Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tải Trình bày suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam qua bài Tự tình 2 - Bài văn mẫu lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.68 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ước mơ hạnh phúc của người phụ nữ Việt</b>
<b>Nam qua bài Tự tình 2 Ngữ văn 11</b>


<b>Dàn ý chi tiết</b>
<b>1. Mở bài</b>


- Sơ lược về nhà thơ Hồ Xuân Hương và phong cách sáng tác.


- Giới thiệu bài thơ Tự tình II với nội dung về ước mơ và hạnh phúc của người
phụ nữ Việt Nam.


<b>2. Thân bài</b>


Phân tích bài thơ để biểu đạt suy nghĩ. Trình bày sơ lược một số hiểu biết về
bài thơ.


a. Hai câu đề:


- Tình cảnh của người thiếu phụ, cô đơn trong đêm vắng lặng, đợi chờ chồng
đến mức chán chường.


- Nỗi phiền muộn bởi đêm tối quá tĩnh mịch quạnh hiu khiến con người ta tủi
phận, buồn rầu, mà với Hồ Xuân Hương đó cịn là sự bẽ bàng của số phận là
thứ thiếp.


- Phản ánh số phận bất hạnh, éo le của người phụ nữ trong xã hội xưa.


=> Khóc thương, đớn đau, chua chát cho cái cuộc đời hồng nhan của mình,
cũng như của rất nhiều nhiều những phụ nữ ngồi kia, hạnh phúc đối với họ trở
thành thứ xa xỉ, bởi ở cái xã hội này làm gì có hạnh phúc cho phụ nữ đâu!
b. Hai câu thực:



- "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh": Cái vịng luẩn quẩn khơng hồi kết, càng
trốn tránh nỗi cô đơn, khốn khổ của mình thì mỗi lúc tỉnh lại Hồ Xuân Hương
lại càng thấm thía hơn về cuộc đời hồng nhan bạc phận của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

=> Lời than vãn về số phận chung của những người phụ nữ dưới chế độ phong
kiến hà khắc, nhất phu đa thê, người phụ nữ chưa bao giờ thực sự tìm được
hạnh phúc cho riêng mình dù họ đã cố gắng và khao khát biết bao nhiêu.


c. Hai câu luận:


- Ý chí, cũng như khao khát cháy bỏng được thốt khỏi sự kìm kẹp của chế độ
phong kiến, địi quyền cơng bằng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ.
- Bà không muốn sống trong cái cảnh bị rẻ rúng coi thường, không muốn chịu
kiếp chồng chung, muốn được tự do thể hiện cá tính và vui sống cuộc đời do
mình làm chủ chứ khơng phải phụ thuộc vào ai khác.


d. Hai câu kết:


- Ý thức được sự chảy trôi của thời gian, thanh xuân của phụ nữ có hạn, chưa
tìm được hạnh phúc đích thực thì tuổi già ập đến thực sự là nỗi chán ngán vô
cùng tận.


- Hạnh phúc của người phụ nữ ở chế độ phong kiến khơng được trọn vẹn, vừa
ít lại cịn phải chia năm xẻ bảy, khiến họ vơ cùng đau khổ và chán chường với
lòng ghen và sự cô quạnh.


<b>3. Kết bài</b>


- Nêu cảm nhận cá nhân.


<b>Bài làm</b>


Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ trong thơ văn ít
được nhắc đến, nếu có chỉ xuất hiện thoáng qua trong một số tác phẩm. Thế
nhưng vào cuối thế kỉ XVIII, có một người phụ nữ đã xuất hiện, đưa hình ảnh
người phụ nữ lên một tầm cao mới, họ không chỉ là những người phụ nữ thấp
cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái
xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ, dám
ngẩng cao đầu mà nói Khơng chồng mà chửa mới ngoan - Có chồng mà chửa
thế gian thường tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lại đầy bất hạnh, hẩm hiu, và luôn bị chà đạp. Một số bài thơ của bà đậm chất
trữ tình đằm thắm, xen lẫn ít nhiều cảm xúc tha thiết, buồn tủi... thể hiện một
cách sâu sắc thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với biết
bao nỗi niềm khát khao được sống hạnh phúc trong tình u đơi lứa. Chùm thơ
Tự tình gồm ba bài là một phản ánh sâu sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một
người phụ nữ duyên phận hẩm hiu quá lứa lỡ thì. Hay nhất trong chùm thơ này
là bài thứ hai.


