Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Khảo sát nghề nuôi tôm hùm lồng tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT NGHỀ NUÔI TÔM HÙM LỒNG
TẠI HUYỆN SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
NGÀNH : THỦY SẢN
KHÓA : 2001 – 2005
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀI ÂN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2005
KHẢO SÁT NGHỀ NUÔI TÔM HÙM LỒNG TẠI HUYỆN SÔNG
CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
thực hiện bởi
Nguyễn Thò Hoài Ân
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Chơn
Thành phố Hồ Chí Minh
2005
TÓM TẮT
Đã từ lâu, nuôi tôm đã là một nghề đem lại nhiều lợi nhuận cho ngư dân
các tỉnh ven biển. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống
kinh tế – xã hội của người dân khu vực này.
Hiện nay, nuôi tôm hùm lồng đang thu hút sự chú ý của các ngư dân.
Mặc dù là một nghề hết sức mới mẻ nhưng kỹ thuật nuôi khá đơn giản nên ngư
dân đã không ngần ngại bỏ tiền đầu tư. Và họ đã có những mẻ tôm đầu tiên hết
sức thành công đem lại thu nhập rất cao.
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm lồng còn gặp nhiều khó khăn, nguyên do
là nguồn tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên.
Để tìm hiểu những khó khăn đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo


sát nghề nuôi tôm hùm lồng tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”.
Đề tài tập trung tìm hiểu một số cách khai thác tôm hùm giống, kỹ thuật
nuôi ương tôm hùm, chi phí sản xuất, doanh thu, kết quả và hiệu quả của nghề
nuôi. Đề tài được thực hiện trong năm 2005 bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu
nhiên 80 hộ nuôi tôm hùm lồng.
Kết quả thu được như sau:
Có ba cách khai thác tôm hùm giống: bằng lưới, bằng bẫy và bằng lặn
bắt. Một vụ nuôi mất từ 45 – 120 ngày. Lợi nhuận trung bình là 27.398.000.000
đồng. Thu nhập bình quân là 28.113.000 đồng. Nuôi tôm hùm lồng là một nghề
nuôi có nhiều tiềm năng của tỉnh Phú Yên, tuy nhiên để nghề nuôi phát triển
một cách bền vững trong tương lai cần có sự đầu tư hợp tác của nhiều tổ chức
khác. Và điều quan trọng hơn cả là việc nâng cao kiến thức cho người dân tham
gia nuôi tôm hùm lồng.
ABSTRACT
Long time ago, nursing shrimp was one of the works which had brought
high profit to fishermen in the coastal provinces. It played an important role in
improving the economic and social conditions of these areas.
Nowaday, nursing lobster in floating – cage is attracting the attention of
fishermen much. Although it is very new, the fishermen have invested
undoubtfully in lobster cage. Because the nursing technic is quite simple and the
profit is high.
While, nursing lobster in floating cage has many difficulties because the
exploitation of the pre – juvenile depends definitely on natural sources.
To research these difficulties, I has done the project: “Investigating The
Process Of Nursing Lobster In Floating Cage In Song Cau District, Phu Yen
Province”.
The project concentrates on searching some ways of exploitation of pre –
juvenile, lobster nursing technics, produce expenditures, receipts, results and
effectiveness of lobster nursing.
The project was implemented in 2005 by interviewing by chance method

on 80 families which was nursing lobster in floating – cage in Song Cau district,
Phu Yen province. Through the investigating process, I got these following
result:
There are 3 ways exploitation of pre – juvenile: by net, by trap and by
diving. It takes 45 – 120 days to have one haul of lobster havested. The average
income is 28.113.000 VND; the average profit is 27.398.000 VND.
Nursing lobster in floating – cage is one of the most potential work in Phu
Yen province but it still needs the effective investment of many different
organizations to develop stably in the future. And the most important thing is
improving the knowledge of the fishermen on lobster nursing technic.
CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về mọi mặt của:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Q thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Cô Trần Trọng Chơn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Các cán bộ Ủy Ban Nhân dân huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Các hộ nuôi tôm hùm lồng tại thôn Phước Lý.
Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TÊN ĐỀ TÀI i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
CẢM T iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ ix
I. GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt Vấn Đề 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài 1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Hùm 3
2.1.1 Vò trí phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm phân bố 4
2.1.2.1 Phân bố của ấu trùng (puerulus) và tôm con (juvenile) 4
2.1.2.2 Phân bố của tôm hùm trưởng thành 4
2.1.3 Đặc điểm sinh sản 5
2.1.3.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục 5
2.1.3.2 Tập tính giao phối, đẻ trứng và kết dính trứng 5
2.1.3.3 Quá trình phát triển phôi và nở trứng 6
2.2 Quá trình phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam 7
2.3 Quá trình phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng ở huyện Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên 8
2.4 Điều kiện tự nhiên của huyện Sông Cầu 8
2.4.1 Vò trí đòa lý 8
2.4.2 Thời tiết và khí hậu 9
2.4.3 Tài nguyên biển 10
2.4.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn 10
2.5 Tình hình kinh tế và nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu 11
2.5.1 Tổng quan về phát triển kinh tế 11
2.5.2 Sơ lược về nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu 11
2.5.3 Đònh hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản 12
2.6 Các điều kiện tự nhiên và hiện trạng thò trấn Sông Cầu 13
2.6.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 13
2.6.1.1 Vò trí giới hạn 13
2.6.1.2 Đòa hình 13
2.6.1.3 Khí hậu 14
2.6.1.4 Thủy văn 14

