Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHÚC THIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHÚC THIÊN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ
THỐNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KẾ TOÁN (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

TP. Hồ Chí Minh - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng
tin kế tốn trong các doanh nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh” do tác
giả nghiên cứu thực hiện.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tơi, mọi số
liệu trình bày trong luận văn do tác giả nghiên cứu tìm tịi, phân tích, khảo sát thực
tế và kết quả của bài nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào
trước đây.
Những phần tham khảo, kế thừa của những nhà nghiên cứu trước trong luận
văn đều được trích dẫn một cách rõ ràng và đính kèm những đường link trong danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
TP. HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Phúc Thiên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.


Tính cần thiết của đề tài .................................................................................... 1

2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 5

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5

5.

Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn ....................................... 6

6.

Bố cục của luận văn .......................................................................................... 7

CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 8
1.1

Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................... 8

1.2


Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 11

1.3

Xác định khoảng trống cần nghiên cứu .......................................................... 15

1.4

Hướng nghiên cứu của tác giả ........................................................................ 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 01 ....................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 19
2.1

Một số vấn đề chung về hệ thống thơng tin kế tốn ....................................... 19
2.1.1

Hệ thống ............................................................................................ 19

2.1.2

Hệ thống thông tin ............................................................................. 20

2.1.3

Hệ thống thông tin kế tốn ................................................................ 22

2.1.4

Chất lượng hệ thống thơng tin kế toán .............................................. 23



2.2

2.3

2.4

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT .................. 25
2.2.1

Chất lượng của hệ thống TTKT ........................................................ 25

2.2.2

Hệ thống kiểm sốt nội bộ ................................................................. 27

2.2.3

Văn hóa tổ chức ................................................................................. 29

2.2.4

Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 30

Lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................................... 31
2.3.1

Lý thuyết thơng tin hữu ích ............................................................... 31


2.3.2

Lý thuyết cơng nghệ - tổ chức – môi trường kinh doanh (TOE) ...... 33

2.3.3

Mô hình kim cương Leavitt 1965 ...................................................... 35

2.3.4

Mơ hình hệ thống thông tin thành công Delone and Mclean 2003 ... 37

Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 40

TĨM TẮT CHƯƠNG 02 ....................................................................................... 42
CHƯƠNG 03: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 43
3.1

3.2

3.3

Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 43
3.1.1

Nguồn số liệu sơ cấp ......................................................................... 43

3.1.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 43


3.1.3

Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 44

Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................ 46
3.2.1

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 46

3.2.2

Kết quả nghiên cứu sơ bộ .................................................................. 47

3.2.3

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát .......................................................... 48

Nghiên cứu chính thức .................................................................................... 53
3.3.1

Mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................ 53

3.3.2

Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức ..................................... 54

3.3.3

Xử lý và phân tích dữ liệu ................................................................. 54


TÓM TẮT CHƯƠNG 03 ....................................................................................... 58
CHƯƠNG 04: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 59
4.1

Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................. 59
4.1.1

Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo ................................................ 60


4.2

4.1.2

Phân tích nhân tố ............................................................................... 62

4.1.3

Phân tích hồi quy đa biến .................................................................. 68

Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 74

TÓM TẮT CHƯƠNG 04 ....................................................................................... 76
CHƯƠNG 05: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 77
5.1

Kết luận ........................................................................................................... 77

5.2


Khuyến nghị .................................................................................................... 77

5.3

5.2.1

Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................. 77

5.2.2

Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 79

5.2.3

Văn hóa tổ chức ................................................................................. 80

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ......................................... 82

TÓM TẮT CHƯƠNG 05 ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT
PHỤ LỤC III: PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC IV: TỔNG HỢP KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC V: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC VI: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIMQ

Accounting Information Model Quality (Mơ hình đo lường chất lượng
thơng tin kế tốn)

AIS

Accounting Information System (Hệ thống thơng tin kế tốn)

BCTC

Báo cáo tài chính

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

DSS

Decision Support Systems (Hệ thống hỗ trợ ra quyết định)

EFA


Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

ERP

Enterprise resource planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

ESS

Executive Support Systems (Hệ thống hỗ trợ lãnh đạo)

HTTT

Hệ thống thơng tin

HTTTKT Hệ thống thơng tin kế tốn
IQA

Information Quality Analysis (Phân tích chất lượng thơng tin)

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

MIS

Management Information Systems (Hệ thống thông tin quản lý)

PSP/IQ

Product and Service Performance Model for Information Quality (Mơ

hình thực hiện sản phẩm và dịch vụ cho chất lượng thông tin)

TAM

Technology Acceptance Model (Mơ hình chấp thuận cơng nghệ)

TOE

Technology – Organization – Environment (Lý thuyết Công nghệ - Tổ
chức - Môi trường kinh doanh)

TPS

Transaction Processing Systems (Hệ thống xử lý giao dịch)

TTKT

Thông tin kế toán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả mẫu khảo sát
Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Bảng 4.3: KMO and Bartlett’s Test của các nhân tố ban đầu
Bảng 4.4: Ma trận xoay của nhân tố khám phá
Bảng 4.5: Tổng phương sai trích của các nhân tố khám phá
Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc
Bảng 4.7: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc

Bảng 4.8: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc
Bảng 4.9: Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy
Bảng 4.10: Bảng Anova
Bảng 4.11: Bảng trọng số hồi quy


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Lý thuyết Cơng nghệ - Tổ chức – Mơi trường kinh doanh
Hình 2.2: Mơ hình kim cương Leavitt
Hình 2.3: Mơ hình hệ thống thơng tin thành cơng DeLone & McLean 1992
Hình 2.4: Mơ hình hệ thống thơng tin thành cơng DeLone & McLean 2003
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa
Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy


TĨM TẮT
Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam
đã đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động quản lý của một doanh nghiệp.
Vì thế chất lượng của thơng tin cực kỳ quan trọng đối với người sử dụng và vì thế
nếu thơng tin có chất lượng sẽ dẫn đến những quyết định có chất lượng hơn. Nghiên
cứu này nhằm xác định ảnh hưởng tác động của cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức và
hệ thống kiểm sốt nội bộ lên chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn ở các doanh
nghiệp sản xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên
cứu như trên, tác giả đã tiến hành tham khảo, xây dựng, thiết kế mẫu bảng câu hỏi
khảo sát sau khi đã tham khảo xin ý kiến của những chuyên gia, cùng với đó là sự
hỗ trợ, kết hợp của phần mềm SPSS 22, tác giả tiến hành phân tích kết quả với 172
doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản

xuất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả của việc nghiên cứu cho thấy có sự tác
động tích cực cùng chiều của hệ thống kiểm sốt nội bộ, văn hóa tổ chức và cơ cấu
tổ chức lên chất lượng hệ thống thông tin kế tốn. Kết quả của bài nghiên cứu cịn
nhấn mạnh sự chú ý về tầm quan trọng của văn hóa tổ chức, cơ cấu tổ chức, và hệ
thống kiểm soát nội bộ là một trong những nhân tố góp phần cải thiện chất lượng hệ
thống thơng tin kế tốn.
Từ khóa: cơ cấu tổ chức, văn hóa tổ chức, hệ thống kiểm sốt nội bộ, chất
lượng hệ thống thơng tin kế tốn, doanh nghiệp sản xuất.


ABSTRACT
Accounting Information System (AIS) in some Vietnamese business
organizations plays an important role in business management. Therefore the
quality of information is vital to users. As a result, the more qualified information
is, the better decisions can be. The study aims to define the impacts of
organization’s structure, culture and internal control system on the quality of
accounting information system in manufacturers in HCMC. To achieve the goals of
this study, therefore, researchers have initiated surveys and built up questionnaires
after being advised by experts and using SPSS 22 software. We have analyzed the
results of 172 manufactures and businesses applying AIS in HCMC. The findings
indicate that the positive impacts of organization’s structure, culture and internal
control system go along with the quality of AIS. This also emphasizes that the
factors of organization’s structure, culture and internal control system are of the
most important which help improve the quality of AIS.
Keywords: organizational structure, organizational culture, internal control
system, quality of accounting information system, manufacturing enterprises.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài
Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) là nơi duy trì và tạo lập thơng tin kế tốn để
các tổ chức phân tích, đánh giá, lập kế hoạch, và chuẩn đốn các động thái của các
hoạt động và tình hình tài chính (Anthony và cộng sự, 1994). Vì thế, nếu hệ thống
thơng tin kế tốn (TTKT) khơng chất lượng, sẽ khơng có TTKT chất lượng (Sacer
và cộng sự, 2006). Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của
hệ thống TTKT là vấn đề cần thiết để tìm ra cơng cụ kiểm sốt tốt nhất nhằm làm
giảm rủi ro, gia tăng độ tin cậy của thông tin hơn.
Hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) chặt chẽ giúp ngăn chặn những gian lận và sai
sót một cách hiệu quả, là một phần quan trọng không thể tách rời trong vấn đề quản
trị và quản lý những vấn đề bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Vì thế, những người
làm cơng việc kế tốn phải có sự hiểu biết tinh tường quá trình thiết kế, phát triển
ứng dụng và tổ chức hệ thống TTKT. Cùng với sự phát triển của khoa học, tin học
được áp dụng vào AIS, điều này khơng chỉ dừng ở phần mềm kế tốn thơng thường
mà còn bao trùm tất cả hoạt động các khối phòng ban trong toàn hệ thống doanh
nghiệp. Tùy theo đặc thù của các doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những quy
trình khác nhau về hoạt động như: quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy
trình thanh tốn. Các quy trình thường hình thành do thói quen hoặc từ những quy
định rời rạc. Một doanh nghiệp có quy mơ siêu nhỏ thì đây khơng phải là vấn đề
gây cản trở lớn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển hoặc với những đơn vị quy
mô vừa và lớn yêu cầu cần có một hệ thống thơng tin kế tốn minh bạch, rõ ràng trở
nên cấp thiết trong quản trị kinh doanh. Sẽ khơng có một hệ thống TTKT tối ưu cho
tất cả doanh nghiệp. Do đặc thù kinh doanh của mỗi đơn vị sản xuất khác nhau,
không thể áp dụng AIS của đơn vị này cho đơn vị khác. Vì vậy, mỗi cơng ty, mỗi
doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một AIS có bản sắc riêng.