<i>Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn</i>


<i>Trơ cái hồng nhan với nước non</i>


<i>Chén rượu hương đưa say lại tỉnh</i>


<i>Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn</i>


<i>Xiên ngang mặt đất rêu từng đám</i>


<i>Đâm toạc chân mây đá mấy hòn</i>



<i>Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại</i>


<i>Mảnh tình san sẻ tí con con</i>


Đêm khuya là lúc con người ta cảm thấy cô đơn, lẻ loi nhất. Khi một mình
khơng ngủ được bà lại lắng tai nghe tiếng trống canh văng vẳng liên hồi, báo
hiệu bước đi dồn dập của thời gian.


<i>Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn</i>


<i>Trơ cái hồng nhan với nước non</i>


Đây cũng là lúc bà cảm thấy xót xa cho thân phận hẩm hiu của mình, những
người phụ nữ khác có lẽ giờ đây đang ở trong vịng tay của chồng cịn bà thì
một mình trơ cái hồng nhan với nước non. Từ trơ đứng trước từ hồng nhan gợi
cái gì đó rẻ rúng và pha chút mỉa mai. Chỉ có đá mới trơ gan cùng tuế nguyệt
vậy mà nhan sắc của người phụ nữ này cũng trơ gan với nước non. Không ngủ
được, bà mượn chén rượu uống để say, để quên đi cái thực tại đau đớn này.


<i>Chén rượu hương đưa say lại tỉnh</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Thế nhưng rượu không làm bà say, bà quên được, càng uống càng tỉnh, càng
tỉnh càng đau, càng nghĩ về thực tại của mình. Đêm đã khuya, vầng trăng sắp
lặn, đã biết bao thi nhân mượn hình ảnh vầng trăng làm người bạn tri âm tri kỉ
nhưng trăng ở đây không phải bạn để chia sẻ tâm trạng của nữ thi sĩ lúc này mà
vầng trăng càng xoáy sâu vào nỗi đau của bà. Trong cái đêm khuya ấy, trong
âm thanh của tiếng trống dồn, giữa chén rượu vầng trăng khuyết càng gợi não
nùng hơn.



Trăng ở đây là hình ảnh thật nhưng nó cũng ẩn dụ hình ảnh tuổi xuân của người
phụ nữ, nếu vầng trăng đó là ngày rằm trịn đầy viên mãn thì lại khác, ở đây
vầng trăng khuyết thể hiện sự thiếu thốn không đầy đủ. Nghệ thuật đối trong
hai câu thơ này rất tài tình, đăng đối, hơ ứng nhau, cùng làm nổi bật lên thân
phận của một khách hồng nhan bạc mệnh, có nhan sắc mà phải chịu cảnh dang
dở, cơ đơn. Tủi buồn cho duyên phận của mình, người phụ nữ đã trải qua biết
bao đêm dài thao thức mong đợi, ước mơ nhưng ngày tháng cứ chồng chất
thêm hi vọng đợi chờ, khát khao, nhưng hạnh phúc vẫn mù mịt. Biết bao giờ
vầng trăng lại tròn như biết bao tháng ngày mơ ước. Càng cô đơn, càng đợi
chờ, càng mong chờ thì càng đau buồn.


