Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư thực trạng và giải pháp ở việt nam trong giai đoạn 2011-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.97 KB, 37 trang )

GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

MỤC LỤC

1
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007 kết thúc, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm với những
biến động đáng kể..Hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng đã thể hiện sự tự
vươn lên của Việt Nam.Những bước đầu khi gia nhập WTO, chúng ta đã dần khẳng
định được vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới. Và để có thể leo lên được
những bậc thang cao hơn, thì chúng ta cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Những lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng sự phát triển và
tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào quy mô vốn đầu tư. Vốn đầu
tư chịu tác động của rất nhiều các nhân tố, trong đó lãi suất vốn vay và tỷ suất lợi
nhuận vốn đầu tư là 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quy mô và cơ cấu vốn
đầu tư toàn xã hội vậy, lãi suất, tỷ suất lợi nhuận và quy mô vốn đầu tư tác động đến
nhau như thế nào, và thực trạng ở Việt Nam về mối quan hệ này trong thời gian qua
đã diễn ra như thế nào? từ đó có thể có những giải pháp nào để có thể thu hút và
tăng cường sử dụng hiệu quả vốn đầu tư?
Với mong muốn tìm hiểu về mối quan hệ đó, nhóm chúng em đã nghiên cứu
đề tài:“Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và quy
mô vốn đầu tư: Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013”.
Nhóm chúng em xin cảm ơn Cơ Thạc sĩ Hồ Tú Linh đã hướng dẫn để nhóm
chúng em hoàn thành đề tài này.

2


Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
LÃI SUẤT TIỀN VAY, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VỐN ĐẦU TƯ
VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ
1.1. Cơ sở lý lận về mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận
vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư
1.1.1. Lãi suất tiền vay
1.1.1.1. Khái niệm
Lãi suất tiền vay được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của vốn – giá cả
của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ
hoặc các dạng hình thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả
cho người cho vay một khoản tiềndơi ra ngồi số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần
trăm của số tiền lãi trên số vốn gọi là lãi suất tiền vay.
1.1.1.2. Phân loại
1.1.1.2.1. Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là loại l vào ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi
vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào:
+Loại tiền gửi nội tệ hay ngoại tệ
+Loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm
+Loại thời hạn là không kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn
+Quy mơ tiền gửi
Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân
hàng là người cho vay. Lãi suất tín dụng ngân hàng cũng có nhiều mức tùy thuộc
loại tiền, thời hạn, phương thức, mục đích của tiền vay, và theo mức độ quan hệ
giữa ngân hàng và khách hàng.
Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình

thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh tốn của
khách hàng.
Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng
trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giay tờ có giá ngắn.
Lãi suất suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau

3
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
vay trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định
mức lãi suất kinh doanh của mình.
1.1.1.2.2. Căn cứ vào giá trị của tiền lãi
Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ hay nói
cách khác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa thường
được công bố chính thức trong các hợp đồng tín dụng và ghi rõ trên công cụ nợ.
Lãi suất thực: là loại lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi
về lạm phát.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát
Sự phân biệt giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa rất quan
trọng, đối với người có tiền, nhờ đốn biết được lãi suất thực mà họ quyết định nên
gửi tiền vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp. Đối với người cần vốn,
nếu dự đốn được tương lai có lạm phát và trong suốt thời gian đó lãi suất cho vay
khơng đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ tăng khơng bằng lạm phát tăng thì họ có thể
n tâm vay để kinh doanh mà khơng sợ lỗ vì trượt giá khi trả nợ.
Lãi suất thực trả: là lãi suất ghi trên hợp đồng thường là tỷ lệ %/năm, tuy
nhiên việc trả lãi lại có thể diễn ra định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng …,do đó so với
mức lãi suất ghi trên hợp đồng, thì mức lãi suất thực trả sẽ cao hơn mức lãi suất ghi