2


Ngày nay, hệ thống thơng tin kế tốn (AIS) trong các tổ chức doanh nghiệp ở
Việt Nam nói chung và của TP. HCM nói riêng đã đóng một vai trị hết sức hữu ích
và quan trọng, khơng chỉ dừng lại ở việc ra quyết định, hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo, điều hành và kiểm sốt, mà cịn đóng vai trị trong phân tích, dự báo và phịng
ngừa rủi ro. Nhiều quyết định được dựa trên thông tin thu được từ AIS và chúng
được sử dụng làm tiền đề cho các quyết định phân bổ nguồn vốn sao cho hiệu quả,
một cách hợp lý đem lại lợi ích hài hịa lớn nhất cho các cổ đông, các nhà đầu tư
bên trong cũng như bên ngồi và vai trị của báo cáo tài chính (BCTC) là kênh
chuyển thơng tin hiệu quả cho người bên ngoài cũng như bên trong tổ chức một
cách đáng tin cậy và kịp thời (Noravesh, H., 2009).
Hệ thống thơng tin kế tốn (TTKT) cịn là một hệ thống xử lý các nghiệp vụ và
chuyển đổi dữ liệu kinh tế phát sinh thành TTKT phù hợp và tin cậy cho những
người sử dụng trong việc hoạch định, lập kế hoạch và quản lý mọi hoạt động điều
hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Romney, Marshall, & Steinbart, 2012).
Từ quan điểm của người dùng, hiệu quả của hệ thống TTKT quyết định chất lượng
TTKT (Sacer et al., 2006). Những nghiên cứu trước đây đã được tiến hành tại các
quốc gia khác nhau đã chỉ ra rằng kết quả của việc tăng hiệu suất, lợi nhuận và hiệu
quả hoạt động thông qua chất lượng AIS (Soudani, 2012). Hơn nữa, doanh nghiệp
sẽ mất đi cơ hội có được lợi thế cạnh tranh khi họ cung cấp một hệ thống TTKT
kém chất lượng, điều này dẫn đến hệ lụy là sẽ làm cho những nhà quản lý, nhà lãnh
đạo, người sử dụng đưa ra những phán đoán, phán quyết hoặc dự báo thông tin sẽ bị
sai lệch (Baltzan, 2012). Những bất thường trong kế tốn như là báo cáo tài chính bị
thao túng đã làm ảnh hưởng đến mối lo ngại của công chúng, của cổ đông về việc
xác định chất lượng thơng tin tài chính kế tốn ban hành. Một vài ví dụ điển hình
như: Megan Media Holdings Berhad’s, người kiểm sốt tài chính đã tham gia vào
các hành vi gian lận bằng cách làm sai lệch doanh thu và làm sai lệch tình hình tài
chính của doanh nghiệp (Norwani, Mohamad, & Chek, 2011). Một ví dụ khác là sự
sụp đổ của Enron vào năm 2001 là vụ phá sản lớn nhất ở Mỹ đã gây chấn động trên
toàn thế giới (Li, 2014). Mặt khác, theo Folger (2001), Enron liên quan đến hoạt



3

động phạm tội tài chính bằng cách che giấu những khoản nợ khổng lồ ra khỏi bảng
cân đối tài chính, điều này đã đánh lừa các tài khoản liên quan đến tài chính. Mặt
khác, các Giám Đốc của Enron đã biển thủ những quỹ đầu tư của những nhà đầu tư
cũng như là trình bày một cách sai lệch báo cáo về thu nhập lợi nhuận, điều này dẫn
đến báo cáo kế tốn phản ánh khơng trung thực với các cổ đông. Việc cung cấp
thông tin sai lệch với những bất thường trong kế toán tại Enron đã gây ra tổn thất,
mất mát, nặng nề cho những cổ đông và các nhà đầu tư, những người mà phụ thuộc
hoàn toàn về thơng tin kế tốn sai lệch (Pavel & Encontro, 2012).
Hơn nữa, những vụ bê bối tài chính lớn đã nêu ở trên đây đã đưa ra những lời
chỉ trích nặng nề trong bối cảnh nghề nghiệp kế toán hiện nay, người sử dụng thông
tin đã thực sự giảm niềm tin vào sự trung thực và độ chính xác của thơng tin kế tốn
(Istrate, 2010). Do đó, những nhà sử dụng BCTC cần có sự hiểu biết cơ bản chất
lượng thơng tin mà bộ phận kế tốn đã cung cấp nhằm ngăn chặn việc giải thích sai,
điều này có thể đem đến hậu quả là đưa ra các quyết định không đúng.
Các nhà đầu tư thông thường đánh giá các quyết định của họ dựa trên BCTC
được cung cấp hoặc công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng,
vì vậy, họ ln quan tâm đến chất lượng của thơng tin kế tốn được cung cấp. Tuy
nhiên, một số nhà đầu tư lại cho rằng BCTC là không thật sự hữu ích và cần thiết
trong tiến trình quyết định đầu tư của họ, trong khi những nhà đầu tư khác lại cho
rằng báo cáo tài chính chưa đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu các thông tin cần thiết
cho họ (Omar, Ismail, Ying and Yau, 2016). Đặc biệt, các nhà đầu tư Malaysia
không tận dụng thông tin đầu tư từ các nguồn trực tuyến có sẵn, mà họ thích đưa ra
những quyết định góp vốn đầu tư với lời khuyên từ gia đình, những người thân và
bạn bè thân thiết của họ (Omar, Ismail, Ying and Yau, 2016). Điều này, dẫn đến hệ
lụy sâu xa là các nhà đầu tư đã đánh mất niềm tin và không cịn q phụ thuộc vào
những thơng tin về tài chính được cung cấp.
Chính vì vậy, bài nghiên cứu nhấn mạnh các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

