên thực tế do phải tiếp nhận bàn giao tổ chức và nhân sự từ hai ngành
trong phạm vi toàn quốc, BHXH Việt nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày
1/10/1995.Trong những năm qua hoạt động của BHXH Việt nam cũng đã đạt được
nhiều thành công. Trên con đường hoạt động của mình BHXH Việt nam đã gặp
không ít các khó khăn:
a) Khó khăn chung.
+ Bước sang thời kỳ đổi mới, khó khăn lớn nhất trong những năm đầu là sự
chuyển biến về nhận thức của người lao động, chủ sử dụng lao động về ý nghĩa và
tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế thị
trường, cơ chế mới dựa trên nguyên tắc có đóng BHXH mới được quyền hưởng


BHXH. Vì vậy triển khai các mặt công tác của cơ quan BHXH gặp rất nhiều khó
khăn, nhất là trong công tác thu BHXH, xét duyệt và chi trả ốm đau, thai sản.
Nguyên nhân chính của tình hình này là suốt một thời gian dài, các chế độ BHXH
ở nước ta được thực hiện trong cơ chế bao cấp, người lao động chỉ cần trong biên
chế Nhà nước là mặc nhiên được hưởng các quyền lợi BHXH mà không phải đóng
BHXH nếu có cũng chỉ đóng với một tỷ lệ rất thấp so với mức được hưởng.
+ Số lượng, trình độ chuyên môn của phần đa các cán bộ, nhân viên trong
ngành chưa đáp ứng được cho hoạt động BHXH trong thời kỳ mới. Với một số
lượng lớn công việc trong việc triển khai thu BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động
theo quy định của Luật, đảm bảo chi trả kịp thời, an toàn và đầy đủ cho gần hai
triệu đối tượng đang hưởng BHXH, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách
BHXH ... nhưng trong toàn ngành, thời gian đầu chỉ có 3000 người. Về chất lượng:
Phần lớn công chức, viên chức vào thời điểm này chưa được đào tạo cơ bản về
công tác tài chính, lao động, tiền lương và nhất là về lĩnh vực BHXH, do vậy
không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi triển khai thực hiện nhiệm vụ được
giao.
+ Trang thiết bị, trụ sở, phương tiện phục vụ cho hoạt động BHXH thời kỳ
đầu rất khó khăn. Hầu hết các trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, thành phố, quận
huyện đều phải đi thuê mượn hoặc nếu có cũng đã xuống cấp. Trang thiết bị như
bàn ghế, máy tính... mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với yêu cầu công việc.
+ Tình hình kinh tế của đất nước trong thời gian qua đã có những chuyển
biến nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài
chính năm 1998 của các nước trong khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhiều doanh nghiệp lớn trong
nước, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra diễn biến thời
tiết trong những năm qua có nhiều phức tạp, hạn hán, lũ lụt... đã gây thiệt hại nặng
nề về người và vật chất, là đình trệ sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng doanh
nghiệp không có khả năng đóng BHXH cho người lao động. Tình hình này gây
khó khăn cho việc thu nộp BHXH cho người lao động.
+ Công việc của ngành thường xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung do Chính

phủ, các Bộ chức năng đã ban hành một số chế độ, chính sách có liên quan trực
tiếp đến quyền lợi về BHXH của người lao động như quyết định số 812/QĐ- TTg
ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung đối tượng hưởng trợ cấp
mất sức dài hạn, trợ cấp thêm đối với hưu trí, người cô đơn không nơi nương tựa
và công nhân viên chức là công nhân chuyển ngành về hưu; Nghị định số
09/1998/NĐ - CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung chế độ
sinh hoạt phí đối với các cán bộ xã, phường, thị trấn; Nghị định số 93/1998/ NĐ -
CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều lệ
BHXH... Việc ban hành các văn bản trên đã làm phát sinh 2 vấn đề: Một là làm
tăng thêm một cách đáng kể khối lượng công việc mà cơ quan BHXH phải đảm
nhận ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, hai là: Việc hướng dẫn của các cơ quan
chức năng còn chậm, chưa đồng bộ, việc ban hành quá nhiều văn bản đã gây ra sự
chồng chéo ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện của cơ quan BHXH.
b) Khó khăn trong quản lý và sử dụng quỹ BHXH.
Theo quy định của Điều lệ BHXH, quỹ BHXH được hình thành và hạch
toán độc lập với ngân sách Nhà nước, điều đó cũng có nghĩa là quỹ BHXH phải tự
cân đối thu - chi. Nhưng trên thực tế khả năng này lại chưa thực hiện được vì lý do
sau:
+ Để đảm bảo cho quỹ BHXH tự cân đối thu- chi, bắt buộc mức hưởng chế
độ BHXH phải được định ra trên cơ sở mức đóng BHXH, hay nói cách khác mức
đóng và mức hưởng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ và nhất thiết phải đảm bảo
nguyên tắc mức hưởng phải thấp hơn mức hưởng khi đang làm việc, mức hưởng
phải thấp hơn mức đóng, còn thấp hơn đến mức nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện
kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Thực tế ở nước ta thời kỳ trước
năm 1994, người lao động hầu như không phải đóng BHXH nhưng vẫn được
hưởng đầy đủ quyền lợi về BHXH, ngay cả khi Điều lệ BHXH mới có hiệu lực thì
khoảng cách giữa mức hưởng và mức đóng vẫn có sự chênh lệch đáng kể (đóng
20%, hưởng tối đa 75%). Với tỷ lệ chênh lệch này, quỹ BHXH khó có thể tự cân
đối thu- chi nếu không có sự đóng góp và hỗ trợ thêm của Nhà nước.
+ Với nguyên tắc hoạt động tự cân đối thu- chi, quỹ BHXH phải thường

