Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THÁI BÌNH

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở
các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn!

Học viên

Đặng Thị Thu Hương


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các
thày, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đặc biệt là TS.
Lưu Thái Bình - Người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường ĐH Kinh tế và Quản
trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, chức năng tại
Cục Hải quan Quảng Ninh, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh và các Doanh nghiệp
kinh doanh hàng miễn thuế đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên


Đặng Thị Thu Hương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ ............ 4
1.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn
thuế .................................................................................................. 4

1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 4
1.1.2. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế và quản lý nhà nước trong
kinh doanh hàng miễn thuế ............................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm kinh doanh hàng miễn thuế............................................. 7
1.1.4. Nội dung quản lý nhgà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế..... 8

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh
hàng miễn thuế .............................................................................. 13
1.2.

Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với
kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 16

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ......................... 16


iv
1.2.2. Bài học cho tỉnh Quảng Ninh........................................................ 17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19
2.1.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 19

2.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 19

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 19
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin .............................. 21
2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 23

2.3.1. Các chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh ............ 23
2.3.2. Các chỉ tiêu trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................... 24

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác QLNN trong kinh doanh hàng miễn
thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................ 24
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH........................................................ 25
3.1.

Khái quát về tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 25

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 30
3.1.3. Dân số và lao động ........................................................................ 34
3.1.4. Tình hình kinh doanh hàng miễn thuế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh
qua một số năm ............................................................................. 37
3.2.

Thực trạng quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên
địa bàn tỉnh Quảnh Ninh ............................................................... 39

3.2.1. Quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế ........................ 39
3.2.2. Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế ... 41
3.2.3. Quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn
thuế ................................................................................................ 44
3.2.4. Quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế ....... 47


v
3.2.5. Quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng miễn thuế .................... 51
3.3.


Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng
miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảnh Ninh ....................................... 55

3.3.1. Nhân tố khách quan....................................................................... 55
3.3.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 57
3.4.

Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của QLNN
trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh....... 59

3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 59
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 60
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 62
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ................................... 64
4.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước trong kinh doanh
hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.................................. 64

4.1.1. Quan điểm, định hướng................................................................. 64
4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 65
4.2.

Các giải pháp quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 65

4.2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hàng miễn thuế............. 65
4.2.2. Hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn

thuế ................................................................................................ 67
4.2.3. Nâng cao năng lực của CBCC tại cơ quan hải quan ..................... 67
4.2.4. Tăng cường công tác tổ chức giám sát của cơ quan Hải quan ..... 70
4.2.5. Các giải pháp khác ........................................................................ 70
4.3.

Kiến nghị ....................................................................................... 74

4.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................... 74
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh .................................................. 75
4.3.3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ....................................... 75
KẾT LUẬN ............................................................................................ 76


vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 78
PHỤ LỤC .............................................................................................. 79
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

CBCC

: Cán bộ công chức

CKQT

: Cửa khẩu quốc tế


CMND

: Chứng minh nhân dân

CNTT - TCHQ : Công nghệ thông tin - Thủ tục hải quan
CNTT

:

Công nghệ thông tin

CPTM

:

Cổ phần thương mại

CHMT

:

Cửa hàng miễn thuế

DN

:

Doanh nghiệp


DV

:

Dịch vụ

QLNN

:

Quản lý nhà nước

TNHH MTV

:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

:

Thành phố

TX

:

Thị xã


UBND

:

Ủy ban nhân dân

XNC

:

Xuất nhập cảnh

XNK

:

Xuất nhập khẩu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:

Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Bảng 3.12:
Bảng 3.13:
Bảng 3.14:

Thang đo Likert ................................................................ 23
Thống kế diện tích đất các loại theo thổ nhưỡng của tỉnh
Quảng Ninh năm 2017 ...................................................... 27
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2015-2017 ........................................................... 32
Doanh thu cửa hàng kinh doanh miễn thuế tại tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2015-2017 .................................................... 38
Đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2015-2017 ........................................ 39
Đánh giá về công tác quản lý về đối tượng kinh doanh hàng
miễn thuế........................................................................... 40
Địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế tại địa
bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................................... 43
Đánh giá về công tác quản lý địa điểm kho bãi trong kinh
doanh hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh ...................... 43
Danh mục hàng hóa tại các cửa hàng kinh doanh miễn thuế
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh............................................ 46
Đánh giá công tác quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....... 46
Đánh giá về công tác quản lý quy trình, thủ tục trong kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....... 50
Thống kê công tác thanh tra,kiểm tra kinh doanh hàng miễn

thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua một số năm ......... 52
Đánh giá về công tác quản lý sai phạm trong kinh doanh
hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................. 54
Năng suất và thu nhập bình quân của người dân tỉnh Quảng
Ninh qua các năm 2015-2017 ........................................... 56
Trình độ cán bộ QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế
thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh ......................................... 58


viii


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại
Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017....................................... 35

Hình 3.2:

Sự phân cấp quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn
thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...................................... 57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh hàng miễn thuế ra đời với việc hình thành các cửa hàng miễn

thuế được miễn thuế tiêu dùng nội địa và thuế nhập khẩu cho khách xuất cảnh
và khách quá cảnh nhằm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
sản xuất trong nước và tái xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu. Đây là loại hình
kinh doanh ra đời gắn với nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển. Nhận thức
được bản chất kinh doanh hàng miễn thuế như trên, Chính phủ ở các quốc gia
có nền kinh tế thị trường đều chú trọng đến phát triển loại hình kinh doanh này.
Kim ngạch bán hàng miễn thuế không ngừng tăng lên. Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi và dễ dàng để các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có thể tự
do đưa hàng trong nước vào bán miễn thuế.
Tỉnh Quảng Ninh có vị trí thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội khu vực phía Bắc nước ta, trong đó kinh tế cửa khẩu được định hướng là
mũi nhọn của tỉnh. Với thủ tục xuất nhập cảnh (XNC) thông thoáng và nhanh
gọn, từ đầu năm đến nay, Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Móng Cái đã đón, đưa
hàng triệu lượt người qua lại. Trong khi lượng người XNC bằng hộ chiếu, người
Trung Quốc đi du lịch và xuất nhập biên tăng cao thì số cư dân khu vực biên
giới xuất nhập biên lại giảm.So với cùng kỳ năm 2015, 6 tháng đầu năm 2016,
CKQT Móng Cái đã có 326.594 lượt người nhập cảnh bằng hộ chiếu (tăng
192.780 lượt người), 307.338 lượt người xuất cảnh bằng hộ chiếu (tăng 178.256
lượt người), 16.015 lượt người Trung Quốc đi du lịch bằng thẻ du lịch nhập
cảnh (tăng 8.527 lượt người). Trường hợp cư dân khu vực biên giới XNC bằng
giấy thông hành, có 409.325 lượt người Việt Nam xuất biên (giảm 19.495 lượt
người), 386.239 lượt người Trung Quốc nhập biên (tăng 77.682 lượt người).
Kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh thu hút đông đảo lượng
khách, đóng góp ngân sách cho tỉnh. Tuy nhiên chất lượng, danh mục, điều kiện
kinh doanh cửa hàng miễn thuế trên địa bàn còn bộc lộ nhược điểm, công tác
quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế như quản lý về đối tượng
kinh doanh hàng miễn thuế; quản lý về địa điểm kho bãi; quản lý về danh mục


2

hàng hóa; quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh …còn lỏng lẻo, chưa tăng
cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh” nhằm cung cấp thêm bằng chứng khoa học về thực trạng và đề
xuất một số các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về quản lý kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng
miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy kinh tế cửa khẩu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước trong
kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn cấp tỉnh;
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với kinh
doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
đối với kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước đối với
kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể: Quản lý về
đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế; Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh
doanh hàng miễn thuế; Quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng
miễn thuế; Quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế; Quản
lý công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết khiếu nại tố