trên hợp đồng.
1.1.1.2.3. Căn cứ vào tính chất lịnh hoạt của lãi suất
Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay. Nó
có ưu điểm là số tiền lãi được cố định và biết trước, nhưng nhược điểm là bị ràng
buộc vào một mức lãi suất nhất định trong một khoảng thời gian dù cho lãi suất thị
trường đã thay đổi.
Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định là có thể lên xuống theo lãi suất thị
trường trong thời hạn tín dụng. Lãi suất thả nổi vừa chứa đựng cả rủi ro lẫn lợi
nhuận. Khi lãi suất tăng lên người cho vay được lợi, ngược lại với trường hợp lãi
suất giảm xuống.
1.1.1.2.4. Căn cứ vào loại tiền cho vay

4
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
Lãi suất nội tệ: là lãi suất cho vay và đi vay đồng nội tệ
Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay đồng ngoại tệ.
Mối liên hệ giữa hai lãi suất này được thể hiện bằng phương trình:
iD = iF + ∆Ee
Trong đó : iD là lãi suất nội tệ
IF là lãi suất ngoại tệ
∆Ee là mức tăng tỷ giá dự tính của đồng ngoại tệ
1.1.1.2.5. Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế
Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất được áp dụng cho các
hợp đồng tín dụng trong một quốc gia
Lãi suất quốc tế: là loại lãi suất áp dụng trong các hợp đồng quốc tế.
Các hợp đồng tín dụng quốc tế áp dụng mức lãi suất của thị trường quốc gia
nào thì lãi suất của thị trường quốc gia đó trở thành lãi suất quốc tế .Lãi suất địa

phương chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế. Nếu thị trường vốn địa phương mà tự
do thì lãi suất địa phương sẽ lên xuống theo lãi suất quốc tế.
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
1.1.1.3.1. Cung cầu các quỹ cho vay
Lãi suất là giá cả của tín dụng, do vậy, bất kì sự thay đổi nào của cung cầu quỹ
cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm thay đổi lãi suất trên thị trường.Tuy nhiên,
mức độ biến động của lãi suất ít nhiều cịn phụ thuộc vào các quyết định của Chính
phủ và Ngân Hàng Trung Ương. Điều đó cho thấy, chúng ta có thể tác động vào
cung hay cầu vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu
chiến lược từng thời kì.
1.1.1.3.2. Lạm phát kì vọng
Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất,
yếu tố kích thích làm tăng cung quỹ cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của
vốn gốc và tiền lời thu được đã bị hao mịn do tác động của lạm phát.Theo
Friedman, ơng cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước là cực kỳ
cao trong bất cứ thời kỳ kéo dài nào, thì tỷ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là
cực kỳ cao

5
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh

Tóm lại, khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa
quantrọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng.Trên
cơ sở đó,có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, nhà nước cần phải nâng
lãi suất danhnghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc nhà nước tung vàng, ngoại
tệ ra bán để kiềmchế lạm phát. Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến
chống lạm phát nhất định sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất.

1.1.1.3.3. Bội chi ngân sách
Bội chi ngân sách của NHTW sẽ trực tiếp làm cho cầu của quĩ cho vay tăng
làmtăng lãi suất.
Bội chi ngân sách cũng tác động đến tâm lý dân chúng về mức gia tăng lạm
phátgây ra áp lực làm tăng lạm phát.
Về phía Chính phủ, khi bội chi NSNN thì Chính phủ thường gia tăng phát
hành trái phiếy làm cung trái phiếu trên thị trường tăng, giá trị trái phiếu có xu
hướng giảm xuống. Chính điều này đã làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên.
Về phía các NHTM, tài sản có của họ tăng ở mục trái phiếu Chính phủ,dự
trữvượt quá của họ bị giảm. Do đó, lãi suất ngân hàng tăng lên.
1.1.1.3.4. Những thay đổi về thuế
Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống
nhưkhi thuế tác động đến giá cả hàng hóa.
Đối với các doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh
nghiệpluôn tác động đến lợi nhuận của họ.
1.1.1.4. Vai trò của lãi suất

6
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanh
nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi tiết
kiệm, đầu tư số vốn tích lũy được vào danh mục đầu tư khác,…
Ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất
nhạy bén và hiệu quả: thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng
thời kỳ nhất định, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn
đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến q trình điều chỉnh cơ cấu, đến tốc độ tăng
trưởng, sản lượng, tỷ lệ thấtnghiệp và tình trạng lạm phát trong nước.

Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách
lãi suất cịn được sử dụng như là một cơng cụ góp phần điều tiết đối với các luồng
vốn đi vàohay đi ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của
tỷ giá. Điều này không những tác động trực tiếp đến đầu tư phát triển kinh tế mà
còn tác động đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước
đó đối với nước ngồi.
1.1.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
1.1.2.1. Khái niệm
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư tính cho từng năm (RRi) phản ánh mức
lợi nhuận thu được từng năm tính trên một đơn vị vốn đầu tư hoặc phản ánh mức độ
thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhờ lợi nhuận thu được hàng năm.Trước tiên chúng ta
tìm hiểu về lợi nhuận thuần.
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần(W-Worth) được tính cho từng năm, cho cả đời dự án
hoặc bình quân năm của đời dự án.
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần(W-Worth) được tính cho từng năm,cho cả đời dự án
hoặc bình qn năm của đời dự án.
Lợi nhuận từng năm (kí hiệu là Wi) được xác định như sau:
Wi = Oi – Ci
Trong đó:
Oi: Doanh thu thuần năm i
Ci: các chi phí năm I bao gồm cả các khoản chi có liên quan đến sản xuất,
kinh doanh năm i: chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý nhập

7
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh
cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư và làm cho thu nhập của các doanh nghiệp giảm, điều
này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, làm giảm cầu đầu tư.

Để tăng cầu đầu tư,Chính phủ khơng nên quy định mức thuế thu nhập doanh
nghiệp q cao. Chính phủ có thể kích thích đầu tư bằng cách miễn giảm thuế đối với
các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư và hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu.
1.1.2.2. Vai trò của tỉ śt lợi nḥn đến hoạt đờng đầu tư
Xét trên góc độ vi mô: Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Do vậy ở đâu có lợi nhuận kì vộng cao thì nhà đầu tư sẽ dốc vốn vào đó. Lúc này tỉ
suất lợi nhuận chính là nhân tố quyết định xem có đầu tư hay khơng. Mặt khác, tỉ
suất lợi nhuân vốn đầu tư phản ánh khả năng hồn vốn của một dự án, qua đó có thể
đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư.
Xét trên góc độ vĩ mô: Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư càng tăng, càng có nhiều
cơ hội đầu tư, các doanh nghiệp có nhiều ý định vay vốn để tăng vốn đầu tư.Nếu tỉ
suất lợi nhuận vốn đầu tư trong một ngành , một lĩnh vực,một địa phương tăng cao
sẽ dẫn đến tổng số hàng hoá và dich vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế đó tăng
lên, thu nhập quốc dân tăng.
1.1.3. Quy mô vốn dầu tư
1.1.3.1. Khái niệm
Vốn đầu tư là phần tích lũy của xã hội , của các cơ sở sản xuất kinh doanh
dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào
sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội , nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra
tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt
cho mỗi gia đình. Vốn đầu tư bao gồm :
+ Tiền mặt các loại .
+ Hiện vật hữu hình , cơng nghệ , bí quyết cơng nghệ , nhãn hiệu , biểu
tượng ,uy tín cua hàng hóa , bằng phát minh sáng chế…
+ Các dạng tài sản đặc biệt :vàng , bạc , đá quý…
Để đo lường vốn đầu tư vào một dự án nào đó, người ta dùng thuật ngữ quy
mô vốn:
Quy mô vốn là lượng vốn được phân bổ cho một dự án đầu tư được quy đổi

