Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn ở đồng bằng sông cửu long và phân tích trường hợp tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TUẤN
ĐA DẠNG HĨA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH
NƠNG THƠN Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG VÀ
PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH TUẤN

ĐA DẠNG HĨA THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH
NƠNG THƠN Ở ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG VÀ
PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỒNG BẢO

Tp. Hồ Chí Minh - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn “Đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình nơng thơn
ở Đồng bằng sơng Cửu Long và phân tích trường hợp tỉnh Kiên Giang” là bài nghiên
cứu của chính tơi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, toàn phần
hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để
nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
1.5. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................4

1.8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 6
2.1. Các khái niệm liên quan .....................................................................................6
2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững .....................................................................7
2.3. Đo lường đa dạng hóa thu nhập .......................................................................14
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá thu nhập của nông hộ ........................18
2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ............................................................22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 30
3.1. Khung phân tích ...............................................................................................30
3.2. Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................31
3.3. Mơ tả biến số ....................................................................................................32
3.4. Nguồn dữ liệu ...................................................................................................36
3.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................37
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 39


4.1. Tổng quan về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .........................................39
4.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang ......................................................40
4.3. Kết quả thống kê mô tả .....................................................................................45
4.4. So sánh khác biệt về đa dạng hóa thu nhập giữa các nhóm hộ ........................57
4.5. Các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập ................................................59
4.6. Phân tích kết quả nghiên cứu............................................................................66
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 70
5.1. Kết luận ............................................................................................................70
5.2. Hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu .........................................................72
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh

Giải nghĩa tiếng Việt

CTXH

Politics - Society

Chính trị - xã hội

Department for International

Bộ phát triển quốc tế Vương

Development, U.K

quốc Anh

DFID

Food and Agriculture
FAO

Organization of the United
Nations

Tổ chức nông lương của Liên

Hiệp Quốc

GSI

Gini - Simpson Index

Chỉ số Gini- Simpson

HI

Herfindahl Index

Chỉ số Herfindahl- Index

HHI

Herfindahl - Hirshman

Chỉ số Herfindahl nghịch đảo

Number of income sources per

Số lượng các nguồn thu nhập

capita

bình quân đầu người

NYSPC


SLF

Sustainable livelihoods
framework

Khung sinh kế bền vững

Vietnam Household Living

Khảo sát mức sống hộ gia

Standards Survey

đình Việt Nam

VND

Vietnamese Dong

Đồng Việt Nam

ĐBSCL

Mekong Delta

Đồng bằng sông Cửu Long

VHLSS



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan .............................. 27
Bảng 3.1: Các nguồn thu nhập của hộ gia đình........................................................ 32
Bảng 3.2: Mơ tả biến số trong mơ hình .................................................................... 35
Bảng 4.1: Dân số, lao động, việc làm....................................................................... 42
Bảng 4.2: Thành phần thu nhập hộ gia đình nơng thơn tỉnh Kiên Giang 2014 ....... 46
Bảng 4.3: Thành phần thu nhập các hộ gia đình nơng thơn ĐBSCL 2014 .............. 46
Bảng 4.4: Giới tính chủ hộ ....................................................................................... 50
Bảng 4.5: Các nhóm dân tộc của chủ hộ .................................................................. 51
Bảng 4.6: Số năm đi học của chủ hộ ........................................................................ 52
Bảng 4.7: Mức độ đa dạng hoá thu nhập ỏ từng cấp học vấn .................................. 52
Bảng 4.8: Số lượng lao động trong hộ ..................................................................... 53
Bảng 4.9: Mối quan hệ của chủ hộ ........................................................................... 53
Bảng 4.10:

Đất đai của hộ gia đình ..................................................................... 54

Bảng 4.11:

Vay vốn của hộ gia đình ................................................................... 55

Bảng 4.12:

Diện tích nhà ở .................................................................................. 55

Bảng 4.13:

Nhà ở và tài sản lâu bền của hộ gia đình........................................... 56

Bảng 4.14:


Đường ô tô đến thôn, ấp và cơ sở SXKD vùng ĐBSCL năm 2014.. 57

Bảng 4.15:

Kiểm định trung bình về đa đạng hoá thu nhập theo các đặc điểm hộ .
57

Bảng 4.16:

Ma trận tương quan ........................................................................... 60

Bảng 4.17:

Kết quả hồi quy Tobit ban đầu .......................................................... 61

Bảng 4.18:

Hệ số phóng đại phương sai .............................................................. 62

Bảng 4.19:

Kết quả mơ hình Tobit sau khi hiệu chỉnh ........................................ 64

Bảng 4.20:

Tổng hợp kết quả kỳ vọng và mức ý nghĩa thống kê ........................ 65


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững................................................................... 8
Hình 3.1: Khung phân tích các yếu tố tác độ đến đa dạng hóa thu nhập ................. 31
Hình 4.1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang ........................................................ 41
Hình 4.2: Tỷ trọng các thành phần thu nhập năm 2014 ở tỉnh Kiên Giang ............. 48
Hình 4.3: Tỷ trọng các thành phần thu nhập năm 2014 ở ĐBSCL ......................... 48
Hình 4.4: Phân bổ mức độ đa dạng hoá tỉnh Kiên Giang năm 2014 ....................... 49
Hình 4.5: Phân bổ mức độ đa dạng hố vùng ĐBSCL năm 2014 ........................... 49
Hình 4.6: Sự phân bố tuổi của chủ hộ tỉnh Kiên Giang ........................................... 50
Hình 4.7: Sự phân bố tuổi của chủ hộ vùng ĐBSCL ............................................... 50
Hình 4.8: Sự phân bố đất đai của hộ tỉnh Kiên Giang và vùng ĐBSCL ................. 54
Hình 4.9: Số thiên tai ảnh hưởng các hộ vùng ĐBSCL ........................................... 56


TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập
của hộ gia đình nơng thơn ở Đồng bằng sơng Cửu Long và phân tích trường hợp tỉnh
Kiên Giang. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 02 nhóm kỹ thuật phân
tích chủ yếu là thống kê mô tả để mô tả đa dạng hố thu nhập của hộ gia đình một
cách tổng quát cũng như chi tiết các nguồn thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp,
phi nông nghiệp, làm công ăn lương, … và kỹ thuật hồi qui Tobit. Nghiên cứu sử
dụng thơng tin dữ liệu được xử lý, trích xuất cho tỉnh Kiên Giang và vùng Đồng bằng
sông Cửu Long từ Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam do Tổng cục
Thống kê thực hiện năm 2014. Kết quả phân tích thống kê cho thấy đa dạng hố thu
nhập của hộ gia đình nơng thơn vùng nghiên cứu phụ thuộc vào vốn con người (gồm
tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, qui mơ hộ), vốn xã hội (tham gia tổ
chức chính trị, xã hội), vốn tự nhiên (đất sản xuất), vốn vật chất (đất ở, tài sản lâu
bền). Tuy nhiên, giới tính của chủ hộ, dân tộc của chủ hộ, vay vốn lại khơng ảnh
hưởng đến đa dạng hố của hộ gia đình. Ngồi ra, có sự chênh lệch trong đa dạng hố
thu nhập giữa chủ hộ là cán bộ cơng chức nhà nước với hộ không phải là cán bộ công
chức nhà nước và giữa hộ có đất với hộ khơng có đất là đáng kể. Thu nhập của hộ gia

đình nông thôn cũng phụ thuộc vào đặc điểm các loại tài sản lâu bền của hộ gia đình
nơng thơn. Tuy nhiên do bộ dữ liệu VHLSS 2014 chưa có đầy đủ thông tin cũng như
các quan sát về nhân tố địa phương tỉnh Kiên Giang nên không đưa vào mô hình phân
tích hồi quy, nên chỉ thực hiện mơ hình phân tích hồi quy của vùng ĐBSCL để cùng
xem xét của tỉnh Kiên Giang. Qua kết quả hồi quy tobit (số liệu vùng ĐBSCL) cho
thấy tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, số lao động nông nghiệp, số lao động phi nông
nghiệp, số lao động làm công ăn lương, chủ hộ là cán bộ viên chức, tham gia tổ chức
chính trị xã hội, logarit diện tích đất canh tác, logarit giá trị nhà có ý nghiã thống kê.
Sự đa dạng hóa có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ gia đình nơng thơn. Các
nhân tố thể hiện giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, vay vốn, đường ô tố đến thôn ấp,
cơ sở SXKD/dịch vụ hoặc làng nghề lao động có thể tới đó làm và về trong ngày, số
lần thiên tai dịch bệnh khơng có tác động đến đa dạng hóa thu nhập trong nghiên cứu
này.


1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cũng như là phương pháp, phạm vi tiếp cận, kết
cấu và ý nghĩa của nghiên cứu mang lại.
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, đất nước ta đang vận hành nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, quan hệ thương mại với các nước và đang
trong giai đoạn phát triển cao. Nhưng hầu hết các hộ gia đình nơng thơn ở nước ta
phải đối mặt với vấn đề duy trì nhu cầu tiêu dùng tối thiểu, trước những tác động tiêu
cực của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nơng thơn.