3
cáo trong kinh doanh hàng miễn thuế. Chủ thể quản lý nhà nước trong kinh
doanh hàng miễn thuế tại tỉnh Quảng Ninh là Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại tỉnh Quảng Ninh.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015-2017.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác phân cấp quản lý
hàng kinh doanh miễn thuế; quản lý thông tin kinh doanh hàng miễn thuế; công
tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về kinh doanh hàng miễn thuế; quy
trình quản lý nhà nước về kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
4. Đóng góp của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về
phương diện lý luận quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế trên
địa bàn cấp tỉnh. Các vấn đền liên quan đến lý thuyết về kinh doanh hàng miễn
thuế đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu có giá trị cung cấp cho Cơ quan
quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thiện công tác kinh doanh
hàng miễn thuế trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong kinh
doanh hàng miễn thuế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn
thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong

kinh doanh hàng miễn thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


4
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên
đối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến động của môi trường. [4]
1.1.1.2. Khái niệm hàng miễn thuế
Hàng miễn thuế là những mặt hàng nhập khẩu để bán tại Cửa hàng miễn
thuế được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn thuế giá trị
gia tăng. Những mặt hàng này chỉ được bày bán tại những cửa hàng kinh doanh
ở sân bay và hệ thống các cửa khẩu quốc tế. [3]
Kinh doanh hàng miên thuế là việc bán hàng hóa sản xuất trong nước
được miễn thuế tiêu dùng nội địa và bán hàng nhập khẩu được miễn thuế nhập
khẩu cho khách xuất cảnh và khách quá cảnh nhằm mục đích xuất khẩu và tái
xuất khẩu thu ngoại tệ.
1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế
QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế là phương thức mà thông qua hệ
thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch Nhà
nước tác động vào đối tượng quản lý để định hướng cho kinh doanh hàng miễn thuế
vận động, phát triển đến mục tiêu đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế

quốc tế. [3]


5
1.1.2. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế và quản lý nhà nước trong
kinh doanh hàng miễn thuế
1.1.2.1. Vai trò của kinh doanh hàng miễn thuế
Kinh doanh hàng miễn thuế ngay từ khi mới ra đời đã chứa đựng tư tưởng
tự do hóa thương mại. Kinh doanh hàng miễn thuế là một loại hình kinh doanh
gắn liền với nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Bằng việc bán
hàng sản xuất trong nước được miễn thuế tiêu dùng nội địa và hàng nhập khẩu
được miễn thuế nhập khẩu kinh doanh hàng miễn thuế thực sự có vai trò nhất định
trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Làm đa dạng hóa các hoạt động xuất nhập khẩu dưới dạng chính ngạch,
tiểu ngạch. Thông qua các mặt hàng mà quốc gia có lợi thế so sánh để nhập
khẩu các mặt hàng mà quốc gia sản xuất ra đắt hơn nước khác, ngoại thương
thực sự đóng vai trò then chốt thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
Trong kinh doanh hàng miễn thuế, hàng hóa bán ra là hàng hóa trong nước và
hàng nhập khẩu. Người mua hàng là khách xuất cảnh và khách quá cảnh. Mục
tiêu của kinh doanh hàng miễn thuế là tất cả các hàng hóa bán ra phải xuất khẩu
qua khỏi biên giới và tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Hay nói cách khác
hàng bán ra ở cửa hàng miễn thuế thuộc loại hình kinh doanh miễn thuế là nhằm
mục tiêu xuất khẩu và tái xuất khẩu. Hoạt động này là một biểu hiện của hoạt
động ngoại thương vì nó xuất khẩu hàng sản xuất trong nước và tái xuất khẩu
hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động này phù hợp với chiến lược đa dạng
hóa các loại hình kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất khẩu. Chính vì lẽ này
mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển.
- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của khách xuất cảnh và khách quá
cảnh. Khách xuất cảnh và khách quá cảnh là người sống xa gia đình nên thường
có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng hoặc để làm quà tặng cho người

