Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm - Bài văn mẫu lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.33 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Dàn ý thuyết minh về Hồ Gươm </b>
<b>Bài làm</b>


I, MỞ BÀI


- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.
II, THÂN BÀI


* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?
- Nguồn gốc:


+ Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước
cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh
đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây
dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hồn
Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ cịn
hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.


+ Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa
Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu
truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về
việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê
Lợi tìm được một chi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm
hồn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã
làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin
lại gươm, vua đa hồn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hồn Kiếm hay hồ
Gươm.


- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Khơng chỉ
vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm
kiếm của du khách và người dân.



* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?


=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch
sử khác nhau.


- Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang
kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương
truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong
đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lịng thành phố đầy bận rộn và tất bật.
- Đền Ngọc Sơn: Ngơi đền này được xây dựng ở trên một hịn đảo khác có tên
là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và
chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào
khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi
ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.


- Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong
cong như con tơm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì
cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng
Mặt Trời buổi sớm”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân,
một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và
Đệ tam Ngọc nữ.


- Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ.


- Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng
cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.



* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?


- Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội –
thủ đô của Việt Nam.


- Khơng chỉ vậy cịn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong
lịch sử và văn hóa nước nhà.


- Hàng năm có khơng ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến
thăm quan nơi này.


- Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh,
bức tranh nghệ thuật.


* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?


- Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô
trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.


- Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà
Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.


III, KẾT BÀI


</div>

<!--links-->

×