hệ thống TTKT. Rapina (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng


4

hệ thống TTKT giữa các hợp tác xã ở Indonesia. (Muhamad Khalil Omar, Shakerin
Ismail, Lee Pei Ying and Toh Chin Yau, 2016) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng chất lượng AIS giữa những doanh nghiệp tư nhân ở Malaysia, với các biến
độc lập: cơ cấu tổ chức, hệ thống kiểm sốt nội bộ (KSNB) và văn hóa tổ chức. Mặt
khác, hiện nay các đề tài nghiên cứu trong nước, tác giả chưa tìm thấy có một
nghiên cứu nào có sự kết hợp ba biến: hệ thống KSNB, cơ cấu và văn hóa tổ chức.
Trên cơ sở nghiên cứu của Omar, Ismail, Ying và Yau, tác giả muốn kiểm định lại
những nhân tố này tác động như thế nào và tầm ảnh hưởng của chúng ra sao trong
các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) ở TP. HCM. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu
trước, tác giả nhận thấy đều tập trung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ
thống TTKT tại TP.HCM/Bình Dương, tác giả chưa thấy có một nghiên cứu nào đi
sâu vào một doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hay thương mại cụ thể. Vì những lý do
trên và nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng hệ thống TTKT, nhiều tác
giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài về chất lượng AIS theo nhiều hướng tiếp cận khác
nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, thời gian và không gian nghiên cứu khác
nhau. Tuy nhiên qua thống kê khảo sát, tác giả thấy rằng vẫn ít có nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS của DNSX tại TP. HCM được thực hiện. Từ
những phân tích phía trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại
Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ
thống TTKT của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) tại TP. HCM.
Mục tiêu cụ thể:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT trong các
DNSX tại Tp. HCM.


5

Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng hệ thống TTKT
trong các DNSX tại Tp. HCM.
Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, cần giải quyết hai câu hỏi được đặt ra như sau:
Câu hỏi 01: Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống TTKT
trong các DNSX tại Tp. HCM ?
Câu hỏi 02: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng hệ thống TTKT là
như thế nào ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến chất lượng hệ
thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất tại Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian nghiên cứu: là các DNSX tại Tp. HCM.
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn chỉ thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng
11/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu định lượng, cụ thể là:
Tác giả dựa vào lý thuyết cơ sở có sẵn và các nghiên cứu của các tác giả trước
đây để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS tại các doanh nghiệp.
Lấy ý kiến hoặc tư vấn của chuyên gia để kiểm định những nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng hệ thống TTKT trong DNSX tại TP. HCM.
Khảo sát doanh nghiệp sản xuất tại TP. HCM thông qua bảng câu hỏi được thiết
kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác



6

động đến chất lượng AIS tại TP.HCM, dự kiến số lượng cỡ mẫu doanh nghiệp cần
thử nghiệm là 200 đơn vị.
Đánh giá sự phù hợp giá trị, độ tin cậy qua việc áp dụng Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính cho các biến được mã
hóa với giả thuyết và mơ hình để kiểm chứng lại dữ liệu.
Kiểm định, đánh giá và xem xét sự phù hợp mô hình bằng việc phân tích phần
mềm SPSS 22.
5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
Về việc đóng góp lý thuyết: Kiểm định lại về tổ chức hệ thống TTKT tại các
DNSX và các nhân tố ảnh hưởng đến AIS. Từ việc đúc kết các kết quả nghiên cứu
đã được thực hiện, tác giả đưa ra mô hình của các nhân tố có ảnh hưởng chất lượng
AIS. Luận văn thêm vào bằng chứng thực tế trong nhiều DNSX ở TP.HCM về các
nhân tố: hệ thống KSNB, cơ cấu và văn hóa tổ chức ảnh hưởng chất lượng AIS.
Kiểm định mơ hình phản ánh mối liên hệ các nhân tố đến tổ chức AIS trong DNSX,
qua đó xác định mức độ tác động từng nhân tố đến tổ chức AIS từ các DNSX.
Về việc đóng góp thực tiễn: Luận văn truyền tải luận chứng khoa học sẽ góp
một phần nhỏ để giúp cho các nhà lãnh đạo tập trung, phát huy nhân tố, tham gia
vào quá trình làm thế nào có thể nâng cao được chất lượng của AIS. Từ đó, nâng
cao chất lượng AIS tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Qua đó, cũng đưa ra
giải pháp hữu ích góp phần hồn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng AIS.
Về ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu này hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý cái
nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về các nhân tố có thể mang lại hiệu quả của một AIS.
Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có các
định hướng, chính sách phù hợp trong việc đầu tư cho đơn vị mình một hệ thống
sao cho hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp.



