TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC
I. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU:
1. Khái niệm:
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế.
Đó không phải là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan
hệ mua bán trong thương mại có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài nhằm thúc đẩy
sự phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước
nâng cao mức sống của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu là buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước ngoài
nhằm thu ngoại tệ ( theo nguyên tắc trong thương mại đó là lợi ích từ lợi thế so
sánh) nhằm tăng tích luỹ cho Ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh,
khai thác những ưu thế tiềm năng của đất nước. Đây là một trong những hình thức
kinh doanh quốc tế quan trọng nhất. Nó phản ánh quan hệ mua bán, trao đổi hàng
hoá vượt qua biên giới của một quốc gia và giữa thị trường nội địa và các khu chế
xuất. Các quốc gia khác nhau khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu phải tuân theo
những tập quán, pháp luật, thông lệ quốc tế cũng như của các địa phương. Hoạt
động xuất khẩu là hoạt động kinh tế quốc tế cơ bản đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới hoạt động xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, phản ánh mối quan hệ xã hội và sự phụ thuộc
lẫn nhau về kinh tế giưã những người sản xuất hang hoá riêng biệt ở mỗi quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu cũng chính là một trong những hoạt động kinh doanh quốc tế
đầu tiên của một doanh nghiệp và cũng là chiếc chìa khoá mở ra những con đường
thâm nhập và phát triển thị trường của một quốc gia trên thương trường quốc tế.
2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu:
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên
cơ sở dùng tiền tệ (là ngoại tệ đối với một nước hoặc cả hai nước) làm phương tiện
thanh toán. Công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu tương đối phức tạp vì hoạt động
xuất khẩu có thể thay đổi theo mỗi loại hình hàng hoá xuất khẩu. Nhưng nhìn
chung lại thì nội dung chính của hoạt động xuất khẩu bao gồm:
2.1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu:
Đây là một trong những nội dung ban đầu, cơ bản những cũng rất quan trọng
và cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý
định tham gia vào hoạt động xuất khẩu thì doanh nghiệp trước tiên là cần phải tìm
ra những mặt hàng chủ lực và tìm ra những mặt hàng thị trường cần. Qua đó doanh
nghiệp sẽ xác định mặt hàng nào mình cần kinh doanh.
2.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu:
Sau khi lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, tức là doanh nghiệp đã đi sâu
nghiên cứu về thị trường xuất khẩu của mặt hàng đó. Nhưng trên thực tế không
phải thị trường xuất khẩu nào cần là doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng được. Do
phải chịu nhiều ảnh hưởng về các yếu tố khách quan cũng như chủ quan, có khi cả
một thị trường rộng lớn doanh nghiệp chỉ cần chiếm lĩnh và phát huy hiệu quả ở
một khúc, hay một đoạn ngắn nào đó cũng có thể mang lại hiệu quả kinh doanh
cao.
2.3. Lựa chọn đối tác giao dịch:
Sau khi chọn được thị trường để xuất khẩu, việc lựa chọn đối tác giao dịch
phù hợp để tránh cho doanh nghiệp những phiền toái , mất mát, những rủi ro gặp
phải trong quá trình kinh doanh trên thị trường quốc tế, đồng thời có điều kiện thực
hiện thành công kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tác giao dịch chính, là
bạn hàng trực tiếp sẽ mua những mặt hàng của mình và cũng chính là thị trường
tiềm năng sau này của doanh nghiệp. Do vậy, đối tác giao dịch thích hợp sẽ tạo cho
doanh nghiệp độ tin tưởng cao và từng bước nâng cao uy tín trong quan hệ làm ăn
của doanh nghiệp.
2.4. Lựa chọn phương thức giao dịch
Phương thức giao dịch là cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện
mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường. Những phương thức
này qui định những thủ tục cần thiết để tiến hành các điều kiện giao dịch, các thao
tác cũng như các chứng từ cần thiết trong quan hệ kinh doanh. có rất nhiều các
phương thức giao dịch khác nhau như : Giao dịch thông thường, giao dịch qua
khâu trung gian, giao dịch tại hội chợ triểm lãm, giao dịch tại sở giao dịch hàng
hoá, gia công quốc tế, đấu thầu và đấu giá quốc tế. Tuy nhiên hiện nay phổ biến là
giao dịch thông thường, đó là hình thức giao dịch mà người mua và người bán bàn
bạc, thoả thuận trực tiếp hoặc thông qua thư từ, điện tín về hàng hoá, giá cả, và các
điều kiện giao dịch khách hàng.
