Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước thành phố cần thơ đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH ANH KHOA

PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phớ Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH ANH KHOA

PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngũn Huỳnh Phước


Thành phớ Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Phát triển công nghệ thông tin
phục vụ công tác quản lý nhà nước thành phố Cần Thơ đến năm 2030” là hồn tồn
do tơi thực hiện, kết quả của đề tài chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào trước đây. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều
được dẫn nguồn và có độ chính xác cao.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 11 năm 2016
TÁC GIẢ

Huỳnh Anh Khoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy, Cô Khoa Kinh tế phát
triển, Viện Đào tạo sau đại học, Ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh đã tạo môi trường học tập thân thiện, hiện đại và truyền đạt cho tôi vốn
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Huỳnh Phước đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều thời gian để định hướng và chỉ dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị của thành phố Cần Thơ, các
chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông đã cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã hỡ trợ, đợng viên
và đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt q trình học và trong thời
gian thực hiện luận văn này.
HỌC VIÊN
Huỳnh Anh Khoa



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Chương 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1

1.1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................... 3
1.4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu: ............................................................. 3
1.4.3. Giới hạn vùng nghiên cứu: ................................................................... 3
1.4.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................... 3
1.5. Kết cấu đề tài ............................................................................................ 4
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5

2.1. Lý thuyết liên quan .................................................................................. 5
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển CNTT: ............................. 5
2.1.2. Các khái niệm về CNTT : ...................................................................... 6
2.1.2.1. Công nghệ thông tin:............................................................................ 6
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin: ...................................................................... 6
2.1.2.3. Ứng dụng CNTT : ................................................................................. 7
2.1.2.4. Phát triển CNTT :................................................................................. 7

2.1.2.5. Công nghiệp CNTT : ............................................................................ 7
2.1.3. Cấu trúc của ngành CNTT : .................................................................. 7
2.2. Tầm quan trọng của phát triển CNTT. ................................................. 8
2.3. Vai trị, tác đợng của CNTT đối với sự phát triển KT-XH. ................. 9
2.4. Khảo lược một số kinh nghiêm liên quan ............................................ 11
2.4.1. Kinh nghiệm phát triển CNTT của một số nước trên thế giới: ......... 11


2.4.1.1. Ấn Độ.................................................................................................. 11
2.4.1.2. Hàn Quốc: .......................................................................................... 14
2.4.1.3. Trung Quốc: ....................................................................................... 16
2.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển CNTT. ................ 17
2.4.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................... 17
2.4.2.2. Thành phố Đà Nẵng. .......................................................................... 18
2.4.2.3. Tỉnh Hải Dương. ................................................................................ 19
2.5. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Cần Thơ ............................... 20
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 22

3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 22
3.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu..................................................... 22
3.2.1. Số liệu thứ cấp:.................................................................................... 22
3.2.2. Số liệu sơ cấp:....................................................................................... 22
3.3. Phương pháp phân tích ......................................................................... 23
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 25

4.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ........................................................ 25
4.1.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................... 25
4.1.2. Dân sớ và lao động ............................................................................... 26
4.1.3. Kinh tế - xã hội ..................................................................................... 26
4.1.4. Đánh giá tác động đến sự phát triển CNTT thành phớ Cần Thơ...... 27

4.1.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 27
4.1.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 28
4.2. Thực trạng về phát triển CNTT của thành phố Cần Thơ. ................ 29
4.2.1. Ứng dụng CNTT................................................................................... 29
4.2.1.1. Ứng dụng CNTT trong cơ quan đảng, nhà nước ............................... 30
2.1.2. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ................................................... 32
4.2.1.3. Ứng dụng CNTT trong đời sống, xã hội ............................................ 33
4.2.2. Hạ tầng CNTT ...................................................................................... 35
4.2.2.1. Hạ tầng CNTT trong các cơ quan đảng và nhà nước: ...................... 35
4.2.2.2. Hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp: ........................................... 35
4.2.2.3. Hạ tầng ứng dụng CNTT phục vụ đời sống, xã hội: .......................... 36


4.2.3. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT ..................................................... 37
4.2.3.1. Nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan đảng và nhà nước ................. 37
4.2.3.2. Nguồn nhân lực CNTT trong các doanh nghiệp:............................... 38
4.2.3.3. Nguồn nhân lực CNTT trong xã hội................................................... 39
4.2.4. Hiện trạng phát triển cơng nghiệp CNTT: ......................................... 41
4.3. Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát về phát triển CNTT trong các
cơ quan nhà nước thành phố Cần Thơ. ...................................................... 42
4.3.1. Về mức độ và mục đích sử dụng CNTT của cán bộ, công chức (câu
hỏi 2, 3): .......................................................................................................... 42
4.3.2. Vai trò của ứng dụng và phát triển CNTT: ........................................ 44
4.3.2.1. Vai trò của ứng dụng và phát triển CNTT đới với cá nhân (câu hỏi 14,
15).................................................................................................................... 44
4.3.2.2. Vai trị của ứng dụng và phát triển CNTT đối với cơ quan (câu hỏi 4). 45
4.3.2.3. Vai trò tác động của ứng dụng và phát triển CNTT đối với cải cách
hành chính trong cơng tác QLNN (câu hỏi 16). ............................................. 45
4.3.2.4. Vai trị của ứng dụng và phát triển CNTT đới với phát triển KT-XH
(câu hỏi 5). ...................................................................................................... 46

