Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trong giai đoạn năm 2008 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------

TRẦN THỊ NGỌC DIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN, RỦI RO
TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2018.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------

TRẦN THỊ NGỌC DIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN, RỦI RO
TÍN DỤNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN NĂM 2008 – 2018.
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. NGŨN Q́C KHANH

TP. Hờ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả bài luận văn thạc sĩ đề tài “Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín
dụng đến tính bền vững của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam năm 2008 –
2018” là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân tác giả. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực, chính xác và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn,
đề tài bảo vệ trước đó.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2019.
Người thực hiện

TRẦN THỊ NGỌC DIỆP


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH KOẢN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG

NHƯ TÁC ĐỢNG ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỢNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM TỪ NĂM 2008 - 2018 ....................................................................................................................... 5
1.1

Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM) ...................................................................5

1.1.1.

Khái niệm .........................................................................................................................5

1.1.2.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ................................5

1.1.2.1.

Rủi ro.........................................................................................................................5

1.1.2.2.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.........................................................6

1.1.3.

Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM ...........................................7

1.1.3.1.

Khái niệm ..................................................................................................................7


1.1.3.2.

Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản ..................................................................... 10

1.1.3.3.

Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản .................................................................. 12

1.1.3.4.

Đánh giá rủi ro thanh khoản .................................................................................. 13

1.1.3.5.

Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản ....................................................................... 14

1.1.3.6.
giới.

Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng trên Thế
................................................................................................................................ 15

1.1.4.

Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM ........................................ 18

1.1.4.1.

Khái niệm ............................................................................................................... 18


1.1.4.2.

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ........................................................................... 19

1.1.4.3.

Dấu hiệu nhận biết rủi ro ....................................................................................... 21


1.1.4.4.

Chỉ số đánh giá của rủi ro tín dụng........................................................................ 21

1.1.4.5.

Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng trên Thế giới.
................................................................................................................................ 23

1.1.5.

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.......................................... 24

1.1.5.1.

Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng........................................ 24

1.1.5.2.
Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến hoạt đợng kinh doanh
của Ngân hàng ............................................................................................................................ 28
1.1.5.3.


Một số nghiên cứu nước ngoài liên quan ............................................................... 30

Kết luận Chương 1: .......................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM. ..................................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................... 40
3.1.

Quy trình nghiên cứu: .......................................................................................................... 40

3.2.

Mơ hình kinh tế lượng .......................................................................................................... 40

Mơ hình Z-score ............................................................................................................................ 41
3.3.

Nguồn dữ liệu và thống kê mô tả......................................................................................... 42

3.4.

Thống kê mô tả. .................................................................................................................... 44

3.5.

Lý thuyết nền tảng kinh tế lượng: ....................................................................................... 45

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 47
4.1.Thống kê mô tả, phân tích mô hình .......................................................................................... 47

4.2. Ứng dụng của mơ hình nghiên cứu cho thực tiễn:.................................................................. 61
Kết luận chương 4: ........................................................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN, RỦI RO
TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM. ......................................................................................................................................................... 63
5.1.

Giải pháp đến từ các Ngân hàng ......................................................................................... 64

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................................... 66

KẾT LUẬN LUẬN VĂN ......................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

1

RRTD

Rủi ro tín dụng


2

RRTK

Rủi ro thanh khoản

3

TMCP

Thương mại cổ phần

4

NH

5

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

6

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn thành phớ Hồ Chí Minh

7


HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

TCTD

Tổ chức Tín dụng

10

NHTW

Ngân hàng trung ương

11

TCTD

Tổ chức tín dụng Việt Nam

12


FEM

Mơ hình tác động cố định

13

REM

Mô hình tác động ngẫu nhiên

14

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

15

CAR

Hệ số an toàn vốn

16

QTRR

Ngân hàng

Quản trị rủi ro



DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN

TRANG

Bảng 1.1: Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính

10

Bảng 2.1: Quy định đổi mới mức vốn pháp định cho TCTD

32

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 so với năm 2017 của

35

10 Ngân hàng TMCP Việt Nam
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu

40

Bảng 3.2: Các biến trong mơ hình và cách tính

43

Bảng 4.1. Bảng thớng kê mơ tả dữ liệu đặc trưng của các biến


47

Bảng 4.2. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình

48

Bảng 4.3. Hồi quy dạng FEM

49

Bảng 4.4. Hồi quy dạng REM

50

Bảng 4.5. Nhân tử phóng đại Phương sai VIF

52

Bảng 4.6. Hồi quy khắc phục khuyết tật

53

Bảng 4.7. Bảng so sánh kết quả chạy mơ hình

60


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÊN


TRANG

Biểu đồ 2.1: Vớn điều lệ của các Ngân hàng năm 2018

33

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng năm 2017

34

Biểu đồ 2.3: Bảng tăng trưởng tín dụng bình qn và tỷ lệ nợ xấu bình

36

quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017
Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thớng Ngân hàng Việt Nam

58

trong giai đoạn 2008 - dự kiến 2019
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Ngân hàng tháng
11/2018

59


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung gồm 3 phần cụ thể như sau:
1. Tiêu đề: Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững của
Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.