8

Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
gia trị bằng tiền .Quy mô vốn có thể cho ta thấy được dự án đầu tư đó là lớn hay
nhỏ , có ảnh hưởng rộng hay hẹp … đến nền kinh tế. Quy mô vốn cũng thể hiện
phần nào tầm quan trọng của một dự án đầu tư.
1.1.3.2.Vai trị của quy mơ vớn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Quy mô vốn đầu tư phù hợp có vai trị quan trọng đến việc quyết định hoạt
động và hiệu quả của các hoạt động đầu tư phát triển.
1.1.3.2.1. Tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
∗ Tác động đến tổng cầu
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế.Theo
số liệu ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 - 28% trong cơ cấu tổng cầu
của tất cả các nước trên thế giới.Xét trong ngắn hạn, khi tổng cầu chưa kịp thay đổi,
việc tăng quy mô vốn đầu tư - tăng cầu đầu tư sẽ làm cho tổng cầu AD tăng (trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Công thức xác định tổng cầu AD:
AD=C + I + G + NX
Trong đó:
C: Tiêu dùng.
I: Đầu tư.
G: Chi tiêu chính phủ.
NX: Xuất khẩu ròng.
Ban đầu nền kinh tế đạt trang thái cân bằng tại điểm E 0 với đường tổng cầu
AD0 thì dưới tác động của tăng đầu tư sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang
phải, vào vị trí AD1, thiết lập điểm cân bằng mới tại E 1. Điều đó cũng có nghĩa với
việc làm cho mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 và mức tăng từ P0 đến P1.

9

Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

∗Tác động đến tổng cung:

Đồ thị 3: Tác động cảu vốn đầu tư đến tổng cung của nên kinh tế
Khi thành quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm
cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Theo đồ thị, tổng cung AS dịch

10
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
chuyển sang phải( AS0→AS1), sản lượng tiềm năng tăng từ Y0 →Y1, do đó giá cả sản
lượng giảm xuống từ P0→P1 . Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng.
Tăng tiêu dùng lại là nhân tố kéo, tiếp tục kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô
đầu tư. Sản xuất phát triển là nguồn gốc tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu
nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
1.1.3.2.2. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất
quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác
động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế….do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa quy mô vốn đầu tư tăng thêm với
mức gia tăng sản lượng thể hiện ở cơng thức tính hệ số ICOR.

1.1.3.2.3. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận
cấu thành nền kinh tế.Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển
không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, các vùng.
Quy mơ vốn có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ví dụ, đối với cơ cấu ngành, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít
đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của
từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển những ngành mới….do đó, làm dịch
chuyển cư cấu ngành kinh tế.
1.1.3.3. Những yếu tố tác đông đến quy mô vốn đầu tư
1.1.3.3.1. Lãi suất (lãi suất thực tế).
Lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư - quyết định quy
mô vốn đầu tư thông qua việc ổn định kinh tế vĩ mơ - mà cịn tác động đến dòng chảy
các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định.
Đối với lãi suất, về mặt lý thuyết lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng
lớn và từ đó tiềm năng quy mô, số lượng các nguồn vốn càng cao. Bên cạnh đó, nếu
mức lãi suất thị trường nội địa mà cao hơn tương đối so với mức lãi suất quốc tế thì

11
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh
cịn đồng nghĩa với tiềm năng quy mơ vốn nước ngồi tăng và là cơng cụ hữu hình
để chính phủ bảo vệ được nguồn vốn nước mình, ngăn chặn được nạn đào thốt vốn
ra nước ngồi.
Tuy nhiên, bản thân yếu tố lãi suất cũng có hai mặt, đó là khi tăng lãi suất
cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tư sẽ cao hơn. Điều này sẽ làm giảm
phần lợi nhuận thực của nhà đầu tư. Dẫn đến quy mơ vốn có xu hướng giảm xuống.
Vì vậy, khi sử dụng cơng cụ lãi suất phải hết sức cẩn trọng để xác định mức lãi