Với chiến lược phát triển nơng nghiệp, nông thôn của nước ta, trong cơ cấu phát kinh
tế cây trồng vật nuôi, … lấy cây lúa làm cây lương thực chủ lực, đã tạo nên lao động
thời vụ cho việc sử dụng sức lao động ở nông thôn. Trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản, … của hộ gia đình nơng thơn vẫn chưa được chú trọng, chưa có chiến lược phát
triển lâu dài và bền vững. Người lao động ở nơng thơn đa phần trình độ học vấn còn
thấp, chưa được đào tạo nghề, nên hiệu quả, chất lượng lao động chưa cao. Chính vì
trình độ thấp cũng gây trở ngại cho việc tiếp cận, tìm kiếm và tạo lập việc làm cho
chính mình trong các lĩnh vực phi nông nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác
nhau, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tay nghề cao. Trong thời
gian qua, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được chú trọng, quan tâm đầu tư xây dựng nhưng
vẫn chưa đồng bộ, do đó cũng chưa đủ sức tạo ra động lực để nông nghiệp và nơng
thơn phát triển. Mặt khác, diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ có quy mơ sử dụng
khác nhau khá lớn, có hộ vài hécta đến chục hécta, có hộ rất ít đất, đã gây khó khăn
cho nhóm hộ có diện tích đất ít dẫn đến thu thập thấp không đủ để mở rộng sản xuất.
Với sự phát triển rộng khắp của mạng lưới các ngân hàng thương mại người dân đã
có thể dễ dàng tiếp cận và bổ sung nguồn vốn cho hộ gia đình nơng thơn mình tăng
gia sản xuất. Tuy nhiên, hộ gia đình nông thôn vay vốn đầu tư vào sản xuất nông
nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ vốn cho vay thấp hơn thực tế chi cho đầu tư, vì


2

vậy hộ gia đình nơng thơn vẫn thiếu vốn sản xuất phải đi vay vốn bên ngoài (chủ yếu
từ các đại lý bán phân bón, thuốc trừ sâu) với lãi suất rất cao.
Các hộ gia đình nơng thơn ở ĐBSCL nói chung và hộ gia đình nơng thơn ở tỉnh
Kiên Giang nói riêng đa số là những hộ sản xuất nhỏ lẻ chỉ có một khoản thu nhập
nhất định từ sau thu hoạch nông sản. Trong khi nhu cầu của các hộ gia đình về mọi
mặt của cuộc sống ngày càng tăng cao, nhưng việc có thỏa mãn được các nhu cầu đó
hay khơng lại hồn tồn phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình là cao hay thấp.
Chính vì vậy, hộ gia đình cần làm gì để tăng thu nhập nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu

tối thiểu trong cuộc sống là vấn đề được quan tâm. Tác giả làm nghiên cứu này nhằm
mục đích lý giải một số vấn đề liên quan đến thu nhập hiện tại của hộ gia đình nơng
thơn ĐBSCL nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Vì vậy đề tài nghiên cứu: “Đa
dạng hóa thu nhập hộ gia đình nơng thơn ở Đồng bằng sơng Cửu Long và phân
tích trường hợp tỉnh Kiên Giang” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá thu nhập của hộ gia đình nơng
thơn trên địa bàn vùng ĐBSCL và phân tích trường hợp tỉnh Kiên Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá khái quát thực trạng những thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh
hưởng đến đa dạng hố thu nhập của hộ gia đình nơng thơn khu vực ĐBSCL và phân
tích trường hợp ở tỉnh Kiên Giang.
Đề xuất một số chính sách góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống
của nông dân của vùng ĐBSCL nói chung và trường hợp tỉnh Kiên Giang nói riêng.


3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng về thu nhập của hộ gia đình nơng thơn trên địa bàn nghiên cứu
như thế nào?
(2) Các đặc điểm về chủ hộ (như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, lao động
trong hộ,...) và các yếu tố về vốn tài chính, vốn xã hội, sở hữu đất đai, có phải là nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập khơng?
(3) Những thuận lợi, khó khăn gì trong việc tạo ra thu nhập của hộ gia đình nơng
thơn trên địa bàn nghiên cứu?
(4) Đa dạng hố thu nhập có làm tăng thu nhập của hộ gia đình nơng thơn trên
địa bàn nghiên cứu hay khơng?

1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sử dụng bộ dữ liệu về khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam do Tổng
cục Thống kê thực hiện năm 2014 tại 13 tỉnh, thành ở khu vực nông thôn bao gồm:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Thành phố Cần Thơ thuộc vùng
ĐBSCL .
1.5. Đối tượng nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố tác động đến đa dạng hố thu nhập của hộ gia đình nơng thơn.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hộ gia đình nơng thôn ở địa bàn vùng ĐBSCL và tỉnh Kiên Giang, chủ yếu
qua bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2014 (VHLSS 2014) do Tổng cục thống
kê thực hiện.
+ Chỉ số về thu nhập.
+ Chỉ số về vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất
như giới tính, giáo dục, nhân khẩu, … và các lĩnh vực về xã hội học như đời sống xã


4

hội, sự biến đổi xã hội, các nguyên nhân và hệ quả xã hội của hành vi con người của
hộ gia đình nơng thơn.
1.5.3. Về địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Kiên Giang tham chiếu và điểm tương đồng với vùng ĐBSCL.
1.5.4. Thời gian nghiên cứu
Dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2014 (VHLSS 2014) do Tổng
cục thống kê thực hiện.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng sử dụng mơ hình hồ quy Tobit để
phân tích các yếu tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập, với biến phụ thuộc là chỉ số

đo lường đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình ở nơng thơn, biến độc lập là các biến
vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, biến kiểm soát là các biến về
vốn con người (giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số
lao động trong hộ, …). Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cịn sử dụng các phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp thơng qua các lý thuyết khung sinh
kế bền vững; tổng hợp các nghiên cứu có liên quan. Từ các kết quả phân tích là cơ sở
để tác giả có thể đề xuất một số kiến nghị tác động đến đa dạng hóa thu nhập của hộ
gia đình nơng thơn.
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu
Đa dạng hóa thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng của hộ gia đình
nơng thơn để đối phó với rủi ro trong nông nghiệp. Tác giả kỳ vọng kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học để đưa ra các khuyến nghị về chính sách, giải pháp
phù hợp cho Chính phủ và chính quyền các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh
Kiên Giang nói riêng, nhằm khuyến khích nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nơng
thơn, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân nơng thơn trên địa bàn Vùng
nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng trong thời gian tới.