2. Tóm tắt đề tài luận văn:
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: thấy được vấn đề cấp bách mà rủi ro thanh khoản
và tín dụng mang lại cho các Ngân hàng Việt Nam nên tác giả muốn tìm ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các Ngân hàng.
+ Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh khoản tại các
Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem xét mối quan hệ
cũng như ảnh hưởng tới Ngân hàng TMCP năm 2008 – 2018 từ đó đưa ra giải pháp khắc
phục.
+ Phương pháp nghiên cứu: bài nghiên cứu tiếp cập 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở
Sở giao dịch chứng khốn Thành phớ Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khốn
Hà Nội (HNX) … thơng qua phương pháp thớng kê mơ tả, phân tích tổng hợp, so sánh…
+ Kết quả nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu đã chứng minh rủi ro tín dụng và rủi
ro thanh khoản tác động rất lớn đến tính bền vững của hệ thống Ngân hàng Việt Nam để
từ đó phần nào tìm ra được cách các khắc phục và hạn chế rủi ro nhất có thể đến hầu hết
tất cả các Ngân hàng hiện nay.
+ Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu này thật sự mang lại ý nghĩa cho Nhà quản
trị Ngân hàng từ đó cải thiện đáng kể tình hình hoạt động của Ngân hàng nói riêng và nền
kinh tế nói chung.
3. Từ khóa: Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, tính bền vững, hệ thống Ngân hàng.


ABSTRACT
1.

Title:

The effects of liquidity risk and credit risk on Vietnam Joint Stock Commercial
Bank stability in 2008 - 2018.
2.


Abstract:

+ Reason for writing: seeing urgent problems that liquidity and credit risks bring
to the Vietnamese banks system, the author wants to find solutions to improve the
operational efficiency of the banking system.
+ Problem: analyze credit and liquidity risk at banks and thereby give an
overview of the above two types of risks, consider the relationship as well as
affect the Joint Stock Commercial Bank system in 2008 - 2018, so that find the
solutions to overcome.
+ Methods: the research approaches 30 major banks listed on Ho Chi Minh City
Stock Exchange (HOSE), Hanoi Stock Exchange (HNX) ... through descriptive
statistics and analysis methods, matching, comparing.
+ Results: Through the research process, it has demonstrated that credit risks and
liquidity risks have a great impact on the sustainability of the Vietnamese banking
system, thereby finding out ways to overcome the risks and minimize risks for all
banks.
+ Conclusion: The results of this research really bring meaning to the risk
managers, thereby significantly improving the Bank's operations in particular and
the economy in general.
3.

Keywords: Credit risk, liquidity risk, Vietnam Joint Stock Commercial

Bank, stability.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế nói chung và hệ thớng Ngân hàng hiện
nay nói riêng, rủi ro thanh khoản (RRTK) và rủi ro tín dụng (RRTD) là hai vấn đề quan
trọng, đáng lo ngại nhất trong sự phát triển và tồn tại của các Ngân hàng. Ngân hàng
thường tài trợ cho một số dự án có rủi ro khác nhau theo nhiều cấp độ, không thể lường
trước hoặc Ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu cần tiền của người gửi với số lượng lớn, ồ
ạt và cuối cùng làm giảm giá trị tài sản cũng như uy tín của Ngân hàng. Do đó rủi ro tín
dụng càng cao sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy của nó và đặt biệt là rủi ro thanh khoản. Có
thể thấy rằng, Ngân hàng ḿn hoạt động ổn định thì địi hỏi phải có sự kiểm sốt chặt
chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Thật vậy, cả hai loại rủi ro này đều tác động đến sự ổn định của Ngân hàng theo
mức độ và cách thức khác nhau.
Rủi ro tín dụng làm giảm giá trị của tài sản chủ yếu là gây ra nợ xấu, tăng chi phí
xử lý hậu quả, giảm lợi nhuận. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị
thị trường vớn cũng như uy tín Ngân hàng và đặc biệt có thể làm cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng bị thua lỗ một cách trầm trọng. Chính vì vậy các biện pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc
điểm hoạt động kinh doanh của từng Ngân hàng.
Còn đối với rủi ro thanh khoản, rủi ro này ảnh hưởng đến tính thanh khoản của
tài sản đặc biệt đến nguồn vốn ngắn hạn, xảy ra khi Ngân hàng không có khả năng đáp
ứng lượng tiền mặt cho nhu cầu tức thời của Khách hàng do không thể chuyển đổi kịp
các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của Khách
hàng; hoặc đáp ứng được nhưng với nhưng với chi phí rất cao.