suất phù hợp, góp phần quan trọng trong việc tạo quy mô vốn phù hợp, quyết định
hiệu quả huy động vốn.
1.1.3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận.
ICOR=Tỷ lệ vốn đầu tư (GDP)/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thuần thu
được từ một đơn vị vốn đầu tư được thực hiện.
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng giúp nhà đầu tư quyết định quy
mô vốn đầu tư phù hợp với từng dự án đầu tư.Nhưng khi vốn đầu tư tăng dần, tỷ
suất lợi nhuận biên sẽ giảm dần. Nhà đầu tư chỉ quyết định tiếp tục đầu tư (tăng quy
mô vốn) khi tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất tiền vay.
1.1.3.3.3. Sản lượng nền kinh tế
Khi sản lượng nền kinh tế gia tăng sẽ là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng
đến quy mô vốn đầu tư. Tuy nhiên tốc độ tăng của sản lượng và tốc độ tăng của vốn
đầu tư không giống nhau. Mỗi sự thay đổi sản lượng nền kinh tế đều dẫn tới sự thay
đổi của quy mô vốn đầu tư cùng chiều.Nhưng sự biến động của vốn lớn hơn nhiều
lần sự biến động của sản lượng.
1.1.3.3.4. Chu kỳ kinh doanh
Như đã phân tích ở trên, ta thấy quy mơ vốn đầu tư phụ thuộc vào sản phẩm
đầu ra. Nhiều nhà kinh tế cho rằng mức sản lượng này phụ thuộc vào chu kỳ kinh
doanh. Khi chu kỳ kinh doanh vào thời kỳ đi lên, quy mô của nền kinh tế mở rộng,
nhu cầu đầu tư gia tăng, nhu cầu về quy mô vốn tăng và ngược lại.
1.1.3.3.5. Các yếu tố khác
Cùng với lãi suất, các quy định về thuế của chính phủ (đặc biệt là thuế thu nhập
doanh nghiệp) cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đầu tư, quyết định quy mô vốn đầu tư.

12
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh

Nếu chính phủ đánh thuế cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư, làm cho thu nhập của các nhà
đầu tư giảm, làm nản lòng các nhà đầu tư, quy mô vốn bị thu hẹp. Mặt khác chính phủ
cũng có thể khuyến khích đầu tư bằng hình thức miễm giảm thuế với những khoản lợi
nhuận dùng để tái đầu tư, do đó quy mơ vốn đầu tư sẽ tăng.
Môi trường đầu tư cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô vốn
đầu tư.
Đầu tư ln địi hỏi một mơi trường thích hợp, nhất là trong điều kiện kinh tế
thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Môi trường đầu tư bao gồm
nhiều yếu tố như thực trạng cơ sở hạ tầng, những quy định của pháp luật đầu tư,
nhất là những quy định có liên quan đến lợi ích tài chính (chế độ thuế, giá nhân
cơng….); chế độ dất đai (quy chế thuê mướn chuyển nhượng,thế chấp, giá cả…),
các loại thủ tục hành chính, tình hình chính trị - xã hội…. Nếu những yếu tố trên
thuận lợi sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư và thu hút được nhiều vốn đầu tư quy mô vốn tăng. Trong việc tạo lập mơi trường đầu tư chính phủ giữ một vai trị
quan trọng, chính phủ thường quan tâm đến những chính sách nhằm tăng được lòng
tin trong đầu tư và kinh doanh.
1.1.4. Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và
quy mô vốn đầu tư
1.1.4.1 Mối quan hệ tay đôi
*Mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay và quy mô vốn đầu tư
Vào cùng một thời điểm , có thể có rất nhiều dự án đầu tư. Số lượng dự án đầu
tư phụ thuộc vào mức lãi suất tiền vay.Khi mức lãi suất tiền vay càng cao, thì số dự
án thỏa mãn được yêu cầu trên càng ít và ngược lại khi mức lãi suất tiền vay thấp
,sẽ có nhiều dự án đầu tư hơn khối lượng cầu vốn đầu tư tăng. Đồ thị 4 chỉ rõ đường
cầu vốn đầu tư DI thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất tiền vay i và nhu
cầu vốn đầu tư ở mỗi điểm lãi suất cụ thể.Nếu mức lãi suất tăng từ i 0 lên i1 thì thu
nhập biên giảm dẫn đến giảm số dự án đầu tư (cầu đầu tư giảm từ I 0 đến I1), làm quy
mô vốn đầu tư giảm (hoặc I tăng dẫn tới tiết kiệm tăng và đầu tư giảm cuối cùng
quy mô vốn đầu tư sẽ giảm).