4.3.3. Sự cần thiết của ứng dụng và phát triển CNTT (câu hỏi 7): ............. 47
4.3.4. Về mức độ quan tâm đến phát triển CNTT (câu hỏi 9, 10, 11): ........ 47
4.3.5. Hiện trạng trang thiết bị và ứng dụng CNTT phục vụ công việc (câu
hỏi 6, 8): .......................................................................................................... 49
4.3.6. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT (câu hỏi 12): ............................... 51
4.3.7. Hiệu quả của ứng dụng và phát triển CNTT (câu hỏi 13): ............... 51
4.3.8. Những khó khăn của các cơ quan trong việc ứng dụng và phát triển
CNTT (câu hỏi 17): ........................................................................................ 52
4.4. Đánh giá chung về hiện trạng CNTT thành phố Cần Thơ. ............... 53
4.4.1. Kết quả đạt được................................................................................... 53
4.4.2. Những hạn chế tồn tại. ........................................................................ 54
4.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát
triển CNTT thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2030 ............................ 55
4.5.1. Đánh giá xu hướng phát triển CNTT. ................................................ 55


4.5.1.1. Xu hướng phát triển CNTT trên thế giới: .......................................... 55
4.5.1.2. Xu hướng phát triển CNTT ở Việt Nam: ............................................ 57
4.5.2. Phân tích điểm mạnh: .......................................................................... 59
4.5.3. Phân tích điểm yếu:.............................................................................. 60
4.5.4. Cơ hội mang lại cho ngành CNTT của thành phố Cần Thơ. ............ 62
4.5.5. Các thách thức đối với phát triển CNTT............................................. 64
4.6. Định hướng phát triển CNTT phục vụ công tác QLNN tại thành phố
Cần Thơ đến năm 2030. ................................................................................. 65
4.7. Giải pháp phát triển CNTT phục vụ công tác QLNN tại thành phố Cần
Thơ đến năm 2030.......................................................................................... 66
4.7.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển CNTT. .... 66
4.7.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi để CNTT phát
triển. ................................................................................................................ 67
4.7.3. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT. ......................... 68

4.7.4. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT. ............... 69
4.7.5. Huy động vốn đẩy mạnh đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. .... 70
4.7.6. Phát triển thị trường. ............................................................................ 71
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 73

5.1. Kết luận: .................................................................................................. 73
5.2. Hạn chế và hướng phát triển đề tài ...................................................... 74
5.3. Kiến nghị: ................................................................................................ 75
5.3.1. Kiến nghị đối với cấp Trung ương ...................................................... 75
5.3.2. Kiến nghị với lãnh đạo thành phố....................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT

CNTT: Công nghệ thông tin.
QLNN: Quản lý nhà nước.
ICT-INDEX: Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
HTKT: Hạ tầng kỹ thuật.
HTNL: Hạ tầng nhân lực.
ƯD: Ứng dụng.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
MTTCCS: Mơi trường, tổ chức, chính sách.
LAN: Mạng máy tính cục bợ.
AFSL: Đường dây th bao số (Internet) khơng đối xứng.
ATTT: An tồn thơng tin.
KT-XH: Kinh tế - xã hợi.
HĐH: Hiện đại hóa.
CNH: Cơng nghiệp hóa:



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT (ICT-INDEX) của
thành phố Cần Thơ so với các tỉnh thành trong cả nước. .........................................29
Bảng 4.2: Mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT năm 2013 - 2015 so với các tỉnh khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long ................................................................................29
Bảng 4.3: Phát triển Ứng dụng CNTT TP. Cần Thơ ...................................................34
Bảng 4.4: Phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông TP. Cần Thơ ..............................37
Bảng 4.5: Phát triển nguồn lực CNTT trong các cơ quan nhà nước.............................38
Bảng 4.6: Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT...............................40
Bảng 4.7: Tổng hợp hiện trạng công nghiệp CNTT TP. Cần Thơ ............................42
Bảng 4.8: Mức độ và mục đích sử dụng CNTT của cán bợ, cơng chức. .................42
Bảng 4.9: Vai trị của ứng dụng và phát triển CNTT đối với cá nhân. .....................44
Bảng 4.10: Vai trò của ứng dụng và phát triển CNTT đối với cơ quan. ...................45
Bảng 4.11: Vai trò, tác động CNTT trong các cơ quan nhà nước đối với cải cách
hành chính. ................................................................................................................45
Bảng 4.12: Vai trị của CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội. ...............................46
Bảng 4.13: Đánh giá sự cần thiết của việc phát triển CNTT. ...................................47
Bảng 4.14: Đánh giá sự cần thiết của việc phát triển CNTT. ...................................47
Bảng 4.15: Đánh giá tình hình trang thiết bị CNTT và các ứng dụng CNTT phục vụ
nhu cầu công việc của cơ quan..................................................................................50
Bảng 4.16: Đánh giá về nguồn nhân lực trong việc phát triển CNTT ......................51
Bảng 4.17: Đánh giá về hiệu quả ứng dụng, phát triển CNTT .................................51
Bảng 4.18: Đánh giá về những khó khăn trong việc ứng dụng và phát triển CNTT
của thành phố Cần Thơ .............................................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình “Bốn thành phần, ba chủ thể”.......................................................8