2.6.2 Hiện trạng cơ sở kinh tế – kó thuật 15
2.6.2.1 Hiện trạng dân số, lao động và đời sống dân cư 15
2.6.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 16
2.6.3 Điều kiện tự nhiên và xã hội của thôn Phước Lý 16
2.6.3.1 Điều kiện tự nhiên 16
2.6.3.2 Dân số và lao động 17
III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 20
3.1 Thời gian và đòa điểm 20
3.2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 20
3.2.1 Phương pháp điều tra 20
3.2.2 Thu thập số liệu 20
3.3 Nội dung nghiên cứu 20
3.4 Phân tích kết quả và xử lý số liệu 20
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Tình hình nuôi tôm hùm lồng huyện Sông Cầu trong
những năm gần đây 22
4.2 Những nghề khai thác truyền thống của huyện Sông Cầu 23
4.3 Sơ lược về khai thác thủy sản của huyện qua các năm 23
4.4 Thông tin cơ bản về các ngư hộ có nuôi tôm 24
4.4.1 Khoảng cách từ nhà ở của ngư hộ đến nơi nuôi tôm hùm lồng 24
4.4.2 Độ tuổi của chủ hộ 24
4.4.3 Trình độ học vấn 25
4.4.4 Số nhân khẩu của các hộ nuôi tôm hùm lồng 26
4.4.5 Tình hình dân số hoạt động trong lónh vực nuôi tôm hùm lồng 26
4.4.6 Kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi tôm hùm 27
4.4.7 Nghề nghiệp chính của ngư hộ 28
4.5 Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng tại thôn Phước Lý 29
4.5.1 Mùa vụ, sản lượng và ngư trường khai thác tôm hùm giống 29
4.5.2 Một số nghề khai thác tôm hùm giống phổ biến ở đòa phương 30
4.5.2.1 Khai thác bằng lưới 30

4.5.2.2 Khai thác bằng bẫy 31
4.5.2.3 Khai thác bằng lặn bắt 31
4.5.3 Kỹ thuật ương nuôi tôm hùm giống 31
4.5.3.1 Lồng ương tôm giống 32
4.5.3.2 Lồng ương tôm lỡ 33
4.5.3.3 Vò trí đặt bè và treo lồng ương, ủ 34
4.5.3.4 Chọn giống, thả giống 34
4.5.3.5 Mật độ thả nuôi 35
4.5.3.6 Chăm sóc và quản lý 35
4.5.3.7 Thu hoạch 38
4.6 Thời gian của một vụ nuôi 39
4.7 Những khó khăn tồn tại 40
4.8 Tình hình tín dụng của các hộ nuôi tôm hùm lồng 41
4.9 Qui mô diện tích mặt nước nuôi tôm hùm lồng 42
4.10 Mức đầu tư cho sản xuất 43
4.11 Chi phí đầu tư cho 1 m
3
lồng nuôi 43
4.11.1 Mức đầu tư bình quân cho 1 m
3
44
4.11.2 Chi phí sản xuất cho 1 m
3
44
4.11.3 Kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm
hùm lồng (đối với 1 m
3
lồng nuôi) 45
4.12 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm 46
4.13 Vai trò của nghề nuôi tôm hùm lồng trong vấn đề

giải quyết khó khăn trong đời sống của ngư hộ 48
4.14 nh hưởng của nghề nuôi tôm hùm lồng tới các
hoạt động khác trong vùng 49
4.15 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm hùm lồng 49
4.15.1 Thuận lợi 49
4.15.2 Khó khăn 50
4.16 Những giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng 50
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 51
5.1.1 Đối với người dân 51
5.2.2 Đối với chính quyền đòa phương 51
TAỉI LIEU THAM KHAO 52
PHUẽ LUẽC 53
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG NỘI DUNG TRANG
Bảng 2.1 Phân bố số lượng lồng tôm hùm ở các vùng nuôi trọng điểm12
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của thò trấn Sông Cầu 16
Bảng 4.1 Tình hình nuôi tôm hùm lồng qua các năm 22
Bảng 4.2 Cơ cấu nghề khai thác của huyện 23
Bảng 4.3 Tình hình khai thác thủy sản qua các năm 23
Bảng 4.4 Số nhân khẩu trong ngư hộ 26
Bảng 4.5 Tình hình lao động 26
Bảng 4.6 Nghề nghiệp chính của các ngư hộ tham gia
hoạt động nuôi tôm hùm lồng 28
Bảng 4.7 Lượng ăn của tôm trong một ngày 35
Bảng 4.8 Thời gian nuôi trên một vụ 39
Bảng 4.9 Những khó khăn nông hộ gặp phải trong
quá trình nuôi tôm hùm lồng 40
Bảng 4.10 Khả năng huy động vốn của các hộ có sản xuất 41
Bảng 4.11 Qui mô diện tích mặt nước nuôi tôm hùm lồng 42

