Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK PGD TRẦN DUY HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.05 KB, 17 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY
TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK PGD TRẦN DUY HƯNG.
3.1. Định hướng mở rộng cho vay trả góp mua ôtô
Một trong những sự kiện nổi bật nhất gần đây của Việt Nam là chính thức là
thành viên thứ 149 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu
một bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO,
theo lộ trình cắt giảm thuế, giá ôtô sẽ giảm đáng kể do thuế suất thuế nhập khẩu
ôtô sẽ giảm. Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô khi gia nhập WTO của
Việt Nam có thể tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 3.1: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô khi gia nhập WTO của
Việt Nam:
LOẠI ÔTÔ
Thuế suất
MFN(%)
CAM KẾT VỚI WTO
Thuế suất khi
gia nhập(%)
Thuế suất cuối
cùng(%)
Thời gian
thực hiện
Xe tải
Loại không quá 5
tấn
100 80 50 10năm
Loại thuế suất
khác hiện hành
80%
80 100 70 7 năm
Loại thuế suất
khác hiện hành


60%
60 60 50 5 năm
Xe ôtô con
Xe từ 2500cc trở
lên, chạy xăng
90 90 52 12 năm
Xe từ 2500cc trở
lên, loại 2 cầu
90 90 47 10 năm
Xe dưới 2500cc
và loại khác
90 100 70 7 năm
Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3 – 5 năm
Nguồn: Vnexpress.net
Như vậy, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với xe ôtô là tương đối
lớn, và giá ôtô theo đó sẽ giảm đáng kể
Cùng với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô, Chính phủ Việt Nam còn
cam kết “ sau ngày 01/01/2009, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được
phép thành lập ở Việt Nam để phân phối ôtô nhập khẩu”. Như vậy, đến năm
2009, sự bảo hộ của nhà nước đối với ngành công nghiệp ôtô là không còn nữa.
Sự tham gia của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ làm tăng tính cạnh tranh
của thị trường ôtô trong nước, và người được hưởng lợi nhiều nhất không ai khác
chính là người tiêu dùng. Vì vậy, trong tương lai, nhu cầu của người dân mua ôtô
là rất lớn.
Một sự kiện quan trọng nữa ảnh hưởng đến thị trường ôtô Việt Nam là Nghị
định 12 của Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu
cho giai đoạn sau 2005 chính thức có hiệu lực vào năm 2006. Nghị định này đã
loại ôtô đã qua sử dụng ra khỏi hàng hóa cấm nhập khẩu và cho phép nhập khẩu
vào Việt Nam các loại xe cũ không quá 5 năm sau khi xuất xưởng. Đây là một
bước tiến quan trọng trong quá trình mở cửa đối với ngành công nghiệp ôtô của

Việt Nam. Nhờ việc cho phép nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng, người tiêu dùng sẽ
có cơ hội sở hữu những nhãn hiệu xe yêu thích nổi tiếng với giá phải chăng.
Như vậy, bắt đẩu từ 2007, một lộ trình hội nhập mới sẽ được mở ra với thị
trường ôtô Việt Nam.
Thêm vào đó, cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, mức sống của
người dân ngày một nâng cao, nhu cầu mua ôtô cũng vì thế tăng cao. Nhu cầu
tăng cùng mức thu nhập ổn định và các sản phẩm ôtô lại đa dạng với giá phải
chăng sẽ khuyến khích người dân vay tiền mua ôtô trả góp nhiều hơn.
Như vậy, trong thời gian việc mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua
ôtô là rất cần thiết vì đây thực sự là thị trường đầy tiềm năng
3.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008 của VPBank Trần
Duy Hưng
Ban lãnh đạo VPBank Thăng Long và VPBank Trần Duy Hưng đề ra kế
hoạch sau:
- Trong hoạt động huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động: 153.549 triệu
đồng
- Trong hoạt động tín dụng: Tổng doanh số cho vay: 127.154 triệu đồng, dư
nợ trung và dài hạn khoảng 35%. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2%
- Dư nợ tín dụng trong dài hạn:129.351 triệu đồng.( tăng 30%).
- Lợi nhuận chưa trích dự phòng : 9.456 triệu đồng.
Theo phương hướng trên của chi nhánh, dư nợ tín dụng tăng 30%. Với tỉ lệ
khá lớn trong hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay trả góp mua ôtô tại chi
nhánh cũng được giao chỉ tiêu tương ứng năm 2008 là:4.321 triệu đồng. Đây là
chỉ tiêu không quá cao, tuy vậy, để có thể hoàn thành nó, toàn thể nhân viên trong
chi nhánh phải thực sự nỗ lực hết mình mới thực hiện được. Để hoàn thành kế
hoạch đề ra, VPBank Trần Duy Hưng đề ra phương hướng hoạt động cho mình
như sau::
 Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động, đa dạng hóa sản phẩm huy động.
Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh tác phong làm việc của tất cả các nghiệp vụ.
Yêu cầu cán bộ tín dụng phải nắm vững các thủ tục, quy chế, nghiệp vụ ngân