5

1.8. Cấu trúc luận văn
Kết cấu luận văn gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu
Trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và
câu hỏi nghiên cứu, đồng thời giới thiệu sơ lược về phương pháp, phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài, các khái niệm, các lý thuyết có liên quan
và lựa chọn các biến đại diện cho các khái niệm nêu ở khung phân tích. Tổng quan
một số đề tài nghiên cứu trước trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài. Trình bày

tổng quan về kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, tác giả sẽ giới thiệu về quy trình thực hiện nghiên cứu, khung
phân tích, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu sẽ được sử dụng cho đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Thống kê mô tả các biến số dựa trên mơ hình. Trình bày các đặc trưng thu nhập
của hộ gia đình ở nơng thơn địa bàn nghiên cứu thông qua các số liệu thống kê mơ tả
từ Bộ dữ liệu. Trình bày các kết quả nghiên cứu khi chạy mơ hình hồi quy, phân tích
tác động của nhân tố có tương quan ảnh hướng đến đa dạng hóa thu nhập hộ gia đình
nơng thơn địa bàn nghiên cứu. Giải thích các kết quả xuất hiện trong mơ hình.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược lại các kết quả nghiên cứu quan trọng của đề tài, đồng thời vận dụng
những kết quả này vào tình huống thực tế. Từ đó đề xuất những kiến nghị về chính
sách quản lý, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nơng thơn.


6

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Ở Chương này tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan,
gồm các nội dung: các khái niệm liên quan, lý thuyết kinh tế liên quan, mơ hình kinh
tế về đa dạng hóa thu nhập, nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao
động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.

Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt,
chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản
(Bách khoa tồn thư mở Wikipedia).
Nơng nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền kinh tế quốc
dân, theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp; theo
nghĩa rộng gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế nông nghiệp không
đơn thuần là kinh tế mà còn là tổng hợp các ngành: kinh tế, kỹ thuật, sinh học. Nông
nghiệp thực hiện 5 chức năng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế: chuyển
giao lao động, cung cấp nhu yếu phẩm, thu xuất khẩu, tích lũy tiết kiệm và tạo thị
trường nội địa cho hàng hóa sản xuất trong nước.
Nơng nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu
của quá trình sản xuất vật chất của xã hội lồi người. Nơng nghiệp là lĩnh vực sản
xuất đặc thù, là ngành sản xuất gắn với sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi
quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu) và là ngành
sản xuất tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển.
Như vậy, nghiên cứu của tác giả sẽ tiếp cận nơng nghiệp với góc độ là ngành
sản xuất vật chất chủ yếu dựa vào đất đai,thời tiết, khí hậu là chính.


7

2.1.2. Hộ gia đình nơng thơn
Nơng thơn là ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, là vùng sinh
sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các
hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định
và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác, phân biệt với đô thị.
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn
chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ

chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và
hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nơng nghiệp khó
phân biệt các hoạt động có liên quan với nơng nghiệp và khơng có liên quan với nơng
nghiệp.
Gần đây khái niệm rộng hơn về hộ nông dân là hộ nơng thơn, vì được giới hạn
giữa nơng thơn và thành thị nên còn là vấn đề tranh luận. Gần đây khái niệm hộ nông
dân được Frank Ellis định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nơng
trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng
việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hồn chỉnh không
cao" (Ellis, 1993, p.19).
Như vậy, nghiên cứu của tác giả sẽ tiếp cận khái niệm hộ gia đình nơng thơn là
đơn vị kinh tế nhỏ nhất trong xã hội, kế sinh nhai của hộ chủ yếu bằng nghề nông
nghiệp và phi nông nghiệp.
2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững
Cụm từ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên vào những năm đầu 1990,
như là một khái niệm phát triển. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về
sinh kế bền vững như sau: “Sinh kế bền vững bao gồm con người, khả năng và
phương tiện sinh sống của họ, bao gồm thực phẩm, thu nhập và tài sản của họ. Ba
khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vơ hình như dư nợ và cơ hội. Một


8

sinh kế bền vững về mặt môi trường khi duy trì hoặc nâng cao tài sản địa phương và
tồn cầu mà chúng phụ thuộc vào và có những lợi ích rịng có ích cho các sinh kế
khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể đối phó và phục hồi từ những
căng thẳng, cú sốc, và cung cấp cho các thế hệ tương lai.”. Để có chính sách và thực
tiễn, cần phải có những khái niệm và phân tích mới. Các thế hệ tương lai sẽ vượt trội
hơn chúng ta nhưng không được đại diện trong q trình ra quyết định của chúng ta.