2

Mặc dù, hiện nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định
mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng như ảnh hưởng của hai
loại rủi ro này đến tình hình hoạt động Ngân hàng nhưng có rất ít cơng trình nghiên
cứu thực nghiệm phân tích rõ tác động của nó tới hệ thớng Ngân hàng. Thực tế, tại Việt

Nam vấn đề này có rất ít Ngân hàng quan tâm và chưa có một cơng trình nghiên cứu
nào thực sự để làm sáng tỏ một cách chi tiết về mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của
chúng tới hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam.
Chính vì vậy, với mục đích phân tích thực trạng tình hình tín dụng và thanh
khoản tại các Ngân hàng và từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về hai loại rủi ro trên, xem
xét mới quan hệ giữa hai loại rủi ro chính của Ngân hàng cũng như tác động đến sự ổn
định của hoạt động Ngân hàng bằng cách thông qua việc phân tích các mơ hình để thấy
được các biến ảnh hưởng và từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu cũng như giải quyết rủi
ro tín dụng, thanh khoản trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay nhằm mục tiêu thúc
đẩy nền kinh tế nói chung và hệ thớng các Ngân hàng nói riêng ổn định. Xuất phát từ
các yêu thực tế mà tôi xin được lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của rủi ro
thanh khoản, rủi ro tín dụng đến tính bền vững Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai
đoạn năm 2008 - 2018” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho bản thân mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung đánh giá vào ảnh hưởng của hai loại rủi ro: thanh khoản và tín
dụng đến tính bền vững của Ngân hàng TMCP Việt Nam qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Làm thế nào để các Ngân hàng xác định tỷ số rủi ro tín dụng và thanh
khoản trong chu kỳ kinh doanh?
Thứ hai, Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tới các Ngân hàng
thương mại cổ phần
Thứ ba, Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra giải pháp, kiến nghị
góp phần giảm thiểu rủi ro nhất có thể đến các Ngân hàng Việt Nam.


3

3. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đới tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của RRTK và RRTD đến tính bền vững của
Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018.
Phạm vi nghiên cứu:

-

Không gian: Dữ liệu nghiên cứu tập trung chủ yếu vào toàn hệ thống ngân hàng
Việt Nam nhưng sẽ đánh trọng tâm vào 30 Ngân hàng lớn được niêm yết ở Sở
giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Sở giao dịch Chứng khốn Thành phớ
Hồ Chí Minh (HOSE), Báo cáo tài chính cũng như diễn biến tình hình thực tế
của các Ngân hàng trên các website, các bài báo, nghiên cứu, … thời gian trước.

-

Thời gian: sử liệu số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 – 2018 và đề xuất một
số định hướng giải pháp trong năm 2019.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp theo chuỗi thời gian, dữ liệu dạng bảng.
Luận văn sử dụng phương pháp chính đó định lượng thông qua phần mềm Stata
14.0 để tập trung giải quyết vấn đề cụ thể như:
+ Phương pháp thống kê mơ tả, phân tích tổng hợp: thớng kê, phân tích về tình
hình tín dụng, thanh khoản, mơ tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng đối
tượng nghiên cứu qua các năm nhằm đưa ra thông tin cho việc phân tích, so sánh, sử
dụng để tổng hợp lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan để
đạt được mục đích nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh: so sánh số liệu từ bảng, biểu đồ của các chỉ số qua các
năm của các Ngân hàng.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: được vận dụng trong nghiên cứu đề tài nhằm
phân tích từng nội dung thông qua bảng số liệu tổng hợp để đưa ra những nhận định,


