Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY TỐC ĐỘ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.55 KB, 21 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY TỐC ĐỘ TIÊU
THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất quan trọng quyết định
sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Đây là
một vấn đề phải thực hiện trong dài hạn và luôn phải được chú ý duy trì và thúc
đẩy. Với mỗi công ty, tuỳ vào đặc điểm kinh tế-kỹ thuật, khả năng tài chính, nhân
sự...đều có những biện pháp phù hợp nhằm làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Qua thời gian thực tập ở công ty, thấy được những thành tích cũng như
những tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm, em xin mạnh dạn trình bày một số
biện pháp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau:
1.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường.
1.1.Thực chất
Với mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị
trường luôn phải tuân thủ theo phương trâm: sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ
nhu cầu thị trường .Nói cách khác, doanh nghiệp chỉ sản xuất những gì mà thị
trường cần. Mà để biết được thị trường cần cái gì thì chỉ thông qua công tác nghiên
cứu và dự báo thị trường mới xác định được. Thực chất của công tác nghiên cứu và
dự báo thị trường là phải trả lời các câu hỏi: thị trường đang cần loại sản phẩm
nào? đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó ra sao? Dung lương thị trường về sản phẩm
đó như thế nào? Ai là người tiêu dùng sản phẩm đó. Công tác nghiên cứu thị
trường được tổ chức có hiệu quả thì sẽ mang lại những tác dụng to lớn đối với
doanh nghiệp:
-Doanh nghiệp sẽ xác định được loại sản phẩm, số lương sản phẩm cần phải
sản xuất, thời điểm sản xuất và cung ứng. Từ đó xây dựng được kế hoạch sản xuất
xác thực hiệu quả.
-Từ kế hoạch sản xuất hợp lý đó, doanh nghiệp sẽ tổ chức điều độ một cách
hợp lý, tiết kiệm được nguồn lực, khai thác tốt nhất năng lực sản xuất của doanh
nghiệp.
1.2Nội dung biên pháp
Theo như ý kiến bản thân em công ty nên tổ chức bộ phận chuyên trách làm
công tác nghiên cứu thị trường. Bộ phận này sẽ trực thuộc phòng kinh doanh-xuất


nhập khẩu, là phòng chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cơ cấu của
bộ phận này như sau:
+ Một cán bộ có nhiệm vụ phụ trách chung do phó phòng kinh doanh đảm
nhận vì phó phòng kinh doanh là người có liên hệ trực tiếp giữa công tác tiêu thụ
và điều độ sản xuất.
+ Một cán bộ thường trực có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý các thông
tin làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. sản xuất
+ Hai cán bộ có nhiệm vụ trực tiếp thu thập các thông tín về thị trường đây
là những người trực tiếp giao dịch với những khách hàng của doanh nghiệp, với
thị trường...
Chức năng của bộ phận này được xác định như sau:
+ Xác định nhu cầu của thị trường về sản phẩm của công ty bao gồm các yếu
tố số lượng, chất lượng, mẫu mã... Từ đó sẽ lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh
phù hợp.
+ Thu thập các thông tin phản hồi của khách hàng một cách thường xuyên
về sản phẩm của công ty để có sự điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho
thích hợp.
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty về các mặt chính sách sản phẩm,
chính sách giá bán, chính sách xúc tiến bán để công ty có được các biện pháp ứng
xử kịp thời.
Để cụ thể hoá các chức năng này công ty phải thực hiên các nội dung sau:
-Xác định phương pháp nghiên cứu thị trường thích hợp: với đặc điểm sản
phẩm là tư liệu sản xuất, khách hàng những doanh nghiệp, những cơ sở sản xuất
chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng. Công ty nên lựa chọn phương pháp
nghiên cứu gián tiếp (phương pháp bàn giấy), tức là sử dụng các số liệu thống kê
tự có của công ty (các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh hàng năm, các báo cáo
tài chính) cùng các dữ liệu thu thập được trong ngành như các báo cáo tại các hội
nghị của tổng công ty , của Bộ...làm cơ sở dữ liệu để phân tích. Về công cụ phân
tích, có thể sử dụng các công cụ toán học, thống kê (phân tích theo mua vụ, phân
tích hồi quy tương quan) hay có thể sử dụng phần mềm Microfit (kinh tế lượng).