Khung phân tích sinh kế bền vững
Vốn sinh kế
Con người

Bối cảnh
dễ tổn
thương
- Xu hướng
- Thời vụ
- Chấn động
(trong
tự
nhiên

mơi trường,
thị trường,
chính
trị,
chiến
tranh… )

Chính sách,
tiến trình và cơ
cấu
Tự nhiên

Xã hội
Ảnh hưởng

Vật chất


Tài chính

- Ở các cấp khác
nhau của Chính
phủ, luật pháp,
chính sách cơng,
các động lực,
các quy tắc
- Chính sách và
thái độ đối với
khu vực tư nhân
- Các thiết chế
cơng dân, chính
trị và kinh tế (thị
trường,
văn
hố).

Các chiến
lược SK
- Các tác nhân
xã hội (nam,
nữ, hộ gia đình,
cộng đồng …)
- Các cơ sở tài
nguyên thiên
nhiên
- Cơ sở thị
trường

- Đa dạng
- Sinh tồn hoặc
tính bền vững

Các kết quả SK
- Thu nhập nhiều hơn
- Cuộc sống đầy đủ
hơn
- Giảm khả năng tổn
thương
- An ninh lương thực
được cải thiện
- Công bằng xã hội
được cải thiện
-Tăng tính bền vững
của tài nguyên thiên
nhiên
-Giá trị khơng sử
dụng của tự nhiên
được bảo vệ.

Hình 2.1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững
Nguồn: DFID (1999)
Theo lý thuyết khung sinh kế bền vững, qua thể hiện khung sinh kế bền vững
cho thấy có 5 nhân tố đặt làm trọng tâm, có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến
việc tạo ra sinh kế của hộ gia đình như: vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn
tài chính và vốn vật chất. Mục tiêu của sinh kế bền vững cho tất cả mọi người, ở mỗi
mức độ khác nhau mà hộ được cung cấp, được tiếp cận vào các tài sản bị ảnh hưởng
bởi các bối cảnh của hộ theo xu hướng trọng tâm.
Đa dạng hóa sinh kế là một trong những chiến lược sinh kế cho phép hộ gia

đình tăng thu nhập, giảm thiểu sự biến động thu nhập, cải thiện sinh kế của hộ, từ đó
làm cho phúc lợi của họ tăng lên. Trong bối cảnh dễ bị tổn thương và sự hạn chế đối


9

với việc tiếp cận với các loại hình tài sản sinh kế nhất định, con người phải tìm cách
tăng trưởng và kết hợp những tài sản mà họ có một cách sáng tạo để đảm bảo sự sống,
tồn tại và phát triển. Một trong những chiến lược sinh kể quan trọng hiện nay chính
là đa dạng hóa.
2.2.1. Vốn sinh kế
Vốn sinh kế hay còn gọi là tài sản sinh kế, bao gồm những nguồn lực và khả
năng con người có được có khả năng sử dụng nó để duy trì hay phát triển sinh kế của
chính mình. Tài sản sinh kế được thể hiện qua năm loại vốn là vốn con người, vốn xã
hội, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn tự nhiên, thể hiện ở trong Hình 1.
(i) Vốn con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ
con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm
kiếm thu nhập khác nhau và đạt những kế sách sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình
nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn.
(ii) Vốn xã hội: những nguồn lực định tính, thể hiện trong các mối quan hệ xã
hội, dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi những kế sách sinh nhai của
họ. Chúng bao gồm uy tín, niềm tin, các mối quan hệ xã hội của hộ, mạng lưới, thành
viên nhóm, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính
thống quan trọng. Vốn xã hội chính là các quan hệ hay sự kết nối giữa cá nhân hay
hộ gia đình và các tổ chức, các mạng lưới xã hội. Vốn xã hội thể hiện sự tin cẩn giữa
những người trong một cộng đồng, sự tuân theo thối lề, phong tục của cộng đồng,
mạng lưới xã hội (các hội đoàn thể, hiệp hội, gia tộc). Theo Cohen và Prusak (2001)
vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa con người với nhau: Sự tin
tưởng, hiểu biết lẫn nhau, và chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những
thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành

động có khả năng thực hiện được.
(iii) Vốn vật chất: những tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho kế sách sinh nhai,
như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, phương tiện nghe nhìn, thơng tin liên lạc...
Trong cộng đồng, vốn vật chất là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng


10

đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường học, hệ thống cấp nước và vệ
sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ nhằm hỗ trợ cho hoạt động sinh
kế của hộ phát huy hiệu quả.
(iv) Vốn tài chính: bao gồm nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và
các nguồn khác như lương, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và
cho cộng đồng.
(v) Vốn tự nhiên: tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được sử
dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, khơng khí, khí hậu, giống cây
trồng, vật ni, v.v. Trong thực tế, sinh kế của hộ dân thường bị tác động rất lớn bởi
những biến động của vốn tự nhiên.
2.2.2. Sự chuyển đổi chính sách, tiến trình và cơ cấu
Là các yếu tố chính sách, tổ chức, chính sách và pháp luật để định hình sinh kế
hay khả năng tiếp cận đến các nguồn lực. Sự chuyển đổi cơ cấu và tiến trình ra quyết
định việc tiếp cận đến các loại hình cơ bản, chiến lược sinh kế và chủ thể ra quyết
định; sự trao đổi giữa các nguồn vốn, tài sản sinh kế khác nhau; và thu nhập cho bất
kỳ chiến lược sinh kế nào.
2.2.3. Chiến lược sinh kế
Là các khả năng phối hợp các hoạt động, mọi sự lựa chọn để tối ưu hóa việc sử
dụng các tài sản sinh kế hiện có của nơng hộ nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của
nông hộ như các hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư và hoạt động tái sản xuất.
Chiến lược sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tình trạng tài sản, các chính sách, các tổ
chức và quy trình cũng như bối cảnh tổn thương.

Scoones (1998) trong chương trình nghiên cứu về khung sinh kế bền vững cho
rằng dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhiều kiểu chiến lược và hoạt động sinh kế
được xác định như thâm canh/quảng canh nơng nghiệp, đa dạng hóa và di cư. Thâm
canh là việc tăng gia sản xuất tạo ra nhiều sản lượng hơn trên một đơn vị canh tác;
quảng canh là việc tăng sản lượng do tăng diện tích canh tác. Đa dạng hóa là việc xây


11

dựng một danh mục các hoạt động đầu tư để tạo thu nhập nhằm ứng phó với rủi ro
gây biến động thu nhập. Di cư là việc di chuyển để tìm kế sinh nhai ở nơi khác.
2.2.4. Kết quả sinh kế
Là mục tiêu hay những thành tựu hoặc kết quả của chiến lược sinh kế, chẳng
hạn như thu nhập cao hơn, tăng hạnh phúc, giảm thiểu rủi ro, an ninh lương thực được
cải thiện, sử dụng bền vững hơn và hiệu quả nguồn lực tự nhiên.
2.2.5. Bối cảnh bị tổn thương
Bối cảnh bị tổn thương diễn ra khi con người phải đối mặt với mối đe dọa độc
hại, các cú sốc mà khơng đủ năng lực ứng phó hiệu quả. Bối cảnh bị tổn thương thể
hiện những thay đổi, những xu hướng, tính thời vụ, yếu tố mơi trường bên ngồi bị
chấn động trong đó mọi người tồn tại. Vì vậy mức độ tiếp xúc với sự rủi ro và sự
khơng chắc chắn, và khả năng hộ có thể chóng chọi đối với những thay đổi nêu trên
hay cá nhân để ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc đối phó với rủi ro.
Các nhân tố vốn sinh kế và chiến lược sinh kế là nhân tố bên trong, phụ thuộc
nội tại của con người. Các nhân tố bên ngoài gồm bối cảnh bị tổn thương và cơ cấu
kinh tế, cơ chế và chính sách. Kết quả sinh kế sẽ có tác động ngược lại vào tài sản
sinh kế.
Phương pháp tiếp cận sinh kế tìm cách đạt được một sự hiểu biết chính xác và
thực tế đối với những điểm mạnh của con người (các nguồn lực về vốn) và khả năng
của họ để chuyển đổi những điểm mạnh này thành các kết quả sinh kế theo hướng
tích cực. Trong bối cảnh dễ bị tổn thương và sự hạn chế đối với việc tiếp cận với các

loại hình vốn sinh kế nhất định, con người phải tìm cách tăng trưởng và kết hợp những
tài sản mà họ có một cách sáng tạo để đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển, nhưng
nó phụ thuộc vào sự lựa chọn chiến lược sinh kế. Một trong những chiến lược sinh
kế quan trọng hiện nay chính là đa dạng hóa.
2.2.6. Chiến lược sinh kế và đa dạng hoá thu nhập
Sinh kế bao gồm các tài sản (tự nhiên, vật chất, nhân lực, tài chính và vốn xã
hội), các hoạt động và khả năng tiếp cận đến các yếu tố này (được các thể chế và các