4


nhận xét đánh giá các hoạt động, chỉ tiêu từ đó đưa ra những kết luận phù hợp cho đề
tài nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu dựa trên hệ thống nền tảng lý thuyết và cơ sở thực tiễn
nhằm thể hiện một cách chính xác nhất bản chất của rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản
từ đó chỉ ra tác động của hai loại rủi ro trên đến tính bễn vững trong hoạt động của các
Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, luận văn đưa ra cách thức thiết lập hệ thống đo lường
chuẩn hóa cụ thể là mô hình Z-score để đánh giá mức độ rủi ro hiện tại cũng như tương
lai. Ngoài ra, chỉ ra được đâu là nguyên nhân, thực trạng của RRTK, RRTD cũng như
các nhân tố tác động đến tình hình tín dụng và thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó, đưa
ra dự báo một cách chính xác về tình hình hoạt động để làm cơ sở để đề xuất giải pháp
khắc phục, hạn chế, quản trị rủi ro cũng như nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho
hệ thống NHTM Việt Nam.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 05
phần với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của rủi ro thanh khoản, tín dụng cũng như tác động của
chúng đến tình hình hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2008 –
2018.
Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng
và nâng cao năng lực quản lý của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA RỦI RO THANH

KOẢN, RỦI RO TÍN DỤNG CŨNG NHƯ TÁC ĐỢNG ĐẾN
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP
VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 - 2018
1.1

Tổng quan về Ngân hàng thương mại (NHTM)

1.1.1.

Khái niệm

Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính trung gian đóng vai
trị quan trọng trong việc cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Ngồi
ra, NHTM cịn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ của xã hội với vai trò chính: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán
và cung ứng dịch vụ ngân hàng. Nhờ đó mà nguồn tiền nhàn rỗi được huy động, tập
trung và sử dụng để cấp tín dụng cho các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.
1.1.2.

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Rủi ro
Rủi ro là một khái niệm rất phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến phạm trù
này, nhưng để có một định nghĩa chính xác và đầy đủ nhất thì chưa chắc có một quan
điểm thống nhất. Ta có thể hiểu cụ thể như sau:
Rủi ro là điều không may mắn, tổn thất, mất mát, thiệt hại, bất trắc ngoài ý muốn
trong cuộc sống, quá trình sản xuất, kinh doanh mà chúng ta không chắc chắn có thể
xảy ra hoặc không thể lường trước được về khả năng xảy ra khi nào với mức độ
nghiêm trọng cũng như hậu quả của nó mang lại. Và khi rủi ro xảy đến đồng nghĩa với

việc người tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nhất định. Rủi ro được xem là sự
không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Tuy chúng ta không thể biết trước
được rủi ro nhưng nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện
pháp phịng ngừa, hạn chế những rủi ro mang lại cho mình.


6

1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng
Trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề
hoạt động kinh doanh như hiện nay thì hệ thống NHTM cũng không tránh khỏi những
tác động gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung và chính hệ thống Ngân hàng
nói riêng. Như chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là tiền tệ,
một loại hàng hóa rất ngạy cảm với mọi biến động của kinh tế – chính trị – xã hội,
chúng có thể gây nên những biến động không thể lường trước được thậm chí có thể
làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng giảm sút một cách trầm trọng. Trong quá
trình tồn tại và phát triển, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng luôn phải đối mặt
rất nhiều vấn đề mà đặc biệt nhất là rủi ro. Hầu như không có một dịch vụ, nghiệp vụ
nào của Ngân hàng mà không gặp phải rủi ro “tiềm ẩn” xảy ra bất cứ lúc nào, rủi ro có
thể đến từ: tín dụng, thanh toán, tiền gửi, đầu tư, ngoại tệ ... Do vậy, nhận thức rõ từng
loại rủi ro để từ đó đưa ra những biện pháp phịng chớng hữu hiệu để hạn chế thấp nhất
rủi ro mang lại luôn là vấn đề cần thiết, thường xuyên và liên tục tồn tại song song với
hoạt động của Ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, rủi ro rất đa dạng, chúng có mối quan hệ
khá chặt chẽ và có thể là nguyên nhân và là kết quả cho nhau. Tuy nhiên, luận văn này
sẽ chỉ đề cập đến hai loại rủi ro chính có liên quan đến đề tài nghiên cứu mà hầu hết
các Ngân hàng thương mại thường gặp phải và mối quan hệ giữa hai loại rủi ro đó cũng
như tác động của chúng tới tình hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng như thế nào.
Thật vậy, Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng được biết đến như là
những biến cố xảy ra ngoài ý muốn, không thể lường trước được trong quá trình kinh

doanh gây ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại, ổn định và phát triển của Ngân hàng, đặc biệt
là tổn thất về tài sản của Ngân hàng khi có phát sinh, làm sụt giảm lợi nhuận thực tế so
với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để hồn thành cơng việc. Rủi ro
này là yếu tố khách quan nên chúng ta không thể nào loại bỏ được mà chỉ có thể sử
dụng những hình thức quản trị rủi ro phù hợp mà mỗi một Ngân hàng đề ra để có thể


