Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY MAY 19-5 BỘ NỘI VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.78 KB, 18 trang )

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHAI THÁC MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CÔNG TY MAY 19-5 BỘ NỘI VỤ
Trong điều kiện phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu của xã hội ngày
càng tăng khi đời sống nhân dân được nâng cao. Nhu cầu về hàng may mặc ở nước
ta và trên thế giới ngày càng gia tăng. Để thực hiện được mục tiêu của ngành dệt
may Việt Nam đến 2010 và xây dựng triển khai thực hiện theo những hướng sau :
- Tham gia một cách tích cực với vai trò là động lực và nòng cốt sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển sản xuất với nhịp độ cao, đảm bảo đáp
ứng yêu cầu của xã hội.
- Chuyển mạnh từ một nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản
xuất. Nâng dần tỷ trọng xuất khẩu FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm dệt may, da giầy, phấn đấu đầu năm 2002 đạt 70%.
- Phát triển ngành công nghiệp toàn diện, đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đi thẳng vào hiện đại, hạn chế
nhập khẩu những thiết bị đã qua sử dụng nhưng công nghệ tiên tiến chấm dứt nhập
khẩu công nghệ lạc hậu mặc dù thiết bị mới.
- Đẩy mạnh, đa dạng hoá mặt hàng về mở rộng thị trường tăng nhanh tỷ lệ
xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, hạn chế và tiến tới không xuất khẩu nguyên
liệu thô, kế các loại nguyên liệu ta có dự trữ lớn.
- Bộ công nghiệp đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành dệt may đến năm
2002 đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD và năm 2010 đạt 5 tỷ USD. Đó là chỉ thị
quan trọng mà ngành may đang giành nỗ lực thực hiện để tới năm 2002 có thể xuất
khẩu hàng tỷ USD sản phẩm may, đồng thời đáp ứng 60-70% nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
Đứng trước tình hình đó, Công ty may 19/5 không còn cách nào khác là tiếp
tục chiến lược đa dạng hoá kinh doanh của mình, đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm ngày một đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chiếm lĩnh thị phần ngày càng
lớn của thị trường hàng dệt may trong tương lai. Muốn thực hiện được điều đó,
Công ty cần áp dụng một số biện pháp hữu hiệu sau đây nhằm khai thác tốt và mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
1. Tăng cường và hoàn thiện các biện pháp nghiên cứu nhu cầu thị


trường.
Trong những năm công tác nghiên cứu thị trường của Công ty mặc dù đã thu
được một số thành công nhất định, song xét trên bình diện chung nhất thì công tác
này vãn chưa đạt được hiệu quả cao. Hệ thống Marketing của Công ty hoạt động
còn rất yếu kém.
Để có thể mở rộng và khai thác phát triển thị trường thì Công ty phải khắc
phục nhược điểm này của mình. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty mới
chỉ dừng lại ở chỗ dựa trên các mối quan hệ bạn hàng, uy tín cũng như danh tiếng
của Công ty, vẫn chưa thành lập được một tổ chuyên nghiên cứu nhu cầu thị
trường. Các biện pháp áp dụng chủ yếu là dựa vào số liệu thống kê, tình hình thực
tế đã tiêu thụ của năm trước so với tốc độ tăng tiêu dùng bình quân hàng năm để
xây dựng kinh doanh sản xuất với biện pháp này sẽ không khai thác được thế mạnh
của Công ty, không khai thác hết được nhu cầu của thị trường.
Nói chung các phương pháp, biện pháp mang tính chất truyền thống vẫn
phát huy hiệu quả trong thời điểm hiện tại. Song trong tương lai Công ty phai xác
định mình đang đứng trước vận hội mới nhưng đầy thách thức, nhu cầu về hàng dệt
may sẽ tăng mạnh kéo theo sự đa dạng về chủng loại, phức tạp về cơ cấu, to lớn về
quy mô. Điều này buộc Công ty phải bổ sung nhiều phương pháp mới như : điều
tra nhu cầu thực tế, phương pháp chuyên gia, phương pháp ngoại suy, phương
pháp kinh tế ... đồng thời ngày một hoàn thiện hơn phương pháp tổng hợp nhu cầu
qua đơn hàng.
Hơn nữa việc thị trường may mặc trong nước phát triển đã tạo ra nhiều thách
thức mới cho Công ty, đó là sự Công ty với các đối thủ, các Công ty ngoài nước
khi mà họ có ưu thế hơn về công nghệ, về vốn và kinh nghiệm ... đang kinh doanh
ở Việt Nam. Các sản phẩm hàng dệt may của Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc
đang thâm nhập thị trường với mẫu mã đẹp giá rẻ rất phù hợp với nhu cầu và thị
hiếu của người tiêu dùng. Trong sự cạnh tranh gay gắt này để có thể tồn tại và
đứng vững được. Các Công ty Việt Nam nói chung và Công ty may 19/5 nói riêng
phải tìm ra được một hướng đi đúng đắn cho sản phẩm của mình. Hướng đi này
phải dựa trên nền tảng cơ sở khoa học là nghiên cứu kỹ, đầy đủ nhu cầu của thị

