ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤTNÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 -2010
I/NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1.Thuận lợi
-Nhà nước đã tập trung ưu tiên các nguồn thu để đầu tư trở lại cho nông
nghiệp -nông thôn đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí, thuế tài
nguyên...
-Nhiều chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã được ban hành và
thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua được nông dân trong tỉnh đồng tình cao
tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra.
-Những thành tựu về phát triển kinh tế và nông thôn, đã tạo ra những điều
kiện ban đầu rất quan trọng về cơ sở vật chất, về vốn, về nguồn nhân lực với kiến
thức và kinh nghiệm phong phú.
-Vốn đầu tư cho nông nghiệp đã được ưu tiên hơn những năm trước và
được giao ngay từ đầu năm kế hoạch.
-Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn được đầu tư
từ những năm trước đây đang tích cực phát huy tác dụng.
-Thời tiết, khí hậu nhìn chung tương đối thuận hoà phù hợp với từng mùa
vụ và cây trồng.
-Kinh tế đối ngoại trong nông nghiệp có cơ hội để phát triển nếu những
lợi thế về sinh thái, về lao động... được phát huy.
Trong giai đoạn 2006 -2010 và những năm tiếp theo nước ta đang hội
nhập với nền kinh tế thế giới, trước hết là ASEAN, nên có điều kiện thuận lợi để
tranh thủ sự giúp đỡ và học tập kinh nghiệm của các nước trong việc lựa chọn,
xác định con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết là nông nghiệp -
nông thôn.
2.Khó khăn thách thức
-Điểm xuất phát thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt,
công nghệ thiết bị lạc hậu, vốn của Nhà nước và của dân còn hạn hẹp, trình độ
quản lý còn yếu.
-Lực lượng lao động trong nông thôn đang dư thừa và ngày càng tăng gây
ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống các tầng lớp dân cư.
-Cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ trên toàn cầu đã có khả năng thay
thế bằng những nguồn nguyên liệu mới, hạn chế những ưu thế về tài nguyên và
lao động.
-Đất canh tác còn ít mặc dù quỹ đất có khả năng phát triển nông nghiệp
còn lớn, tình trạng ruộng đất phân tán, lô thửa nhỏ hẹp hạn chế quá trình cơ giới
hoá trong nông nghiệp và là lực cản trong việc hình thành các vùng nguyên liệu
tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến quy mô lớn.
-Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn mặc dù đã được cải thiện
nhiều, song vẫn còn yếu kém, các công trình thuỷ lợi hiện có đang bị xuống cấp
quá lớn. Sản xuất nông nghiệp còn nhiều rủi ro làm cho sức hấp dẫn đầu tư vào
nông nghiệp và công nghiệp chế biến còn bị hạn chế nhiều.
-Thị trường tiêu thụ sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, dễ bị rơi vào tình
trạng thụ động bị chèn ép và hứng chịu những hậu quả xấu, ảnh hưởng trực tiếp
đến phát triển sản xuất.
II/ĐỊNH HƯỚNG
Từ thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong
giai đoạn 1996-2004, tôi rất đồng tình với các phương hướng và giải pháp đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 mà
UBND tỉnh đã đưa ra.
1.Phương hướng
Nhận thức được vai trò to lớn của sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết của Đại hội tỉnh Đảng bộ
lần thứ XV khẳng định: "Phát huy thế và lực hiện có, khai thác có hiệu quả các
công trình kinh tế- xã hội đã được xây dựng; tận dụng mọi nguồn lực cho đầu tư
sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá
nông nghiệp nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, có chất lượng và sức
cạnh tranh cao". Căn cứ vào Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, thì sự
phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, theo phương hướng sau:
-Tập trung ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh CNH -HĐH nông nghiệp nông
thôn, từng bước xây dựng nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn. Quy
hoạch, chuyển đổi đồng ruộng theo hướng tích tụ ruộng đất thành vùng thửa lớn
chủ động đảm bảo an toàn lương thực trong mọi tình huống. Mạnh dạn chuyển
đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
cho xuất khẩu và tăng giá trị sử dụng đất. Đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi
từng bước trở thành ngành sản xuất chính đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong tỉnh
và tăng xuất khẩu. Phát triển nhanh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, hình thành
các vùng cây công nghiệp có quy mô và diện tích đảm bảo nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.
-Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đưa nhanh
tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp. Từng bước cơ khí hoá các
khâu làm đất, thu hoạch, chế biến, nhằm giảm nhẹ sức lao động đồng thời tăng
hiệu quả kinh tế. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong
nông nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư, thực hiện xoá
đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nông dân.
Với mục tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 8 -9%, GDP
bình quân đầu người năm 2010 đạt 400-500 USD tăng gấp 1,4 -1,5 lần so với
năm 2004 (đạt mức 80 -84% so với mức bình quân GDP của cả nước). Để có
được kết quả trên thì tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm của ngành sản xuất
nông nghiệp là 4,5 -5,5% trong đó tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là 33
-35%.
Sản lượng lương thực có hạt đạt 88 -90 vạn tấn; mía 120 -130 vạn tấn; lạc
50 -55 ngàn tấn...
Hướng bố trí sản xuất chủ yếu
1.1.Trồng trọt
So với năm 2004, diện tích gieo trồng năm 2005 tăng 31.067 ha, trong đó
cây hàng năm tăng 10.429 ha và cây lâu năm tăng 20.638 ha. Trong cơ cấu cây
hàng năm, cây lương thực giảm 11.429 ha (chủ yếu tăng diện tích lạc, vừng,
mía...). Cây lâu năm tăng chủ yếu là diện tích cây cà phê chè 4.215 ha, diện tích
Chè công nghiệp 5.000 ha, cây ăn quả 9000 ha, còn lại là các cây trồng khác. Cụ
thể:
-Cây lương thực: Tập trung chủ yếu là Lúa và Ngô (Lúa ổn định 18 vạn
ha; Ngô 4,0 vạn ha)
+Cây lúa: Thâm canh cao độ trên diện tích lúa được tưới tiêu chủ động ăn
chắc với diện tích ổn định 14 vạn ha (Đông Xuân 7,2 vạn ha; Hè thu 4,3 vạn ha;
Mùa 2,4 vạn ha). Phấn đấu năng suất bình quân lúa cả năm 43 -44 tạ /ha, đặc biệt
tập trung thâm canh cao 2 vùng trọng điểm lúa phải đạt năng suất bình quân 55-
58 tạ/ha. Sử dụng bằng giống ưu thế Lai ở những vùng trọng điểm thâm canh đạt
40 -45% diện tích. Đưa diện tích lúa lai Trung Quốc lên 5 - 6 vạn ha năm 2005.
Đồng thời, từng bước tiếp cận với Khoa học công nghệ để đưa sản xuất các giống
cây trồng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và
xuất khẩu. Phấn đấu đạt sản lượng lúa, ngô 89 - 90 vạn tấn trong tổng số 1 triệu
tấn lương thực quy thóc.
+Cây Ngô: Đưa diện tích 3,8-4,0 vạn ha sử dụng giống ngô lai trên 80%
diện tích để đạt sản lượng Ngô trên 10 vạn tấn. Đặc biệt phát triển mạnh diện tích
ngô vụ Đông từ 1,8 vạn ha năm 1999 lên 2,5 vạn ha năm 2005 và chuyển một
phần diện tích lúa xuân cấy cưỡng sang trồng ngô vụ xuân đưa tổng diện tích ngô
vụ xuân lên xấp xỉ 1,0-1,3 vạn ha (hiện nay diện tích ngô xuân đã đạt 1 vạn ha).
Phấn đấu năng suất bình quân 34-35 tạ/ha, sản lượng trên 100 ngàn tấn.
-Cây công nghiệp ngắn ngày:
+Cây lạc: bố trí từ 3,5 vạn ha (tăng thêm 0,5 vạn ha từ đất cấy lúa cưỡng
vùng ven biển và đất đồi vệ rừng miền núi; thực hiện thâm canh, đưa nhanh
giống mới năng suất cao, đảm bảo tưới và tiêu cho vùng tập trung ven biển. Phấn
đấu năng suất đạt trên 16 tạ/ha, đạt sản lượng 55-56 ngàn tấn tăng gần 20 ngàn
tấn so với năm 2000, đáp ứng một phần nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng và
xuất khẩu.