thân. Đây là một nhu cầu khách quan xuất phát từ tâm lý con người. Việc bán


6
hàng hóa với giá miễn thuế tại thời điểm khách chuẩn bị một hành trình đi xa
dễ dàng gây cho khách hứng thú mua hàng.
- Kinh doanh hàng miễn thuế ở Việt nam tạo cơ hội cho hàng hóa sản xuất
tại Việt nam tiếp cận với người tiêu dùng nước ngoài. Khách xuất cảnh và khách
quá cảnh phần lớn là người nước ngoài thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trên thế
giới. Do vậy hàng hóa bán ra có cơ hội đi đến nhiều vùng khác nhau trên thế giới.
Từ đó khách hàng trên thế giới biết được hàng hóa Việt Nam.
- Kinh doanh hàng miễn thuế gián tiếp hỗ trợ và thúc đẩy ngành du lịch
phát triển. Nếu khách mua được hàng giá rẻ, thuận tiện sẽ gây hứng thú cho
người mua, đặc biệt là khách du lịch. Nhu cầu của khách du lịch ngoài việc đi
chơi, tham quan thì nhu cầu mua sắm cũng rất lớn không thể thiếu.
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc phát triển những
ngành nghề chuyên sản xuất những mặt hàng bán tại các cửa hàng miễn thuế
sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra hiện nay ở
nước ta. Cùng với sự phát triển của kinh doanh hàng miễn thuế là sự phát triển
của các ngành dịch vụ khác như vận tải, sản xuất bao bì,…
- Tạo được một số lượng đáng kể công việc cho người tham gia cung cấp
dịch vụ. Số người này không chỉ trực tiếp nằm trong bộ máy hoạt động của các
cửa hàng miễn thuế mà còn nằm ở các cơ sở sẩn xuất, dịch vụ.
- Kinh doanh hàng miễn thuế đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ góp
phần thúc đẩy sản xuất trong nước.
Kinh doanh hàng miễn thuế ra đời với việc hình thành các cửa hàng miễn
thuế tiêu dùng nội địa và thuế nhập khẩu cho khách xuất cảnh và khách quá
cảnh nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đối với hàng sản
xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Đây là một loại hình kinh doanh ra đồ gắn
với nền sản xuất hàng hóa phát triển. Nó là một dạng biểu hiện của hoạt động

ngoại thương. Nhận thức được bản chất của kinh doanh hàng miễn thuế như
trên, mọi chính phủ ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều chú trọng đến


7
phát triển loại hình kinh doanh này. Điều này thể hiện ở chỗ kim ngạch bán
hàng miễn thuế trên thế giới không ngững tăng lên. Nhà nước tạo thuận lợi và
dễ dàng để các doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế có thể được tự do đưa
hàng sản xuất trong nước vào bán miễn thuế. [8]
1.1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế
Thứ nhất, đảm bảo các nguyên tắc trong kinh doanh hàng miễn thuế tại
các cửa hàng miễn thuế. Thông qua việc quản lý kinh doanh hàng miễn thuế cơ
quan nhà nước sẽ quản lý được số lượng, loại hình hàng hóa thực xuất khẩu,
nhập khẩu, từ đó kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
và hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam dưới mô hình cửa hàng kinh
doanh miễn thuế.
Thứ hai, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy
định về quản lý kinh doanh hàng miễn thuế. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực
kinh doanh hàng miễn thuế sẽ có vai trò trong việc hạn chế tối đa các hành vi
trốn thuế, gian lận thuế, các hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới, hành vi buôn lậu. Đồng thời quản lý nhà nước cũng làm tăng cường sự
tuân thủ pháp luật thuế, bởi tính tuân thủ cao cũng là một trong những biểu hiện
của hệ thống thuế phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ ba, góp phần phát huy việc kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh
doanh hàng miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế. Bảo hộ sản xuất trong nước
nhằm hỗ trợ nền sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nội địa.
Bảo hộ cũng làm giảm tính cạnh tranh, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho
người tiêu dùng. Tuy nhiên, về lâu dài thì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến
phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng
năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế mới là yếu tố quyết định.