xuyên được bổ sung nguồn tài chính từ các hoạt động đầu tư tài chính của mình.
Hiện nay, quỹ BHXH thực hiện nhiệm vụ bảo toàn và tăng trưởng bằng cách cho
vay các nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi theo sự chỉ đạo của Chính phủ với mức lãi
suất cho vay thấp nên khó bảo toàn. Cho vay với mức lãi suất bình quân chỉ từ 6-
7%/ năm nhưng tỷ lệ lạm phát trong các năm qua vẫn còn ở mức trung bình
9%/năm. Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội không có khả năng bảo toàn nên chưa thể
nói đến khả năng tăng trưởng được.
+ Ngoài ra, với chủ trương chung là ngày càng giảm bớt sự phụ thuộc vào
ngân sách Nhà nước của quỹ bảo hiểm xã hội. Vì vậy nguồn thu từ người lao động
và người sử dụng lao động sẽ là nguồn thu chủ yếu. Tuy vậy, trên thực tế nhận
thức của người lao động về BHXH và ý thức chấp hành đóng BHXH của người sử
dụng lao động đều không cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Đây có lẽ là tồn tích từ thời bao cấp, khi mà người lao
động trong biên chế ngành nước được hưởng mọi chế độ, chính sách. Rất nhiều
người lao động đến nay vẫn còn chưa hiểu rĩ về công tác BHXH cả về tên gọi hệ
thống, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngành. Vì thế không hiểu, không biết
mình có trách nhiệm, quyền lợi gì khi tham gia BHXH. Lợi dụng sự yếu kém về
nhận thức của người lao động và kẻ hở pháp luật về BHXH, nhiều chủ sử dụng lao
động đã trốn tránh nhiệm vụ đóng BHXH bằng nhiều cách như chỉ ký hợp đồng
lao động theo mùa vụ, dưới 3 tháng, khai giảm số lao động, khai giảm mức lương...
+ Việc đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH phải theo quy định
của Chính phủ do đó rất khó khăn để có thể tìm ra biện pháp, lĩnh vực đầu tư có
hiệu quả hơn.
+ Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH còn
chưa chặt chẽ nên chưa kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong việc thực
hiện chính sách BHXH để đảm bảo thực hiện tốt hơn các chế độ chính sách
BHXH.
Để khắc phục và giải quyết tốt những khó khăn trên cần có các biện pháp
hợp lý và kịp thời.
2. Thuận lợi:

Trong quá trình hoạt động BHXH đã có những thuận lợi để thực hiện tốt
công tác của mình:
+ Với cơ chế mới, Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh
tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, số lượng lao động tham gia sản xuất
trong các thành phần kinh tế cũng tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để BHXH
Việt Nam mở rộng đối tượng và tăng thu BHXH.
+ BHXH Việt Nam được tiếp nhận và kế thừa những kinh nghiệm công tác
BHXH của đội ngũ công chức, viên chức từ hai ngành Lao độngTBXH và Tổng
liên đoàn lao động chuyển sang. Vì vậy, ngay từ những này đầu thành lập BHXH
Việt Nam đã có những kế hoạch thực hiện kịp thời nhiệm vụ của mình mà không
bị ách tắc hoặc gây ra những xáo trộn nào trong thời gian chuyển giao nhiệm vụ và
nhân sự.
+ Ngay từ những ngày đầu thành lập và trong quá trình hoạt động BHXH
Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền
từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là chỉ thị số 15/CP/TW ngày 26 /5 /1997
của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH. Sau khi có
chỉ thị, ở tất cả các địa phương, tỉnh uỷ, thành uỷ, UBND tỉnh, thành phố đã kịp
thời triển khai thực hiện. Vì vậy đã thúc đẩy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ
đảng và chính quyền địa phương, của các bộ, ngành và các tổ chức đoàn thể đối
với công tác BHXH nói chung và đối với hoạt động của cơ quan BHXH nói riêng.
+ Chính phủ đã có các buổi làm việc và ra các văn bản cụ thể để chỉ đạo đối
với hạot đông của BHXH Việt Nam đặc biệ là quyết định số 20/1998/QĐ - TTg
ngày 26/ 1/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính đối
với BHXH Việt Nam. Quyết định trên đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
cơ quan quản lý Nhà nước về mặt tài chính có liên quan đến quỹ BHXH. Ngoài ra
đã tạo điều kiện cho BHXH Việt Nam tập trung vốn đầu tư xây dựng các trụ sở
làm việc trên toàn quốc.
+ BHXH Việt Nam thường xuyên nhận được sự phối hợp và tạo điều kiện
thuận lợi trong hoạt động của Bộ LĐTBXH, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam,
Bộ Tài chính, Ban Tổ chức Chính phủ, Thanh tra Nhà nước, Viện kiểm sát nhân

dân, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ BHXH Việt Nam đã có quan hệ với nhiều tổ chức BHXH của các nước,
các tổ chức quốc tế trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để BHXH Việt nam
học hỏi các kinh nghiệm trong lĩnh vực BHXH để hoàn thiện hơn nữa hoạt động
BHXH ở Việt nam.
II. DỰ BÁO VỀ NHU CẦU BHXH Ở VIỆT NAM.
1. Dự báo về nhu cầu tham gia BHXH
Để duy trì sự tồn tại và phát triển, con người phát sinh nhiều loại nhu cầu
khác nhau. Khi thu nhập thấp, mức sống chưa cao thì thì nhu cầu cấp thiết là thoả
mãn điều kiện ăn, ở, mặc. Tất nhiên người ta cũng không thể không dành dụm một
phần thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi ốm đau và tuổi già. Khi sản xuất hàng
hoá phát triển, thu nhập được nâng lên, mức sống được nâng lên, lúc đó con người
phát sinh nhiều nhu cầu mới, đa dạng và phong phú hơn. Mức độ dành dụm đảm
bảo cuộc sống khi ốm đau, tai nạn và về già cũng tăng càng nhiều hơn, thường
xuyên hơn. Đó là nhu cầu về BHXH. Như vậy, nhu cầu về BHXH của người lao
động luôn luôn phát sinh gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Kinh tế,
xã hội càng phát triển thì nhu cầu về BHXH cũng ngày càng đa dạng và phong phú
hơn.
Do đặc điểm nhu cầu BHXH rất phong phú, đa dạng và đan xen lẫn nhau
nên việc dự báo nhu cầu BHXH rất khó khăn phức tạp. Theo kinh nghiệm để dự
báo được nhu cầu BHXH cần phải dựa trên các cơ sở sau đây:
Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu câu của bản thân người lao động và gia
đình. Nếu người lao động không đủ thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình họ
thì không thể nói đến nhu cầu BHXH. Vì vậy các chỉ tiêu để tính toán nhu cầu
BHXH bao gồm:
+ Thu nhập bình quân của người lao động hoặc của một hộ gia đình.
+ Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề, khu vực và tính ổn định của nó.
+ Chỉ tiêu bình quân của một người hoặc của một hộ gia đình.
+ Cơ cấu chi tiêu của từng ngành , khu vực và tính ổn định của nó.