+Cây mía: Để đảm bảo nguyên liệu cho 3 nhà máy đường, đổi mới giống
mía và tập trung thâm canh để có năng suất đạt 60 -70 tấn/ ha, ổn định diện tích
tập trung 20-22 ngàn ha, trong đó vùng Phủ Quỳ 14-15 ngàn ha, vùng Sông Con
5,5 ngàn ha, vùng Anh Sơn-Con Cuông 1,5 ngàn ha. Sản lượng mía đạt 1,25-1,32
triệu tấn mía.
-Cây công nghiệp dài ngày:
+Cây chè: Phấn đấu đến năm 2005 có 10.000 ha chủ yếu trồng tập trung ở
Thanh Chương, Anh Sơn, diện tích kinh doanh đế năm 2005 đạt 6500 ha, năng
suất tươi đạt 60-70 tạ/ha, sản lượng chè búp khô 8000 tấn, tham gia xuất khẩu
6000-7000 tấn. Chú ý phát triển giống chè tuyết chất lượng cao ở Kỳ Sơn, Quế
Phong.
+Cây cà phê chè: Trồng mới 4.215 ha để cuối năm 2005 có 7000 ha,
trong đó diện tích cà phê kinh doanh 3.300 ha, năng suất cà phê nhân 14 tạ/ha,
sản lượng cà phê nhân 5200 tấn.
+Cây Cao su: Hiện có 3.170 ha, trong đó kinh doanh 470 ha. Tập trung
đầu tư chăm sóc diện tích cao su KTCB (Trồng theo chương trình 327/CP trong
vài năm đầu của kỳ kế hoạch. Thanh lý xong diện tích cao su già cỗi (trên 35
năm). Năm 2005 ổn định ở mức 4.000 ha (trồng thêm khoảng 1.000 ha, chủ yếu ở
Quế Phong, Quỳ Châu), sản lượng cao su mủ khô hàng năm đạt 2000-2200 tấn.
+Cây ăn quả các loại: Quy hoạch các vùng cây ăn quả tập trung gắn với
cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi trang trại trồng cây ăn quả: Cây cam; ưu tiên
đầu tư phát triển vườn cam ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn (đảm bảo diện tích 5000 ha);
phục tráng giống cam Xã Đoài (chuyển đổi đất ruộng bố trí 500 ha cam Xã Đoài,
500 ha cam Vinh, Nghi Lộc). Sản lượng cam chanh 30-35 ngàn tấn. Khuyến
khích các loại cây ăn quả khác như chuối, hồng, chanh...Tổng diện tích cây ăn
quả đạt 15.000 ha. Phát triển dưa chuột, dứa, chuối gắn với đầu tư các cơ sở bảo
quản chế biến.
1.2.Chăn nuôi
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để từng bước trở thành ngành sản xuất
chính, phấn đấu để tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi chiếm 35-36% so với tổng giá
trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2005. Muốn vậy, cần điều chuyển chăn nuôi từ
tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng, chăn nuôi kiêm dụng sang chăn nuôi chuyên
dụng. Chăn nuôi vừa tạo ra hàng hoá để xuất khẩu, vừa đáp ứng nhu cầu thị
trường cao trong nước. Để đạt được điều đó, chăn nuôi phải được tổ chức trong
môi trường "thú y" sạch, tổ chức theo mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ để
qua đó áp dụng nhanh, nhiều các tiến bộ kỹ thuật và phát triển chăn nuôi một
cách toàn diện.
Các mục tiêu cần đạt được là:
+Về đàn Lợn: phấn đấu đạt tỷ lệ tăng đàn ở mức 3%/năm để đạt tổng đàn
là 1 triệu con. Tăng tỷ lệ lợn nái Móng Cái lên 15% tổng đàn để dư giống sản
xuất lợn sữa (Trong đó: nái ngoại thuần hướng nạc chiếm 15%, nái Móng Cái