Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Lời mở đầu
Trường đại học là nơi để sinh viên tiếp thu những kiến thức và được
đào tạo về mặt lý luận để rồi từ đó ứng dụng vào thực tiễn, và phát huy khả
năng sáng tạo của mỗi sinh viên. Kỳ thực tập cuối năm là thời gian nhà
trường tạo điều kiện cho sinh viên được ra ngoài tiếp xúc với thực tế để vận
dụng các kiến thức đã học ở trường ứng dụng vào các công việc cụ thể
Sau thời gian học tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo Mai Hương và cơ
quan thực tập em cũng được tiếp cận,cọ sát với thực tế để vận dụng các kiến
thức đã học trong nhà trường. Nhằm vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu
được trong thời gian qua và góp một vài ý kiến trong quá trình đầu tư phát
triển của Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt
Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư phát triển trong Công ty cổ
phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam-Thực trạng và
giải pháp”
Do kiến thức cũng như sự hiểu biết còn hạn chế nên bài viết vẫn còn chưa
được đầy đủ và hoàn thiện. Em xin cảm ơn công ty thực tập đã hết sức tạo
điều kiện cho em trong thời gian qua và cám ơn cô giáo Trần Mai Hương đã
hướng dẫn cho em phương pháp luận để hoàn hiện chuyên đề thực tập của
mình
Hà Nội tháng 08/2006
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 1
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA
I.Quá trình hình thành phát triển công ty
1. Giới thiệu
a. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam
có trụ sở chính: Km 12, Quốc Lộ 1A Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì , Hà Nội. Hiện
nay công ty là doanh nghiệp cổ phần theo QĐ số 1367 QĐ/BNN/TCBB ngày
11/04/2001 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn
Điện thoại: 8615529 fax: 8613154
Email:
Tiền thân của công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm
nghiệp Việt Nam là đơn vị Tổng đội công trình lâm nghiệp trực thuộc Bộ
Lâm Nghiệp
Tháng 04 năm 1975 Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam có một đơn vị
nhỏ chuyên thực hiện một số nhiệm vụ của Tổng cục Lâm nghiệp với số
lượng cán bộ công nhân viên ban đầu còn ít ỏi trên dưới 20 người.Khi đó trụ
sở chính của họ được đặt tại Từ Liêm, Hà Nội. Tuy số lượng con người còn ít
nhưng vị trí và công việc của họ được đảm nhiệm thì khá rộng và hiệu quả,
chiếm được tên tuổi đối với tổng cục Lâm nghiệp lúc bấy giờ. Chính vì vậy
tên gọi “ Tổng cục lâm nghiệp” được hình thành và phát triển.
Qua từng thời gian lịch sử, cùng với sự phát triển của đất nước, tổng
cục Lâm nghiệp đã không ngừng phát triển và được đổi thành Bộ Lâm
Nghiệp với quy mô và hoạt động rộng lớn trên phạm vi cả nước. Bộ Lâm
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 2
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Nghiệp có các đơn vị trực thuộc với các loại hình sản xuất kinh doanh khác
nhau. Các đơn vị trực thuộc Bộ Lâm Nghiệp ngày càng phát triển về cả cơ
cấu tổ chức cũng như quy mô hoạt động.
Đơn vị Tổng đội công trình Lâm Nghiệp là một trong số các đơn vị
trực thuộc đó, đến năm 1990 được đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng Lâm
nghiệp I và đóng trụ sở tại Thanh Trì, Hà Nội. Cùng với thời gian xí nghiệp
ngày càng phát triển quy mô rộng lớn đáp ứng được nhu cầu của bộ giao và
được đổi tên thành công ty xây dựng Lâm nghiệp số I.