Bảng 4.12 Mức đầu tư cho sản xuất cho nghề nuôi tôm hùm lồng 43
Bảng 4.13 Mức đầu tư bình quân cho 1 m
3
44
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất cho một 1 m
3
44
Bảng 4.15 Hiệu quả của một vụ nuôi 45
Bảng 4.16 Kết quả ước lượng của số năm kinh nghiệm nuôi
ảnh hưởng đến năng suất tôm 47
Bảng 4.17 Kết quả ước lượng của lượng con giống
ảnh hưởng đến năng suất tôm 47
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng của lượng thức ăn ảnh hưởng
đến năng suất tôm 47
Bảng 4.19 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm 47
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ
HÌNH NỘI DUNG TRANG
Hình 2.1 Tôm hùm bông Panulirus ornatus 3
Hình 2.2 Quang cảnh vònh Xuân Đài 18
Hình 4.1 Lồng ương tôm hùm giống 32
Hình 4.2 Cấu trúc một bè nuôi tôm hùm lồng 33
Hình 4.3 Vò trí đặt bè nuôi tôm hùm 34
Hình 4.4 Chèo thúng chai cho tôm ăn 36
Hình 4.5 Cho tôm ăn 37
Hình 4.6 Vệ sinh lồng nuôi 37
Hình 4.7 Tôm giống khi thu hoạch 38
Hình 4.8 Đo kích cỡ tôm giống 39
ĐỒ THỊ
Đồ thò 4.1 Độ tuổi của chủ hộ nuôi tôm 24
Đồ thò 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm 25

Đồ thò 4.3 Kinh nghiệm nuôi tôm 27
BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1 Bản đồ đòa hình huyện Sông Cầu 19
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ngày nay dưới áp lực của nghề khai thác nguồn lợi biển đã làm trữ lượng
của các loài thủy sản có giá trò kinh tế ngày càng trở nên cạn kiệt. Trước tình
hình đó, phát triển nghề nuôi thủy sản là một việc làm tất yếu và vô cùng cần
thiết.Trong nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là một trong những nghề phát triển
mạnh nhất với nhiều loài có giá trò kinh tế cao. Trong đó tôm hùm là một loài
đặc sản q có giá trò kinh tế cao và được nhiều nước trên thế giới như Úc,
Canada, Pháp, Singapore quan tâm nghiên cứu nuôi lồng trên biển trong những
năm gần đây. Nuôi tôm hùm bằng lồng ở ven biển đã thực sự trở thành một
nghề nuôi hải sản mang lại lợi ích kinh tế cao cho cộng đồng dân cư sống dọc
vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Thu nhập bình quân của
các hộ gia đình trước kia khoảng 300.000 đồng/hộ/tháng đến nay đã tăng lên
trên một triệu đồng. (Nguồn: phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
huyện Sông Cầu, 2002).
Việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng những năm qua làm cơ sở
cho ngư dân ven biển miền Trung, đặc biệt là tỉnh Phú Yên phát triển rất mạnh
nghề nuôi này.
Phú Yên – do đòa hình của tỉnh khúc khuỷu đã tạo nên nhiều eo, vũng,
vònh: vũng Rô, vònh Xuân Đài, đầm Cù Mông là những ngư trường khai thác
tôm hùm giống hàng năm đáp ứng cho nhu cầu nuôi không chỉ cho các vùng
nuôi trong tỉnh, mà còn cung cấp con giống cho các tỉnh khác như Đà Nẵng,
Khánh Hoà.
Tính đến nay cả nước có khoảng 25.000 lồng nuôi thì riêng tỉnh Phú Yên
đã chiếm tới gần 15.000 lồng và tập trung chủ yếu ở huyện Sông Cầu 11.000
lồng với sản lượng 155 tấn/năm. (Nguồn: phòng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn huyện Sông Cầu, 2002).

Để bước đầu tìm hiểu nghề nuôi tôm hùm lồng, tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Khảo sát nghề nuôi tôm hùm lồng tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Từ thực tế của việc nuôi tôm hùm lồng đã không ngừng mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người nuôi tôm xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống và
phát triển kinh tế vùng ven biển. Do vậy mục tiêu đề tài gồm có:
- Xác đònh được hiệu quả kinh tế và đánh giá tiềm năng phát triển của
nghề nuôi tôm hùm lồng.
- Tìm hiểu một số khó khăn và thuận lợi của nghề nuôi.
- Đưa ra những giải pháp và hướng đầu tư thỏa đáng cho nghề nuôi tôm
hùm lồng ngày càng phát triển nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết lao động
ở đòa phương.
- Dự đoán năng suất của nghề nuôi tôm hùm lồng bằng phương trình hồi
qui đa tuyến tính khi có các yếu tố đầu vào trong sản xuất.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Tôm Hùm
2.1.1 Vò trí phân loại
Ngành Chân Đốt Athropoda
Lớp Giáp Xác Crustacea
Bộ Mười Chân Decapoda
Họ Tôm Hùm Gai Palinuridae
Giống Panulirus
Loài Tôm Hùm bông P. ornatus (Fabricius, 1798)
Loài Tôm Hùm đá P. homarus (Linnaeus, 1758)
Loài Tôm Hùm sỏi P. stimpsoni (Holthuis, 1963)
Loài Tôm Hùm đỏ P. longipes (Edwards, 1868)
Loài Tôm Hùm tre P. vecrsicolor (Latreille, 1804)
Loài Tôm Hùm gạch P. polyphagus (Herst, 1796)
Loài Tôm Hùm ma P. penicillatus (Oliver, 1791)