Hình 2.2: Biểu đờ phân bổ doanh số CNTT của Ấn Đợ ...........................................13
Hình 4.1 : Bản đờ hành chính thành phố Cần Thơ....................................................25
Hình 4.2: Số lượng lao đợng trong doanh nghiệp CNTT TP. Cần Thơ ....................38
Hình 4.3: Tỷ lệ lao đợng có trình đợ về CNTT trong doanh nghiệp CNTT ............39
Hình 4.4: Doanh thu ngành cơng nghiệp CNTT Việt Nam từ 2010 đến 2015 .........58


1

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Công nghệ thông tin ngày nay đã và đang được ứng dụng rợng rãi trong mọi
lĩnh vực đời sống, KT-XH, góp phần vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, học tập và làm việc của con người. Nhiều
nước trên thế giới đã xem việc phát triển CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn trong
chiến lược phát triển KH-XH. Ứng dụng và phát triển CNTT là ́u tố có tính chiến
lược quan trọng góp phần tăng năng śt lao đợng, tăng trưởng kinh tế, phát triển xã
hội và phồn vinh của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam với mục tiêu đưa ngành CNTT trở
thành một công cụ hỗ hiện hữu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ
quốc; là ngành kinh tế - kỹ thuật tăng trưởng nhanh và bền vững, có vai trò dẫn dắt,
tạo nền tảng phát triển kinh tế tri thức; phát triển ngành CNTT Việt Nam lên tầm cỡ
khu vực và thế giới. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 Bợ Chính trị đã xác
định: “CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với
một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn
hóa, xã hợi của thế giới hiện đại…”. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế; trong nghị quyết, Bộ Chính trị xác định rõ những mục tiêu ngành
CNTT Việt Nam cần đạt được trong thời gian tới đó là: “CNTT phải được ứng dụng
rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác dụng lan tỏa trong phát triển KT-XH,

đảm bảo quốc phịng, an ninh, góp phần nâng cao năng sức lao động, năng lực cạnh
tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng
cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030, đưa năng
lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT
đạt trình đợ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT bằng
CNTT ”. Nghị quyết Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 2020 cũng xác định 3 khâu đột phá, trong đó, khâu đột phá thứ ba là “Tăng cường
ứng dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật trong công tác quản lý, điều hành KT-XH
và các lĩnh vực đời sống của nhân dân thành phố”.
CNTT giữ mợt vai trị rất quan trọng trong sự phát triển KT-XH thời đại
ngày nay, là nhân tố quan trọng, là kênh kết nối trao đổi giữa các thành phần trong
xã hợi với tồn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện tại nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phát
triển đủ mức độ để có được một hệ thống CNTT đồng bộ và hoạt đợng có hiệu quả,


2

mợt số địa phương CNTT cịn phát triển rất chậm. Tại thành phố Cần Thơ, việc phát
triển CNTT chưa được sự quan tâm và đầu tư đúng mức, còn nhiều vấn đề hạn chế
và bất cập trong công tác quy hoạch phát triển, triển khai thực hiện đầu tư phát triển
CNTT trong các cơ quan quản lý nhà nước chưa được giải quyết. Hơn nữa, các năm
vừa qua, Cần Thơ đều xuống hạng về chỉ số ICT-Index (năm 2011 xếp hạng thứ 8
đến năm 2015 xếp hạng thứ 19 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước).

Trong

bối cảnh chung đó, việc nghiên cứu nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải
pháp phát triển CNTT trên địa bàn thành phố là một yêu cầu bức thiết. Học viên
thực hiện đề tài “Phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà
nước tại thành phố Cần Thơ đến năm 2030” nhằm làm cơ sở để các cơ quan, đơn
vị tham khảo, vận dụng phù hợp với quy hoạch, chương trình phát triển của ngành,

điều kiện cụ thể của thành phố Cần Thơ và góp phần vào sự nghiệp phát triển
CNTT và thúc đẩy phát triển KT-XH thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu về phát triển CNTT; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
CNTT trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ đó, đề xuất những giải pháp để thực hiện
tốt việc phát triển CNTT phục vụ công tác QLNN tại thành phố Cần Thơ trong thời
gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNTT trên bàn thành phố
Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2015.
- Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển
CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước tại thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt việc phát triển CNTT phục vụ
công tác QLNN tại thành phố Cần Thơ đến năm 2030.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Tình hình phát triển CNTT trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời
gian qua như thế nào?
1.3.2. Phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước tại thành phố Cần
Thơ có những thuận lợi và khó khăn gì?
1.3.3. Cần phải có những giải pháp gì để thực hiện tốt việc phát triển CNTT
phục vụ công tác QLNN tại thành phố Cần Thơ đến năm 2030?


3

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số cơ quan đảng, cơ quan quản lý
nhà nước, đoàn thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ; hệ thống quy định của pháp