Đến năm 1995 công ty xây dựng Lâm nghiệp số I ngày một phát triển, nhiệm
vụ kinh doanh sản xuất ngày một tăng thêm, cơ cấu tổ chức ngày càng lớn
mạnh, phát triển với quy mô lớn, và được đổi tên thành Công ty xây lắp công
trình Lâm nghiệp I. Để đáp ứng được nhu cầu và thách thức của nền kinh tế
thị trường địa bàn hoạt động của công ty mở rộng khắp các tỉnh phía bắc công
ty có 5 đơn vị trực thuộc nằm ở các tỉnh
- Nhà máy sản xuất xi măng Lâm nghiệp đóng tại Bộ Hạ - Yên Thế -
Bắc Giang
- Xí nghiệp sản xuất mứt sống đóng tại Mê Linh, Vĩnh Phúc
- Xí nghiệp xây lắp công trình đóng tại Yên Thế Bắc Giang
- Xí nghiệp kinh doanh chế biến lâm sản Chêm đóng tại Từ Liêm Hà
Nội
- Xí nghiệp kinh doanh chế biến Lâm sản Thanh Hóa đóng tại phường
Đông Thọ Thanh Hóa
- Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và dịch vụ đóng tại Thanh Trì
Hà Nội
- Và 10 -> 15% đội xây dựng thi công khắp các công trình của Bộ giao
trên cả nước
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 3
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Đến năm 1997, Bộ Lâm nghiệp sát nhập vào Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ của Bộ Lâm nghiệp là Tổng công ty Lâm
Nghiệp Việt Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước dần dần sắp xếp chuyển đổi
các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa. Đến
tháng 10/2001 công ty xây lắp công trình lâm nghiệp được chuyển đổi thành
Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển Việt Nam theo quyết định số 1367
QĐ/BNN/TCCB ngày 11/04/2001 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn
b. Các nghành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam là công
ty chuyên kinh doanh các nghành nghề:
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp nhóm B, C
- Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ, cầu đường, lâm nghiệp.
-Sản xuất VLXD mút xốp, chế biến kinh doanh nông lâm Hải sản
-San lấp xây dựng công trình khai hoang trồng rừng, kinh doanh nhà ở, tổ
chức dịch vụ trông giữ xe ôtô, dịch vụ xây dựng và vật liệu xây dựng.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, trang trí nội ngoại thất công trình, xây
dựng công trình giao thông (cầu đường cống).
-Kinh doanh các dịch vụ : ăn uống, nhà khách, nhà nghỉ, kinh doanh kho bãi. -
Tư vấn đầu tư cho sản xuất kinh doanh rượu và nước giải khát, buôn bán sản
xuất tức ăn chăn nuôi, máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho nghành công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và chế biến.
Đầu tư phát triển chăn nuôi và trồng trọt, buôn bán giống vật nuôi, cây trồng.
Công ty đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 02/10/2001 với mã số thuế
0100103471
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 4
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Tài khoản: 21310000000092 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội
Chủ tài khoản : Ông Mai Văn Bính Tổng giám đốc
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Huy Ứng sinh năm 1942 quốc tịch
Việt Nam, số CMTND 010591168 do CAHN cấp ngày 25/07/2003
2.Chức năng và nhiệm vụ công ty
1.Về cơ cấu tổ chức
Công ty có:
+ 1 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc tại Huyện Ủy Thanh Trì Hà Nội
+ 1 chi bộ Đảng trực thuộc Huyện Ủy Yên Thế Bắc Giang
+ 1 chi bộ Đảng trực thuộc Thành Ủy Thanh Hóa
Toàn công ty có 1 tổ chức công đoàn hoạt động theo công đoàn Tổng công
ty Lâm Nghiệp Việt Nam
2.Các đơn vị thành viên của công ty
- 5 phòng nghiệp vụ của văn phòng công ty trụ sở tại Thanh trì Hà Nội
- 1 trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng trụ sở tại Thanh Trì Hà Nội
- 1 Trung tâm dịch vụ thương mại
- 1 Công ty xây lắp Đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Thanh Hóa – trụ
sở tại thành phố Thanh Hóa
- 1 Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và tư vấn giống vật nuôi cây trồng
- 1Xí nghiệp sản xuất xi măng lâm nghiệp trụ sở tại Bắc Giang
- 1 Xí nghiệp vật liệu xây dựng và dịch vụ - trụ sở tại Thanh trì Hà Nội
3..Cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh (sơ đồ phòng ban)
***Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 5
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
- Ban giám đốc
- Khối quản lý
+ Phòng tổ chức
+ Phòng hành chính
+ Phòng kế hoạch đầu tư
+ Phòng tài chính
+ Phòng kế toán
- Khối kinh doanh
+ Các xí nghiệp sản xuất dịch vụ
+ Phòng thị trường pháp chế
5.Chức năng và nhiệm vụ:
Ban lãnh đạo công ty gồm:
Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị doanh nghiệp là 1 bộ phận của doanh nghiệp nằm
trong cơ cấu tổ chức của công ty, có chức năng trực tiếp quản lý hoạt
động của công ty, chịu trách nhiệm trước chính phủ và cơ quan quản
lýnhà nước. Được chính phủ uỷ quyền về sự phát triển của doanh
nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch hội đồng quan trị,
phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 uỷ viên.