Hình 2.1: Tôm hùm bông Panulirus ornatus
2.1.2 Đặc điểm phân bố
2.1.2.1 Phân bố của ấu trùng (Puerulus) và tôm con (Juvenile)
Giai đoạn ấu trùng Phyllosoma sống trôi nổi như những sinh vật phù du
trên biển và đại dương. Chính vì vậy mà khả năng phát tán của chúng rất lớn
do tác động của sóng, gió, dòng chảy…
Ấu trùng Phyllosoma sau khi trải qua khoảng 12 – 15 lần lột xác biến
thái, chúng chuyển sang giai đoạn ấu trùng Puerulus bắt đầu đời sống đònh cư.
Nhưng hầu như mọi hoạt động sống ở thời kì ấu trùng của tôm hùm đã hoàn
toàn bò chi phối bởi hoạt động của dòng chảy, sóng gió và khối nước biển khơi
của biển Đông.
Vì thế, dưới ảnh hưởng của dòng chảy, ấu trùng đã biến thái (Puerulus)
bò đẩy vào các vònh hở như vònh Cầu Hai (Huế), vũng Dung Quất (Quãng Ngãi)
đến vònh Xuân Đài (Phú Yên), vònh Bình Cang – Nha Phu (Khánh Hoà), vònh
Phan Thiết. Do vậy, người ta thường bắt gặp ấu trùng Puerulus vào tháng 12
đến tháng 1 năm sau.
Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành tôm
hùm con (Juvenile) với màu sắc và hình thái rất giống con trưởng thành, nhưng
sống đònh cư trong các vònh, vũng, đầm…ven biển.
Tôm hùm con thường tập trung ở những vùng rạn trong các vònh, vũng,
đầm với độ sâu phân bố dao động từ 0,5 – 5m. Chúng thể hiện tập tính bầy đàn
rất rõ. Chúng thường nấp trong các khe kẽ đá thò râu ra ngoài hoặc bám chắc
vào những hỏm, lổ nhỏ của đá ghềnh đen xù xì thành từng đám vài ba con đến
cả trăm tôm con trong một vùng rạn hẹp.
2.1.2.2 Phân bố của tôm hùm trưởng thành
Tôm hùm trưởng thành có xu hướng di chuyển ra khỏi các đầm, vũng,
vònh để đi đến những vùng rạn sâu hơn với những điều kiện sinh thái thuận lợi
cho sự sinh sản và phát triển của loài. Đây là một đặc điểm phân bố có ý nghóa
quyết đònh sự tồn tại đối với hầu hết các loài tôm hùm thuộc giống Panulirus.
Do đặc điểm phân bố của đường bờ và cấu tạo đòa hình đáy Biển Đông

đã tạo cho vùng thềm lục đòa biển miền Trung có nhiều đảo ngầm, đảo nổi, rạn
đá, rạn san hô…là nơi cư trú hết sức thuận lợi cho tôm hùm ở giai đoạn trưởng
thành. Trong suốt thời kì này, tôm hùm thường sống trong các rạn ngầm và rạn
ghềnh có độ sâu trên 10m đến khoảng 35 – 50m, thường là ở các vùng rạn ven
bờ và các hải đảo, nền đáy bao gồm đá tảng lớn và nhỏ, đá hòn, san hô và cát
bùn.
2.1.3 Đặc điểm sinh sản
2.1.3.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục
* Tôm đực
Khi đạt đến giai đoạn thành thục sinh dục, phần lớn con đực thuộc giống
Panulirus có kích thước lớn hơn con cái.
Các đôi chân ngực thường khá dài, đặc biệt là đôi chân thứ hai và thứ ba
nhằm để phù hợp với tập tính sinh sản của loài.
Lỗ sinh dục đực ở gốc chân bò thứ 5 dễ dàng nhận ra khi tôm hùm ở giai
đoạn Juvenile có kích cỡ 15 – 20mm chiều dài giáp đầu ngực (CL).
Con đực của các loài trong giống Panulirus có đôi chân bò dài hơn hẳn
các con cái do chúng phải dùng các đôi chân này kéo con cái ra khỏi nơi ẩn nấp
và sau đó phải kìm giữ con cái trong tư thế giao vó thuận lợi.
* Tôm cái
Các bộ phận phụ sinh sản bên ngoài của con cái có tính chất đặc thù hơn
so với con đực, chính vì vậy mà phân biệt giữa tôm đực và cái ở các loài tôm
hùm rất dễ dàng.
Mấu lồi sinh dục ở chân bò thứ năm và lổ sinh dục ở gốc chân bò thứ ba
của con cái thường xuất hiện trong thời kì Juvenile, khi tôm đạt đến kích cỡ 15
– 20 mm chiều dài giáp đầu ngực (CL).
Chân bò thứ năm ở tôm hùm có ý nghóa rất quan trọng trong quá trình
thụ tinh, đẩy trứng vào nhánh trong chân bụng và ôm ấp trứng cho đến khi
trứng nở; tôm cái dùng chân bò thứ năm cậy túi tinh để thụ tinh cho trứng mới
đẻ ra; đồng thời thải các trứng không thụ tinh ra khỏi buồng trứng và đảo buồng
trứng khi gần nở giúp cho ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng một cách dễ dàng.

