Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương - Bài văn mẫu lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.04 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương</b>
<b>Bài làm</b>


"Cây bút thần" là một truyện cổ tích thần kì của Trung Quốc. Ngồi nhân vật
thần kì, sự vật thần kì, truyện cổ tích này cịn hàm chứa một triết lí nhân sinh
và một quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Truyện được lưu truyền nhiều
nơi trên đất nước Trung Hoa, nhưng sâu rộng nhất là ở vùng Vân Nam, Tứ
Xuyên…


Mã Lương nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, biết tự luyện tập nên vẽ giỏi. Em vẫn
chưa có bút vẽ, mơ ước mãi mà chưa được. Cụ già đã đến với em trong mơ. Cụ
râu tóc bạc phơ, hiền hậu. Cụ cho em cây bút bằng vàng và khích lệ em:


"Đây là một cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều". Rõ ràng cụ già là Tiên rồi,
như Bụt trong “Tấm Cám", như cụ già trong "Cây tre trăm đốt". Cụ già cho Mã
Lương cây bút thần là biểu tượng nói lên mơ ước một báu vật, một vật thiêng
liêng sẽ giúp Mã Lương cũng như nhân dân lao động biến mơ ước của mình
thành sự thật và niềm tin. Chỉ có những người có chí lớn, có tài đức mới được
Trời, được Tiên, được Phật phù trợ. Vì thế cụ già mới nói với em: “Nó (cây bút
thần) sẽ giúp con rất nhiều".


Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của Mã Lương. Trước đây, em cũng
đã từng dùng que, dùng ngón tay vẽ chim, vẽ cá… Bức vẽ nào của em cũng
đẹp, nhưng chưa đạt đến độ kì diệu, thiêng liêng. Giờ đây, với cây bút thần
trong tay, em vẽ chim thì chim biết hót líu lo và tung cánh bay lên trời; em vẽ
cá thì cá vẫy đi, trườn xuống sông bơi lượn. Nhờ thế mà thiên nhiên vốn đã
đẹp lại càng đẹp thêm.


Mã Lương đã trải qua những năm dài vất vả tự kiếm sống. Với cây bút thần
trên tay, em đã vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước giúp bà con nghèo trong
làng. Những cuốc, cày, đèn, thùng múc nước… của em "tặng" chắc cuộc đời


của họ dễ chịu hơn, có cơm ăn, áo mặc, và có ánh sáng… Chắc là người xưa
muốn qua chuyện Mã Lương vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn… này mà gửi gắm một ý
tưởng, một quan niệm, một quan điểm: hãy đem nghệ thuật phục vụ lao động,
phấn đấu cho ấm no, hạnh phúc của người nghèo, của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Mã Lương không hề lạm dụng bút thần khi sống ở một thị trấn xa lạ. Em không
vẽ vàng ngọc, châu báu… để trở nên giàu sang. Em chỉ vẽ tranh, như vẽ chim
thiếu mắt, thiếu mỏ… để bán lấy tiền đủ sống. Đây là một tình tiết rất thâm
thúy.


Vì vơ ý lúc vẽ cị, mà làm cho cị biết bay, Mã Lương một lần nữa lại rơi vào
tay bọn ác độc, tham lam. Kẻ thù mới của em đầy quyền lực. Em không thể
đem cây bút thần để phục vụ tên vua từng gây bao điều tàn ác đối với nhân dân.
Không thể bẻ cong cây bút thần để thỏa mãn dục vọng của tên vua xấu xa. Em
chỉ vẽ cóc ghẻ, vẽ gà trụi lơng… để chúng đái vào cung điện, làm cho mùi hôi
thôi bốc lên nồng nặc. Đây là một trong những chi tiết hóm hỉnh nhất trong
truyện "Cây bút thần".


Tên vua tham tàn cướp được bút thần, hạ ngục Mã Lương, hắn hí hửng tưởng
vẽ gì cũng được. Hắn vẽ vàng nhưng chỉ thành núi, thành đá. Bất ngờ núi sập,
đá lăn, tí nữa thì hắn tan xương. Tham thì thâm là như thế đó.


Mã Lương đâu thèm vàng bạc, đâu mê cơng chúa, lá ngọc cành vàng, em giả
vờ nhận mọi yêu cầu của bạo chúa để tìm cách chống lại nó. Em đã vẽ biển, vẽ
thuyền, vẽ gió, vẽ bão tố… Tên vua, hồng hậu, hồng tử, cơng chúa, lũ đại
thần đã bị chôn vùi dưới đáy đại dương. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã
có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về cơng lí, về lẽ đời: ác giả ác báo,
bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.


Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó


ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân
trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm
no, hạnh phúc.


</div>

<!--links-->

×