Hội đồng quản trị của công ty làm việc theo chế độ họp thường kỳ để
xem xét và quyết định những vấn đề thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
có trường hợp hội đồnh quản trị họp bất thường để giải quyết những vấn
đềcấp bách của công ty. Nghị quyết của hội đồng quản trị có tính chất
bắt buộc thi hành đối với công ty.
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 6
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Ban kiểm soát được hội đồng quản trị thành lập để giúp hội đồng
kiểm tra, giám sát hoạt động của giám đốc, phó giám đốc các phòng ban
và cả đội ngũ công nhân viên.
Giám đốc công ty:
Vừa đại diên cho nhà nước, vừa đại diện cho công nhân viên chức để
quản lý công ty. Có quyền quyết định điều hành mọi hoạt động của công
ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước và nghị quyết
của hội đồng quản trị cùng tập thể công nhân lao động về kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc công ty phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo:
- Công tác tổ chức bộ máy quản lý, công tác tài chính kế toán.
- Ký các văn bản báo cáo lên hội đồng quản trị và cấp trên, các văn bản
pháp quy nội bộ.
- Ký các quy định về kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương, định kỳ báo
cáo đảng uỷ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ký các hợp đồng kinh tế.
- Ký duyệt các chứng từ chi tiền.
- Làm việc với công đoàn về quyền lợi nghĩa vụ của người lao động và
những việc phát sinh trong vấn đề thực hiện thoả ước lao động.
Hai phó giám đốc công ty.
Thay mặt giám đốc điều hành các phòng ban và nghiệp vụ, chịu
trách nhiệm trước giám đốc và tập thể công nhân lao động của công
ty,và trực tiếp chỉ đạo công tác.
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 7
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
- Công tác vật tư máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các công trình đấu thầu.
- Công tác lao động và tiền lương.
- Công tác kỹ thuật công nghệ.
- Công tác xây dung cơ bản nội bộ, các dự án đầu tư.
- Công tác an toàn lao động bảo hộ lao động.Quản trị hành chính khối
văn phòng công ty.
c.Các phòng ban nghiệp vụ của công ty:
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám
đốc,có nhiệm vụ giúp giam đốc điều hành cán bộ,công nhân lao
động.Thực hiện các chính sách đối với người lao động,tuyển dụng và bố
trí đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
- Phòng kế toán tài chính:Do sự chỉ đạo của ban giám đốc có nhiệm vụ
giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toà bộ công tác thống kê thông tin kinh
tế và hoạch toán kinh tế theo pháp lệch thống kê kế hoạch hiện hành.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Chịu sự trực tiếp của hội đồng quả trị, ban
giám đốc, triển khai các dự án đầu tư, triển khai công tác kỹ
thuật,chuyển giao công nghệ sản xuất, xây dựng và lắp đặt ác công trình
xây dựng.Chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ các dự án của công ty
về cả chất lượng và số lượng, xem xét tính kả thi của dự trình lên giám
đốc xét duyệt.
- Khối kinh doanh gồm phòng thị trường pháp chế và các xí nghiệp sản
xuất dịch vụ. Phòng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan tới
hoạt động sản xuất kinh doanh,từ việc nghiên cứu thị trường,lựa chọn ký
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 8
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
kết hợp đồng kinh doanh, đến việc tuyển chọn công nhân…để có những
quyết định đứng đắn và chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty ngày một phát triển.