<i>Bầu trời là vậy, cịn mặt đất thì:</i>


<i>Xiên ngang mặt đất rêu từng đám</i>


<i>Đâm toạc chân mây đá mấy hòn</i>


Tác giả đã dùng những động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ
ngang, dọc cho thấy được sức sống mãnh liệt của cỏ cây hoa lá. Chúng là
những sinh vật mềm yếu nhưng cho thấy được sức sống mãnh liệt của cỏ cây
hoa lá. Người phụ nữ trong bài thơ này cũng vậy, cũng muốn phản kháng,
muốn bứt tung khỏi xiềng xích của xã hội phong kiến, nhưng điều đó khơng
thể. Khơng thoát khỏi được, người phụ nữ đành chấp nhận thực tại với một nỗi
niềm ngao ngán.


<i>Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại</i>


<i>Mảnh tình san sẻ tí con con</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

mong chờ nhưng riêng bà thì khơng bởi mùa xn qua đi tuổi xuân của người


phụ nữ cũng qua đi. Xn Diệu, ơng hồng của thơ tình Việt Nam cũng đã từng
tiếc rẻ thốt lên:


<i>Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua</i>


<i>Xn cịn non nghĩa là xn sẽ già...</i>




<i>Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn</i>


<i>Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại...</i>


Thế nhưng, nếu Xuân Diệu háo hức mong chờ mùa xuân tới thì Hồ Xuân
Hương lại ngán ngẩm mùa xuân về nên bà viết xuân lại lại, một chút ngán
ngẩm trong câu thơ ấy vì mùa xn trơi dần đi mà bản thân mình vẫn một thân
một mình, lẻ chiếc, thiếu thốn u thương, giả sử có tình u thì mình cũng chỉ
được sẻ tí con con.


Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi ấm ức,
tình chỉ có một mảnh vì phải chia đâu được tròn đầy nguyên vẹn, khác chi ánh
trăng khuyết trên bầu trời. San sẻ nhưng chỉ được một tí con con, lời thơ tưởng
như một lời bỡn cợt, tưởng như tiếng cười ngạo nghễ của bà nhưng sao thấy
chua xót. Đã con con là nhỏ rồi mà cịn tí nữa thì cực nhỏ. Vì phải chịu cảnh
tình cảm bị chia sẻ nên đã có lần bà đã phải cất tiếng chửi:


<i>Chém cha cái kiếp lấy chồng chung</i>


<i>Kẻ đắp chăn bơng kẻ lạnh lùng</i>



Tự tình II là bài thơ tự than thân, nói ra tự đáy lịng của một người phụ nữ quá
lứa lỡ thì, mượn rượu, nhìn trăng để quên đi cái thực tại cô đơn. Nhưng
Nguyễn Du từng nói cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ bởi vậy rượu và trăng càng làm cho người phụ nữ thêm buồn tủi
với duyên phận hẩm hiu của mình. Càng buồn tủi càng khao khát có được hạnh
phúc trọn vẹn. Dù vậy nổi bật lên trong bài thơ là sức sống mãnh liệt và một
tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trên thi đàn Việt Nam cũng như trong cả nền văn học Việt Nam chiếm số đông
là các nhà thơ nam với số lượng tác phẩm đồ sộ và vô cùng phong phú về thể
loại thế nhưng điều ấy cũng khơng có nghĩa là phận nữ nhi chẳng có tiếng tăm
gì trên văn đàn, mặc dù xuất hiện ít ỏi nhưng các nhà thơ nữ vẫn có những
đóng góp vơ cùng quan trọng cho nền văn học dân tộc mà tiêu biểu nhất, nổi
trội nhất phải kể đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được mệnh danh là bà chúa
thơ Nôm trong văn học trung đại. Bên cạnh việc sáng tác hay và sáng tác nhiều,
với ngòi bút sắc sảo, đôi lúc là đanh đá chua cay, Hồ Xuân Hương là một trong
các nhà thơ hiếm hoi hiểu và viết về cuộc đời cũng như những vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến một cách sâu sắc. Có lẽ rằng
cuộc đời của bà cũng chịu nhiều bất hạnh, dẫu tài hoa mấy bậc nhưng cũng
không có nổi nửa phần hạnh phúc, hai lần làm vợ thì cả hai lần chịu chịu cảnh
làm thiếp, nên Hồ Xuân Hương lại càng ý thức được sâu sắc cái ước mơ, cái
khao khát cháy bỏng về hạnh phúc của những người phụ nữ và đưa nó vào
nhiều các tác phẩm của mình. Tự tình 2 cũng là một tác phẩm mang phong
cách ấy của nữ sĩ.