+ Mức độ tích luỹ.
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên là căn cứ để dự báo nhu cầu BHXH. Nếu
thu nhập của một hộ gia đình bằng hoặc thấp hơn chi tiêu thì đương nhiên chưa có
nhu cầu về BHXH vì chưa có điều kiện tiết kiệm để tham gia BHXH. Đây là một
vấn đề vừa mạng tính lý luận vừa mang ý nghĩa thực tiễn đối với khu vực nông
nghiệp nước ta khi mà mức sống của người dân ở khu vực này còn thấp. Đây là
căn cứ có ý nghĩa quyết định để dự báo nhu cầu BHXH, làm cơ sở để mở rộng đối
tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế.
Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu BHXH của xã hội, bao gồm:
+ Thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc các chỉ
tiêu mạng tính bình quân đầu người.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.
+ Thu nhập ròng của các cơ sở kinh tế hằng năm.
+ Các chỉ tiêu liên quan khác.
Các chỉ tiêu này nhằm xác định mức độ tích lũy hằng năm của nền kinh tế
quốc dân và các cơ sở kinh tế. Nếu có tích lũy thì Nhà nước và các cơ sở kinh tế
(Chủ sử dụng lao động) mới có điều kiện đóng và trợ giúp cho quỹ BHXH. Từ đó
mới thực hiện mối quan hệ 3 bên: Nhà nước, Chủ sử dụng lao động và người lao
động tham gia BHXH, nhằm bảo đảm tính an toàn, ổn định của quỹ BHXH.
Dự báo số người tham gia BHXH: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong
việc bảo đảm an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ BHXH. Hầu hết các
nước trên thế giới đều quan tâm đến các giải pháp để tăng số lượng người đóng
BHXH. Ở Mã lai có 8,8 triệu lao động thì có 8 triệu người tham gia đóng bảo hiểm
xã hội, chiếm 90%; Mỹ có 95% số lao động tham gia đóng BHXH ... Đối với nước
ta, một nước có tốc độ phát triển dân số khá nhanh, mặc dù Nhà nước đã có những
chính sách, biện pháp hạn chế nhưng vẫn ở mức cao (năm 2000 là 2,1%). Theo
tính toán của các nhà nhân khẩu học, để tăng dân số từ 17 triệu người lên 34 triệu
người phải mất 34 năm nhưng để tăng dân số từ 30 triệu lên 60 triệu người thì thời
gian rút ngắn còn 25 năm... Đây vừa là hậu quả nặng nề đối với việc phát triển kinh
tế xã hội, nhưng lại là điều kiện tiềm năng rất lớn về nhu cầu BHXH. Hiện nay, ở

nước ta có khoảng hơn 45 triệu người lao động nhưng do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà không phải tất cả những người làm việc trong nền kinh tế quốc dân đều
tham gia BHXH. Ngoài số người là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với mục
tiêu hỗ trợ cho toàn dân trước những rủi ro, đảm bảo cuộc sống bình thường cho
mọi người dân và thực hiện công bằng xã hội cần phải tạo điều kiện thuận lợi và
thu hút ngày càng nhiều người lao động tham gia BHXH.
Trước mắt, do tính chất của việc làm, thu nhập và khả năng nắm bắt được
thông tin về những người làm việc trong các cơ sở kinh tế xã hội nên chỉ có thể thu
hút họ vào hình thức BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó do tầm quan trọng và ý nghĩa
xã hội, BHXH sẽ phải cân nhắc khả năng và cần phải thu hút người lao động tham
gia BHXH tự nguyện ở mức cao nhất có thể đạt được. Trên quan điểm đó, dự báo
số người có thể tham gia BHXH trong giai đoạn đến năm 2010 như sau:
Bảng 17: Dự báo số người tham gia BHXH
(2001 - 2010)
(Đơn vị tính: 1000 người)
Năm
Chỉ tiêu
2001 2005 2010
1. Dân số 82000 87000
2. Số người trong độ tuổi lao động 50650 55575
3. Số người tham gia BHXH bắt buộc 6500 9000
4. Số người tham gia BHXH tự nguyện 4400 8000
(Nguồn: Vụ BHXH)
Ở nước ta, lực lượng lao động rất đông năm 2000 khoảng 45 triệu người
nhưng số người tham gia BHXH đến hết năm 2000 mới có 3558 nghìn người tham
gia BHXH, chủ yếu là khu vực Nhà nước, số lao động ngoài quốc doanh mới chỉ
có 513 nghìn người. Như vậy số người chưa tham gia BHXH ở nước ta còn rất lớn
khoảng hơn 40 triệu người. Vì vậy, đối tượng tham gia BHXH cần phải được mở
rộng thì phần đóng góp của người lao động sẽ gồm:
+ Sự đóng góp của công chức Nhà nước.