- Các phòng ban quản lý của công ty thực hiện công tác kế hoạch sản
xuát kinh doanh và đầu tư xây dung, tài chính kế toán lao động tiền
lương, công tác đối ngoại.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 9
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 10
Hội đồng quản trÞ
Ban Giám Đốc
Khối quản lý Khối kinh doanh
Phòng tổ chức
Phòng hành chÝnh
Phòng kÕ hoạch đầu tư
Phòng tài chÝnh
Phòng kÕ toán
Các XN sxuất DÞch vụ
Phòng thÞ trường pháp
chÕ
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
II. Khái quát về hoạt động sản xuất của công ty
1. Năng lực của công ty
Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh mọi mặt đặc
biệt là tự lực về mặt tài chính. Về mặt kinh tế trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố nhất định sự tồn tại
và phát triển của công ty. Có vốn có nghĩa là có công nghệ, máy móc thiết
bị và cũng là đứng vững để cạnh tranh trên thương trường. Vốn đảm bảo
khả năng mua sắm thiết bị máy móc thiết bị dây chuyền để phục vục cho
sản suất, thi công trình đảm bảo cho mọi hoạt động sản suất kinh doanh
trong công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục. Để giữ tình thế chủ
động thì các doanh nghiệp phải luôn tìm mọi cách để huy động được nhiều
nguồn vốn và đa dạng hóa nguồn vốn.
Với hoạt động chủ yếu là xây dụng các công trình dân dụng,công
trình thuỷ lợi,cầu đường lâm nghiệp kinh doanh maý móc,vật liệu xây
dựng,thi công xây lắp nên cơ cấu tài sản rất đặc trưng, giá trị bộ phận
máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn.
• Đầu tư vào tài sản vô hình:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay quá trình diễn ra hết
sức gay gắt và quyết liệt thì công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm,
tìm kiếm thị trường …thì công việc hết sức quan trọng đó là việc đầu tư
vào tài sản vô hình để nâng cao uy tín của công ty.
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái cụ thể tuy nhiên nó đóng
góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của DN . Các tài sản vô hình
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 11
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó gián tiếp tác động làm cho hoạt
động SXKD của DN diễn ra nhanh hơn và có hiệu quả hơn.
Các TSVH có thể là bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu
thương mại, uy tín của DN, bầu không khí làm việc, đầu tư cho nguồn nhân
lực, hoạt động xúc tiến đầu tư...
Chi phí hoạt động này bao gồm: chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí
giao dịch khách hàng, chi phí chuyển giao công nghệ…
• Đầu tư vào tài sản lưu động:
Nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được
tiến hành bình thường, nhu cầu của tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc
điểm sản xuất của công ty và cả nhu cầu tăng trưởng.
Trong quá trình đầu tư vào tài sản lưu động cônh ty đã đầu tư cho
hàng tồn trữ bởi theo công ty thì việc đầu tư này có tác dụng đảm bảo
quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty được diễn ra một cách liên
tục và hợp lý với hiệu quả cao. Đồng thời còn làm tăng năng lực cạnh
tranh, còn xét về mặt chi phí thì việc giữ hàng tồn kho chính là một
khoản trả lãi cho khoản tiền bỏ ra để mua chúng.
Tuy nhiên việc đầu tư này còn nhiều nhược điểm gây ra tăng áp lực
về vốn đầu tư. Nếu lượng vốn đầu tư cho hàng tồn kho cao hơn nhu cầu
đầu tư thì nó sẽ dẫn tới tình trạng đầu tư kém hiệu quả do bị đọng vốn.
• Đầu tư cho nguồn nhân lực .
Đầu tư cho nguồn nhân lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
công ty, nó là một trong những yếu tố để thúc đẩy tồn tại và phát triển
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 12
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
của công ty. Lực lượng lao động trong công ty rất lớn, là một bộ phận
quạn trọng của sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty bao gồm các
hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao…tuỳ thuộc
đặc điểm quy mô trong công ty và công việc lựa chọn áp dụng sao cho
phù hợp nhất.
Để không gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh
trong công ty, bộ phận quản lý nhân sự cần phải biết sử dụng đúng
người, đúng việc, để phát huy hết khả năng của người lao động sẽ chắc
chắn đem lại hiệu quả tốt nhất cho công việc. Công việc này đòi hỏi ban
lãnh đạo công ty phải nắm sâu,sát năng lực của nhân viên để tạo điều
kiện giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình vào sự đóng góp của
công ty
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty có nhiều hình thức đào
tạo lực lượng cán bộ quản lý chuyên môn, đào tạo nâng cao tay nghề
công nhân. Lực lượng lao động quan lý trong công ty không đông về
mặt số lượng nhưng nó có tính quyết định tới sự thành bại.