Không biết rằng chùm thơ Tự Tình được viết vào khoảng thời gian nữ sĩ Hồ
Xn Hương cịn chung sống với ơng Tổng Cóc hay đã lần nữa tái giá với ông
phủ Vĩnh Tường, nhưng dù viết vào giai đoạn nào thì ý thơ cũng chỉ có một đó
là tâm tình của người thiếu phụ chịu cảnh chung chồng, thiếp thất. Đọc Tự
Tình 2 ta luôn thấy một giọng thơ bén nhọn, nỗi buồn bực khơng cam của


người phụ nữ đương buổi phịng khơng gối chiếc, mà chẳng biết rằng chồng
mình đang ở phịng của người vợ nào khác. Nỗi cô đơn trống trải giày vị khiến
Hồ Xn Hương có những tư tưởng và những ý nghĩa táo bạo hịng muốn thốt
khỏi cuộc đời trái ngang và bất cơng để tìm cho mình hạnh phúc khác.


Hai câu thơ đầu là tình cảnh của người thiếu phụ, cô đơn trong đêm vắng lặng,
đợi chờ chồng đến mức chán chường.


"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non"


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

chồng, phần vì tủi phận chán chường cho một kiếp hồng nhan dẫu có tài giỏi,
có nhan sắc nhưng vẫn khơng thể giữ chồng ở bên cạnh mình. Trong nỗi cơ
đơn trống trải, nữ sĩ theo thức với đêm trường, là cái khoảnh khắc lặng yên mà
con người dễ dàng suy nghĩ và nhìn nhận lại những gì đã qua, đặc biệt là nhìn
nhận lại bản thân. Nhịp "trống canh dồn" báo hiệu bước đi vội vã của thời gian,
thời gian cứ trôi đi nhưng đôi mắt hồng nhan không thể nào khép, trí lại tiếng
trống canh ấy càng như tơ đậm thêm cái vắng lặng, trống trải của không gian về
đêm, cái cô đơn, trơ trọi, lẻ loi trong tâm hồn người phụ nữ. Đặc biệt nhất là
nỗi phiền muộn bởi đêm tối quá tĩnh mịch quạnh hiu khiến con người ta tủi
phận, buồn rầu, mà với Hồ Xuân Hương đó còn là sự bẽ bàng của số phận là
thứ thiếp.


"Trơ cái hồng nhan với nước non"


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

hạnh phúc đối với họ trở thành thứ xa xỉ, bởi ở cái xã hội này làm gì có hạnh
phúc cho phụ nữ đâu!


Đó là hai câu đề, đến hai câu thực, ta lại càng thấm thía hơn cái nỗi buồn của
bà chúa thơ Nơm những đêm phịng khơng gối chiếc dài dằng dặc, nỗi trống


vắng, mệt mỏi ấy không phải ai cũng thấu hiểu.