trường. Để thực hiện mục tiêu này, Công ty phải có biện pháp nghiên cứu thị
trường linh hoạt, nắm chắc thời cơ, mở rộng nghiên cứu cả nhu cầu bán buôn, bán
lẻ và phương thức bán.
Tóm lại, công tác gnhiên cứu thị trường phải được tiến hành song song cả
trong phạm vi nội địa và quốc tế. Có vậy Công ty mới đứng vững trong điều kiện
quốc tế hoá và phát huy chiến lược đang dạng hoá kinh doanh của mình.
Thành lập một bộ phận chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường là một
điều tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Chuyển sang hạch toán kinh
doanh, quá trình thu nhập, phân tích và xử lý thông tin phải được tiến hành đồng
bộ và phải được Công ty coi trọng đúng mức. Hơn nữa sự gia tăng nhu cầu về sản
phẩm dệt may ngày càng phức tạp và đòi hỏi cao hơn. Do đó việc thành lập một bộ
phận chuyên làm công tác nghiên cứu thị trường là rất cần thiết để nắm vững được
nhu cầu thị trường tận dụng được thời cơ ...
Đối với các doanh nghiệp lớn có thể thành lập phòng nghiên cứu thị trường.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ do một nhóm phụ trách đảm nhiệm. Song dù là một
phòng hay một nhóm, các doanh nghiệp đều phải đầu tư thích đáng cho Công ty
này, phải coi trọng chi phí đầu tư nghiên cứu thị trường là một bộ phận chi phí tất
yếu của hoạt động kinh doanh. Hiện tại, Công ty chưa có bộ phận chuyên trách
công tác này.
Trước mắt Công ty có thể thành lập một tổ nghiên cứu thị trường có chức
năng điều tra nghiên cứu thị trường, làm tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo kinh
doanh đạt hiệu quả cao. Tổ chức này phải có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó giúp
các phòng ban của Công ty xây dựng và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu chung
của Công ty.
Tổ chức nghiên cứu thị trường có nhiệm vụ thiết lập hệ thống thông tin kinh
tế trong Công ty, duy trì hệ thống đó đảm bảo thông tin tường xuyên, liên tục, đầy
đủ và kịp thời. Bao gồm chế độ báo cáo thống kê, chế độ phản ánh và phản hồi
thông tin. Thu thập các thông tin cần thiết cả trong và ngoài nước về các loại vật
tư, hàng hoá tiền tệ ở cả thị trường đầu ra và đầu vào của Công ty.

