Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Chết vì rét và cách phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.87 KB, 1 trang )

Chết vì rét và cách phòng chống Cập nhật lúc 14h10" , ngày 13/02/2008 -
Vào mùa đông, nhất là vào những ngày hoặc thời điểm rét lạnh, rét hại,
nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10
o
C, ở những người cơ thể yếu, sức đề
kháng (chính khí) yếu kém như người già, trẻ em, đi ra ngoài rất dễ bị
trúng hàn và có thể chết đột ngột.
Theo y học cổ truyền, trúng hàn là do hàn tà (khí lạnh) từ bên ngoài môi
trường, nhân cơ thể suy yếu, vượt qua 3 kinh dương vào thẳng 3 kinh âm
hoặc tạng phủ làm người bệnh ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu,
miệng lưỡi cứng đờ, chân tay lạnh giá, co quắp hoặc bụng đau như bị dùi
đâm.
Nguyên nhân là khí dinh, vệ trong người suy yếu do thời tiết lạnh, mặc
không đủ ấm nên khí lạnh đánh thẳng vào 3 kinh âm hoặc tạng phủ làm máu bất thình lình tắc nghẽn do co
mạch, cơ bắp co quắp không vận động được do quá lạnh, tim ngừng đập làm chết đột ngột. Trúng hàn khác
trúng phong (tai biến mạch máu não) là không gây liệt nửa người (bán thân bất toại), không làm méo miệng,
lệch mắt.
Để đề phòng trúng hàn, trong những ngày rét lạnh, rét hại khi nhiệt độ bên ngoài dưới 10
o
C cần phải mặc đủ
ấm, chân phải đi tất, đầu phải đội mũ, cổ phải quàng khăn ấm vào thời điểm sáng sớm và đêm tối. Nếu không
có việc cần kíp không nên ra ngoài đường lúc gió lạnh, nhất là đối với người già và trẻ em.
Trong những ngày rét lạnh, bạn phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn uống đồ nóng, không ăn đồ lạnh, có
tính hàn. Tuyệt đối không tắm vào buổi sáng và buổi tối. Đi ngủ phải đắp chăn ấm.
Khi chẳng may bị trúng hàn phải cấp cứu kịp thời rồi chuyển ngay đến bệnh viện để cứu chữa.
Y học cổ truyền có những bài thuốc có tác dụng ôn trung tán hàn, cứu nghịch dùng cấp cứu khi bị trúng hàn
mà chúng ta có thể áp dụng như sau:
Bài số 1:
Can khương (gừng khô): 12g; Sinh khương (gừng tươi): 8g; Nhục quế: 4g; Đại hồi: 4g
Cho 4 vị thuốc này vào sắc với 500ml nước. Khi còn 200ml thì chắt ra uống làm 2 lần, mỗi lần 100ml, uống khi
còn nóng.


Bài số 2:
Sinh khương (gừng tươi): 20g; Rượu trắng: 30ml
Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, hòa vào rượu hâm lên. Đổ lẫn vào rượu cho uống mỗi lần
10ml đến khi tỉnh.
Bài số 3:
Đậu đen sao cháy (50g) khi đang nóng, cho 100ml rượu vào chế cùng rồi uống, trùm chăn cho ra mồ hôi là
khỏi.
Thuốc dùng ngoài:
Hành củ 50g giã nhỏ, trộn lẫn với 60g cám gạo, 30g muối, sao nóng bọc vào túi vải để đánh gió.
Lương y Vũ Quốc Trung

×