1.1.3. Đặc điểm kinh doanh hàng miễn thuế
Đối tượng phục vụ: là khách qua lại giữa các nước với nhau một cách
hợp pháp, tùy theo sự phát triển của nền kinh tế mà mỗi nước có một chính sách
kinh doanh khác nhau.


8
Hàng hóa bán tại các cửa hàng miễn thuế:
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác được ưu tiên hàng miễn
giảm thuế nhập khẩu. Đối với hàng hóa sẩn xuất trong nước được ưu tiên giảm
thuế xuất khẩu.
Chủng loại hàng hóa bán tại các cửa hàng miễn thuế rất đa dạng, phong
phú và mỗi nước đều phát huy thế mạnh của hàng hóa sản xuất trong nước và
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Tùy theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng
nhằm đáp ứng đầy đủ những mặt hàng xa xỉ phẩm như mỹ phẩm, thuốc là,
rượu,… đến những vật dụng gia đình, ô tô.
Hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế là một nhu cầu thiết yếu và chỉ có
nền kinh tế thị trường để ngành kinh doanh miễn thuế phát triển.
Ưu điểm của hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế: Phát huy khả năn
kinh doanh nhập khẩu tại chỗ của một bộ phận thị trường trong nước nhằm thu
được ngoại tệ cho đất nước, là một trong những động lực góp phần thu hút
khách mua hàng có chính sách giá cả hợp lý.
Nhược điểm của hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế: Việc kinh doanh
có thể không ổn định do chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu ở từng
nước có khác nhau. Một lượng hàng hóa lớn bị nhập vào thị trường nội địa
thông qua khách nhập cảnh mang vào, ít chịu ảnh hưởng chung trong việc quản
lý thị trường.
Để khắc phụ những khuyết tật của hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, phục vụ được khách hàng qua lại
giữa các nước, bảo hộ được nền sản xuất trong nước nên có một chính sách

quản lý chặt chẽ với chính sách giá cả hợp lý và chính sách khuyến khích người
tiêu dùng các nước trên thế giới hiện nay đang làm và thu được lợi nhuận cao
trong ngành kinh doanh này. [3]
1.1.4. Nội dung quản lý nhgà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế
1.1.4.1. Quản lý về đối tượng kinh doanh hàng miễn thuế
Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
đến việc kinh doanh, mở rộng, thu hẹp, chuyển quyền sở hữu di chuyển, đổi


9
tên, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa
điểm; cơ quan hải quan, công chức hải quan và các cơ quan khác của Nhà nước
trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế: Được đặt trong khu vực cách ly của cửa
khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; Trong
khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;
Trong nội địa; Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng
không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; Kho chứa hàng
miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc trong khu vực cách
ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực
ngoài cửa khẩu.
Cửa hàng miễn thuế phải có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau: Quản
lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong cửa hàng miễn thuế theo từng mặt
hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan; Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất
dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực
tiếp với cơ quan hải quan quản lý; Có hệ thống camera theo quy định. [3]
1.1.4.2. Quản lý về địa điểm kho bãi trong kinh doanh hàng miễn thuế
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh kho bãi, địa điểm đầu tư xây dựng kho
bãi phải đảm bảo các điều kiện như: Vị trí đầu tư xây dựng phải nằm trong diện
tích khu vực kho bãi, địa điểm dự kiến công nhận mới hoặc đã được công nhận

hoặc nằm trong cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp, thuận
lợi cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Diện tích đầu tư xây dựng phải
đảm bảo mức tối thiểu 20 m², được ngăn cách với khu vực xung quanh, đảm
bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Trong thời gian máy soi
container chưa được điều động đến khu vực hoạt động thì doanh nghiệp vẫn sử
dụng khu vực trên cho hoạt động khai thác, kinh doanh của kho bãi, địa điểm.
Đối với các địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa tập trung tại
các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, văn phòng làm việc