7

6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm các chương như:
Chương 01: Tổng quan nghiên cứu
Chương 02: Cơ sở lý thuyết
Chương 03: Phương pháp nghiên cứu
Chương 04: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 05: Kết luận và khuyến nghị


8

CHƯƠNG 01: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hệ thống TTKT là một trong những nhân tố quan trọng nhất của một tổ chức.
Những nhà quản trị thường dựa vào thông tin kế toán để đưa ra kết luận và quyết
định một cách chính xác (Aldegis, 2018). Trong chương 01, tác giả sẽ phác thảo các
nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến AIS. Tiếp theo, ở
chương 02 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết nền tảng để thiết lập xây dựng mơ hình
nghiên cứu ở chương 03, sau đó sẽ tiến hành thực hiện phân tích và đánh giá ở
chương 04 và cuối cùng chương 05 sẽ thảo luận kết quả và khuyến nghị.
1.1 Các nghiên cứu nước ngồi
Có nhiều nghiên cứu nước ngồi nói đến những nhân tố ảnh hưởng chất lượng
của thơng tin, ví dụ như Delone và Mclean (1992) về chất lượng của TTKT phụ
thuộc và ảnh hưởng vào chất lượng AIS, hay nghiên cứu Lee và đồng sự (2002) nói
về phương pháp luận làm nền tảng cho việc phân tích chất lượng thông tin (AIMQ).
Kết quả nghiên cứu về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS
rất khác nhau. Trong khi Ismail (2009) tìm thấy 3 nhân tố kiến thức kế toán của nhà

quản lý, hiệu quả tư vấn của nhà cung cấp phần mềm, hiệu quả tư vấn của các cơng
ty kế tốn, thì nghiên cứu của Hajiha và Azizi (2011) lại tìm thấy ba nhân tố: các
nhà quản lý giàu kiến thức về công nghệ thông tin và kế toán, sử dụng nhiều chuyên
gia bên trong và tổ chức nào lớn thì có sự phù hợp về AIS. Mặt khác, Rahayu
(2012) chỉ có hai nhân tố đó là sự cam kết nhà quản trị cấp cao và chất lượng của dữ
liệu. Rapina (2014) tìm thấy ba nhân tố: cam kết quản lý, văn hóa và cơ cấu tổ chức.
Bên cạnh đó, Carolina (2014) khảo sát 32 doanh nghiệp tại Indonexia, có ba nhân
tố: ảnh hưởng, cam kết và cơ cấu ảnh hưởng tới chất lượng hệ thống TTKT.
Trong nghiên cứu Ismail (2009), tác giả khảo sát và phân tích kết quả thực hiện
771 DNSX nhỏ và vừa ở Malaysia với kết quả 30,1% bảng câu hỏi được trả lời.
Trái lại, nghiên cứu của Hajiha và Azizi (2011), tác giả lại nghiên cứu định lượng
trên 162 doanh nghiệp được khảo sát có 86,4% câu hỏi được trả lời, kết quả các


9

cơng ty có các nhà quản lý giàu kiến thức cơng nghệ thơng tin và kế tốn hơn, có
nhiều chun gia bên trong hoặc quy mơ lớn hơn thì sẽ có sự phù hợp giữa nhu cầu
và khả năng xử lý thông tin trong AIS cao hơn.
Tiêu biểu như nghiên cứu Rahayu (2012): tập hợp, thu thập dữ liệu với việc
phỏng vấn tay đôi với trưởng bộ phận xử lý dữ liệu và thơng tin tại văn phịng thuế
ở Bandung và Jakarta. Bên cạnh đó, Hamdan (2014) nghiên cứu tại các cơ sở dịch
vụ Syria để nghiên cứu vai trò của văn hóa so với sự thành cơng của AIS với
phương pháp áp dụng mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) với mơ hình Delone và
McLean, dữ liệu được thu thập từ 251 bảng câu hỏi từ các doanh nghiệp được phân
tích khảo sát với phần mềm SPSS. Cịn Budi và Nusa (2015), tác giả chỉ khảo sát 45
trường đại học, cao đẳng là đơn vị mẫu do đó cần triển khai nghiên cứu thêm ở các
trường khác hoặc các vị trí khác nhau để củng cố nhằm làm gia tăng thêm tính tiêu
biểu đại diện cho tổng thể. Aldegis (2018): đối tượng nghiên cứu là các nhân viên ở
miền trung Indonexia với phương pháp là phân tích mơ hình phương trình cấu trúc