"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa trịn"


Chén rượu xưa nay vốn chẳng phải là quen thuộc với phận hồng nhan thế
nhưng với một người đang chán ngán, buồn tủi thì chén rượu nồng say lại là
liều thuốc tốt nhất để bà được quên đi những nỗi sầu khổ về kiếp chung chồng,
kiếp hồng nhan rẻ rúng, cô quạnh. Thế nhưng giá như rượu uống vào mà quên
được thì cũng cố uống cho quên, khổ nỗi nó cứ "say lại tỉnh", như một cái vịng
luẩn quẩn khơng hồi kết, vừa mới qn đi được chút thì lại tỉnh lai để đối mặt
với đớn đau, bất hạnh, nó như một loại khổ hình tinh thần cứ trở đi trở lại giày
vò tâm hồn của nữ sĩ. Và cứ càng trốn tránh nỗi cô đơn, khốn khổ của mình thì
mỗi lúc tỉnh lại Hồ Xuân Hương lại càng thấm thía hơn về cuộc đời hồng nhan
bạc phận của mình, bởi càng say lại càng tỉnh. Câu thơ "Vầng trăng bóng xế
khuyết chưa trịn" chính là cái nhận thức sâu sắc của nữ sĩ về cuộc đời mình
sau những say tỉnh liên miên như thế, nó không chỉ đơn thuần báo hiệu rằng
đêm tối sắp tàn, người chồng bà chờ đã yên giấc tại nơi nào đó, mà nó cịn thực
tế phản ánh chính hồn cảnh của người thiếu phụ đã sắp đi qua hết thời thanh
xuân, son sắc nhưng tình duyên đã 2 lần mà vẫn còn lận đận trái ngang. Hồ
Xuân Hương vẫn chưa thể tìm cho mình một người chồng của riêng bà, vẫn
chưa thể hằng đêm đầu gối tay ấp, thủ thỉ văn chương, tâm tình, mà bà vẫn phải
đắng cay, hậm hực lịng ghen chứng kiến chồng mình san sẻ tình cảm cho
những người phụ nữ khác, điều ấy khiến bà khơng thể cam lịng mà trách phận.
Hai câu thơ ấy là lời than vãn về số phận chung của những người phụ nữ dưới
chế độ phong kiến hà khắc, nhất phu đa thê, người phụ nữ chưa bao giờ thực sự
tìm được hạnh phúc cho riêng mình dù họ đã cố gắng và khao khát biết bao
nhiêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám


Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"


Nỗi phẫn uất, tức giận của nữ sĩ được thể hiện một cách rất mạnh mẽ và có
phần đanh đá thơng qua lối nói đảo ngược, những hình ảnh thiên nhiên vốn vơ
cùng bình thường, xuất hiện đầy rẫy trong trời đất nhưng vào thơ bà đã mang
một dáng vẻ khác, dường như tất cả chúng đều mang một nỗi tức giận, chất
chứa những tình cảm đè nén trong lòng bấy lâu giống như tâm trạng của Hồ
Xuân Hương. Có thể nói rằng bút pháp nghệ thuật trong hai câu thơ này khá
tương tự với bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du "Người buồn cảnh có
vui đâu bao giờ", bởi khi con người mang một tâm hồn bức xúc, đè nén, phẫn
uất thì dẫu có là vạn vật vô hại vào đôi mắt rực lửa của thi nhân cũng trở thành
cảnh phản kháng, đối nghịch. Rêu vốn là thực thể mềm yếu, nhỏ bé giống hệt
như người phụ nữ chân yếu tay mềm, cịn đá thì xưa nay vẫn trơ cứng, chai lì,
tĩnh tại về mặt cảm xúc đem đến cảm giác cam chịu của người phụ nữ dưới chế
độ phong kiến. Nhưng đến khi vào thơ, giọng điệu ngang ngạnh thách thức của
Hồ Xuân Hương đã khoác cho chúng một tầng áo mới, một dáng vẻ mới, rêu
và đá sẵn sàng phá vỡ mọi thứ ràng buộc và ngăn trở chúng, để được trở nên
mạnh mẽ, tận hưởng quan cảnh đất trời, thoát khỏi cái lớp vpr bọc mềm yếu,
nhẫn nại xưa nay. Qua hai hình ảnh rêu và đá người ta thấy rất rõ cái ý chí,
cũng như khao khát cháy bỏng được thốt khỏi sự kìm kẹp của chế độ phong
kiến, địi quyền cơng bằng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ, bà không
muốn sống trong cái cảnh bị rẻ rúng coi thường, không muốn chịu kiếp chồng
chung, muốn được tự do thể hiện cá tính và vui sống cuộc đời do mình làm chủ
chứ không phải phụ thuộc vào ai khác.