13

Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

Mối quan hệ giữa tỷ lệ lãi suất tiền vay và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư là
quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất tiền vay tăng thì lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm
giảm và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư sẽ giảm (Đồ thị 4)

Nếu lã suất vốn vay nhỏ hơn IRR của dự án thì nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô
đầu tư hoặc quyết định đầu tư vốn cho dự án kinh doanh đó.Ngược lại, nếu lãi suất
vốn vay lớn hơn IRR của dự án thì chủ đầu tư khơng thêm nữa hoặc thu hẹp quy mơ
vốn đầu tư.Trong mơ hình thì nhà đầu tư sẽ đầu tư vào 2 dự án A và B , khơng đầu
tư dự án C do C có IRR nhỏ hơn lãi suất vốn vay.
*Mối quan hệ giữa IRR và quy mô vốn đầu tư.
Khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (IRR) tăng lên làm đầu tư tăng kéo quy
mô vốn đầu tư tăng theo, lãi suất giảm so với IRR làm tiết kiệm giảm, đầu tư lại
tăng lên và ngược lại .Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lãi suất lợi nhuận trên vốn đầu
tư và quy mô vốn đầu tư được tể hiện rõ ở đồ thị 5.

14
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

Tỷ suất lợi nhuận thực tế của vốn vay là một trong những nhân tố ảnh hưởng
đến sự tăng giảm quy mơ đầu tư, do đó để kích cầu đầu tư trong trường hợp này cần
phải có những cơng cụ lãi suất và chính sách tiền tệ thích hợp .
1.1.4.2. Mới quan hệ tay ba

Khi lãi suất tiền vay thực tế tăng từ I 0 lên I1, quy mô vốn đầu tư giảm từ I 0
xuống I1. Quy mô vốn đầu tư giảm làm tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm theo từ
IRR0 xuống IRR1.
Theo chiều ngược lại, khi có một tác động từ bên ngồi (ví dụ như sự biến
dộng về giá cả hay tăng lượng tiêu dùng hàng hóa…) làm tỷ suất lợi nhuận bình
quân tăng từ IRR1 lên IRR2 . Lúc này các nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung ứng hàng
hóa bằng cách tăng đầu tư, làm quy mô vốn đầu tư tăng từ I 1 lên I2 . Cầu vốn đầu tư
tăng trong khi cung vốn đầu tư chưa kịp đáp ứng nhu cầu, làm lãi suất cho vay tăng
trong ngắn hạn. Để có đủ lượng vốn cung ứng cho thị trường tiền tệ, các nhân hàng
sẽ tăng lãi suất tiền gửi, trong dài hạn lượng vốn thu hút được sẽ vượt quá cầu vốn
đầu tư. Để giải quyết lượng vốn đầu tư ứ động này, ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho
vay từ i1 xuống i2 để kích cầu đầu tư.
Như vậy, xét trong dài hạn, mối quan hệ tay ba giữa cả ba yếu tố i, IRR và I là
mật thiết và thực sự tác động liên hoàn đến toàn bộ trạng thái vận động của nền kinh tế.

15
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

16
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LÃI SUẤT TIỀN VAY
TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ
Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-1013

2.1. Tình hình đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
2.1.1. Tình hình huy đợng vốn và sử dụng vốn
2.1.1.1. Phân theo ng̀n vớn
Vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt877,9
nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì bằng
90,6% năm 2010) và bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6
nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngồi Nhà nước
309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính
đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm
có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây . Trong
vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn
tỷ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực
ngồi Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 1,4%.