hồi quy.
Rahayu (2012): khẳng định hai nhân tố: cam kết của nhà quản trị cấp cao và chất
lượng dữ liệu có ảnh hưởng tới AIS, cụ thể sự cam kết ảnh hưởng đến chất lượng dữ
liệu và AIS có tác động chất lượng TTKT. Theo Hamdan (2014): kết quả của việc
nghiên cứu chỉ ra một mơ hình tích hợp về sự liên hệ giữa văn hóa và chất lượng
của AIS. Tiếp theo ở Indonexia, Wisan (2016) khảo sát sự ảnh hưởng văn hóa tổ
chức đến chất lượng AIS với đối tượng là các nhân viên kế toán một số trường cao
đẳng ở Indonexia và kết quả là văn hóa đóng vai trị quan trọng có tác động đáng kể
trong việc cải thiện chất lượng AIS. Al-Hiyari (2013) kết luận: có mối quan hệ mật
thiết đáng kể ba bên: nhân sự, chất lượng hệ thống TTKT và chất lượng TTKT, tuy
nhiên, đối tượng nghiên cứu khảo sát hạn chế là sinh viên ở Malaysia dựa trên
phương pháp định tính, do đó hướng khảo sát tiếp theo trong tương lai nên mở rộng
thêm các yếu tố khác, nên phân tích có sự lớn hơn về cơ sở dữ liệu, tiến hành ở
nhiều thành phần khảo sát khác nhau, đề xuất mở rộng các yếu tố, áp dụng phương
pháp định lượng. Aldegis (2018): kết quả khảo sát văn hóa ảnh hưởng chất lượng


10

AIS, còn Rapina (2014): kết quả sự cam kết quản lý, văn hóa, cơ cấu tổ chức ảnh
hưởng đáng kể chất lượng AIS. Mặt khác, Ferguson và Seow (2011) tác giả nghiên
cứu 395 khảo sát trong lãnh vực AIS mười năm (1999-2009) ở 18 bài báo tạp chí có
chất lượng, kết quả có 9 vấn đề chính đang là trọng tâm xu thế nghiên cứu AIS, đa
phần là quản lý AIS và vấn đề tổ chức, đề cập đến sự khác nhau của các giai đoạn
trong vòng đời chu kỳ phát triển của hệ thống với sự tham gia quản trị về việc sử
dụng hệ thống sao cho có hiệu quả và khảo sát, đánh giá, phân tích những hoạt động
tích cực của hệ thống khoảng 26%, quyết định chiếm 19% trong việc đánh giá,
KSNB chiếm 21% đến việc thiết kế và đánh giá kiểm soát nội bộ trong AIS, phần
cịn lại là khn mẫu AIS, kế tốn và tư vấn nghề, cơ sở dữ liệu, hệ thống của
chuyên gia. Lee và cộng sự (2002) nghiên cứu phương pháp luận thuận tiện cho

việc có cơ sở khảo sát đánh giá chất lượng của (AIMQ). AIMQ có 3 yếu tố: dụng cụ
phân tích chất lượng thơng tin (IQA), mơ hình thực hiện sản phẩm - dịch vụ chất
lượng thông tin (PSP/IQ) và cơng cụ để phân tích những khe hổng cần thiết để
hướng tới chất lượng của thông tin được cải thiện. Kết quả việc nghiên cứu sẽ đem
đến, cung cấp một hệ thống các cơ sở như lý luận, lý thuyết về chất lượng thơng tin
để qua đó có thể đưa ra các giải pháp và đo lường chất lượng thông tin tốt hơn và
làm cơ sở cho việc khảo sát các thang đo. Còn Carolina (2014) kết quả là: cam kết
của tổ chức tác động 62,17%, trong khi đó văn hóa chỉ 55,45% đến chất lượng AIS
và cuối cùng mức độ tác động của cơ cấu chỉ đạt 23,16%, hạn chế: là nghiên cứu
dựa vào dữ liệu DNSX, số lượng mẫu chưa đạt yêu cầu nên tính tổng quát cho tổng
thể nền kinh tế Indonexia vẫn còn thấp. Sacer và Oluic (2013) lại nghĩ rằng công
nghệ thông tin (CNTT) tác động đến cách thức AIS vận hành hoạt động ra sao, như
thế nào, cách trình bày cũng như là xử lý, đóng góp và cuối cùng là cung cấp
TTKT. Fitriati and Mulyani (2015), Anggadinicc (2008), Rapina (2015) cho thấy
cam kết, cơ cấu và văn hóa tác động đến việc áp dụng mơ hình thành cơng AIS ở
Indonexia, trong nghiên cứu này thang đo sự cam kết và văn hóa tương đồng với
nghiên cứu thang đo của Rapina (2014). Pornpandej Witaya (2012), tác giả nghiên
cứu theo phương pháp định lượng với việc khảo sát khoảng 500 công ty niêm yết tại


11

Thái Lan với 23,8% bảng câu hỏi được trả lời, kết quả: tổ chức biết học và sự hỗ trợ
của tổ chức sẽ nâng cao hiệu quả của AIS và hiệu quả của AIS sẽ làm tiền đề nâng
cao chất lượng hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Tương tự nghiên cứu ở nước ngoài, có nhiều nghiên cứu trong nước xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS. Ví dụ: Nguyễn Bích Liên (2012) có 13
nhóm chi tiết ảnh hưởng: chính sách về nguồn nhân lực; môi trường kiểm tra - giám
sát; văn hóa doanh nghiệp; chất lượng - kiểm sốt; quản lý thay đổi; quy trình xử lý