Thế nhưng dẫu có khao khát mãnh liệt, có mạnh mẽ phản kháng đến bao nhiêu
lần đi chăng nữa thì bất hạnh thay Hồ Xuân Hương vẫn chẳng thể thoát khỏi
cái ách kìm kẹp của xã hội cũ, bà vẫn bị ép quay về với cuộc đời hiện thực, tiếp
tục gặm nhấm nỗi cô đơn chán chường, trong một kiếp nhân sinh bất hạnh.



"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con"


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nỗi đau của người phụ nữ, khi họ ý thức được sự chảy trôi của thời gian thì
cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận bản thân mình đang già đi theo năm tháng.
Mà đặc biệt với Hồ Xuân Hương một người đàn bà có nhan sắc có phẩm chất,
nhưng lại chưa tìm được hạnh phúc đích thực thì tuổi già ập đến thực sự là nỗi
chán ngán vô cùng tận. Nghịch cảnh ấy của người phụ nữ càng trở nên sâu sắc
khi chút hạnh phúc họ gom góp được cũng bị san sẻ mấy hồi, thuở xưa nam nhi
chí ở bốn phương, nào có quan tâm gì đến chuyện nhi nữ thường tình, đối với
họ phụ nữ chỉ là để tề gia, để vui vầy trong lúc rảnh rỗi, hiếm thấy người đàn
ông nào thật sự nặng tình. Chính vì thế cái mà người phụ nữ nhận được chỉ là
"mảnh tình", thậm chí vớ cảnh chung chồng, thiếp thất thì chút tình ấy họ cũng
chỉ được "san sẻ tí con con", ít ỏi đến đáng thương. Như vậy hỏi làm sao mà
một người phụ nữ như Hồ Xuân Hương không chán ngán, không cô đơn muốn
tự giải thốt để tìm hạnh phúc thực sự và bà cũng đã từng làm vậy thật, từ bỏ
kiếp vợ lẽ của ơng Tổng Cóc để tìm kiếm tình yêu nơi ông phủ Vĩnh Tường, dù
chỉ làm lẽ lần nữa nhưng thiết nghĩ rằng ít nhất bà cũng có phần hạnh phúc
hơn, chỉ tiếc rằng ông phủ qua đời sớm q, để lại ỏng lịng bà nỗi nuối tiếc
khơn ngi.


Bài thơ vừa là lời than thân đầy đau xót, cô đơn, trống trải của người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến, sự phản kháng mạnh mẽ, đanh đá của nữ sĩ Hồ Xuân
Hương trước cuộc đời đầy trái ngang. Đồng thời cũng thể hiện rõ những khao
khát được hạnh phúc, niềm ước mơ được hưởng chế độ công bằng, được tự do
thể hiện cá tính, cũng như tự do thể hiện tình yêu, cùng niềm hy vọng cuộc
sống một chồng một vợ yên ấm của người phụ nữ xưa dù rằng điều đó khó có
thể xảy ra.


<b>Bài làm 3</b>



Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ rất lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn muôn
thuở cho các nhà thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài “Tự Tình” của Hồ Xuân
Hương và “Thương Vợ” của Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiễu rõ thêm phần nào
về thân phận của người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến. Nhất là về
phẩm chất cao quý và nỗi đau đến chua xót của những người phụ nữ thời bấy
giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

và trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Từ ngữ "hồng nhan" như ám chỉ một
người phụ nữ xinh đẹp, quyến rủ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra như là một sự mỉa
mai. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạng công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng,
chua xót mà bà đang nếm phải. Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của
những người phụ nữ trong chế độ phong kiến thối nát, với những quan niệm
"trai thì năm thê bảy thiếp" đã làm cho người phụ nữ khơng có được một chỗ
đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận trôi nổi cuả mình bởi họ khơng thể
quyết định được dun phận, số phận của bản thân họ.