Có thể lấy một ví dụ cho việc dự báo nhu cầu tiêu thụ vải bạt hàng tháng của
năm 2002 vì đây là loại sản phẩm tiêu thụ có tính chất mùa vụ. Việc phân tích căn
cứ vào số liệu tiêu thụ của năm 2000 và 2001 và kế hoạch sản lượng tiêu thụ năm
2002, giả sử là 1.500 nghìn m
Biểu 14: Dự báo nhu cầu tiêu thụ vải các tháng năm 2002
Đơn vị:1000 m
Tháng
Tiêu thụ
Nhu cầu
trung bình
tháng theo
thời vụ
Nhu cầu
trung bình
tháng giản
đơn
Chỉ số
mùa vụ
Dự báo năm
2002
2000 2001
1 138 105 121.5 131.2 0.9261 115.8
2 113 100 106.5 131.2 0.8117 101.5
3 88 94 91 131.2 0.6936 86.7
4 74 93 83.5 131.2 0.6364 79.6
5 70 88 79 131.2 0.6021 75.3
6 152 102 127 131.2 0.968 121
7 160 109 134.5 131.2 1.0252 128.2
8 175 120 147.5 131.2 1.1242 140.5
9 188 129 158.5 131.2 1.2081 151

10 195 146 170.5 131.2 1.2995 162.4
11 215 156 185.5 131.2 1.4139 176.7
12 203 136 169.5 131.2 1.2919 161.5
Tổng nhu cầu trung bình 1574.5
Trong đó:
Nhu cầu tháng Nhu cầu tháng
Nhu cầu trung theo năm 2000 + theo năm 2001
bình tháng theo =
thời vụ 2

Nhu cầu trung Tổng nhu cầu bình quân tháng 1.574
bình tháng giản = = = 131,2
đơn 12 12

Nhu cầu bình quân tháng theo thời vụ
Chỉ số mùa vụ =
Nhu cầu bình quân tháng giản đơn

Dự báo 1.500
Nhu cầu tháng = × Chỉ số mùa vụ
Năm 2002 12

- Công ty cần tổ chức một trung tâm thông tin chuyên tập hợp, phân tích, xử
lý các dữ liệu thu thập được của công tác nghiên cứu thị trường. Hiện nay các
phương tiện thông tin rất phát triển, công ty có thể sử dụng mạng máy tính để thu
thập thông tin. Mọi thông tin thu thập được xử lý bằng các phần mềm chuyên
dụng. Trung tâm thông tin này có thể đặt tại phòng văn thư và phải thường xuyên
có cán bộ của bộ phận nghiên cứu thị trường kiểm tra giám sát.
- Công ty nên định kỳ tổ chức các hội nghị khách hàng, lắng nghe các ý kiến
đóng góp về sản phẩm của công ty, qua đó sẽ biết những ưu khuyết điểm để phát

huy hoặc khắc phục. Để có được thông tin thường xuyên hơn, công ty nên xây
dựng các kênh thông tin với các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống như
công ty giầy Thượng Đình. Thụy Khuê, Thăng Long, công ty Cao su Sao vàng...
Ngoài ra công ty cần tham gia các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp được tổ
chức hàng năm. đây là dịp để công ty giới thiệu sản phẩm của mình đến khách
hàng đồng thời thu nhận được nhiều thông tin quan trọng về thị trường, về đối thủ
cạnh tranh.
Lượng chi phí tiết kiệm nhờ giảm hàng = tồn kho
(
Sản phẩm Tồn kho
-
Lượng dự trữ cần thiết
Giá thành đơn vịsản phẩm
)
Tỷ lệchi phílưu kho
1.3.Hiệu quả và điều kiện thực hiện.
1.3.1. Hiệu quả
- Qua công tác nghiên cứu thị trường, công ty sẽ biết chính xác các sản phẩm
của mình đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm để có những ứng
phó thích hợp. Với những sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái thì công ty dừng lại
không sản xuất vì sản xuất sẽ không tiêu thụ được. Như một số loại vải bạt, với
khách hàng là các công ty giầy có yêu cầu chất lượng nguyên liệu ngày càng cao
nên chúng không đáp ứng được các đòi hỏi đó. Đồng thời công ty có thể chớp
được nhiều cơ hội kinh doanh đối với những sản phẩm mới có trên thị trường.
- Nghiên cứu và dự báo thị trường một cách chính xác sẽ giúp công ty xây
dựng được kế hoạch sản xuất phù hợp với thực tế, tránh lãng phí các nguồn lực,
giảm hàng tồn kho... Cụ thể hơn, khi công ty xác định được chính xác các nguồn
lực cần phải có để sản xuất, công ty có thể huy động vừa đủ năng lực của máy móc
thiết bị, phần còn lại công ty có thể cho các doanh nghiệp sản xuất khác thuê, công
ty sẽ có thêm một khoản thu nhập. Hơn nữa khi xác định được một cách xác thực

