Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.33 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NHCT PHÚ THỌ
I/ Định hướng hoạt động thời gian tới của chi nhánh NHCT Phú Thọ
Mục tiêu kinh doanh của chi nhánh là xây dựng NHCT Phú Thọ thành một trong
những NHTM mạnh hàng đầu trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường
và hội nhập. Kinh doanh hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã
hội của địa phương và xây dựng ngân hàng công thương hiện đại.
Theo dõi sát sao những sản phẩm huy động vốn, lãi suất huy động của những
ngân hàng khác trên địa bàn, nhằm giữ vững và tăng trưởng vững chắc nguồn tiên
gửi dân cư.
Tăng cường mở rộng và phát huy các mối quan hệ đối với khách hàng là các tổ
chức kinh tế. Phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng
nhằm tăng trưởng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp.
Phát huy lợi thế về mạng lưới huy động trải rộng trên các địa bàn, khu dân cư
tập trung.Cải tạo nơi làm việc khang trang, lịch sự nhằm củng cố lòng tin và thu
hut thêm khách hàng.
Tăng cường tiếp xúc, thu hút nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác,từ các
định chế tài chính.
Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư , phát triển khách hàng mới đi đôi với
nâng cao chất lượng tín dụng, an toàn, hiệu quả, bền vững. Chọn lọc khách hàng,
tập trung vào khách hàng có tính hình sản xuất kinh doanh ổn định, có truyền
thống và kinh nghiệm kinh doanh, tài chính lành mạnh.
Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng cho vay khách hàng cá
nhân.
Đối với các dự án lớn , lựa chọn dự án có tính khả thi cao , hiệu quả chắc chắn,
đáp ứng được các điều kiện tín dụng của ngân hàng công thương, thực hiện cho
vay đồng tài trợ nhằm hạn chế rủi ro.
Thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ , hồ sơ tín dụng phải được hoàn
chỉnh ngay từ đầu nhằm tránh được rủi ro tác nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được
tính cạnh tranh… tiếp tục hoàn thiện các tồn tại về hồ sơ tín dụng , hồ sơ tài sản
bảo đảm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.


Đẩy mạnh các hoạt động là thế mạnh của NHCT Phú Thọ như chuyển tiền
trong nước, kiều hối, bảo lãnh, thanh toán XNK… để thu hút khách hàng .linh hoạt
trong việc đưa ra mức phí , lãi suất trong phạm vi quyền hạn của chi nhánh nhằm
tăng tính cạnh tranh đồng thời vẫn đảm bảo thu nhập, lợi nhuận của chi nhánh.
Củng cố và tiếp tục mở rộng mạng lươí: đối với các PGD, ĐGD, QTK hiện có
tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động , trang bị đầy đủ phương tiện vật chất, kỹ
thuật đảm bảo khang trang , sạch sẽ , thuận tiện trong giao dịch với khách hàng.Mở
thêm điểm giao dịch, phòng giao dịch, tại các nơi dân cư tập trung, các địa bàn
chưa có ngân hàng công thương, nâng cấp các quỹ tiết kiệm lên điểm giao dịch.
Đặc biệt coi trọng công tác đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng cả về năng lực,
phẩm chất. Thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
chống mọi biểu hiện cơ hội, lợi dụng, tiêu cực gây mất uy tín ngành, làm thất thoát
tài sản Nhà nước.
II/ Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCT Phú
Thọ
1/Mở rộng hình thức huy động vốn trên địa bàn toàn tỉnh
Huy động vốn là một vấn đề hết sức cần thiết bởi Ngân hàng cần phải có vốn
tín dụng để tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ tìm kiếm lợi nhuận đồng thời
thoả mãn nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn của xã hội ngày càng
tăng khi xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu đó thì Ngân
hàng cần phải có được một nguồn vốn huy động ngày càng tăng về mặt số lượng.
Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ hữu cơ thúc đẩy lẫn nhau. Huy động
tốt thúc đẩy sử dụng tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sử dụng vốn. Sử dụng vốn
tốt lại tác động trở lại đối với huy động vốn, yêu cầu phải huy động mạnh mẽ để
đáp ứng nhu cầu,. Đó là mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tín dụng. Trong điều
kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt thì chi nhánh NHCT Phú
Thọ cần có một phương sách huy động vốn thích hợp nhất.
Vốn huy động quyết định đến lãi suất đầu vào của NHCT, nó ảnh hưởng đến
kết quả tài chính và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô đầu tư của NHCT tỉnh Phú