• Đầu tư vào tài sản tài chính.
Công ty cũng đã đầu tư vào lĩnh vực này bằng cách tham gia vốn góp
liên doanh với các doanh nghiệp khác. Mục đích đầu tư của công ty là
đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng thị trường mục tiêu của mình.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh
doanh theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 13
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
cổ phần xây lắp đầu tư phát triển nông lâm nghiệp Việt Nam nói riêng nay
được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong
việc huy động vốn, tìm kiếm thị trường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm
bảo có lãi và có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước, nhờ sự sáng tạo
nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới. Do vậy hoạt động kinh doanh của
công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tuy
nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu
thầu, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất
của công ty.
Ta có thể thấy rõ hơn qua một số chỉ tiêu sau.
Bảng báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh ( triệu đồng)
T
T
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Vốn điều lệ 7.210 7.210 7.210
Trị giá cổ phần nhà nước 2.163 2.163 2.163
Trị giá cổ phần thuộc các cổ
đông khác
5.047 5.047 5.047
2 Tổng doanh thu 160.000 185.200 221.000
Trong đó
Kinh doanh thương mại 158.000 183.200 196.000
Dịch vụ 2.000 2.000 25.000
3 Tổng chi phí 158.871 183.987 219.342
4 Lợi nhuận trước thuế 1.129 1.213 1.658
Lợi nhuận kinh doanh 929 1.013 808
Lợi nhuận dịch vụ 200 200 850
5 Lợi nhuận sau thuế 971 1.043 1.194
6 Tỷ lệ LN/vốn điều lệ 13.47% 14.47% 16.56%
7 Các khoản nộp nhân sách 10.868 11.680 12.774
Trong đó
Thuế GTGT 4.500 4.890 4.990
Thuế XNK 6.000 6.400 6.800
Thuế TNDN 158 170 464
Các khoản nộp khác 210 220 520
8 Phân phối lợi nhuận
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 14
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
T
T
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Quỹ đầu tư phát triển 50 50 100
Quỹ dự phòng tài chính 100 100 100
Quỹ khen thưởng 50 50 50
Quỹ phúc lợi 50 50 50
9 Cổ tức 721 793 894
10 Tỉ suất cổ tức/vốn điều lệ 10.00% 11.00% 12.40%
11 Lao động toàn công ty 76 77 100
12 Thu nhập bình quân 1.500.000 1.800.000 2.400.000
Với việc chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần công ty đã có điều
kiện để phát triển thêm sản xuất kinh doanh và dịch vụ để thu được lợi nhuận
tối đa, khai thác mọi tiềm năng trong công ty, lợi nhuận sau thuế của công ty
đã tăng tạo được việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động đóng góp đầy
đủ cho ngân sách nhà nước.
Doanh thu của công ty càng ngày càng tăng nhưng đồng thời những chi
phí cũng tăng theo điều đó thể hiện được quy mô hoạt động sản xuất của công
ty ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên lợi nhuận có phần giảm đi do giá cả biến
động và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nên lợi nhuận thu lại sau khi trừ
đi các chi phí khác còn lãi ít
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư trong công ty đã sử dụng một
hệ thống các chỉ tiêu mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và sử
dụng trong các điều kiện nhất định đứng trên góc độ của chủ đầu tư, công ty
đặt ra nhiều mục tiêu để mang lại lợi nhuận cao nhất.
Qua bảng phân tích cho thấy tổng doanh thu đã tăng qua các
năm.Điều đó cho they sản phẩm và hoạt động kinh doanh của công ty đã
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 15
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận. Công ty đã xác
định được thị trường của mình và xác định đứng đắn chiến lược kinh
doanh điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên số tiền phải trả cho các khoản nợ phải trả khác cũng
tăng đều qua các năm.Năm 2003 là:97 427 589 đồng, năm 2004 là:109
309 002 đồng.thì năm 2005 là 190 102 631đồng.
Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là
nguồn vốn vay, tiền lãi phải trả ngày càng cao gây ảnh hưởng tới kết quả
sản xuất kinh doanh của công ty. Mặc dù công ty có khả năng thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm song lại gây khó khăn trong
việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, quá hạn do lượng tiền mặt còn
quá ít ỏi.Vì thế công ty có biên pháp thu hồi các khoản nợ phải thu sao
cho thật nhanh nhất nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngay mà không
gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.
Qua những chỉ tiêu phân tích ở trên ta có thể thấy rằng hoat
động sản xuất kinh doanh của công ty có tiến triển nhưng ở mức độ
chậm..Do vậy cần phải đi sâu phân tích để thấy được những mặt mạnh
và những mặt han chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ để chuẩn bị đầu tư vào may
móc thiết bị thôi thì chưa đủ, công ty cần phải đảm bảo vốn lưu động
đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu
vốn lưu động thường xuyên là số vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 16
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
trợ một phần cho tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản
phải thu.
Bảng 3: Nhu cầu vốn lưu động.
Đơn vị tính :đồng Việt Nam.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tiền đã mua tài sản cố định. 9725711114 13783845416 1722980677
Lưu chuyển tiền từ hoạt
động đầu tư.
7925711114 1378345416 1722980677
Trong nhiều năm qua tình hình tài chính của công ty còn nhiều khó khăn, để
thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã phải vay vốn và nỗ
lực không ngừng
Bảng tính chi tiết doanh thu trong các năm qua
Chỉ
tiêu
Năm 2003 2004 2005
Kinh
doanh
thương
mại
458.000.000 689.060.000 900.360.000
Bán Sản
phẩm
423.506.000 500.020.080 520.000.000
Xuất
Nhập
khẩu và
kinh
342.000.000 564.230.000 589.562.300
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 17
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Chỉ
tiêu
Năm 2003 2004 2005
doanh
trong
nước
Dịch vụ 2.780.009.000 2.102.003.000 3.010.320.
Cho
thuê kho
bãi
1.000.500.000 1.230.520.2000 1.200.300.000
Công
trình
xây
dựng
2.200.200.000 3.963.360.000 5.031.003.000
+ Khó khăn và hạn chế:
Trong nhiều năm qua, tình hình huy động vốn của công ty vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, công ty phải vay ngân hàng hầu hết số vốn cần thiết. Trong nhiều
trường hợp số tiền lãi phải trả Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong số lãi gộp
thu được
Do các công trình xây dựng và các dự án kinh doanh kéo dài nên hầu hết lợi
nhuận thu được của các dự án đều chưa nhìn thấy rõ ràng và vốn chưa được
quay vòng nhanh chóng
II. Thực trạng về hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần xây lắp
đầu tư phát triển nông lâm nghiệp việt Nam thời gian qua
1.1 Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 18
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Từ khi chuyển sang hình thức cổ phần hoá thì điều kiện đầu tiên
của công ty là phải có một lượng vốn nhất định,ban đầu vốn điều lệ của
công ty là 4 tỷ đồng Việt Nam.
Đây là nguồn vốn đầu tiên cơ bản và được quan tâm nhất trong DN tuỳ thuộc
vào loại hình SXKD mà nguồn vốn này gồm các thành phần cấu tạo khác
nhau. Nguồn vốn này là đóng góp của các thành viên sáng lập DN, phát hành
cổ phiếu, nguồn vốn khấu hao và nguồn lợi nhuận sau thuế
Trong quá trình hoạt động SXKD DN có lợi nhuận sau thuế, ngoài một
phần được chia cho các cổ đông dưới dạng cổ tức, phần lợi nhuận được giữ
lại tiếp tục được bổ sung vào vốn chủ SH để DN tái đầu tư mở rộng sản xuất.
Nguồn vốn chủ sở hữu giúp DN chủ động trong việc sử dụng vào hoạt động
sản xuất, là cơ sở để huy động các nguồn vốn không chịu sự kiểm soát, khống
chế của chủ nợ, duy trì khả năng trả nợ.
1.1 Vốn vay
Nguồn vốn vay rất đa dạng và là một nguồn tài trợ lớn cho hoạt động của
DN.Công ty đã tiến hành vay nợ bởi các trung gian tài chính (các tổ chức
ngân hàng, cá nhân,) vay trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành
chứng khoán.