luật Việt Nam liên quan đến CNTT, phát triển CNTT; các quy hoạch, chương trình
phát triển lĩnh vực CNTT, các báo cáo về CNTT, cải cách hành chính, KT-XH.
1.4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Luận văn này tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
CNTT thành phố Cần Thơ và đề xuất giải pháp thực hiện tốt chiến lược phát triển
CNTT phục vụ công tác QLNN tại thành phố Cần Thơ đến năm 2030.
1.4.3. Giới hạn vùng nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Số liệu thứ
cấp được thu thập từ các báo cáo và số liêu thống kê của các cơ quan quản lý nhà
nước; số liệu sơ cấp thu thập thực tế từ các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT,
doanh nghiệp CNTT trên địa bàn thành phố Cần Thơ thực hiện từ tháng 8 đến tháng
10 năm 2015.
1.4.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, theo lý thuyết về quản trị chiến lược, về CNTT, việc ứng
dụng và phát triển CNTT sẽ góp phần thúc đẩy công c̣c đổi mới, phát triển nhanh
và hiện đại hố các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỡ trợ có hiệu quả cho q trình hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc
sống của Nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và đẩy nhanh thực hiện thắng lợi
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Tuy nhiên, CNTT Việt Nam hiện nay vẫn
cịn phát triển chậm so với nhiều nước trên thế giới và khu vực, việc ứng dụng
CNTT chưa đáp ứng được u cầu của cơng c̣c cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
u cầu về hợi nhập khu vực và quốc tế, vai trị đợng lực và tiềm năng to lớn của
CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa
đáp ứng cả về số lượng và chất lượng; đầu tư cho CNTT chưa được quan đúng mức;
quản lý nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, còn nhiều doanh
nghiệp chưa đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động, quản lý.
Về mặt thực tiễn, việc phân tích, đánh giá, xác định các thế mạnh, ưu điểm,
các mặt cịn tờn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp phát triển CNTT sẽ làm cơ sở để
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT có thể tham



4

khảo, vận dụng phù hợp với quy hoạch, hoạch định phát triển của địa phương,
doanh nghiệp.
1.5. Kết cấu đề tài
Luận văn gồm có 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lý thuyết liên quan
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển CNTT:
Xã hợi lồi người phát triển như ngày nay là do con người luôn luôn sáng
tạo, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào trong đời sống xã hội. Để
tăng năng suất lao động, con người đã thực hiện nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nữa cuối thế kỷ 18 là
q trình cơ khí hố, sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay. Từ cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đã dẫn đến sự ra đời của các nước công nghiệp và có sự
chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế với năng suất lao động tăng lên rất nhiều.
Từ những năm 50 của thế kỷ 20 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
hai bắt đầu với nội dung chủ yếu về sự phát triển của ngành năng lượng mới, những
vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, công nghệ sinh
học… Thành tựu lớn nhất của cách mạng khoa học này là các thế hệ máy tính điện

tử ra đời, các ứng dụng máy tính là quá trình sử dụng máy tính trong xử lý thông tin
để thay thế một phần lao động trí óc, trợ giúp phần điều khiển bằng trí tuệ của con
người. Sau khi chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1944, giới học giả Hoa
Kỳ sử dụng thuật ngữ “computer science” (khoa học về máy tính) để chỉ ngành
khoa học dành riêng cho lĩnh vực này; người Pháp thì cho rằng máy tính điện tử
dùng làm phương tiện xử lý thông tin, làm cho ngành thông tin phát triển mạnh hơn
nên họ dùng thuật ngữ “informatique” (nghĩa là khoa học về xử lý thông tin trên
máy tính điện tử). Ở Việt Nam vào thập niên 1960, phía Bắc tiếp xúc với các hệ
thống máy tính của Liên Xô, gọi những máy này là “máy tính điện tử”, đến thập
niên 1970, những nhà khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực này mới dịch
“informatique” thành “Tin học”, và hiểu nghĩa như là một ngành khoa học nghiên
cứu về thông tin và hiện nay vẫn sử dụng thuật ngữ này.
Thuật ngữ "CNTT " xuất hiện lần đầu tiên trong một bài viết trên tạp chí
Harvard Business Review (1958). Tác giả của bài viết (Leavitt và Whisler) đã có
đoạn bình luận bình luận: "Cơng nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng, chúng ta sẽ
gọi là CNTT (Information Technology - IT). Tuy nhiên, trong thời kỳ này thuật ngữ
IT ít được sử dụng, nhưng con người không chỉ sử dụng máy tính để xử lý thơng tin
tại chỡ mà cịn sử dụng máy tính cho những công việc khác nhau như truyền thông
tin như: Năm 1969, cơ quan nghiên cứu của Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng đường
điện thoại để kết nối hai máy tính, một máy tính đặt tại Los Angeles và một máy
tính đặt ở trường Đại học Stanford. Thí nghiệm này đã đặt nền tảng cho mạng
Arpanet và sau đó là mạng toàn cầu Internet mà chúng ta đang sử dụng.


6

Những năm 1960 - 1965 thư điện tử lần đầu được ra mắt tại viện Cơng nghệ
Massachusetts - Hoa Kì. Năm 1971 Ray Tomlinson gửi bức thư điện tử đầu tiên
trên hệ thống mạng ARPANET. Đến năm 1977 được phổ biến phương thức giao
tiếp bằng thư điện tử gửi qua mạng Internet. Năm 1981, hãng IBM cho ra đời chiếc