Bà đã mượn rượu để quên tình đi, quên đi cái số phận hẩm hiu của mình,
nhưng say rồi lại tỉnh lại càng buồn tủi hơn, đau khổ hơn và càng nhận ra cái
vòng quẩn quanh trong cuộc đời thân phận thật sự của chính bản thân mình.
Hình ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại khuyết chưa trịn như ngụ ý một nhân
dun khơng trọn vẹn mà tuổi xn thì cứ lạnh lùng trơi qua hết năm này qua
năm khác mà không trở lại.


Khoảng không gian như được mở rộng hơn, xa hơn qua tầm nhìn của tác giả,
những động từ "đâm", "xiên" của đá, rêu gợi lên một sức sống mạnh mẽ, dù đó
là vật vơ tri vơ giác nhưng nó cũng có sức sống mãnh liệt đến nỗi nó cứ sống
mãi sống mãi trong đôi mắt của Hồ Xuân Hương, cùng với sự bướng bỉnh thể
hiện sự kháng cự đầy quyết liệt của Hồ Xuân Hương đã nói lên một nỗi khao
khát được hạnh phúc, có được một mái ấm gia đình, được người chồng thương


u chăm sóc chứ khơng phải ngồi một mình trong đêm khuya thanh vắng với
sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi.


Hồ Xuân Hương đã chán ngán, ngán ngẫm với nỗi cô đơn, buồn tủi, khi ngày
này lại tiếp nối ngày khác, xuân này lại nối xuân khác mà qua. Tâm trạng chán
chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm sẻ bảy"
để rồi cuối cùng chỉ cịn một mảnh "tí con con". Mặc dù Hồ Xuân Hương có
bản lỉnh có giỏi gian như thế nào cũng khơng thốt khỏi được nghịch cảnh của
số phận. Bởi người phụ nữ khơng hề có được địa vị trong xã hội này. Cái xã
hội bất công "trọng nam khinh nữ", đã làm cho người phụ nữ điêu đứng, nhưng
cũng từ đó những phẩm chất tốt đẹp của họ được bộc lộ rõ nét hơn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

vai, một bên là chồng, một bên là con. Đó khơng phải là một điều dễ dàng mà
ai cũng có thể làm được.


Tác giả đã sữ dụng biện pháp tu từ đảo ngữ một cách tinh tế "lặn lội thân cị"
vừa nói lên được cuộc sống vất vả tảo tần buôn bán ngược xuôi, vừa khắc họa
rõ nét chân dung của bà Tú ở những nơi nguy hiểm vắng vẻ mà đáng ra việc đó
phải dành cho người chồng, người cha, người trụ cột của gia đình thế nhưng bà
Tú lại phải gánh lấy khơng một lời than phiền ốn trách. Câu thơ còn gợi tả
cảnh chen chúc, bươn bả trên sơng nước của những người bn bán nhỏ. Buổi
“đị đơng” khơng chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt, những sự chen lấn xơ đẩy
mà cịn chứa đầy sự bắc trắc nguy hiểm.


Nói lên cái đức tính cao đẹp, giàu đức hy sinh, dù gian nan, vất vả thế nào thì
cũng là duyên phận, bà Tú chấp nhận tất cả, giấu kín lịng mình với bao nỗi xót
xa, tủi cực chịu thương chịu khó vì chồng vì con, biết chịu thương chịu khó.
Nghệ thuật đối trong hai câu thơ trên đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp, tần tảo
ni con của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.



</div>

<!--links-->

×