7

hạn chế được các loại rủi ro và những tác hại của chúng gây ra cho hoạt động kinh
doanh.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế, có thể chia rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của NHTM thành 4 nhóm rủi ro cơ bản cụ thể như sau:
Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng cấp tín dụng
mà Khách hàng vay hoặc đối tác của Ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã
cam kết thỏa thuận trước đó, Ngân hàng không thể thu được đầy đủ gốc và lãi của các
khoản vay hoặc Khách hàng trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản: là rủi ro phát sinh trong trường hợp Ngân hàng không
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn khả dụng, mất khả năng thanh tốn do
khơng thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tức thì cho Khách
hàng hay không thể vay mượn để đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng. Tình trạng
này nhỏ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh đình trệ, nặng thì làm mất khả năng
thanh toán và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khơng thể lường trước cho Ngân hàng nói
riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Rủi ro tỷ giá hối đoái: là rủi ro mà các NHTM phải gánh chịu trong trường
hợp nền kinh tế chịu sự biến động của tỷ giá hối đoái theo chiều hướng bất lợi nằm
ngoài dự tính của Ngân hàng.
Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi lãi suất trên thị trường thay đổi
ngoài dự kiến gây ra tổn thất cho Ngân hàng.
1.1.3.


Rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh NHTM

1.1.3.1. Khái niệm
Khi nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau đề
cập tới vấn đề này, cụ thể như sau:
Theo BIS (2015) cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là khả năng Ngân hàng khơng
đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung
với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp”. Nói một cách khác là “những tổn


8

thất xảy ra đối với Ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt mức dự kiến”, hay
nói cách khác, “Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu thanh toán hay rút tiền của
khách hàng. Một khi khả năng thanh toán bị đe dọa, NHTM thường đi vay “nóng” với
chi phí rất cao và tìm kiếm nhiều nguồn khác kèm theo đó là những đánh đổi rất lớn
hay những quy định ràng buộc ngặt nghèo.
Theo Joel Bessis (2011) và Peter S. Rose (2004), “rủi ro thanh khoản hình thành
do những thua lỗ liên tiếp và dẫn tới việc Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương
(NHTW) phải bơm vào những khoản tiền lớn trong các cuộc khủng hoảng tài chính”.
Hay theo The management of risk Benton E.Gup cho rằng: “Rủi ro thanh khoản
là loại rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu hụt tiền mặt hoặc tài sản tương
đương tiền, hay đặc biệt hơn là rủi ro về tổn thất phát sinh từ trạng thái thiếu khả năng
thu xếp được nguồn tài trợ với mức độ hợp lý về chi phí, bán hay thu xếp một tài sản
với mức giá trị hợp lý, nhằm trang trải một nghĩa vụ đã được định hoặc bất định”.
Còn với Basel (2008) chỉ ra rằng: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế
tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến
hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không tác
gây tác động đến tình hình tài chính”.

Từ các khái niệm trên, ta có thể kết luận rằng: Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro
khi Ngân hàng không có khả năng đáp ứng đầy đủ tiền mặt cho Khách hàng do nhu cầu
sử dụng tiền mặt tức thì hoặc có thể hiểu rằng rủi ro này xuất hiện khi Ngân hàng thiếu
khả năng thanh tốn bằng tiền mặt do khơng thể chuyển đổi các loại tài sản thành tiền
mặt một cách tức thì hoặc khơng thể vay mượn từ các Tổ chức tín dụng khác để đáp
ứng nhu cầu của Khách hàng.
Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng chỉ ra rằng, một trong các nguyên
nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 - 2009 là vấn đề về thanh
khoản, mà phần lớn bị các quốc gia nói chung và các TCTD nói riêng đã bỏ qua trong
quá khứ. Cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, hầu hết các Ngân hàng đều dựa nhiều vào


9

thị trường tiền tệ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản, dự án hoạt động dài hạn đang có
xu hướng bị vấn đề thanh khoản rất lớn.
Ta thấy rằng, nhiệm vụ duy trì thanh khoản đầy đủ là một trong những công việc,
tiêu chí hàng đầu của mỗi Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng phải ln có một lượng
vớn khả dụng nhất định trong tay hoặc có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay
mượn bên ngồi với mức chi phí hợp lý để khi cần đến có thể nhanh chóng bán một sớ
tài sản với mức giá hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho Ngân hàng kịp thời. Thiếu
hụt thanh khoản là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên cho thấy Ngân hàng
đang lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, Ngân hàng có thể dần dần mất đi
những khoản tiền gửi của khách hàng hiện hữu do hiện tượng rút tiền một cách ồ ạt
ngày càng tăng lên, bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động
các món tiền gửi mới do tâm lý đám đông, e ngại rủi ro của công chúng đối với Ngân
hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng xấu đi nếu không có biện
pháp ngăn chặn kịp thời và không thể chắc chắn được sự tồn tại của Ngân hàng đó tới
khi nào, sớm hay muộn. Do đó công tác quản trị thanh khoản là vấn đề không thể dễ
dàng bỏ qua và được quan tâm hơn rất nhiều so với trước đây bởi một Ngân hàng có