nhu cầu thị trường để lên kế hoạch sản xuất, công ty sẽ giảm dược hàng tồn kho và
do đó sẽ tiết kiệm được chi phí lưu kho. Hiện nay với sản phẩm tồn kho, chí phí
lưu kho chiếm khoảng 3-4% giá thành. Có thể tính toán khoản tiền tiết kiệm từ
việc giảm chi phí lưu kho năm 2001 của hai laọi sản phẩm có tỷ trọng lớn trong cơ
cấu sản phẩm là vải các loại và vải mành:
Sản phẩm Tồn kho Dự trữ cần thiết Giá thành Tỷ lệ phí lưu kho
Vải các loại 218.600 60.000 10.500 3,5%
Vải mành 18.500 5.000 51.000 3%
♦ Cho sản phẩm vải các loại:
(218.600 - 60.000) × 10.500 × 3,5% = 58.280.000 đ
♦ Cho sản phẩm vải mành:
(18.500 - 5.000) × 51.000 × 3% = 20.655.000 đ
Vậy chỉ tính riêng khoản tiết kiệm nhờ giảm lượng hàng tồn kho của công ty
là gần 80 triệu
1.3.2. Điều kiện thực hiện
-Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác nghiên cứu thị trường về
các mặt: các kiến thức về thống kê, kinh tế lượng, hệ thống thông tin; nâng cao các
nghiệp vụ về Marketing, thị trường.
-Phải có một khoản tài chính nhất định để thực hiện gồm các khoản chi phí
mua sắm trang thiết bị, chi phí đào tạo, chi phí cho việc thu thập phân tích, nghiên
cứu dữ liệu
2.Đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm
2.1.Thực chất
Đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng một cách hợp lý danh mục sản
phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện của môi
trường kinh doanh nhằm tạo ra một cơ cấu sản phẩm tối ưu đem lại hiệu quả kinh
doanh cao. Việc mở rộng danh mục sản phẩm được thực hiện theo hai hướng. Thứ
nhất đa dạng hoá dựa trên những sản phẩm đã có, thực hiện cải tiến, tăng các chức
năng của sản phẩm hay còn gọi là đa dạng hoá sản phẩm theo chiều sâu. Thứ hai,
mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách đưa thêm vào các sản phẩm mới có đặc