17
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh

Vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính
đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong
vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn
tỷ đồng, chiếm 40,4%tổngvốnvà tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngồi Nhà
nước 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9%.


Tóm lại: Nhìn chung thì tình sử dụng vốn ở nước ta phân theo nguồn vốn
trong giai đoạn 2011-2013 đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất là ở khu vực Nhà
nước; khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thì
tăng khơng đáng kể điều này được thể hiện rõ qua đồ thị sau đây:
Biểu đồ 1: Vốn đầu tư phân theo ng̀n vốn ở Việt Nam giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
2.1.1.2. Phân theo lĩnh vực
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước phân

18
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
theo các lĩnh vực ở nước ta luôn biến động trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể, năm
2011 vốn từ Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực ước tính đạt 42 nghìn tỷ,
sau đó tăng lên 50,3 nghìn tỷ ở năm 2012. Năm 2013 thì số vốn đầu tư này giảm
xuống cịn 41 nghìn tỷ đơng.Từ đó việc chi vốn đầu tư cho từng lĩnh vực cũng biến
động theo, nó được thể hiện rõ qua bảng số liệu và đồ thị sau:

Biểu đồ 2. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước phân theo lĩnh vực
giai đoạn 2011-2023
Đơn vị tính: tỷ đồng
2.1.1.3. Phân theo địa phương
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước phân theo địa phương tăng lên theo sự
tăng lên của nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Cụ thể: Năm 2011, vốn địa phương quản lý

19
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT



GVHD: ThS. Hờ Tú Linh
đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 6,5% so với năm 2010;
năm 2012 nguồn vốn này tăng lên154,7 nghìn tỷ đồng, bằng 98,7% kế hoạch năm và
tăng 14,9% so với năm 2011 và tiếp tục tăng lên 164,7 nghìn tỷ đồng ở năm 2013.

20
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh
2.1.2. Đánh giá tình hình đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
Theo tình hình cấp giấp chứng nhận đầu tư
Bảng 3. Tình hình FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
Đơn vị của vốn: tỷ SUD

(Nguồn: BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)
Nhìn chung, nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam gia đoạn 2011-2013 đều
tăng, đặc biệt là ở năm 2013.Tuy nhiên, vào năm 2012, mặc dù nguồn vốn FDI
đăng kí cấp giảm 3,705 tỷ USD, song nguồn vốn FDI tăng kí tăng thêm 2,022 tỷ
USD; điều này chứng tỏ Việt Nam vẫn là nơi khiến các nhà đầu tư nước ngoài thấy
được triễn vọng.
Theo đối tác đầu tư
Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực
Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore,…Trong giai đoạn 20112013 với sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và các nước này nói chung
thì tổng vốn đăng kí và tăng thêm vào nước ta cũng theo đó mà biến động theo.
Bảng 4. Tình hình FDI của một số nước vào Việt Nam giai đoạn 2011-2012
Đơn vị: tỷ USD


(Nguồn: BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)

21
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh

22
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hồ Tú Linh
Theo lĩnh vực đầu tư
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành:
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo: 7,123 tỷ USD(2011); 9,1 tỷ USD(2012);
16,6 tỷ USD ( 2013)
+Sản suất phân phân phối điên: 2,53 tỷ USD(2011); 2 tỷ USD(2013)
+Kinh doanh bất động sản: 845,6 triệu USD(2011), 1,8 tỷ USD(2012)
+Xây dựng: 1,25 tỷ USD(2011)
2.2. Tình hình lãi suất vốn vay tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
2.2.1. Cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
Năm 2011, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các mức lãi suất điều hành được
điều chỉnh tăng phù hợp với chính sách tiền tệ chặt chẽ để kiểm soát lạm phát, theo đó
lãi suất tái cấp vốn tăng từ 9-15%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện
tử liên ngân hàng từ 9-16%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 7-13%/năm; đến đầu tháng 6
giảm các mức trần lãi suất xuống mức lần lượt là 0,5%/năm và 2%/năm.
Năm 2012,ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm lãi suất trung bình
mỗi quý 1%/năm, tuy nhiên, trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
đề ra, kinh tế vĩ mô từng bước cải thiện, hoạt động ngân hàng ổn định, thực hiện

điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy
động tối đa bằng VND để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ và tháo gỡ khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các mức lãi suất điều
hành và lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND được điều chỉnh giảm 5-6%/năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, NHNN thực hiện giảm 2%/năm các mức lãi suất
điều hành; chỉ điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi
dưới 12 tháng từ cuối tháng 3/2013.

23
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


GVHD: ThS. Hờ Tú Linh

Hình 1. Cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
2.2.2. Diễn biến của lai suất vốn vay tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
2.2.2.1. Diễn biến
Năm 2011 là 1 năm mà lãi suất huy động và cho vay biến động mạnh cùng với
sự thay đổi các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước để ổn định nền
kinh tế vi mô. Ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/TTNHNN quy định trần lãi suất huy động VND của các tổ chức tín dụng là 14%/năm.
Lúc này, mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
xuất khẩu là khoảng 15-16%/năm; cho vay sản suất ở mức 16-18%/năm. Đến tháng
6/2011 thì mức lãi suất cho vay đã có sự thay đổi đáng kể, lúc này lãi suất cho vay
sản xuất tăng nhanh từ 18%/năm lên đến 25%/năm ở tháng 11 và 12,bên cạnh đó lãi
suất cho vay nơng nghiệp, nơng thôn, xuất khẩu tăng lên ở mức 19% tuy nhiên vào
2 tháng cuối năm mức lãi xuất này lại có xu hướng giảm về mức 15-16%/năm.

24
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT



GVHD: ThS. Hờ Tú Linh

Hình 2. Lãi suất huy đợng và lãi suất cho vay từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2013
Bước sang năm 2012, cùng với sự tiếp diễn của nền kinh tế có nhiều cung bậc
khác nhau thì mạt bằng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay cũng có nhiều
thay đổi lớn. Vào ngày 13/3/2012, lãi suất huy động được điều chỉnh từ 14%/năm ở
năm 2011 xuống còn 13%/năm và tiếp tục giảm còn 12%/năm và ngày 11/4. Cùng
với sự điều chỉnh mức lãi suất huy động này thì lãi suất cho vay nói chung giảm về
ở mức 14-15%/năm trong 6 tháng đầu năm 2012. Bắt đầu từ tháng 9/2012 ở mức 910%năm cho đến cuối tháng thì lãi suất cho vay là 12%/năm.
Năm 2013 Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục điều hành chính sách lãi suất phù
hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tê, đặc biệt là diễn biến của lạm phát. Theo đó,
mặt bằng kai suất huy động và cho vay lại tiếp tục giảm. Trong năm 2013 này thì lãi
suất huy động giảm xuống ở mức 8-9%/năm ở 6 tháng đầu năm, trong lúc đó lãi
suất cho vay giảm khơng đáng kể. Trong những tháng cuối năm thì Ngân hàng Nhà
nước tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô chủ động điều hành các mức lãi suất
để ổn định nền kinh tế. Lúc này, mặt bằng lãi suất huy động chỉ ở mức 6-7,5%/năm
và mức lãi suất cho vay ở mức 9-12%/năm, đối với các ngân hàng thương mại Nhà
nước, lãi suất cho vay thương mại trung bình trong ngắn hạn là 9,75%/năm; trong
trung và dài hạn là 13%/năm; lãi suất cho vay trong các lĩnh vực ưu tiên trung bình
trong ngắn hạn là 8%/năm và trong trung và dài hạn là 9,5%/năn.

25
Nhóm 8 – Lớp: K46 KHĐT


×