PC (máy tính cá nhân) đầu tiên. Năm 1990 Tim Berners-Lee thông báo ý tưởng về
một mạng World Wide Web và đã bắt tay ngay vào việc viết trang web đầu tiên.
Cùng với sự phát triển của các loại máy tính, công nghệ điện tử phát triển với
tốc độ cao, cho ra đời nhiều máy móc, thiết bị có những chức năng thu thập, lưu trữ,
truyền thông tin với dung lượng lớn và tốc độ cao. Như vậy, không phải chỉ có máy
tính, nhiều loại máy móc thiết bị đã tham gia vào q trình xử lý thơng tin và những
năm gần đây thuật ngữ “CNTT ” để chỉ những vấn đề thuộc về lĩnh vực xử lý thông
tin được sử dụng phổ biến.
Ngày nay, CNTT đã đưa con người vượt qua mọi cản trở của không gian và
thời gian, mở ra mợt giai đoạn hồn tồn mới, thúc đẩy q trình tồn cầu hóa diễn
ra trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, chính trị, quân
sự..., thông tin và công nghệ tạo thành mợt dịng thác chung, cuốn hút mọi dân tợc,
mọi quốc gia. Theo đó, nền văn minh công nghiệp chuyển thành nền văn minh
thông tin với các siêu xa lộ thông tin tồn cầu.
2.1.2. Các khái niệm về CNTT :
2.1.2.1. Cơng nghệ thơng tin:
Theo Bách khoa tồn thư mở - Wikipedia: CNTT (tiếng Anh: Information
Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm
máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Theo Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 04/08/1993: CNTT là tập
hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ
yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội.
Theo Luật CNTT (2006). CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công
nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông tin số.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin:
Theo Luật CNTT (2006). Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị
phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin

số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.


7

2.1.2.3. Ứng dụng CNTT :
Luật CNTT (2006). Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt
động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hợi, đối ngoại, quốc phịng, an ninh và các hoạt
động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
2.1.2.4. Phát triển CNTT :
Luật CNTT (2006). Phát triển CNTT là hoạt động nghiên cứu - phát triển
liên quan đến quá trình sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi
thông tin số; phát triển nguồn nhân lực CNTT; phát triển công nghiệp CNTT và
phát triển dịch vụ CNTT
2.1.2.5. Công nghiệp CNTT :
Luật CNTT (2006). Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ
cao sản xuất và cung cấp sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm
và nội dung thông tin số
2.1.3. Cấu trúc của ngành CNTT :
Các chuyên gia của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông - Bộ Thông
tin và Truyền thông đã nghiên cứu và đề xuất mơ hình CNTT ở Việt Nam có tính
đến những đặc thù riêng của nước ta. Theo mơ hình này, cấu trúc của ngành CNTT
được đặc trưng bởi bốn thành phần cơ bản đó là: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng
CNTT, nguồn nhân lực CNTT, công nghiệp CNTT. Bốn thành phần này có mối
quan hệ chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau và tạo nên sức mạnh CNTT của quốc gia và
được thúc đẩy, phát triển bởi ba chủ thể quan trọng là Chính phủ, doanh nghiệp và
người sử dụng.
Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong việc tạo mơi trường pháp lý, thể
chế, chính sách, tổ chức, quản lý, điều phối, đào tạo, hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ
trợ cho CNTT phát triển; đầu tư xây dựng các cơng trình phát triển CNTT qui mơ

lớn tồn quốc, khu vực theo chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình ứng
dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.
Các doanh nghiệp về CNTT tham gia đầu tư, cung cấp sản phẩm, dịch vụ,
phát triển thị trường và cùng tham gia với chính phủ trong các hoạt đợng đào tạo,
phổ biến kiến thức, kỹ thuật, công nghệ, xây dựng và thực hiện các chính sách phát
triển CNTT, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ.
Người sử dụng là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Với vai trò
là những đơn vị, cá nhân sử dụng các hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ CNTT. Người
sử dụng gián tiếp đầu tư vào CNTT thông qua thị trường và cùng với các doanh
nghiệp CNTT nghiên cứu thiết kế, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ CNTT, tham


8

gia cùng với chính phủ trong các hoạt đợng xây dựng và thực hiện các chính sách
phát triển CNTT.
Ba chủ thể này có mối quan hệ tương quan, hỗ trợ, tác đợng lẫn nhau, phối
hợp chặt chẽ với nhau, có quan hệ hữu cơ trong một môi trường phát triển thống
nhất bao gờm: hệ thống pháp lý, chính sách về CNTT, môi trường đầu tư cho CNTT
và thị trường CNTT.

Hình 2.1: Mô hình “Bốn thành phần, ba chủ thể”
Nguồn: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, 2006.
2.2. Tầm quan trọng của phát triển CNTT.
CNTT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ,
hình thành xã hợi thơng tin, rút ngắn q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước. Ứng dụng rợng rãi CNTT là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng
CNTT phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt đợng chính trị, quản lý, kinh tế,

văn hố, xã hợi, khoa học cơng nghệ và an ninh quốc phịng.
Cơng nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước ưu tiên, quan
tâm hỗ trợ và khún khích phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế,
thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực cơng nghệ trong
q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Ở Việt Nam, CNTT là một ngành tương đối mới, có xu hướng phát triển
mạnh, mạnh, do vậy việc phát triển ngành CNTT có vị trí rất quan trọng trong hệ
thống chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. Nhất là trong thời đại thơng tin,
vai trị của ngành CNTT đang ngày càng nâng lên tầm cao mới theo q trình tồn
cầu hóa; với sự trợ giúp đắc lực của CNTT làm cho thế giới gần hơn về mặt không
gian, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu, giao lưu kinh tế, văn hóa.