và chất lượng ERP; thiết bị, cơ sở hạ tầng; thử nghiệm hệ thống; huấn luyện và sự
tham gia của thành viên doanh nghiệp; dữ liệu; năng lực đội dự án doanh nghiệp;
năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; tầm nhìn, cam kết và
sự hỗ trợ của ban lãnh đạo cấp cao. Trong khi đó, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự
(2014) đã đưa ra những nhân tố tác động của các công ty niêm yết đến chất lượng
thơng tin được niêm yết cơng bố, có 10 nhân tố bao gồm: quy mô của hội đồng
quản trị; kiểm toán; địa điểm; độc lập của Ban Giám Đốc với Hội Đồng Quản Trị;
cơ cấu vốn; khả năng thanh tốn; khả năng sinh lời; quy mơ cơng ty; loại hình kinh
doanh; tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà nước. Mặt khác, Nguyễn Thị Thúy (2016), luận
văn dựa vào quan điểm chất lượng thơng tin theo mơ hình thành công (Delone và
McLcan, 1992) và kết hợp nhận diện các nhân tố tác động đến chất lượng theo quan
điểm chất lượng. Bài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi để điều tra và trải qua ba giai
đoạn trước kiểm tra, kiểm tra thí điểm và cuộc khảo sát chính thức với kết quả: 8
nhân tố đều ảnh hưởng chất lượng AIS: cam kết của nhà quản lý, kiến thức công
nghệ, kiến thức kế toán, phần mềm và các ứng dụng kế toán ảnh hưởng, dữ liệu,
tham gia của nhân viên thực hiện AIS, đào tạo huấn luyện, văn hóa. Qua ba nghiên
cứu của các tác giả như trên cho ta thấy được có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng AIS, nhưng tóm lại các bài chưa thật sự sâu sát, đi sâu cô đọng vào một
hoặc hai ba nhân tố nào đó, điều này làm cho người đọc chưa hiểu hết các vấn đề cụ
thể của nhân tố.


12

Vì vậy, theo như Đào Ngọc Hạnh (2014) chỉ có ba nhân tố ảnh hưởng chất
lượng AIS: tham gia của nhân viên, kiến thức công nghệ, cam kết của nhà điều hành
trên địa bàn TP. HCM. Trong khi đó: Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả tìm
thấy ba nhân tố: cơ cấu, văn hóa và cam kết tổ chức, chất lượng AIS tác động tích
cực chất lượng TTKT. Mặt khác, Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), tác giả chỉ tìm ra
hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS bao gồm văn hóa tổ chức và lãnh đạo

chuyển đổi. Trong ba nghiên cứu của Đào Ngọc Hạnh, Trần Lê Thanh Thuyên và
Nguyễn Thị Kim Nguyệt, ba tác giả này cho ta một cách nhìn cụ thể và rõ ràng hơn
về các nhân tố tác động đến chất lượng hệ thống AIS, nổi bật hơn cả là văn hóa và
cơ cấu được các tác giả đề cập nhiều. Điều này, cũng là một bước tiến thuận lợi cho
tác giả khi kiểm định lại một số nhân tố ảnh hưởng chất lượng AIS trong các DNSX
tại TP. HCM.
Về phương pháp nghiên cứu, đa phần các tác giả đều sử dụng phương pháp hỗn
hợp, như Đào Ngọc Hạnh (2014), là định tính + định lượng với 140 mẫu quan sát,
bảng câu hỏi gởi đến các kế toán viên ở nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.
HCM. Đây là một nghiên cứu có tính hỗn hợp, tác giả dựa vào bảng tổng hợp lý
thuyết trước, từ đó đưa ra đề xuất phác thảo mơ hình phù hợp và thực hiện nghiên
cứu thực tế theo mơ hình bằng cách khảo sát sử dụng bảng câu hỏi và các cơng cụ
thống kê. Cịn Trần Lê Thanh Thuyên (2017), tác giả dùng phương pháp hỗn hợp
đáp ứng mục tiêu hồn thành luận văn, về định tính để kiểm định những nhân tố ảnh
hưởng chất lượng AIS và chất lượng TTKT, khảo sát và đề xuất chi tiết câu hỏi hợp
lý đúng nhu cầu tiến hành khảo sát các doanh nghiệp thực tế tại TP. HCM, về định
lượng được thực hiện, đánh giá, kiểm tra các mơ hình bằng việc thực hiện kiểm
định BOOTHSTRAP, SEM, CFA, Cronbach’s Alpha. Ngồi ra, cịn sử dụng những
phương pháp so sánh lý thuyết cơ sở chất lượng AIS, bên cạnh đó cũng sử dụng mơ
hình kim cương Leavitt và hệ thống thơng tin (HTTT) thành công Delone và
Mclean để đánh giá ảnh hưởng qua lại với nhau của bốn yếu tố công nghệ, cơ cấu,
nhiệm vụ và con người với mẫu khảo sát là 240 kế toán viên. Theo Nguyễn Thị
Kim Nguyệt (2019), tác giả cũng đã tiến hành thực hiện phân tích khảo sát kết quả


13

với mẫu là 203 doanh nghiệp đang ứng dụng AIS tại Bình Dương với phương pháp
nghiên cứu hỗn hợp: tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm trong
lĩnh vực phân tích, từ đó tiến hành chính thức xây dựng bảng câu hỏi phù hợp và sẽ