12

quan hệ xã hội hỗ trợ) mà tất cả cùng với nhau quyết định cuộc sống mà một cá nhân
hoặc một hộ đạt được (Ellis, 2000).
Chiến lược sinh kế là tổng hợp của các hoạt động của con người và khả năng
tiếp cận các nguồn lực nhằm tạo ra các công cụ, phương tiện, nhiều nguồn thu nhập
cho sự tồn tại và phát triển của các nông hộ (Ellis, 2000). Chiến lược sinh kế là các
khả năng phối hợp các hoạt động các sự lựa chọn để tối ưu hóa việc sử dụng các
nguồn vốn sinh kế hiện có của nông hộ nhằm đạt đến các mục tiêu của nông hộ theo
hướng có lợi như các hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư và hoạt động tái sản xuất.
Chiến lược sinh kế là một trong những nội dung quan trọng trong sinh kế của nơng
hộ, nó có mối quan hệ phụ thuộc vào các tài sản sinh kế của nông hộ. Các chiến lược
sinh kế phổ biến bao gồm: thâm canh, đa dạng hoá hay di cư.
Trong nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế ở các nước đang phát triển của Ellis
(2000) thì đa dạng hóa sinh kế nơng thơn được định nghĩa như là “một q trình mà
nhờ đó hộ nơng thơn xây dựng một danh mục đa dạng các hoạt động và tài sản để tồn
tại và để cải thiện mức sống của họ”. Đa dạng hóa là sự thay đổi bản chất của nghề
nghiệp tồn thời gian chứ không phải là một cá nhân hoặc gia đình sở hữu nhiều
ngành nghề.
Tài sản và khả năng tiếp cận các nguồn lực có tác động lớn đến sinh kế bền
vững. Những tài sản sinh kế bao gồm con người, tự nhiên, tài chính, vật chất và vốn

xã hội; các tài sản này phụ thuộc vào các hoạt động và khả năng tiếp cận của con
người (được các chính sách và vốn xã hội hỗ trợ), trong đó tất cả cùng nhau quyết
định cuộc sống mà một cá nhân hoặc một hộ đạt được (Ellis, 2000).
Theo Scoones (1998), đa dạng hóa là việc tham gia các hoạt động đầu tư đa
dạng để tích lũy và tái đầu tư, nhằm mục đích đối phó với các cú sốc tạm thời hoặc
thích ứng lâu dài hơn với các hoạt động sinh kế. Xoay quanh ba chiến lược sinh kế
chính mà các nơng hộ có được là thâm canh nơng nghiệp hoặc mở rộng, đa dạng hóa
sinh kế, và di cư để tạo thu nhập nhằm xử lý các cú sốc hoặc căng thẳng.


13

Dựa trên các tiêu chí khác, đặc biệt là mối quan hệ với các mối đe dọa bên
ngoài, nhiều nghiên cứu khác phân chia chiến lược thành hai loại thích ứng (thay đổi
dài hạn) và đối phó (phản ứng ngắn hạn ngay lập tức những cú sốc và căng thẳng).
Do đó, khơng có chiến lược sinh kế duy nhất mà có rất nhiều chiến lược sinh kế.
Chính vì thế, vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để lựa chọn hoặc giới thiệu các
chiến lược đó phù hợp nhất với tình hình của các hộ gia đình nói riêng và tối đa hóa
hữu ích của cả cá nhân và xã hội.
Có nhiều nghiên cứu nhận xét đa dạng hố thu nhập là một tiêu chuẩn vì có rất
ít người tạo ra thu nhập của họ chỉ được từ một nguồn duy nhất hay đầu tư sử dụng
tài sản của mình chỉ trong một hoạt động. Đa dạng hố thu nhập được xem như một
chiến lược sinh kế. Thu nhập của một nông hộ được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích lũy và tái
sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động
sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện và có thể phân theo lĩnh vực thành 2 loại (thu
nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp):
Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp như trồng trọt (lúa, màu, cây ăn trái,…), chăn nuôi (gia súc, gia cầm,…), lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản (cá, tôm, …).

Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công
nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, là do q trình tìm kiếm việc làm tạo ra, thu không
phải từ hoạt động nông nghiệp mà có. Bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia cơng cơ khí, dịch vụ, … Q trình này khơng chỉ tạo ra thu
nhập phi nơng nghiệp hơn mà cịn tạo cơ hội để ứng dụng tiến bộ công nghệ mới, tiết
kiệm sức lao động. Thu nhập đó được thể hiện qua các hoạt động như: (1) tiền cơng,
tiền lương từ q trình di chuyển lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn;
(2) các hoạt động phi nông nghiệp tự tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như
buôn bán, …; (3) thu nhập từ cho thuê tài sản, đất đai; ...; (4) tiền từ các nơi khác
trong nước gửi về gia đình; (5) các nguồn tiền khác từ vùng đô thị chuyển về vùng
nông thôn và (6) tiền từ nước ngồi gởi về gia đình (kiều hối).