10
của hải quan có diện tích tối thiểu 50 m². Hệ thống trang thiết bị phải có máy
tính cài đặt phần mềm quản lý, kết nối hệ thống quản lý của doanh nghiệp kinh
doanh kho bãi, với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo
quy định. Phải có hệ thống camera giám sát của tổ chức, cá nhân kinh doanh
kho bãi, địa điểm để theo dõi, lưu trữ, truy xuất và hiển thị hình ảnh tại tất cả
các khu vực chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cổng ra vào kho bãi. Nơi
kiểm tra hàng hóa cũng phải được bố trí khu vực có mái che thuận lợi cho cơ
quan hải quan trong việc thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, niêm phong hải
quan. [3]
1.1.4.3. Quản lý về danh mục hàng hóa trong kinh doanh hàng miễn thuế
- Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm: hàng hóa tạm nhập khẩu
vào Việt Nam; hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; hàng hóa đã hoàn thành thủ tục
nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập
khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán
tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu,
tạm ngừng xuất khẩu. Nếu là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện phải đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa tạm nhập khẩu đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế không

thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo
quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán
tại cửa hàng miễn thuế được quản lý theo chế độ tạm xuất.
- Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng
miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế.
- Các mặt hàng thuốc lá, xì gà, rượu, bia bán tại cửa hàng miễn thuế phải
dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành.


11
- Trường hợp hàng hóa tạm nhập khẩu bán tại cửa hàng miễn thuế được
đưa vào bán ở thị trường nội địa thì chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu,
chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện tại thời điểm mở
tờ khai hải quan mới để đưa vào bán ở thị trường nội địa, trừ trường hợp đã
thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời
điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
- Trường hợp hàng hóa được quản lý theo chế độ tạm xuất được bán trở
lại thị trường nội địa thì doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp
luật đối với hàng hóa tái nhập khẩu.
- Hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử
dụng không được bán phục vụ tiêu dùng; doanh nghiệp lập biên bản về tình trạng
hàng hóa có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho
chứa hàng miễn thuế và tổ chức hủy bỏ theo quy định dưới sự giám sát của cơ
quan hải quan. Việc hủy bỏ phải thực hiện trước khi hết thời hạn của tờ khai tạm
nhập, tạm xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn tạm nhập, tạm xuất).
- Hàng hóa là hàng mẫu, hàng thử đưa vào cửa hàng miễn thuế cho khách
mua hàng dùng thử (giấy thử mùi nước hoa, rượu, mỹ phẩm thử, nước hoa dùng
thử...) doanh nghiệp thực hiện quản lý riêng hàng hóa này, đảm bảo đúng mục
đích và phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan. [3]

1.1.4.4. Quản lý quy trình, thủ tục trong kinh doanh hàng miễn thuế
Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn
thuế; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (DN) hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư (bản sao); Sơ đồ thiết kế khu vực cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng
miễn thuế (bản sao); Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kinh doanh
hàng miễn thuế; Quy trình quản lý nội bộ của DN; Giấy tờ chứng minh quyền
sử dụng địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế; Giấy chứng
nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy (bản sao); Quy chế hoạt động.


12
DN nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng
miễn thuế qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc (tính theo dấu đến của bưu điện đối với
hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc từ ngày cán bộ tiếp nhận hồ sơ của DN;
hoặc thời gian ghi nhận của hệ thống điện tử của cơ quan hải quan) kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ của DN, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực
tế cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Kết thúc kiểm tra, cơ quan
hải quan và DN ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ
sơ, thực tế cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn
thuế hoặc có văn bản trả lời DN nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Nếu chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
của DN, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu DN bổ sung hồ
sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng DN không có phản
hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ. [3]
1.1.4.5. Quản lý sai phạm trong kinh doanh hàng miễn thuế
Trong vòng 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải

quan liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế và bị xử lý vi phạm
hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền
xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan. Trình tự thu hồi giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
+ Tổng cục Hải quan có văn bản giao Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực
hiện kiểm tra lượng hàng tồn, số lượng hàng hóa đã tạm nhập để thực hiện
thanh khoản.