+ Sự đóng góp của lực lượng vũ trang.
+ Sự đóng góp của người lao động trong các doanh nghiệp.
+ Sự đóng góp của nông dân và lao động nông thôn.
+ Sự đóng góp của lao động nước ngoài tại Việt Nam (nếu có).
Để dự báo được số lượng người tham gia BHXH trong một thời kỳ nào đó,
theo kinh nghiệm thường căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau:
+ Tốc độ phát triển dân số hàng năm, tỷ lệ chết hàng năm.
+ Tổng số lao động trong độ tuổi lao động, trong đó phân loại theo giới tính,
theo độ tuổi.
+ Tổng số lao động theo ngành, theo khu vực, theo thành phần kinh tế...
+ Tuổi thọ bình quân.
+ Thu nhập bình quân đầu người theo từng khu vực, ngành.
+ Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm.
...
Trên cơ sở dự báo được số người tham gia BHXH mới dự báo được nguồn
thu của quỹ BHXH, từ đó mới cân đối được thu chi quỹ BHXH.
2. Dự báo quỹ BHXH giai đoạn 2001 - 2010.
Trong giai đoạn này quỹ được sử dụng vào các mục đích sau đây:
* Chi cho các chế độ BHXH.
* Chi cho quản lý.
* Chi cho đầu tư.
* Chi khác.
Trong phần chi cho các chế độ BHXH, dự kiến mở rộng thêm chế độ thất
nghiệp. Dự báo đến 2010 BHXH Việt Nam dự kiến mức thu phí và chế độ hưởng
như sau: Người lao động đóng 6% (hiện hành 5%, thêm 1% cho chế độ thất nghiệp
và chi quản lý), chế độ hưởng là 70% mức lương đóng BHXH thất nghiệp trong
thời gian tối đa là 6 tháng.
2.1. Dự báo thu BHXH
- Căn cứ dự báo:
+ Số người dự báo tham gia BHXH giai đoạn 2001 đến 2010.

+ Mức lương làm căn cứ đóng BHXH bình quân 1 người của năm 1998, từ
năm 2000 trở đi tính bù giá voà lương (tính bình quân tỷ lệ trượt giá 5%/năm).
+ Tỷ lệ đóng BHXH: Chủ sử dụng lao động đóng 20%, người lao động đóng
6%.
Bảng 18: Dự báo thu BHXH
(2001 - 2010)
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2001 2005 2010
Thu BHXH bắt buộc
6.657.9
54
11.939.7
39
21.099.42
0
Thu BHXH tự nguyện (Cả đối tượng phường,
xã)
857.396
1.528.34
8
3.502.220
Tổng cộng
7.515.3
50
13.468.0
87
24.601.64
0

(Nguồn: Vụ BHXH )
2.2. Dự báo chi quỹ BHXH.
- Căn cứ dự báo:
+ Tổng số người dự kiến nghỉ hưu giai đoạn 2000-2010 do quỹ BHXH đảm
bảo.
+ Dự kiến mỗi năm số người về hưu khoảng 9 vạn người.
+ Lương hưu bình quân 1 người có cộng thêm tỷ lệ trượt giá (bình quân 5%/
năm).
+ Tỷ lệ chết bình quân/năm là 0,0032.
+ Chi cho ốm đau, thai sản là 4% tên tổng số lương làm căn cứ đóng BHXH.
+ Bảo hiểm y tế của số người nghỉ hưu tính 3% lương hưu có tính thêm trượt
giá.
+ Tiền mai táng phí, tuất 1 lần, tuất định suất tính thêm tỷ lệ trượt giá.

Bảng19: Dự báo chi quỹ BHXH
(2001-2010)
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 2001 2005 2010
1. Số người hưởng lương hưu
từ quỹ BHXH.
Người 640.000
1.090.000
2. Tổng số tiền dự kiến chi từ
quỹ BHXH , trong đó:
- Chi lương hưu
- Chi bảo hiểm y tế
- Chi ốm đau, thai sản, TNLĐ
và BNN.
- Chi tiền tuất.

- Chi quản lý bộ máy.
Triệu
đồng
-
-
-
-
-
1.748.07
0
981.267
28.344
406.427
46.983
285.049
6.112.43
4
3.391.17
2
101.735
1.836.88
2
243.922
538.723
12.320.64
8
7.371.279
221.138
3.246.064
498.102

984.065
(Nguồn: Vụ BHXH)
2.3. Cân đối thu- chi quỹ BHXH
Bảng 20: Cân đối thu- chi quỹ BHXH
( 2002- 2010).
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm Tổng thu BHXH Tổng chi BHXH Số dư
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
7.257.668
8.623.973
10.108.765
11.720.476
13.468.087
15.361.161
17.409.874
19.625.052
22.018.219
24.601.640
2.703.150
3.448.827
4.262.231

5.148.354
6.112.434
7.161.690
8.300.592
9.353.478
10.873.101
12.320.648
4.554.518
5.175.146
5.846.534
6.572.122
7.355.653
8.199.471
9.109.282
10.089.574
11.145.118
12.280.992
(Nguồn: Vụ BHXH )

×