- Vay các ngân hàng: Ngân hàng luôn là nguồn tài trợ vốn quan trọng
cho công ty. Nhưng để vay được ngân hàng thì DN phải chứng minh được
tình hình tài chính và triển vọng của dự án cho vay vốn đầu tư được các điều
kiện của ngân hàng hoặc có đủ tài sản thế chấp. Hiện nay công ty đã huy động
được vốn vay từ 2 ngân hàng chính là ngân hàng ACB và VCB
1.2 Vốn từ các tổ chức cho thuê tài chính
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 19
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Đây là hình thức tài trợ bằng tài sản, thảo thuận được xác lập giữa hai
hay nhiều bên liên quan đến một hay nhiều tài sản, người cho thuê chuyển
giao tài sản cho người thuê độ quyền sử dụng trong một thời gian nhất đình
và người thuê phải trả tiền cho chủ tài sản. nhờ có hình thức này mà DN gia
tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế vốn đầu tư, có thể hiện đại hoá
trang thiết bị theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới, rút ngắn thời gian
đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh, tuy nhiên chi phí cho phương
thức này cao hơn mức lãi suất vay của hình thức vay vốn, khi đã trả gần hết
số tiền thuê DN vẫn chưa được sử dụng tài sản vào mục đích khác.
Nguồn vốn vay có ưu điểm rất lớn là nó giúp DN có vốn để hoạt động
kinh doanh, chi phí cho vốn được khấu trừ làm giảm thu nhập chịu thuế, do
đó tăng lợi nhuận của DN, tuy nhiên vốn vay là một sức ép cho DN bởi vì
việc sử dụng nhiều nợ có thể dẫn đến rủi ro thanh toán của DN, khi tình hình
tài chính không tốt DN vẫn phải thanh toán lãi dẫn đến DN càng khó khăn
trầm trọng hơn về tài chính, nếu vốn vay được sử không hiệu quả DN có thể
lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể.
Như vậy vốn đầu tư là điều kiện cần, tiền đề cho các DN, là mạch máu
lưu thông của DN. Để có vốn đầu tư DN phải tự chủ bằng vốn của chính mình,
vay vốn từ các nguồn thông qua các tổ chức tín dụng. Đối với DN đặc biệt là
DN ngoài quốc doanh việc huy động vốn đã khó việc sử dụng vốn hiệu quả
càng khó hơn, do đó quan trọng là DN phải có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý để
việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 20
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Bảng : Vốn đầu tư qua các năm
(Đơn vị : tr đ)
Chỉ tiêu
1998 2003 2004 2005
Tốc độ phát triển (%)
2003/
1998
2004/1
998
2005/1
998
Vốn LĐ
520,721,000 597,600,200 1,320,005,632 1,498,756,200 1.148 2.535 2.878
Vốn CĐ 1,657,879,870
1,981,000,100 2,266,001,268 2,501,243,800 1.195 1.367 1.509
Tổng
Vốn ĐT 2,178,600,870 2,578,600,300 3,586,006,900 4,000,000,000 1.184 1.646 1.836
Vào năm 1998 là năm đánh dấu một giai đoạn mới của Công ty, Công ty
bắt đầu thực hiện những dự án lớn do đó năm 1998 Công ty đã đầu tư với
khối lượng vốn lớn, từ năm 2003 đến 2004 Công ty đi vào thực hiện việc
hoàn thiện dự án đó là Dự án xây dựng mới nhà làm việc và phân xưởng sản
xuất 3 ở xí nghiệp sản xuất mứt sống đóng tại Mê Linh, Vĩnh Phúc, và sửa
chữa trụ sở làm việc xí nghiệp xây lắp công trình đóng tại yên Thế Bắc
Giang. Vì vậy mà lượng vốn dùng để đầu tư vào máy móc thiết bị năm 1998
khá lớn (3,615 tỷ) nhưng năm 2000 đếm 2002 chỉ đầu tư mua sắm máy móc
bằng 50% của năm 1998. Bước sang năm 2002 Công ty đã hoàn thành song
dự án đầu tiên và đi vào thực hiện dự án tiếp theo như nhà PX3, nhà B5 ... do
sau 2 năm hoạt động máy móc đã khấu hao một phần và để phục vụ cho các
dự án mới Công ty phải đầu tư với một khối lượng vốn lớn (tăng 22% so với
năm 1998) và máy móc cũng được đầu tư tăng với một lượng tương ứng
2. Cơ cấu đầu tư theo nội dung
2.1 Cơ cấu Đầu tư theo nội dung
Đầu tư vào tài sản cố định là một hình thức đầu tư có vai trọng hết sức
quan trọng trong hoạt động đầu tư của công ty bởi các lý do sau.