điểm kinh tế-kỹ thuật khác với các sản phẩm cũ hay còn gọi là đa dạng hoá sản
phẩm theo chiều rộng.
2.2.Nội dung biện pháp.
Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm của công ty cần phải xuất phát từ tình
hình thực tế của thị trường, những thông tin về thị trường sẽ được bộ phận nghiên
cứu thị trường cung cấp một cách chính xác.
Hiện nay công ty nên thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo cả hai hướng, cụ
thể như sau:
-Với sản phẩm vải bạt, đây là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho ngành sản
xuất giầy vải. Hiện nay công ty đang có nhiều bạn hàng lớn trong lĩnh vực này như
công ty giầy Thụy Khuê, Thượng Đình, Thăng Long. Theo các kết quả dự báo kinh
tế, ngành da giầy sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong tương lai, dự kiến đến năm
2005, sản lượng da giầy đạt 500 triệu đôi trong đó xuất khẩu 450 triệu đôi; năm
2010 sản lượng là 650 triệu đôi, trong đó xuất khẩu 550 triệu đôi (thời báo kinh tế
Việt Nam số 95 năm 2000). Vì vậy nhu cầu về vải bạt vẫn còn cao, nhưng vấn đề
là khách hàng yêu cầu về sản phẩm đó như thế nào. Vì giầy vải sản xuất để xuất
khẩu nên yêu cầu chất lượng cao mẫu mã đa dạng dẫn đến nguyên vật liệu phải đa
dạng, chất lượng tốt. Công ty là nhà cung cấp lớn nguyên liệu sản xuất cho các
công ty giầy, vì vậy đây là cơ hội tốt cho công ty trong thời gian tới. Công ty cần
thực hiên đa dạng hoá theo chiều sâu theo hướng sau:
+ Tập trung phát triển các laọi vải bạt 3418, 34230 với các màu sắc đa dạng hơn
phục vụ cho các công ty giầy sản xuất giầy vải xuất khẩu sang Mỹ, là thị trường
đòi hỏi nhiều về kiểu dáng, hình thức thay vì độ dày của vải để giữ ấm và khí hậu ở
đây ít giá rét.
+ Để phục vụ cho các công ty sản xuất giầy xuất khẩu sang thị trường Tây Âu
công ty nên tập trung vào việc cải tiến , mở rộng danh mục các loại vải bạt
39392,39395 với hệ số sợi cao hơnlàm tăng khả năng giữ nhiệt và độ bền
-Ngoài việc thực hiện đa dạng hoá theo chiều sâu đối với loại sản phẩm vải bạt,
công ty cũng cần tiếp tục thực hiện chính sách đa dạng hoá theo chiều rộng như
trước đây đã làm với sản phẩm vải mành, sản phẩm may vì nhu cầu thị trường

biến đổi thường xuyên. Hướng đa dạng hoá sản phẩm theo chiều rộng của công ty
trong thời gian tới là đưa thêm sản phẩm vải địa kỹ thuật (vải không dệt) vào danh
mục sản phẩm. Vải địa kỹ thuật là loại vải sử dụng để lót nền trước kkhi thi công
các công trình xây dựng lên trên, mục đích là giảm tiêu hao nguyên vật liệu, tránh
sự pha tạp của đất nền đặc biệt là việc thi công các công trình thủy lợi. Hiên nay
công nghiệp xây dựng nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhu cầu về loại sản
phẩm này chưa được đáp ứng. Công ty cần phải nhanh chóng thực hiện đầu tư dây
chuyền mới này để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trước khi các đối thủ khác
xâm nhập.
2.3. Hiệu quả và điều kiện thực hiện
2.3.1. Hiệu quả
Đa dạng hoá sản phẩm là một chính sách quan trọng mà hầu hết các doanh
nghiệp đều thực hiện. Đối với công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội thì hiệu quả của
chính sách này thể hiện ở các điểm sau:
-Thực hiên đa dạng hoá sản phẩm giúp công ty phân tán được rủi ro trong
kinh doanh, sản phẩm này hỗ trợ sản phẩm kia nhưng điều quan trọng hơn là từ
quá trình này công ty sẽ rút ra được loại sản phẩm chuyên môn hoá trong tương lai.
Có thể nói từ việc thực hiện đa dạng hoá với sản phẩm vải mành và sản phẩm
may, qua quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm vải mành PA đã khẳng định
được vị trí của nó và công ty cần phải tập trung nguồn lực cho việc hoàn thiện sản
phẩm này như một sản phẩm chuyên môn hóa trong tương lai. Thực hiện đa dạng
hoá sản phẩm giúp công ty đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường vốn có rất nhiều
đòi hỏi. Với sản phẩm vải bạt công ty có thể đáp ứng cho tất cả các chủng loại sản
phẩm giầy vải, quần áo bảo hộ, lều bạt phục vụ quân đội. Nhờ đó mà các doanh
nghiệp sản xuất biết đến công ty nhiều hơn với tư cách như là một doanh nghiệp
có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về vải công nghiệp.
Về mặt định lượng, có thể tính hiệu quả của việc đầu tư dây chuyền vải địa
kỹ thuật, thực hiên đa dạng hoá sản phẩm theo chiều rộng. Việc tính toán dựa trên
các số liệu sau:

×