thể sụp đổ nếu khơng đáp ứng kịp thời nhu cầu về thanh khoản cho công chúng.
Chính vì vậy, thấy được mối nguy hại mà rủi ro thanh khoản mang lại thì NHTW
đã quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc buộc tất cả các Ngân hàng phải tuân thủ thực hiện.
Dự trữ bắt buộc là một trong những quy định đầu tiên của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt
và tiền gửi mà các NHTM. Theo Văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 có
hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018 đã quy định về Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc áp dụng cho các
Tổ chức tài chính cụ thể theo bảng sau:


10

Bảng 1.1. Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cho các Tổ chức tài chính
Tiền gửi VND

Tiền gửi ngoại tệ
Tiền gửi

Loại TCTD

Không kỳ hạn

Kỳ hạn từ

của

và có kỳ hạn

12

TCTD


dưới 12 tháng

trở lên

tháng

ở nước
ngồi

Tiền gửi khác

Tiền gửi khác

khơng kỳ hạn

có kỳ hạn từ

và có kỳ hạn

12 tháng trở

dưới 12 tháng

lên

Quỹ tín dụng
nhân dân, tổ
chức


tài

0%

0%

0%

0%

0%

chính vi mơ
Ngân

hàng

Theo quy định của Chính phủ

chính sách
Ngân

hàng

Nơng nghiệp
và Phát triển
nông

thôn


Việt

Nam,

ngân

hàng

3%

1%

1%

7%

5%

3%

1%

1%

8%

6%

hợp tác xã
Tổ chức tín

dụng khác

Nguồn:
1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân chính tác động gây ra tình trạng
RRTK của các NHTM trong thời gian qua cụ thể như sau:


11

Thứ nhất: sự tăng trưởng tín dụng q “nóng” của các Ngân hàng hiện nay kèm
với cơ cấu đầu tư chưa thật sự hợp lý, khi thị trường bất động sản đóng băng thì gặp rủi
ro rất lớn thậm chí là hiệu ứng lây lan hậu quả của nó mang lại, bên cạnh đó hầu hết
Ngân hàng sử dụng quá nhiều các khoản tiền gửi với kỳ hạn ngắn hạn huy động từ cá
nhân và các TCTC khác rồi chuyển chúng thành những khoản đầu tư dài hạn gây nên
tình trạng mất cân đối, chênh lệch ngày đáo hạn của nguồn vốn huy động. Vì vậy, khi
gặp nhu cầu rút một lượng tiền mặt lớn, lúc này không thể xoay sở kịp thời gây ra
RRTK cao đối với NHTM.
Thứ hai: như chúng ta đã biết, chính sách thay đổi về lãi suất ảnh hưởng rất lớn
đến lượng tiền gửi tại các Ngân hàng. Khi lãi suất Ngân hàng thấp, để tiếp cận nguồn
vốn với chi phí thấp thì các cá nhân, tổ chức sẽ có xu hướng vay nhiều hơn gửi tiết
kiệm. Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm
tại các Ngân hàng thì người dân có xu hướng rút tiền tiết kiệm gửi tại Ngân hàng để
đầu tư vào nơi có mức sinh lời cao hơn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa,
lãi suất thay đổi làm ảnh hưởng đến cán cân thanh khoản của Ngân hàng. Ta thấy rằng,
lãi suất là một trong những công cụ điều tiết hữu hiệu của chính sách tiền tệ mà Ngân
hàng trung ương áp dụng nhưng đây cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng
hợp lý. Bên cạnh đó, khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản thì sẽ bán tài sản để đáp
ứng nhu cầu nguồn tiền, nếu như lúc này lãi suất thị trường thay đổi thì sẽ ảnh hưởng
lớn đến giá trị của các tài sản cũng như chi phí vay mượn liên Ngân hàng.