2.1.3.2 Tập tính giao phối, đẻ trứng và kết dính trứng
* Tập tính giao phối
Đối với các loài thuộc giống Panulirus, con cái khi đã trưởng thành luôn
luôn tiết ra chất kích dục (pheromon) khi lột xác; do vậy, tất cả các con cái có
buồng trứng thành thục đều rất hấp dẫn con đực.
Quá trình kết đôi để giao phối ở các loài thuộc giống Panulirus được chia
thành hai pha khá rõ rệt: pha trước giao phối và pha giao phối; tuy con cái vẫn
tiết ra chất pheromon, cả hai pha đều đặc trưng bởi hoạt động chủ động để gây
chú ý ở con đực.
Pha trước giao phối kéo dài khoảng 5 – 13 giờ; con đực dùng đôi râu nhỏ
và đôi chân bò thứ ba vuốt ve con cái, lôi kéo con cái ra khỏi nơi ẩn nấp, rất đột
ngột, con cái bơi nhanh ra ngoài, con đực bơi sát bên cạnh.
Pha giao vó kéo dài 3 – 12 giờ, lúc này con đực hoạt động tích cực hơn,
nó bơi lên phía trước đối diện với đầu con cái, khi đã đến sát gần cách con cái
vài cm, nó duỗi bụng, râu và chân ngực luồng xuống phía dưới quặp và đẩy con
cái vào tư thế giao vó. Khoảng 5 – 8 giây trong tư thế giao vó hoàn toàn, chất
kích thích sẽ được phóng ra; sau đó 1 – 2 phút chúng rời nhau, kết thúc quá
trình giao phối. Do vậy, con đực sẽ rất khó giao vó thành công với con cái có
kích thước lớn hơn.
* Đẻ trứng và kết dính trứng
Sau khi giao vó xong, buồng trứng của tôm hùm cái tiếp tục phát triển đến
giai đoạn 4 (các tế bào trứng căng tròn và rất dễ rời nhau, kích thước đạt tới
0,35 – 0,46mm. Buồng trứng chiếm trọn khoang giáp đầu ngực và có màu vàng
cam).
Con cái có xu hướng di chuyển đến những vùng rạn đá sâu, nhiều hang
hốc để đẻ trứng mà không cần sự có mặt của con đực.

Đối với kết dính trứng, các trứng kết dính được là nhờ một màng đàn hồi
rất mỏng được tiết ra từ các sợi lông của nhánh trong chân bụng và các màng
dính được tiết ra từ các sợi lông của trứng đã thụ tinh. Như vậy, sợi liên kết

trứng bền vững chỉ có thể có ở những trứng đã được thụ tinh, làm cho trứng
được giữ rất chắc chắn ở chân bụng tôm cái; và liên kết với nhau như dạng
chùm nho; tại đây trứng thụ tinh sẽ phát triển qua các giai đoạn phôi cho đến
khi nở ra ấu trùng.
2.1.3.3 Quá trình phát triển phôi và nở trứng
Khi tôm hùm đẻ, trứng thụ tinh đã tạo ra chất liên kết có tác dụng kết
dính các trứng vào với nhau dạng như chùm nho và bám dính vào các nhánh
trong chân bụng thứ hai đến thứ tư của tôm mẹ. Ở đây, trứng sẽ phát triển qua
các giai đoạn phôi khác nhau cho đến khi nở ra ấu trùng.
Khi trứng nở, hình dạng trứng gần như chuyển thành hình bầu dục, hai
điểm mắt vươn cao có xu hướng bung ra ngoài. Đỉnh đầu của phôi căng ra, các
phần phụ ngực co rút kết hợp với sự đảo trứng liên tục của đôi chân thứ năm
tôm mẹ đã làm cho vỏ trứng dễ vỡ ra hơn. Tiếp sau đó, toàn bộ phần phụ ngực
thoát khỏi vỏ trứng, cơ thể tiếp tục co rút đẩy phần đầu ra, rồi cơ thể quẫy
mạnh phóng vào môi trường nước, trở thành ấu trùng Phyllosoma giai đoạn 1.
Lúc bấy giờ cơ thể vẫn còn ít noãn hoàng dự trữ, mọi hoạt động bơi lội của ấu
trùng dựa vào các phần phụ nhánh ngoài trên các đôi chân ngực thứ nhất đến
thứ ba.
2.2 Quá Trình Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng ở Việt Nam
Lòch sử của nghề nuôi tôm hùm trong lồng lưới bắt nguồn ở thôn Xuân
Tự (vònh Vân Phong, Khánh Hòa) vào năm 1992 do sáng kiến của ông Võ Hữu
Chương. Ông sinh năm 1947 (quê quán ở Sông Cầu, Phú Yên) di chuyển vào
thôn Xuân Tự để sinh sống năm 1970. Đây là một vùng vònh. Hằng ngày, ông
đánh lưới để bắt tôm, cá…bán cho người thu gom thủy sản đem về bán lại cho
chợ Nha Trang.
Mãi đến năm 1990, các loài tôm hùm dính vào lưới gồm đủ loại và vì đa
số có kích thước nhỏ nên giá không cao lắm. Chính vì vậy, ông đã nghó ra cách
là trữ chúng lại nuôi một thời gian, sau đó đem bán sẽ có giá cao hơn.
Năm 1991, ông đào một cái hố và chắn lưới xung quanh để trữ nuôi các
loài tôm nói trên; cái hố này ở sát mé biển chỉ cách nhà ông ta trên dưới 50 m.