2.5. Đàm phán ký kết hợp đồng:
Đàm phán ký kết hợp đồng là một trong những khâu quan trọng của hoạt
động xuất khẩu. Nó quyết định đến khả năng bán hàng, giao hàng và những công
đoạn trước đó và sau mà doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm. Việc đàm phán ký kết
hợp đồng dựa trên cơ sở, những nguyên tắc cơ bản là: căn cứ vào nhu cầu của thị
trường, chất lượng của sản phẩm, vào đối tác, đối thủ cạnh tranh và vào khả năng
của doanh nghiệp cũng như mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp và vào vị thế,
mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những nguyên tắc
này, sự thành công của việc đàm phán, ký kết hợp đồng còn phụ thuộc rất lớn vào
nghệ thuật đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp.
2.6. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê:
Sau khi đã ký kết hợp đồng, các bên sẽ thực hiện các điều kiện đã cam kết
trong hợp đồng. Với tư cách là nhà xuất khẩu, doạnh nghiệp phải thực hiện các
công việc trong quá trình thực hiện hợp đồng như sau:
Giục mở L/C và kiểm tra
Xin giấy phép XNK
Chuẩn bị hàng XK
uỷ thác thuê tàu
Kiểm định hàng hoá
Mua bảo hiểm HH(Nc)
Làm thủ tục HQ
Giao hàng lên tàu
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết tranh chấp(Nc)
Sau khi hoàn tất một hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần phải thường
xuyên liên lạc và gặp gỡ bạn hàng, thông qua đó tạo ra những mối quan hệ mật
thiết giữa doanh nghiệp với bạn hàng, giúp cho việc thực hiện các hợp đồng sau
này được thuận lợi hơn.
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU:
1. Các nhân tố của môi trường vĩ mô
1.1. Các nhân tố pháp luật
Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những bộ luật khác nhau và đặc điểm tính
chất của hệ thống pháp luật từng nước lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển
kinh tế, văn hoá cũng như truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc riêng của từng
nước. Các yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế,
xã hội đang tồn tại và phát triển trong nước đó. Đối với hoạt động xuất khẩu nói
riêng nhân tố pháp luật cũng tác động mạnh mẽ đến các mặt sau:
- Các qui định về thuế, giá cả, chủng loại, khối lượng của từng mặt hàng.
- Các qui định về qui chế sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi.
- Các qui định về giao dịch hợp đồng, bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu.
- Các qui định về cạnh tranh độc quyền.
- Các qui định về tự do mậu dịch, hay xây dựng nên các hàng rào thuế quan
chặt chẽ.
- Các qui định về chất lượng, về quảng cáo, vệ sinh môi trường, các tiêu
chuẩn về sức khoẻ.
1.2. Các yếu tố văn hoá, xã hội :
Các yếu tố này tạo nên các hình thức khác nhau của nhu cầu thị trường đồng
thời nó cũng là nền tảng của thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng hay
nói cách khác nó chính là nhân tố quyết định đến đặc điểm của nhu cầu, qua đó thể
hiện trình độ văn hoá, đặc điểm trong tiêu dùng và phong tục tập quán trong tiêu
dùng (hoạt động xuất khẩu chịu sự ảnh hưởng của nhân tố này là ở những lý do mà
người tiêu dùng có chấp nhận hàng hoá đó hay không).
1.3. Các yếu tố về kinh tế:
Các yếu tố về kinh tế sẽ là nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động xuất
khẩu, trên bình diện môi trường vĩ mô .Các nhân tố này là chính sách kinh tế, các
hiệp định ngoại giao, sự can thiệp thay đổi về tỷ giá giữa các đồng tiền cũng sẽ làm
cho hoạt động xuất khẩu thuận lợi hay khó khăn hơn.