Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.6 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (tên gọi tắt là Vietcombank) được thành
lập theo quyết định số 115/CP ngày 30/12/1962 của Hội đồng chính phủ trên cơ sở
tách ra từ Cục quản lý ngoại hối Ngân hàng NN (nay là Ngân hàng Nhà nước).
Được chính thức thành lập vào ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam là một trong hai Ngân hàng lâu đời nhất trong hệ thống NHTM ở Việt Nam.
SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (SGD Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam) được thành lập từ ngày 25/03/1991 theo quyết định 34/TCCB của Tổng
giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức hoạt động ngày
01/04/1991. Điều hành SGD là một Ban giám đốc, đứng đầu là Giám đốc SGD,
đồng thời là một trong những Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Theo quyết định thành lập, SGD sẽ hoạt động với chức năng là một bộ
phận trực tiếp kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ đầu mối với các SGD trong
toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sau khi toà nhà Vietcombank
được xây dựng, trụ sở SGD đã được đặt ngay tại Hội sở chính của Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội từ 20/12/2007, đến tháng
1/2008, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được chuyển về tòa nhà số 31-33
Ngô Quyền, Hòan Kiếm, Hà nội
Để tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, Hội đồng quản trị
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã quyết định tiến hành tách riêng hoạt động
của SGD với hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương NN theo Quyết định thành
lập SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT ngày
28/12/2006 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2007
là năm đầu tiên SGD chính thức trở thành một SGD cấp 1 trong hệ thống Ngân
hàng Ngoại thương với mục tiêu thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân
hàng đa năng.
Sự ra đời của SGD đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Ngân


hàng Ngoại thương theo cơ chế thị trường. Hoạt động của SGD là nơi thể hiện rõ
nhất kết quả thực thi các chính sách của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Đồng thời SGD, với vai trò của mình cũng góp phần quan trọng trong
việc tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhờ
đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Trong phần lớn số lượng cán bộ nhân viên của SGD Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Với
đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân
lực của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được đánh giá cao và sẽ là
một trong những tiền đề cho sự phát triển của SGD trong tương lai.
Trong những năm qua, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với định
hướng không ngừng đổi mới và phát triển đã khẳng định được vị trí của mình trong
hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đã tạo ra được uy tín và niềm tin đối
với khách hàng. Hiện nay, SGD là một trong những SGD hàng đầu của hệ thống
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của tổ chức kinh tế và dân cư
với các sản phẩm tiền giử tiết kiệm, tiền gửi thanh toán với các loại kỳ hạn khác
nhau, tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ…
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và
dân cư khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
- Tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác, đầu từ của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phiếu theo pháp luật hiện hành.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn
từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Bên cạnh hoạt động cho vay, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

cũng tham gia bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, bảo lãnh thanh toán hoặc bảo lãnh tiền
ứng trước…
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
Các bộ phận trong SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoạt động trong
mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Đại hội cổ đông mà đại diện là hội đồng quản trị là
những người nắm quyền sở hữu đối với ngân hàng theo mức độ tỷ lệ vốn góp. Là
bộ phận có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát triển của ngân hàng,
trực tiếp bầu ra Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát là những cơ
quan quản lý giám sát các hoạt động của ngân hàng, giúp SGD Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam có những thành công lớn trên con đường phát triển.
Hội sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch là những đơn vị trực tiếp tiến
hành các hoạt động kinh doanh, huy động và cho vay, trao đổi và mua bán ngoại tệ,
cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau. Bên cạnh đó ngân hàng còn
có nguồn thu nhờ tham gia các hoạt động đầu tư khác như đầu tư cổ phiếu, đầu tư
vào bất động sản, mua công trái, góp vốn liên doanh… Sau khi phân bổ chi phí,
khoản lợi nhuận chưa phân phối sẽ được chia cho các cổ đông và một phần giữ lại
để bổ sung vốn điều lệ.
Các bộ phận của SGD có mối liên hệ cả trong hoạt động lẫn trong phân phối
thu nhập, sự phát triển của bộ phận không chỉ là tăng thêm thu nhập cho chính họ
mà là đòn bẩy cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn và tăng doanh thu, lợi
nhuận của cả hệ thống.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam.
Sau khi tách ra hoạt động độc lập, Sở giao dịch đã nhanh chóng ổn định mô
hình tổ chức, bắt nhịp nhanh với hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống
NHNTVN( Vietcombank). Hoạt động tín dụng của SGD có những thay đổi tích
cực dư nợ đã đạt được 3.612,01 tỷ, hoàn thành kế hoạch do Vietcombank Trung
ương( TW) giao. Số dư bảo lãnh của SGD ước đạt 1.535,82 tỷ VNĐ, hoàn thành
104% kế hoạch VCB- TW giao và các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ thanh toán, tài trợ