14

Như vậy, thu nhập của nông hộ là tất cả thu nhập của các thành viên trong hộ
có được từ các hoạt động nông nghiệp, mà không chỉ là các nguồn thu từ hoạt động
nơng nghiệp cịn các hoạt động khác từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Theo định nghĩa của Tổng cục thống kê về thu nhập của hộ thì thu nhập của hộ
là tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà
hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1
năm. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập
trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập
của hộ bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; Thu nhập từ sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Thu nhập từ sản xuất ngành
nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Thu
khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu
khơng tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng
và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất
kinh doanh …

Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định của hộ gia đình
nên mua gì và mua bao nhiêu, vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu
dùng. Theo Alderman và Paxson (1994), đa dạng hóa các nguồn thu nhập đã được
đưa ra là một trong những chiến lược, các hộ gia đình sử dụng để giảm thiểu sự thay
đổi thu nhập hộ gia đình và đảm bảo tối thiểu mức thu nhập.
Từ những quan điểm trên có thể thấy, đa dạng hóa sinh kế là một trong những
chiến lược sinh kế hiệu quả giúp hội gia đình quản lý rủi ro, các cú sốc tạo ra thu
nhập. Đa dạng hóa thu nhập là thước đo của đa dạng hóa sinh kế. Đa dạng hóa thu
nhập là thơng qua việc xây dựng một danh mục các hoạt động đầu tư đa dạng tạo
được nhiều nguồn thu nhập nhằm giảm thiểu những bất lợi yế tố ngoại vi đảm bảo
thu nhập của hộ gia đình nơng thơn. Mức độ đa dạng hóa thu nhập chính là mức độ
đa dạng của các thành phần thu nhập.
2.3. Đo lường đa dạng hóa thu nhập


15

Chỉ số đa dạng hoá thu nhập được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng.
2.3.1. Đo lường bằng tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập hộ gia
đình
Tỷ lệ thu nhập phi nơng nghiệp được sử dụng nhằm làm nổi bật tầm quan trọng
của thu nhập phi nông nghiệp trong sinh kế hộ gia đình (Reardon và cộng sự, 2001;
Davis và Bezemer, 2003; Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2014). Giả
địnhtrong một hộ gia đình có tỷ lệ các khoản thu nhập từ hoạt động phi nơng nghiệp
càng cao thì mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao hơn ở nơng thơn nơi mà nơng
nghiệp là sinh kế chính.
Hạn chế của phương pháp đo lường này là khó xác định thu nhập phi nơng
nghiệp của các hộ gia đình có giá trị tính tốn tỷ lệ thu nhập bằng nhau thì chỉ số này
không đánh giá được mức độ đa dạng từ các hộ phát sinh thu nhập phi nông nghiệp

từ một nguồn hay nhiều nguồn thu nhập. Đây là một chỉ số rất khó để đo lường, địi
hỏi phải có một kế tốn chính xác về mức độ thu nhập từ tất cả nguồn nông nghiệp
và phi nông nghiệp.
2.3.2. Số lượng các nguồn thu nhập (NYS)
Số lượng các nguồn thu nhập (NYS - the number of income sources) cho biết
hộ gia đình có từ hai nguồn thu nhập sẽ đa dạng hơn so với một hộ gia đình có một
nguồn thu nhập duy nhất.
Ersado (2006) đã sử dụng số lượng các nguồn thu nhập bình quân đầu người
(NYSPC-the number of income sources per capita) để đo lường đo dạng hoá thu nhập
trong bài nghiên cứu.

NYSPC =

NYS
NES

Trong đó, NYS là số lượng các nguồn thu nhập và NES là số lượng lao động
trong một hộ gia đình.


16

Chỉ tiêu này, dễ đo lường và có khả năng so sánh giữa khu vực thành thị và
nông thôn. Nhưng chỉ số NYSPC cũng gặp hạn chế khi không thể hiện được sự khác
biệt khi so sánh các hộ gia đình có cùng số thu nhập bình qn đầu người trong hộ
với các tỷ trọng thu nhập khác nhau từ các hoạt động. Ví dụ, một hộ gia đình có được
90% thu nhập từ nông nghiệp và 5% từ tiền lương lao động có cùng một số nguồn
thu nhập như một hộ gia đình với 50 phần trăm của nó thu nhập từ nông nghiệp và
50 phần trăm từ lao động tiền lương.
2.3.3. Đo lường bằng chỉ số cân bằng Shannon (E)

Chỉ số cân bằng Shannon nó có nguồn gốc từ chỉ số Shannon (H), thường được
sử dụng để đánh giá sự đa dạng của các loài (Magurran, 1988). Tuy nhiên, chỉ số cân
bằng Shannon được thể hiện trong nghiên cứu của Schwarze and Zeller (2005) ở
Indonesia đo lường đa dạng hóa thu nhập.
𝑁

𝐻𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒 = − ∑[𝑃𝑖 . ln(𝑃𝑖 )]
𝑖=1

S là số nguồn thu nhập và Pi là tỷ trọng thu nhập từ hoạt động i trong tổng thu
nhập hộ gia đình. Chỉ số cân bằng Shannon E được tính như sau:

𝐸=[

𝐻𝑖𝑛𝑐𝑜𝑚𝑒
]
ln(𝑠) .100

Trong đó: E dao động từ 0 đến 100.
2.3.4. Đo lường bằng chỉ số Herfindahl-Simpson (HI)
Chỉ số này (HI) đo lường số lượng nguồn thu nhập hoặc mức đa dạng hóa thu
nhập.
𝑁

𝐻𝐼 = ∑ 𝑃𝑖2
𝑖=1
Trong đó, Pi là tỷ trọng của nguồn thu nhập thứ i và N là số nguồn thu nhập.



×