Thứ ba: do chiến lược quản trị thanh khoản, cơng việc phân tích và dự báo về thị
trường của Ngân hàng chưa thật sự phù hợp và kém hiệu quả, chưa thật sự chấp hành
nghiêm túc về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự trữ đảm bảo, bị động trước những phản ứng
của thị trường, chạy theo lợi nhuận nên nhiều Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách cho
vay một cách quá dễ dàng ...
Thứ tư: phản ứng tiêu cực đến từ phía khách hàng, đây là một trong những
ngun nhân chính khiến các Ngân hàng rất khó có thể kiểm soát được tính thanh


12

khoản. Khi Khách hàng nhận được luồng thông tin bất cân xứng, chưa xác định được
nguồn gốc và tính minh bạch về xu hướng thị trường hay thông tin nhiễu như (giá vàng
tăng trong tương lai, đồng VND mất giá …) thì sẽ ồ ạt rút tiền ra khỏi hệ thống, điều
này nằm ngoài dự kiến của Ngân hàng, chính vì vậy đã làm thị trường bất ổn và hiệu
ứng lây lan dây chuyền.
Ngoài những nguyên nhân chính đã kể trên thì ta có thể kể đến một số nguyên
nhân như: năng lực tài chính của một số Ngân hàng còn hạn chế, kinh doanh nhiều loại
ngoại tệ, khủng hoảng kinh tế …
1.1.3.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản
- Lòng tin của khách hàng: để đánh giá về tình hình hoạt động cũng như khả năng
thanh khoản của một Ngân hàng hiện tại là tốt hay xấu thì có thể dựa vào sự tin tưởng
và phản ứng của công chúng đối với Ngân hàng đó. Nếu một Ngân hàng phục vụ khách
hàng cũng như các chính sách, dịch vụ tốt, tạo sự tin tưởng từ phía công chúng thì đồng
nghĩa với việc khách hàng đã đặt niềm tin vào Ngân hàng và thừa nhận khả năng thanh
khoản cao của Ngân hàng đó. Trong trường hợp ngược lại, khi Khách hàng nhận biết
được thông tin xấu nào đó của Ngân hàng dù chưa xác thực và không biết tính minh
bạch của nó như thế nào thì KH sẽ mất lòng tin cho Ngân hàng, lượng tiền gửi sẽ bị
khách hàng rút ra và chuyển qua Ngân hàng nào tốt hơn, Khách hàng rút tiền một cách
ồ ạt trong khi các khoản tiền này Ngân hàng đã mang đi đầu tư dài hạn, nếu như Ngân

hàng không duy trì quản trị rủi ro thật sự tốt thì sẽ khó có thể đáp ứng nhu cầu cần tiền
của Khách hàng.
- Giá cổ phiếu: khi nhận thấy giá cổ phiếu của Ngân hàng đang có chiều hướng đi
xuống, điều này chứng tỏ tính hấp dẫn về giá trị của cổ phiếu đối với nhà đầu tư giảm
đi, làm giảm giá trị Ngân hàng, gây tác động đến tâm lý của công chúng. Khách hàng
sẽ tìm Ngân hàng khác, nơi mà họ nghĩ rằng tại đây các khoản tiền gửi của họ được an
toàn và sinh lời, ít rủi ro hơn trước đó, gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản.


13

- Lỗ từ việc bán tài sản: việc bán tài sản đồng nghĩa với việc Ngân hàng sẽ mất đi
khoản thu nhập mang lại từ tài sản đó trong tương lai. Khi nhu cầu cần gấp, bán tài sản
một cách gấp rút, sẵn sàng chấp nhận chịu lỗ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp khó khăn
trầm trọng trong thanh khoản.
- Thiếu nguồn để đáp ứng nhu cầu vay của Khách hàng: hoạt động chính của
Ngân hàng là huy động và cho vay, khi Ngân hàng đáp ứng không được nhu cầu tín
dụng cho Khách hàng chứng tỏ rằng đang thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn để cho
Khách hàng vay.
- Tăng lãi suất huy động: không có một Ngân hàng nào lại sử dụng mức lãi suất
huy động cao hơn so với lãi suất thị trường ngoại trừ trường hợp chính nó đang gặp
vấn đề trầm trọng về nguồn tiền, khó khăn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh
nên đưa lãi suất huy động cao nhằm thu hút nguồn vốn từ thị trường.
- Vay mượn liên Ngân hàng số lượng lớn, thường xuyên và Ngân hàng Trung
ương là cứu cánh cuối cùng: khi vay mượn từ các ngân hàng khác nhưng không đủ khả
năng thì biện pháp cuối cùng mà các Ngân hàng thương mại sử dụng buộc phải sử
dụng là vay tại Ngân hàng trung ương mặc dù biết khi vay tại đây lãi suất rất lớn kèm
theo đó là rất nhiều quy định và điều khoản ràng buộc.
1.1.3.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = ∑ Cung thanh khoản - ∑ Cầu thanh khoản