thương mại, thẻ…vẫn duy trì ổn định và tiếp tục phát triển.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng
Bảng 1: Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại SDG NHNTVN
(2005-2007)
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tổng nguồn
vốn
4933 7044,3 11241 2111,3 42,8 4196,7 59,57
2. Dư nợ
3898 4442,55 6181,59 544,55 13,96 1739,04 39,14
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD - NHNTnăm 2005- 2007)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động được tăng nhanh qua các năm.
Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 4.933 tỷ đồng, tăng 42%
so với năm 2004 và đạt 120% kế hoạch năm. Năm 2006, huy động vốn của ngân
hàng đạt 7.044,3 tỷ đồng tăng 2111,3 tỷ đồng ứng với tăng 42,8% so với năm
2005. Năm 2007 đạt 11241 tỷ đồng tăng 4196,7 tỷ đồng tăng 59,57% so với đầu
năm, bằng 122,18% kế hoạch năm, trong đó lượng vốn huy động từ dân cư tăng
khá, đạt 5.567,84 tỷ, tăng 97,1% so với đầu năm. Mức huy động vốn từ dân cư
tăng là nhờ sự thành công của chương trình tiết kiệm dự thưởng “ Du xuân cùng
VCB” với tổng số vốn hy động là hơn 700 tỷ, đạt hơn 200% kế hoạch đề ra. Lượng

vốn huy động từ dân cư tăng nhanh cho thấy uy tín cuả SGD đối với người gửi tiền
ngày càng được củng cố. Tuy nhiên việc tăng nhanh nguồn vốn huy động từ thị
trường liên ngân hàng cũng có những mặt hạn chế là làm tăng rủi ro thanh khoản,
tăng chi phí huy động vốn và giảm tỷ lệ lợi nhuận.
Trong hoạt động tín dụng của mình, SGD luôn chú trọng trong việc cho vay
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng theo chiến lược đề ra. Với những
biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng, đổi
mới qui trình nghiệp vụ, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh, hoạt động
tín dụng tại SGD trong những năm qua có bước tăng trưởng đáng kể. Dư nợ năm
sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng khá. Tổng dư nợ cho vay của ngân
hàng đến 31/ 12/ 2005 là 3.898 tỷ đồng. Trong năm 2006 ngân hàng chủ trương
nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại hang mục nợ vay, tăng cường các khoản
tín dụng có tài sản bảo đảm, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
cho vay tiêu dùng, nâng tổng dư nợ năm 2006 lên 4.442,55 tỷ đồng. Chất lượng tín
dụng được nâng lên đáng kể, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro, ngân
hàng đã hạn chế được nhiều khoản nợ quá hạn mới phát sinh.
Năm 2007 tổng dư nợ đạt 6.181,59 tỷ đồng, tăng 39,14% so với năm 2006.
Trong năm SGD tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay,
thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước. Đến 31/ 12/ 2007
tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 là 6,85% tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 3,4,5 là 2,85%. Tỷ
lệ nợ quá hạn đã phản ánh sát thực hơn nợ quá hạn của ngân hàng.
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNTVN (2005-2007)
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2005
Năm
2006

Năm
2007
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Sổ tiền %
1.Tổng thu
397,22 571,65 1066,7 174,1 43,92 495,05 86,6
2.Tổng chi
291,83 423,58 825,3 131,75 45,14 401,72 94,8
3.Lợi nhuận
105,39 148,07 241,4 42,68 40,49 93,33 63,03
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD - NHNTnăm 2005-2007)
Tổng doanh thu năm 2007 (không tính thu lãi vốn điều chuyển) của Ngân
hàng Ngoại thương đạt 1.066,7 tỷ đồng, tăng 86,6% so với cùng kỳ năm 2006.
Tổng chi phí cũng tăng lên hàng năm cụ thể: Năm 2005 là 291,83 tỷ đồng,
năm 2006 tăng 131,75 tỷ đồng tương úng với tỷ lệ tăng 45,14 % so với năm 2005,
năm 2007 là 825,3 tỷ đồng tăng 94,8 % so với năm 2006.
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 241,4 tỷ đồng tăng 63,03% so với cùng
kỳ năm trước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, trích lập đủ các quỹ dự phòng
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
2.2.1. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.
2.2.1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam .
"Quy trình nghiệp vụ Tín dụng khách hàng cá nhân" do Tổng giám đốc
Ngân hàng Ngoại thương ban hành ngày 31/12/2001 quy định về quy trình xử lý

×