13
+ Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kết quả thanh khoản về Tổng
cục Hải quan trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giao
thực hiện kiểm tra của Tổng cục Hải quan.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận được văn bản báo cáo của
Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định
thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế. [3].
1.1.4.6. Quản lý công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết
khiếu nại tố cáo
Tăng cường xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhằm mục đích giúp công
chức, viên chức hải quan nắm bắt, hiểu đầy đủ, chính xác, thống nhất và kịp
thời các quy định của pháp luật về hải quan, các quy chế, quy trình nghiệp vụ
hải quan. Đồng thời giúp cá nhân, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nắm bắt kịp thời, đầy đủ các
quy định pháp luật hải quan, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hải
quan. Tuyên truyền, vận động NKHQ, NNT phối hợp với cơ quan hải quan
thực hiện các hoạt động cải cách thủ tục hành chính và cải cách hiện đại hóa
hải quan, đặc biệt trong kinh doanh hàng miễn thuế. [3]
1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong kinh doanh
hàng miễn thuế
1.1.5.1. Nhân tố khách quan

- Chính sách vĩ mô của nhà nước và địa phương trong kinh doanh hàng
miễn thuế: Hãng miễn thuế là hàng được nhà nước, chính phủ khuyến khích
các doanh nghiệp hoạt động (kể cả doanh nghiệp nước ngoài), để đảm bảo cung
cấp đúng đối tượng, đúng đặc thù kinh doanh bắt buộc các doanh nghiệp, cửa
hàng kinh doanh hàng miễn thuế phải đặc biệt tuân thủ theo nghị định, thông
tư, quyết định,... ban hành liên quan đến kinh doanh miễn thuế vì đây là cơ sở
pháp lý cho hoạt động này.


14
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương có địa điểm kinh doanh
hàng miễn thuế: Mỗi địa phương sẽ có lợi thế để phát triển cửa hàng kinh doanh
miễn thuế, như có cảng hàng không quốc tế, cầu cảng, sân bay, nhà ga, điểm
du lịch... nơi tập trung đông đúc người nước ngoài hoặc khu dân cư có thu nhập
cao.
- Sự phân cấp quản lý của nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế:
Quá trình phân cấp của nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế từ trung
ương đến địa phương rất rõ ràng. Cơ quan quản lý cao nhất là chính phủ, Bộ,
cơ quan ngang bộ, Sở,ban ngành địa phương. Mỗi cấp được quy định chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong tổ chức, quản lý kinh doanh hàng miễn
thuế. Sự phân cấp càng rõ ràng, minh bạch làm công tác quản lý nhà nước về
kinh doanh hàng miễn thuế càng công bằng, khách quan cho các doanh nghiệp,
tạo điều kiện kinh doanh hợp pháp cho doanh nghiệp.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hàng kinh doanh miễn thuế của cơ quan
QLNN: Thể hiện chức năng, vai trò và quyền hạn của cơ quan quản lý trong
quá trình thực thi công tác thanh tra, kiểm tra hàng hóa ở cửa hàng kinh doanh
miễn thuế. Công tác thanh tra kiểm tra có thể thực hiện theo kỳ, đột xuất theo
lý do hoặc tình huống cụ thể. Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ thanh tra kiểm
tra phản ánh khả năng, năng lực trong quá trình quản lý chất lượng hoạt động
kinh doanh hàng miễn thuế qua kỹ năng, đạo đức công vụ, thái độ,... Mục tiêu

của hoạt động thanh tra,kiểm tra là phát hiện sai phạm, những lỗ hổng mà doanh
nghiệp kinh doanh miễn thuế trục lợi, gây nguy hại cho người tiêu dùng và uy
tín danh tiếng của quốc gia sở tại cho phép kinh doanh hàng miễn thuế. [8],
[11]
1.1.5.2. Nhân tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong kinh doanh hàng miễn thuế:
Tổ chức bộ máy QLNN trong kinh doanh hàng miễn thuế phải gọn nhẹ theo
hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục hành


×