Nhưng ý đònh này không thành vì tôm, cá bò chết. Không nản chí, ông lại nảy
sinh ra một sáng kiến khác là di chuyển ra ngoài biển (tức là vùng luôn luôn bò
ngập nước), cắm cọc với lưới bao quanh để trữ nuôi các loài thủy sản nói trên.
Đồng thời, ông cũng mua những con tôm hùm khác của những người bạn trong
thôn đánh bắt được để bỏ thêm vô trữ nuôi, ông làm được 3 lồng. Kết quả làm
ông ngạc nhiên và các đồng nghiệp khâm phục, tôm lột xác, tăng trưởng, đạt
kích thước lớn và bán được giá.
Từ sau năm 1992, dân trong thôn bắt chước ông tạo ra các lồng nuôi và
nghề nuôi tôm hùm lồng cũng bắt đầu từ đó. Số lượng giống cung cấp được
mua vào thời đó được cân chung đủ loại; Ở thời điểm đó người ta chưa biết loài
nào có sự tăng trưởng nhanh hay chậm; giá một kg giống là 35.000 đồng rồi
sau đó tăng lên 60.000 đồng. Các lồng lưới theo thời gian đã gia tăng và nguồn
giống với chiều dài toàn thân (tl.) trên dưới 100 mm mà người ta đã trữ nuôi ở
thời điểm ban đầu từ từ khan hiếm dần và không đủ để cung ứng. Thế là một
dòch vụ mới được ra đời, đó là nghề lặn bắt tôm hùm con.
Theo thời gian, người ta đã phát hiện ra các loài tôm hùm được trữ nuôi
có tốc độ tăng trưởng khác nhau hoặc thậm chí không tăng trưởng khi nhốt
trong lồng lưới.
Đến nay, ngư dân đã biết rõ là loài tôm hùm sao Panulirus ornatus có
đời sống thích hợp nhất trong điều kiện nuôi trong lồng, nghóa là sau 18 tháng
trữ nuôi (kích thước tl. của con giống ban đầu là khoảng 100 mm) thì nó đạt đến
trọng lượng khoảng 1 kg/con tương ứng với tl. là khoảng 400mm.
Kế đó là tôm hùm xanh P. homarus, loài này tăng trưởng rất chậm và
trọng lượng tối đa là khoảng 0,5 kg.
Theo người dân, loài tôm hùm đỏ P. longipes và tôm hùm tre P.
polyphagus tăng trưởng chậm trong điều kiện nuôi lồng.
Phương thức trữ nuôi hoặc thiết kế các lồng lưới cũng được phát triển và
cải tiến theo thời gian, lúc đầu các lồng còn đặt ở gần bờ, với đáy lồng ban đầu
không có lưới bảo vệ, sau đó có lưới và được giằng bằng các tảng đá san hô.
Các tảng đá này giữ lại chất cặn bã của việc nuôi làm ô nhiễm nước của môi