Các thông tin thu được sẽ được tổ nghiên cứu thị trường tiến hành phân tích
và xử lý đánh giá rồi đề ra chiến lược phát triển toàn diện ngành hàng của Cạnh
tranh.
Tổ chức nghiên cứu thị trường còn có nhiệm vụ thường xuyên nắm
vững tình hình các mặt hoạt động vào một đầu mối bao quát toàn bộ quá trình từ
tạo nguồn tới khâu tiêu thụ đảm bảo cho bộ máy kinh doanh của công ty làm việc
có hiệu quả.
2. Cần xây dựng chiến lược sản phẩm - một bộ phận không thể thiếu
trong chiến lược kinh doanh của Công ty.
Nhu cầu của thị trường mang tính đa dạng còn thị hiếu của người tiêu dùng
cũng rất muôn màu muôn màu muôn vẻ. Muốn thoả mãn được nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng vấn đề chủ yếu là phải xác định đúng đắn chiến lược sản
phẩm.
Chiến lược sản phẩm hợp lý được xây dựng trên một số căn cứ trong đó có
nghiên cứu nhu cầu thị trường. Thông qua sử dụng linh hoạt chiến lược sản phẩm
Công ty sẽ nâng tính hiệu quả của công tác, củng cố và mở rộng thị trường.
Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm
bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từng thời kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, gắn giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa kế hoạch và
thị trường đảm bảo sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm, thúc đẩy
phát triển và mở rộng thị trường trên cở sở cải tiến và chế thử sản phẩm song song
với việc theo dõi sát sao chu kỳ sống của sản phẩm, sóp phần giành được thắng lợi
trong cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm là một trong ba yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phấn đấu
nâng cao hiệu quả, tạo ra các sản phẩm cải tiến và sản phẩm mới thâm nhập được
vào thị trường đó là nhiệm vụ của chất lượng sản phẩm.
Nội dung của chất lượng sản phẩm phải thể hiện được tính ưu việt về chất
lượng sản phẩm cải tiến so với chất lượng sản phẩm cũ, phản ánh được đặc điểm
của sản phẩm mới. Qua các hoạt động của chất lượng sản phẩm người tiêu dùng sẽ

tiêu thụ và đánh giá về chất lượng. Những ý kiến phản hồi trong quá trình thực
hiện chiến lược sản phẩm cũng là cơ sở để công ty cải tiến chất lượng ngày càng
phù hợp với nhu cầu.
Để phân loại chiến lược sản phẩm có thể căn cứ trên nhiều tiêu chuẩn khác
nhau, nhưng để thấy được vai trò, tác dụng của chiến lược sản phẩm với công tác
củng cố và mở rộng thị trường thì ta phân loại chiến lược sản phẩm dựa vào hai
tiêu thức : sản phẩm và thị trường ở góc độ hiện nay đang có hay đã cải tiến.
Các loại chiến lược sản phẩm chưa theo tiêu thức : sản phẩm và thị trường.
Thị trường
Sản phẩm
Quen biết Mới
Cũ Chiến lược sản
phẩm cũ trên thị trường
quen biết
Chiến lược sản
phẩm cũ trên thị trường
mới
Cải tiến Chiến lược sản
phẩm cải tiến trên thị
trường quen biết
Chiến lược sản
phẩm cải tiến trên thị
trường mới
Mới Chiến lược sản
phẩm mới trên thị
trường quen biết
Chiến lược sản
phẩm mới trên thị
trường mới
Hiểu và sử dụng tốt các loại chiến lược sản phẩm trên từng thị trường sẽ

giúp cho công ty củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ, giành thắng lợi trong kinh
doanh.
Với ý nghĩa to lớn của chiến lược sản phẩm và xét thực trạgn sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
Công ty hiện tại Công ty chưa xây dựng một chiến lược sản phẩm trung dài
hạn cho mình, các kế hoạch chỉ mới trong ngắn hạn. Các mục tiêu dài hạn mới chỉ
là phuơng hướng phấn đấu chưa xây dựng thành một chiến lược cụ thể. Vì vậy, để
có thể mở rộng được thị trường của mình Công ty nhất thiết phải xây dựng chiến
lược sản phẩm.

×