Với
- Cung thanh khoản gồm thành phần sau:
+ Khoản tiền gửi đang đến hạn
+ Doanh thu từ hoạt động bán các dịch vụ phi tiền gửi
+ Doanh thu từ việc bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng
+ Vay, mượn thị trường tiền tệ
- Cầu thanh khoản gồm thành phần sau:
+ Rút tiền từ tài khoản của khách hàng


14

+ Những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao có nhu cầu vay vớn
+ Các khoản vay phi tiền gửi được thanh tốn
+ Chi phí trong việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ
+ Chi trả cổ tức bằng tiền
Ta dễ dàn thấy được, sẽ có 3 tình huống xảy ra trong phương trình trên:
- Thặng dư thanh khoản: Khi cung vượt quá cầu thanh khoản (NPL > 0), thanh
khoản đang ở mức thặng dư. Những nhà quản trị Ngân hàng bằng những biện pháp
phân tích, lựa chọn phù hợp để đầu tư một cách cân nhắc vào một lĩnh vực, hoạt động
nào đó cho tới khi Ngân hàng có nhu cầu thanh khoản. Đây là một trong những kênh
đầu tư sinh lời tốt nhất của Ngân hàng.
- Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu lớn hơn cung thanh khoản (NPL < 0) chứng tỏ
Ngân hàng đang gặp khó khăn trầm trọng trong việc thanh khoản. Nhà quản trị cần
xem xét tình trạng hiện tại để có hướng đi chính xác.
- Cân bằng thanh khoản: Khi lượng cung bằng với lượng cầu thanh khoản (NPL =
0), trạng thái này được gọi là thanh khoản cân bằng. Tuy nhiên, trên thực thế trạng thái
này khó khi tồn tại.
1.1.3.5. Chỉ sớ đánh giá rủi ro thanh khoản
Ta có thể sử dụng một số chỉ số sau đây để đánh giá tình hình thanh khoản của

một khách hàng cụ thể như sau:
+ Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động
+ Vốn tự có/ Tổng tài sản “Có”
+ Dư nợ/ Tổng tài sản “Có”
+ Dư nợ cho vay/ Tiền gửi Khách hàng
+ (Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi KKH tại TCTD)/ Tổng tài
sản “Có”….
Nguồn: />

15

1.1.3.6. Một số ví dụ minh hoạ về tình hình rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng
trên Thế giới.
Để thấy được tình hình rủi ro thanh khoản trên Thế giới hiện nay (đối với Ngân
hàng TMCP tại Việt Nam sẽ được đề cập ở những phần sau) ta sẽ xem xét 3 Ngân hàng
tại quốc gia lớn trên thế giới cụ thể như sau:
Rủi ro thanh khoản ở Nga (2004)
Diễn biến:
+ Vào tháng 07/2004, các ngân hàng của Nga đứng trước nguy cơ rủi ro thanh
khoản rất lớn.
+ Ngày 09/07/2004: Ngân hàng Nga - Guta Bank (Ngân hàng lớn của Nga) thơng
báo tạm khố các tài khoản tiền gửi do chi trả trong tháng 6 vượt 10 tỷ rúp, tương
đương 345 triệu USD, đóng cửa 76 chi nhánh và ngừng hoạt động hơn 400 máy
ATM.
+ Ngày 10/07/2004: người dân đổ xô đi rút tiền ở Ngân hàng khác để đề phịng rơi
vào hồn cảnh tương tự.
+ Ngày 16/07/2004: Các NH Nga đã từ chới cung cấp tín dụng cho nhau, NH đã sử
dụng mọi biện pháp để giảm thiểu tình trạng rút tiền ồ ạt của người dân như tăng lãi
suất tiền gửi tuy nhiên tình hình không những không thay đổi mà càng xấu hơn.
+ Ngày 17/07/2004: Ngân hàng Alfa Quyết định áp dụng biện pháp mạnh là phạt 10%

giá trị nếu khách hàng rút trước thời hạn.
+ Ngày 18/07/2004: để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, Thống đốc Ngân hàng trung
ương Sergei Ignatiev - ông Sergei Ignatiev Quyết định giảm các tỷ lệ dự trữ tiền mặt
từ 7% xuống 3,5%.
+ Ngày 20/07/2004: nhiều ngân hàng sụp đổ.
+ Tháng 08/2004: Chính phủ đã mua lại các ngân hàng lớn với giá rẻ không thể ngờ
tới được.
Nguyên nhân:


×