9

Đặc biệt các ứng dụng CNTT ngày nay tác động tích cực đến tất cả các lĩnh vực với
các mức đợ quan trọng khác nhau, từ kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, y tế đến
các lĩnh vực đời sống, tinh thần của người dân.
2.3. Vai trị, tác đợng của CNTT đối với sự phát triển KT-XH.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của
CNTT, thời đại thông tin. Sự phát triển của CNTT đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu
kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức,
giải trí, phương pháp tư duy, giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hợi;
làm thay đổi các thói quen truyền thống và thậm chí cả cách nhìn các giá trị trong
cuộc sống. CNTT là một trong các động lực quan trọng hàng đầu của sự phát
triển…Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức
mạnh vật chất, trí ṭ và tinh thần của tồn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,
phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, hỡ trợ có hiệu quả cho q trình hợi nhập kinh tế quốc tế,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo

khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản x́t đều được tự đợng hố, máy
móc khơng chỉ thay thế con người những cơng việc nặng nhọc, mà cịn thay thế con
người ở những cơng việc phức tạp của sản xuất và quản lý. CNTT là chiếc chìa khố
để mở cổng vào nền kinh tế tri thức, mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự
sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức,
động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng
lực của con người, tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong các khu vực kinh tế, làm cho
thông tin trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu. CNTT sẽ nhanh
chóng thay đổi thế giới mợt cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử
như một cuộc cách mạng KT-XH và có tác đợng to lớn đến đời sống con người. Hơn
nữa, chính bản thân CNTT đã trực tiếp tạo ra sự biến đổi lớn lao trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hợi lồi người. CNTT đi vào cuộc sống sẽ lan toả đến mọi
nơi, mọi lĩnh vực, máy tính sẽ có mặt ở khắp mọi nơi, việc kết nối mạng cũng trở
nên dễ dàng và thuận tiện nhất cho tất cả mọi người dân.
Vai trò của CNTT trong kinh tế với các doanh nghiệp là không thể phủ nhận;
việc ứng dung CNTT vào công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp và xử lý công
việc chuyên môn giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu
quả hơn; tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí, nâng cao năng x́t lao đợng, chất
lượng hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, với hệ thống CNTT là điều kiện thuận lợi
cho sự liên kết trong doanh nghiệp được tốt hơn, thông tin của các bộ phận, thành


10

viên trong cơng ty sẽ có sự liên kết chặt chẽ hơn. Với bên ngoài, đặc biệt Internet là
cầu nối quan trọng với thế giới, nơi đây có thể tìm và tra cứu đầy đủ các thông tin
liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động, trao đổi thông tin được nhanh chóng,
kịp thời, chính xác; khoảng cách địa lý, không gian hầu như thu gần lại; doanh

nghiệp và người dân có thể giao lưu với bên ngồi, thế giới bằng các phương tiện,
thiết bị CNTT kết nối qua Internet.
Chính phủ điện tử trên cơ sở điện tử hoá, tin học hóa các hoạt đợng quản lý
hành chính nhà nước đã và đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến. Trong
cơng tác cải cách hành chính, việc ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ trong công tác quản lý,
điều hành của các cấp chính quyền, giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh
chóng, kịp thời, chính xác, cơng khai, minh bạch, giảm công sức, thời gian và tiết
kiệm chi phí cho cả cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Thông qua các phương
tiện, thiết bị, ứng dụng CNTT giúp người dân có đầy đủ thông tin hơn về các cơ
quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các cấp và người dân có thể phản ảnh những khó
khăn, thắc mắc đến chính quyền các cấp mợt cách thuận lợi và thông tin phản hồi lại
cho người dân được nhiều và nhanh chóng hơn. Đối với các cơ quan nhà nước việc
ứng dụng CNTT giúp công tác quản lý nhà nước đối từng lĩnh vực kinh tế, xã hội,
an ninh trật tự, quản lý doanh nghiệp, người dân ngày một chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Việc tổ chức các cuộc họp, hợi nghị c̣c hợi thảo bằng hình thức hợi nghị truyền
hình trực tút đã mang lại hiệu quả tích cực về địa lý, thời gian, chi phí và đối
tượng tham gia các c̣c họp có thể được rợng hơn mà khơng lo gì về tăng chi phí.
Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT đã
trở thành mợt hình thức phổ biến có tác dụng hỡ trợ kịp thời và thiết thực trong việc
khám và chữa bệnh cho nhân dân. Với những công nghệ tiên tiến, hiện đại các bác
sĩ có thể hợi chẩn từ xa (thậm chí từ nhiều nước khác nhau trên thế giới). Sử dụng
CNTT để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và phương pháp điều trị cho những vùng xa trung
tâm y tế đã mang lại giá trị to lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần làm
thay đổi tư duy, phương pháp dạy và học ở các cấp, các bậc học; mở rộng thêm
nhiều ngành nghề và loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến
(online), phối hợp liên kết giữa các trường, các quốc gia với nhau nhằm đưa chất
lượng giáo dục và đào tạo.
Thương mại điện tử phát triển thì doanh nghiệp có nhiều thơng tin, cơ hợi
tiếp cận, tìm hiểu và mở rộng, phát triển thị trường, nhiều cơ hội lựa chọn hình thức

kinh doanh, giao dịch mua bán, thanh tốn với khách hàng, dịch vụ được cung cấp
nhanh chóng và tiện lợi thông qua nhiều phương tiện CNTT. Đối với khách hàng có
thể tiếp xúc và tìm hiểu mọi thơng tin về công ty, hàng hóa, dịch vụ dễ dàng ở bất