Thọ. Chính vì vậy chiến lược nguồn vốn hiện nay trên địa bàn là rất quan trọng. Để
huy động vốn, NHCT Phú Thọ đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn
với lãi suất hợp lý.
Ngoài nguồn vốn huy động trên địa bàn, NHCT Phú Thọ cần chủ động huy
động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác, hoặc tranh thủ nguồn vốn điều hòa của
NHCT Việt Nam. Đảm bảo khơi tăng mọi nguồn vốn, với phương châm giảm chi phí
đầu vào của lãi suất, đảm bảo đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng, đảm bảo kinh
doanh đem lại lợi nhuận tối đa cho NHCT.
Có thể nói rằng cho đến nay trong suy nghĩ của một bộ phận dân cư trong xã
hội còn hiểu chưa đầy đủ về ngành Ngân hàng. Đối với họ dù đã hội đủ điều kiện
vay vốn Ngân hàng nhưng họ còn rất nhiều e ngại khi tiếp cận vay vốn Ngân hàng,
do thông tin họ nhận thức rất hạn chế. Một phần của nguyên nhân này là do ấn
tượng về người cán bộ thời bao cấp còn để lại trong tâm trí họ: thái độ hách dịch,
cửa quyền… và điều không thể phủ nhận đó là tình trạng xuất hiện “ cò tín dụng ”
do lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng vay vốn hoặc cũng có thể là do cán bộ
tín dụng trực tiếp tham gia.
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được quyền lựa chọn Ngân hàng
để giao dịch, do đó các NHTM cố gắng bằng nhiều biện pháp để thu hút các khách
hàng đến gửi, vay tiền và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác, để cạnh tranh với
các NHTM khác, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, NHCT Phú Thọ sử dụng các phương
tiện thông tin đại chúng trên báo, đài để cho khách hàng hiểu rõ về mình là rất cần
thiết.
2/ Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả
Xây dựng chính sách tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của
Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế
rủi ro. Một chính sách tín dụng cần phải có những quy định rõ ràng và phải được
truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại Ngân hàng dưới hình thức văn
bản cụ thể.Chính sách tín dụng gồm các yếu tố.
- Báo cáo mục tiêu và chiến lược tín dụng, chiến lược tín dụng cần hoạch
định cơ cấu cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay giữa các ngành nghề

khác nhau…
- Phân định rõ quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng. Chính sách
cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một
hồ sơ cho vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới
hạn phán quyết của mình.
- Mức độ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ thông tin trong phòng Tín
dụng.
- Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá và ra quyết định
đối với đơn xin vay của khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ nhận hồ sơ và hẹn khách
hàng thời hạn giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro,
xếp hạng để định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay.
- Các tài liệu cần có cho mỗi loại vay cụ thể.
- Mức độ ủy quyền trong Ngân hàng, ai là người chịu trách nhiệm chính và
ai là người có trách nhiệm duyệt lại hồ sơ cho vay.
- Xác định rõ bộ phận chịu trách nhiệm định giá tài sản: Người trực tiếp cho
vay hay bộ phận phân tích tín dụng, ai có trách nhiêm xác định tỷ lệ cho vay so với
giá trị tài sản đảm bảo.
- Quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại cho vay. Cho vay vốn lưu
động theo hạn mức đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định của NH cấp trên.
- Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và
xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
3/ Áp dụng các biện pháp bù đắp rủi ro:
Trong cơ chế thị trường, rủi ro tín dụng đối với NHTM mang tính tất yếu và
phổ biến. Các chuyên gia Ngân hàng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề rủi ro trong
kinh doanh Ngân hàng dưới nhiều khía cạnh khác nhau, có những rủi ro khách
quan, có những rủi ro chủ quan, có những rủi ro do cơ chế, đạo đức của cán bộ
Ngân hàng…Ở đây, em xin đề cập đến vấn đề làm thế nào để đảm bảo an toàn
trong kinh doanh Ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng thì việc hình thành quỹ bù đắp
rủi ro là cần thiết và cấp bách. Bên cạnh đó để khắc phục hạn chế của quỹ này, các

NHTM có thể tham gia bảo hiểm đối với các khoản cho vay (gọi là bảo hiểm cho
vay). Bảo hiểm cho vay có ưu điểm rất lớn
+ Bảo hiểm cho vay có nhiệm vụ bồi thường cho NHTM khi có rủi ro xảy ra
theo quy định, ngoài ra bảo hiểm cho vay còn có nhiệm vụ phối hợp với các ngành
hữu quan tổ chức các biện pháp để đề phòng, ngăn chặn, hạn chế các tổn thất xảy
ra đảm bảo an toàn cho công ty bảo hiểm cũng như cho các Ngân hàng Thương
mại.
+ Bảo hiểm cho vay thu hút được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm nên
có khả năng thanh toán nhanh, kịp thời, bù đắp khi có tổn thất lớn, đồng phát huy
được tính cộng đồng, tính tương trợ giữa các NHTM trong toàn ngành Ngân hàng.
Qua thực tế ta thấy rằng, giải pháp tham gia bảo hiểm rủi ro tín dụng là một
giải pháp mang tính nguyên tắc cần phải có trong kinh doanh tín dụng. Nhưng trong
điều kiện nước ta hiện nay hoạt động bảo hiểm tín dụng chưa được hình thành nên

×