trường nuôi.
Từ năm 2000 trở về sau, các lồng được đem ra xa bờ hơn và có thể di
chuyển dễ dàng hơn thay vì cố đònh như lúc ban đầu và một số lồng được thiết
kế theo kiểu của các bè nuôi cá Ba sa ở miền Tây kiên cố hơn, có đời sống hữu
dụng lâu hơn, có chỗ ở, mái che trên lồng.
2.3 Quá Trình Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Hùm Lồng ở Huyện Sông Cầu
Ỏû huyện Sông Cầu, việc nuôi tôm hùm bắt đầu từ năm 1995, xuất phát ở
thôn Vònh Hoà và Vũng Chào. Lúc bấy giờ, giống tôm hùm được người dân
mua với giá rất rẻ. Thời gian đầu, hầu hết không ai biết giá trò của con tôm hùm
này, đến khi tôm lớn bán được giá cao, người dân mới nuôi nhiều và rầm rộ
hơn.
Tôm hùm bông (P. ornatus) có các ưu điểm: Nguồn con giống nhiều,
nuôi nhanh lớn, giá trò thương phẩm cao nên được người nuôi tôm hùm nơi đây
chọn làm đối tượng nuôi phổ biến. Các loài còn lại cũng có thể nuôi được
nhưng chậm lớn nên ít người nuôi.
2.4 Điều Kiện Tự Nhiên của Huyện Sông Cầu
2.4.1 Vò trí đòa lý
Sông Cầu là một huyện nằm ven biển miền Trung, thuộc cực Bắc của
tỉnh Phú Yên. Tổng diện tích tự nhiên là 63.655 ha (kể cả đầm vònh). Với diện
tích đất tự nhiên là 48.410 ha, huyện có toạ độ đòa lý và các khu lân cận như
sau:
Từ 13
o
21’ đến 13
o
42’ vó độ Bắc.
Từ 109
o
06’ đến 109
o

20’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp thành phố Qui Nhơn – tỉnh Bình Đònh.
+ Phía Nam giáp huyện Tuy An – tỉnh Phú Yên.
+ Phía Đông giáp biển Đông
+ Phía Tây giáp huyện Đồng Xuân (Phú Yên) và huyện Vân Canh (Bình
Đònh).
- Đòa hình: Sông Cầu có diện tích không lớn, nhưng có đòa hình đa dạng,
phức tạp, bao gồm nhiều dãy đồi núi thấp ở phía Tây và Tây Bắc (trên 80%
diện tích là đồi núi) và nhiều nhánh núi đâm ngang từ Tây sang Đông ra sát
biển, tạo nên:
+ Các bán đảo (Tuy Phong – Từ Nham).
+ Các đầm vònh (Đầm Cù Mông – Vònh Xuân Đài).
+ Các vùng đồi bát úp (Xuân Thọ I và II).
+ Các cánh đồng nhỏ hẹp, manh mún.
2.4.2 Thời tiết và khí hậu
Khí hậu ở huyện Sông Cầu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng và
ẩm.
- Nhiệt độ trung bình năm là 26,7
o
C.
- Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,8
o
C (tháng 1).
- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 33,7
o
C (tháng 8).
So với một số vùng phụ cận như Qui Nhơn, Tuy Hoà, thời tiết ở đây mát
mẻ hơn, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Trong năm, huyện Sông Cầu có hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Từ tháng 9 – 12 chòu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Lượng nước trung bình năm 1.600mm – 1.700mm, không có sự thay đổi lớn
giữa các vùng. Trong mùa mưa, thường chiếm 70 – 76% tổng lượng mưa.
+ Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa bình quân 60 – 80mm.
Tháng 7 – 8 thường có gió Lào nên khô nóng nhất trong năm.
2.4.3 Tài nguyên biển
Huyện Sông Cầu có bờ biển dài với nhiều đầm vònh, vũng lớn như: vònh
Xuân Đài (1.300 ha), đầm Cù Mông (2.655 ha), Vũng La, Vũng Chào.
- Độ sâu mặt nước của vònh:
+ Độ sâu nhỏ hơn 2m chiếm 20% diện tích.
+ Độ sâu 2 – 5m chiếm 80% diện tích.
- Lượng muối trong nước của đầm, vònh biến thiên từ 2,6 –3,4% theo
mùa và khoảng cách so với bờ, vònh.
- Độ pH của nước biến thiên từ 6,5 – 8.
- Đáy vònh chủ yếu là cát hoặc bùn cát.
- Đòa hình nhìn chung khuất gió.
- Nhật triều trung bình 1,13m, thấp nhất 0,7m, cao nhất 2m.
- Oxy hòa tan trong nước biển từ 4,16 – 6,37 cm
3
/l.
- Dọc bờ vònh của các xã Xuân Hải, Xuân Hoà, Xuân Thònh, Xuân
Phương có các mạch nước ngọt.
- Vònh Xuân Đài là nơi tôm bố mẹ có điều kiện trú ngụ và sinh sản, là cơ
sở cung cấp tôm giống cho huyện.
2.4.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn
- Thuận lợi:
+ Vò trí huyện Sông Cầu, thông qua Quốc Lộ 1A không xa trung
tâm tỉnh, nằm kề thành phố Qui Nhơn có cảng biển lớn ở miền Trung, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các đòa phương trong nước và nước
ngoài.
+ Đòa hình đầm vònh ngoài thế mạnh cho nuôi trồng thủy sản,