11

cứ mọi lúc, mọi nơi; việc trao đổi thông tin, mua bán trên mạng ngày càng đa dạng,
phổ biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có đầy đủ thông tin để lựa chọn
hàng hóa, dịch vụ sử dụng phù hợp đặt điểm, tài chính của mình.
An ninh - quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, CNTT đã tạo ra những
thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thơng minh", từ đó x́t hiện hình thái chiến
tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết quân sự của
nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, mặt trái của CNTT đối với nền kinh tế tri thức đang đặt ra
những thách thức rất lớn, đó là sự cách biệt giàu nghèo, sự phân hoá ngày càng
mạnh mẽ giữa bên nắm bắt và khai thác những nguồn lợi từ CNTT với bên không
nắm về CNTT và khai thác thông tin. Với sự phát triển như vũ bão của CNTT hiện
nay, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CNTT thì sẽ
khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng chính từ đây nảy
sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam đó là
làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của KTXH mà khơng mất đi văn hố truyền thống q báu của dân tộc. Sự nghiệp CNH,
HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải đẩy mạnh các ứng dụng và phát triển CNTT,
khai thác được những tiềm năng thế mạnh của CNTT, coi đó là một điều kiện quan
trọng, cần thiết để đạt được những mục tiêu phát triển của đất nước.
2.4. Khảo lược một số kinh nghiêm liên quan
2.4.1. Kinh nghiệm phát triển CNTT của một số nước trên thế giới:
2.4.1.1. Ấn Độ1
Ấn Độ là một quốc gia có dân số lớn thứ 2 thế giới, nguồn tài nguyên không
đa dạng, phong phú nên gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Trước

những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Ấn Độ được đánh giá là rất trì trệ và kém
phát triển do chủ trương tự cung, tự cấp với mơ hình kinh tế tập trung và hướng nội.
Nhưng chỉ 10 năm sau, nền kinh tế Ấn Đợ đã từng bước phát triển vượt bậc nhờ
chính sách mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy tư nhân hóa các ngành công nghiệp thuộc sở
hữu nhà nước, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, CNTT được xác
định là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần to lớn vào tăng trưởng GDP và doanh thu
xuất khẩu. CNTT bùng nổ đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho người dân, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển mạnh và nâng cao vị thế của Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ trở thành trung tâm
cung cấp, phát triển dịch vụ CNTT của cả thế giới, là điểm thu hút nguồn

Nguồn: Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014. Kinh nghiệm phát triển Công
nghệ thông tin từ Ấn Độ.
1


12

lực CNTT lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 67% của thị trường 124-130 tỷ USD của
thế giới. Số lao động trong ngành công nghiệp này khoảng 10 triệu người năm 2015.
Phát triển công nghiệp phần mềm:
Trong những năm vừa qua, Ấn Đợ đã vượt khỏi c̣c khủng hoảng kinh tế
tồn cầu và phát triển rất thành công ngành công nghiệp phần mềm, tốc độ tăng
trưởng của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Ấn Độ vẫn đạt mức 16-17%/năm
(cao hơn mức trung bình 6,5% của thế giới).
Hiện tại, cơng nghiệp phần mềm và dịch vụ của Ấn Độ đã xuất khẩu đến 95
quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị phần tại thị trường Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada)
chiếm khoảng 61%. Khoảng 1/3 số doanh nghiệp gia công phần mềm hàng đầu thế
giới (theo đánh giá của Fortune 500 - là bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn
nhất Hoa Kỳ theo tổng thu nhập mỗi công ty) là các doanh nghiệp của Ấn Đợ.

Chính phủ Ấn Đợ đã đóng mợt vai trị quan trọng trong phát triển công
nghiệp phần mềm Ấn Độ. Vào năm 1986, Chính phủ Ấn Độ đã thông báo một loạt
các chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp phần mềm. Năm 1988, Chính
phủ Ấn Độ ban hành chính sách hướng về thị trường thế giới (World Market
Policy) với trọng tâm là xuất khẩu dịch vụ gia công phần mềm và thành lập các
cơng viên phần mềm trên tồn quốc (Software Technology Parks of India - STP).
Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, Ấn Đợ cho phép các doanh nghiệp nước
ngồi được thành lập với 100% vốn nước ngoài và miễn thuế nhập khẩu cho tất cả
các thiết bị và sản phẩm phục vụ sản xuất phần mềm.
Theo các nghiên cứu, ba lý do chính đem lại sự thành công của công nghiệp
phần mềm Ấn Độ là nguồn nhân lực, đầu tư nước ngồi (FDI) và theo đuổi nhất
qn mợt chiến lược dựa trên lợi thế:
- Ấn Đợ có mợt ng̀n nhân lực đông đảo, được đào tạo bài bản các kỹ năng
chun mơn và thành thạo Anh ngữ. Chính phủ Ấn độ cũng có chính sách phát triển
mạnh mẽ nguồn nhân lực CNTT, trong đó kêu gọi mạnh mẽ lực lượng Ấn kiều quay
trở về đầu tư phát triển phần mềm ở quê hương. Hầu hết các doanh nghiệp phần
mềm lớn của Ấn Độ hiện nay đều có liên quan đến lực lượng Ấn kiều hồi hương.
Lực lượng Ấn kiều cũng đã hỗ trợ rất lớn cho việc marketing và tìm kiếm các hợp
đờng gia cơng cho các doanh nghiệp phần mềm Ấn Đợ.
- Chính phủ Ấn Đợ đã có nhiều chính sách khún khích phát triển các cơng
viên phần mềm nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước vào làm
việc. Các công viên phần mềm được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, được
hưởng các ưu đãi về đường truyền viễn thông, miễn giảm thuế, giảm giá thuê đất và
nhiều chính sách ưu đãi khác. Các chính sách này đã thu hút được rất nhiều tập