được gởi đến qua email và gởi theo phương pháp trực tiếp đến cá nhân để thực hiện
khảo sát, sau khi loại bảng câu hỏi không phù hợp, tác giả sử dụng cơng cụ SPSS và
AMOS để phân tích dữ liệu: trước tiên dùng hệ số Cronbach’s Alpha, EFA với
KMO và Barlettt, CFA và SEM cũng được phân tích, cuối cùng kiểm định
BOOTSTRAP. Tuy nhiên, Nguyễn Bích Liên (2012), sử dụng mơ hình “hệ thống
hoạt động” làm phương pháp nghiên cứu của mình để xác định những nhân tố, áp
dụng phương pháp so sánh những lý thuyết cơ sở cơ bản, những nhận định và một
số quan điểm những đơn vị uy tín cao, có tính quốc tế như Cobit để chọn quan điểm
có chất lượng TTKT hiệu quả đạt yêu cầu với kết quả chất lượng thông tin phụ
thuộc vào người sử dụng và hệ thống tạo lập thông tin.
Kết quả nghiên cứu về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng AIS
rất khác nhau. Trong khi nghiên cứu của Trần Lê Thanh Thuyên (2017) cho thấy
các biến cam kết, văn hóa và cơ cấu tổ chức thực sự tác động chất lượng AIS đồng
thời chất lượng AIS cũng tác động ảnh hưởng một cách tích cực chất lượng TTKT.
Nhưng kết quả vẫn cịn đó những hạn chế, mẫu chỉ là các đơn vị ở TP. HCM, không
phân biệt loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại hay dịch vụ, chỉ nói doanh
nghiệp chung chung với 200 mẫu, cho nên số lượng mẫu nhỏ chưa thật sự đại diện
và đóng vai trị cho tổng thể, hơn nữa cũng chưa phân biệt ra được doanh nghiệp
nào sử dụng ERP cũng như là phần mềm kế tốn, ngồi ra tác giả có đề xuất với số
lượng mẫu cao hơn để dữ liệu có kết quả phân tích một cách đầy đủ và rõ ràng hơn.
Thứ hai nghiên cứu chỉ dựa vào ba nhân tố chưa bổ sung thêm như hành vi sử dụng
hệ thống như nhân tố của con người, nhân tố trình độ chun mơn, hướng tiếp theo
nên mở rộng nhân tố, mơ hình và tham khảo thêm các tài liệu có sẵn. Mặt khác,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019), văn hóa và lãnh đạo chuyển đổi
ảnh hưởng tích cực lên chất lượng AIS, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, mặt
khác, nghiên cứu còn nhấn mạnh sự quan trọng của văn hóa là một trong những


14


nhân tố góp phần cải thiện chất lượng AIS, từ đó góp phần cải thiện nâng cao chất
lượng của thơng tin kế tốn. Mặt khác, vẫn cịn có những mặt chưa đạt được như
mong đợi như chỉ tập trung các nhân tố nội bộ chưa đề cập đến các nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp, nên mở rộng cỡ mẫu và khu vực thu thập dữ liệu có tính tổng
qt hơn và để hạn chế gian lận, sai sót cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát
nội bộ nhằm nâng cao chất lượng AIS, qua đó kiểm định xem nhân tố KSNB có ảnh
hưởng đến chất lượng AIS hay khơng.
Mặc dù vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chất lượng AIS, nhưng vẫn cịn đó
những hạn chế: Nguyễn Thị Phương Thảo (2014), đa số các doanh nghiệp Việt Nam
có áp dụng AIS phục vụ quản lý tuy ở mức độ khác nhau nhưng phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị nội bộ công ty nhưng hạn chế: việc thực
hiện chưa có tính hệ thống, nội dung lạc hậu, nhiều nội dung trùng lắp, các phương
pháp kỹ thuật vận dụng rất đơn giản, chưa chú ý đến khai thác các phương tiện kỹ
thuật xử lý thông tin hiện đại, chưa tạo được sự kết nối, tính ổn định, với nghiên cứu
trên ở doanh nghiệp trong nước chỉ thấy được thực trạng AIS, chưa thấy được các
nhân tố nào ảnh hưởng tác động tới tính hiệu quả của AIS cũng như đánh giá hiệu
quả của AIS trong các doanh nghiệp. Một vấn đề chung mà các nghiên cứu hay gặp
phải đó là số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để kết luận vấn đề nghiên cứu như
Đào Ngọc Hạnh (2014): số lượng các mẫu khảo sát chưa bao quát hết doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở TP. HCM và mơ hình nghiên cứu chỉ giải thích được mức độ khá
49,3% sự biến động của chất lượng AIS từ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
TP. HCM. Cũng vậy, Nguyễn Thị Thúy (2016): số lượng các mẫu khảo sát chưa
bao quát hết được các doanh nghiệp ở TP. HCM và chỉ tập trung một phạm vi rất
nhỏ là chất lượng AIS trong các doanh nghiệp tại TP. HCM và khả năng tổng quát
hóa kết quả của việc nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại ở một số địa
phương khác nhau. Trái lại, Trần Thị Thanh Tú và cộng sự (2014) kết quả là thước
đo cơ sở để áp dụng mơ hình nghiên cứu những nhân tố tác động ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin được công bố rộng rãi của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán, gợi mở những hướng các bước nghiên cứu sau này về kiểm



×