hàng, nắm bắt rõ được các sản phẩm tiện ích của ngân hàng để tư vấn cho khách
hàng
 Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý
thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả.
Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, mở rộng đối tượng cho vay, đẩy
mạnh cho vay tiêu dùng và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa vả nhỏ nhằm
đa dạng hóa khách hàng và phân tán rủi ro. Thông qua phân tích tài chính doanh
nghiệp, phân loại khách hàng và giảm dần dư nợ đối với những khách hàng hoạt
động kinh doanh kém hiệu quả, đưa chất lượng tín dụng ngày một tốt hơn
 Phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm tăng thu phí dịch vụ, giảm rủi ro.
Phát triền hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả khách hàng, tìm kiếm và chú
trọng phát triển thêm số lượng khách hàng xuất khẩu.
 Tích cực tìm kiếm giải pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, chủ
động phối hợp với các cơ quan pháp luật và cơ quan thi hành án, xử lý tài sản thế
chấp, cầm cố...
 Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ bằng nhiều hình thức kiểm tra chéo
giữa các bộ phận... nhằm nâng cao ý thức chấp hành các thể lệ, chế độ quy định,
nhất là khâu kiểm tra công tác tín dụng tại chi nhánh.
Phấn đấu hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra, tập thể cán bộ nhân viên
PGD Trần Duy Hưng cần nỗ lực hết mình, đoàn kết nhất trí xây dựng một Phòng
giao dịch kiểu mẫu của VPBank, đồng thời tiến tới trở thành chi nhánh cấp II của
VPBank.
Chất lượng hoạt động nghiệp vụ không ngừng được mở rộng và nâng cao.
Đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng - hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho
ngân hàng. Một trong những sản phẩm cấp tín dụng đang được các NHTM quan
tâm là cho vay trả góp mua ôtô - do những thuận lợi mà loại hình cho vay này
mang lại cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế. Do vậy, dưới đây, em xin
đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô
các NHTM nói chung và của VPBank Trần Duy Hưng nói riêng:
3.3. Giải pháp mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank Trần Duy

Hưng.
Cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô là một hình thức cho vay đạt tỷ
trọng lớn trong cả doanh thu và dư nợ của VPBank(>30%)và hứa hẹn ngày
càng phát triển trong tương lai. Xuất phát từ phương hướng phát triển của
VPBank Trần Duy Hưng: mở rộng và nâng cao hoạt động cấp tín dụng tại chi
nhánh, trong đó có cho vay đối với cho vay trả góp mua ôtô, mặt khác, xuất
phát từ những hạn chế còn tồn tại về cho vay trả góp mua ôtô. Em xin đề xuất
một số giải pháp nhằm mở rộng loại hình cho vay này.
3.3.1. Nâng cao nguồn nhân lực
 Chi nhánh nên tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia vào các khóa học
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các vấn đề thời sự, thay đổi quy định
trong ngành ngân hàng
 Thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu trong nội bộ nhân viên, giữa các
phòng trong chi nhánh, tổ chức các cuộc đi chơi dã ngoại để tạo tâm lý thoải mái
cho nhân viên, tạo hưng phấn làm việc cho từng cán bộ. Đặc biệt đối với nhân viên
tín dụng, thực hiện chế độ lương thưởng hợp lý theo năng lực và thành quả đạt
được để tạo động lực làm việc cho nhân viên.
 Tăng cường bổ sung thêm kiến thức cho cán bộ tín dụng về thị trường ôtô. Để
có thể thực hiện mở rộng cho vay trả góp mua ôtô một cách nhanh chóng, ngoài
việc nắm rõ quy trình tín dụng cho vay trả góp mua ôtô thì cán bộ tín dụng phải
hiểu rõ từng chủng loại xe ôtô, giá cả cũng như các đại lý bán xe chủ yếu. Do vậy,
ngân hàng thường xuyên cho cán bộ tín dụng tìm hiểu thị trường xe cũng như giới
thiệu sản phẩm cho vay mua ôtô với các hãng xe, thiết lập mối quan hệ với các đại
lý bán xe.
 Nhân viên tín dụng tích cực tạo mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, tự
tìm kiếm khách hàng, nhiệt tình, chăm chỉ. Đặc biệt, trong quá trình làm thủ tục
cho vay, cán bộ tín dụng phải bám chặt chẽ vào quy trình, nghiệp vụ cũng như các
thể lệ cho vay để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng.
3.3.2. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Các khách hàng thường muốn ngân hàng thỏa mãn nhu cầu của họ một cách

tốt nhất, tuy nhiên để thực hiện mong muốn này thì không đơn giản. Không phải
khách hàng nào cũng đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết để ngân hàng cấp tín dụng cho
họ. Do đó cán bộ tín dụng cần giúp họ một cách tận tình để họ đáp ứng đủ những
yêu cầu của VPBank. Vì vậy trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, CBTD
cần chú ý hướng dẫn và tư vấn sao cho họ tin tưởng, yên tâm. Nên tiếp xúc với
khách hàng tại nhà khách hàng vì qua đó cán bộ tín dụng có thể quan sát năng lực
tài chính thực tế của khách hàng, tìm hiểu tư cách của khách hàng qua những
người hàng xóm. Ngoài ra, gặp gỡ khách hàng ngay tại nhà khách hàng còn giúp
ngân hàng liên lạc với khách hàng dễ dàng hơn trong trường hợp thay đổi hay trục
trặc gì xảy ra. Mặt khác, việc này làm khách hàng thoải mái hơn, đỡ tốn thời gian
của khách hàng hơn. Và chắc chắn điều này sẽ thu hút khách hàng đến ngân hàng
ngày càng nhiều. Đối với cán bộ tín dụng, trong quá trình làm việc phải quan sát và
tìm hiểu kỹ khách hàng, thậm chí còn phải hiểu cả những khó khăn của họ.

×