13

đoàn CNTT đa quốc gia. Hiệu ứng kéo theo rất lớn của các tập đoàn này dẫn đến
việc hầu như các tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới hiện nay đều có trung tâm

phát triển phần mềm ở Ấn Độ.
- Chiến lược tập trung cho xuất khẩu dịch vụ phần mềm, cụ thể là tập trung
vào các dịch vụ gia cơng cho nước ngồi chứ khơng đặt nặng việc phát triển phần
mềm đóng gói. Thực tế cho thấy chiến lược này rất phù hợp với con người Ấn Độ.
Doanh thu xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ hầu như chỉ dựa vào các dịch vụ. Tỷ lệ
phần mềm đóng gói của Ấn Độ chỉ chiếm khoảng hơn 20% và hơn 3/4 trong số này
dùng cho thị trường nội địa.
Một lý do nữa cũng phải kể đến là các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ rất
quan tâm đến việc xây dựng quy trình quản lý chất lượng. Quá trình phát triển công
nghiệp phần mềm của Ấn Độ đi từ mô hình giá thấp và chất lượng chấp nhận được
đến giá vừa phải và chất lượng cao.
Về phát triển dịch vụ:
Ấn Đợ là mợt nước có nền CNTT hàng đầu trên thế giới, doanh thu mang lại
từ các hoạt động CNTT đóng góp vào phần lớn GDP của Ấn Độ. Với thế mạnh là
ng̀n nhân lực có trình đợ cao, hoạt động nổi bật trong ngành CNTT của Ấn độ là
gia công và xuất khẩu phần mềm. Trong lĩnh vực dịch vụ CNTT, sự phát triển nổi
bật trong vòng 10-15 năm gần đây đó là: các dịch vụ tư vấn công nghệ kỹ thuật cao
cấp; call center, back office; gia công phần mềm. Sự phát triển vượt trội của các
công ty quốc tế như IBM, Accenture, Motorola; các công ty phát triển với phạm vi
tồn cầu của các cơng ty Ấn Đợ như Wipro, Infosys.

Hình 2.2. Biểu đồ phân bổ doanh số CNTT của Ấn Độ
Nguồn: Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014


14

2.4.1.2. Hàn Quốc2:
Hàn Quốc là một trong 4 “con hổ Châu Á” đã hồn thành cơng nghiệp hóa
trong hơn 30 năm (1960-1996 khi trở thành nước OECD). GDP đầu người tăng từ

87 USD (1962) lên 13.000 USD (1996) và lần đầu tiên vượt 20.000 USD vào năm
2007 (với 21.590 USD), năm 2014 đạt 28.100 USD. Từ nước nhận ODA, kể từ năm
2008, Hàn Quốc trở thành nước cung cấp ODA cho các nước đang phát triển. Để có
được cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế cùng mức GDP đầu người như hiện nay, Hàn
Quốc được gọi là “Kỳ tích sơng Hàn địn bẩy và bí qút chính là phát triển khoa
học, công nghệ”. Trong năm 2015, Hàn Quốc đang dẫn đầu thế giới về chỉ số phát
triển CNTT (ICT Development Index - IDI) với 8,93 điểm.
Sự nhanh nhạy nắm bắt các cơ hợi cơng nghệ của Chính phủ Hàn Quốc được
bắt đầu thực hiện trong chiến lược công nghiệp hóa với kế hoạch trọng điểm 5 năm
lần thứ 5 (1982-1986) và lần thứ 6 (1987-1991). Theo đó, sự lựa chọn ưu tiên tập
trung phát triển các ngành công nghiệp CNC được tiến hành trên cơ sở các dự đoán
về thị trường, xu hướng phát triển của khoa học, cơng nghệ. Quan điểm của Chính
phủ Hàn Quốc là thúc đẩy phát triển công nghệ tiên tiến vào bậc nhất thế giới và
CNC nên chuyển hướng trọng tâm sang quy hoạch và thực hiện các dự án nghiên
cứu và phát triển (R&D) quốc gia để nâng cao trình đợ khoa học, cơng nghệ. Việc
này bao gờm các chương trình tăng cường các dự án đầu tư R&D cho cả khu vực
công và tư nhân và đào tạo nguồn nhân lực R&D trình đợ cao. Chính phủ đã điều
chỉnh mềm dẻo, linh hoạt chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp CNC, tập
trung vào hệ thống R&D khoa học, công nghệ, các đối tác nghiên cứu và phát triển
khoa học, công nghệ như: các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhà nước,
các phịng thí nghiệm nghiên cứu trong các trường đại học và các viện nghiên cứu
do Chính phủ tài trợ..
Về phát triển công nghiệp nội dung số:
Hàn Quốc là nước có nền cơng nghiệp nợi dung số phát triển hàng đầu thế
giới. Quy mô thị trường công nghiệp nội dung Hàn Quốc năm 2012 đạt 8,8 tỷ USD,
trong đó riêng nội dung số chiếm 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nội
dung số đạt 18,9%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của thị trường nội dung.
Trong chiến lược 8-3-9 (8 dịch vụ, 3 hạ tầng và 9 động cơ tăng trưởng) cho
ngành công nghiệp CNTT, Hàn Quốc đã xác định công nghiệp nội dung là một
trong 9 động cơ tăng trưởng, đồng thời cũng là trung tâm của những đối tượng khác.

2

Nguồn: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Khoa học và Công nghệ, 2016.

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc


×