kinh doanh du lòch dòch vụ, cũng là nơi trú ngụ tốt cho tàu thuyền nhỏ trong
mùa mưa bão.
- Khó khăn: Bờ biển là bãi ngang không kín gió, đầm vònh có độ sâu với
mức nước cạn, nên việc xây dựng cảng biển cho tàu lớn hơn 1.000 tấn là không
thích hợp.
2.5 Tình Hình Kinh Tế và Nghề Nuôi Tôm Hùm ở Huyện Sông Cầu
2.5.1 Tổng quan về phát triển kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 1998 – 2003 tốc độ tăng trưởng kinh tế của
huyện đạt cao, bình quân tăng hàng năm đạt 13,2% (Tính theo giá cố đònh năm
1994), trong đó ngành thủy sản tăng bình quân 10,3%.
Kết quả điều tra kinh tế xã hội huyện, cũng như số liệu thống kê các
năm cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện phụ thuộc chặt chẽ vào sự
biến động về giá cả, đặc biệt là ngành thủy sản, tốc độ tăng trưởng ngành có
sự tăng giảm thất thường do sự thay đổi thất thường của giá các loại hải sản
(một trong những ngành chính ở huyện).
2.5.2 Sơ lược về nghề nuôi tôm hùm ở huyện Sông Cầu
Huyện Sông Cầu có khoảng 5.000 hộ tham gia nghề nuôi tôm hùm và
hơn 90% số hộ tham gia nuôi tôm hùm đều có lãi, mỗi hộ lãi trung bình từ 10
đến 15 triệu đồng/năm.
Việc những ngư dân huyện Sông Cầu phát triển nghề nuôi tôm hùm đã
mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giá trò kinh tế thu được chiếm 80% giá trò sản
xuất nông – lâm – ngư nghiệp của đòa phương. Nhiều hộ gia đình có những
lồng tôm trò giá hàng tỷ đồng. Sau năm 1990, thực hiện chủ trương chuyển dòch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, người dân huyện Sông Cầu tập trung phát triển các
nghề đòa phương có thế mạnh để “đánh thức tiềm năng của biển”, trong đó đặc
biệt đầu tư vào nghề nuôi tôm hùm. Từ đó đến nay, từ nghề này, cuộc sống của
người dân đã có bước cải thiện đáng kể, giá trò kinh tế thu được chiếm tới 80%
giá trò sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của đòa phương. Nhiều hộ nuôi tôm
không chỉ thoát được nghèo mà còn sở hữu nhiều lồng tôm trò giá hàng tỷ đồng.
Hiện nay, nghề nuôi tôm hùm lồng ở huyện Sông Cầu đang phát triển

mạnh mẽ, cả về số lượng lồng nuôi và sản lượng thu hoạch. Giá thu mua tôm
hùm thương phẩm dao động từ 390.000 đến 460.000 đồng/kg, nâng giá trò sản
xuất mỗi năm trên 240 tỷ đồng.
Tổng sản lượng thu hoạch tôm hùm thòt cả năm 2004 là 600 tấn/14.000
lồng, tăng 59,6% so với năm 2003. Trong đó, phân bố chủ yếu như sau:
Bảng 2.1: Phân bố số lượng lồng tôm hùm ở các vùng nuôi trọng điểm
Vùng nuôi Số lượng lồng
Xã Xuân Thònh 5.500
Xã Xuân Cảnh 1.000
Xã Xuân Phương 4.000
Xã Xuân Thọ I 2.500
Thò trấn Sông Cầu (Phước Lý) 1.000
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Sông Cầu, 2004
Đến nay toàn huyện Sông Cầu có hơn 14.500 lồng tôm hùm. Xã Xuân
Phương và Xuân Thònh là hai xã phát triển mạnh nhất nghề nuôi tôm hùm, thu
hút hàng nghìn lao động đòa phương. Huyện đang khẩn trương quy hoạch cơ
cấu ngành nghề thủy sản phù hợp với điều kiện từng vùng, từng cụm dân cư,
từng tuyến ngư trường và chọn giống, loài thủy sản nuôi kết hợp với bảo vệ
nguồn thủy sản và môi trường biển để nuôi trồng thủy sản ngày càng đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.5.3 Đònh hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
@ Quản lí chặt chẽ mặt nước bãi triều và môi trường nước lợ, hạn chế
tăng diện tích ao đìa nuôi tôm ở các vùng cửa sông. Tổng diện tích ao đìa nuôi
trồng thủy sản không vượt quá 30% diện tích bãi triều.
@ Chuyển mạnh cơ cấu ao nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến là
chính sang các hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh một phần chuyển
sang nuôi thâm canh, nhằm đảm bảo phát triển theo hướng công nghiệp hoá –
hiện đại hoá, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực về gia tăng
dân số, trong điều kiện đất có khả năng trồng trọt hạn chế.
@ Đẩy mạnh công tác khuyến nông để mở rộng việc phát triển các hình

thức nuôi tôm hùm, cá mú, trai ngọc trong vùng vònh Xuân Đài. Đẩy mạnh công
tác khuyến nông về nuôi trồng thủy sản theo công nghệ mới, như nuôi tôm trên
cát, nuôi kết hợp với vẹm xanh, công nghệ sinh học, xử lý nước sạch.
Sông Cầu có bờ biển dài, đặc biệt có đầm Cù Mông và vònh Xuân Đài,
có diện tích, tiềm năng rất lớn để nuôi trồng thủy sản. Qui mô khai thác có hiệu
quả cả về kinh tế và bảo vệ môi trường (gồm bảo đảm dòng chảy, bảo vệ được

×