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 21
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
+ Chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.
+ Là bộ phân tạo ra sản phẩm hoạt động chính trong công ty. Đóng
vai trò quyết định tới phần lợi nhuận thu được của công ty. Trước hết ta
phải xem xét đầu tư vào cơ sở hạ rầng, là một trong những hoạt động
đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư. Hoạt động này bao gồm các hạng
mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm dây chuyền thiết bị sản xuất.
Đối với các hạng mục công trình công ty luôn phải cân nhắc trước khi đi
tới quyết định về đặc điểm công trình, chi phí các hoạt động trong mỗi
dự án.
Cùng với đầu tư về cơ sở hạ tầng công ty cũng đưa ra hoạt động về
đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ và các tài sản cố định
khác vào thực hiện.Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
hoạt động đầu tư cho sản xuất. Mặt khác trong điều kiện phát triển khoa
học kỹ thuật công nghệ có nhiều cơ hội để lựa chọn máy móc thiết bị
phù hợp về nhiều mặt. Với lý do đó việc đầu tư máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ phải thực hiện dựa vào những nguyên tắc nhất định.
Còn về mặt chi phí giá cả của máy móc thiết bị rất là khó xác định bởi
có nhiều thành phần như chi phí sản xuất, bí quyết công nghệ ,tên
thương mại lắp đặt …chính vì vậy khi mua sắm thiết bị công ty cũng cần
phải nghiên cứu, tham khảo tìm hiểu về lĩnh vực này.
a. Đầu tư XDựng cơ sở hạ tầng
Đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư là việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, máy móc thiết bị. Vì đây là tiền đề để thực hiện một hoạt động sản
xuất kinh doanh,quyết định đối với phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 22
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
được.Trong những năm vừa qua doanh nghiệp cũng tăng cường thêm tài sản
cố định để có những có hội có lợi được mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao
động và có thể chủ động hơn trong kinh doanh
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng được thực hiện đầu tiên để tạo
điều kiện đảm vảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nghệ hoạt động
được thuận lợi và an toàn.
Để thực hiện tốt việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phải xem xét thuận lợi,
khó khăn của vị trí địa lý, địa chất... Đồng thời phải phù hợp với ngành nghề
kinh doanh, đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, tổ chức điều hành, nhu
cầu dự trữ, số lượng công nhân. Từ đó cân nhắc và quyết định về diện tích
xây dựng, đặc điểm kiến trúc, kích thước tối ưu nhất phù hợp với nguồn lực
tài chính của đơn vị.
c. Đầu tư TSCĐ (máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ)
Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là đầu tư máy móc thiết bị, dây
chuyền công nghệ và các tài sản cố định khác. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng
vốn lớn trong vốn đầu tư của doanh nghiệp đặc biệt trong điều kiện hiện nay
khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ và có nhiều tầng công nghệ
thì việc đầu tư còn quan trọng hơn rất nhiều, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để
lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp. Việc đầu tư cho máy móc
thiết bị, dây chuyền công nghệ phải sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh
cao, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của doanh nghiệp của
vùng như lao động, nguyên vật liệu... giá cả và trình độ công nghệ phải phù
hợp xu thế phát triển và năng lực của doanh nghiệp.
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 23
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
Máy móc thiết bị thường được liệt kê, sắp xếp thành các nhóm như :
máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất, thiết bị phụ trợ, thiết bị vận chuyển
bốc xếp, máy móc thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, máy móc thiết bị
cho khối văn phòng...
Trong qui trình hoạt động: máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc
hậu doanh nghiệp phải tiến hành đầu tư đổi mới... có vai trò quan trọng quyết
định sự phát triển của DN. Đây là hình thức đầu tư nhưng đi sâu vào mặt chất
của đầu tư. Mục tiêu của đổi mới công nghệ là tạo ra các yếu tố mới của công
nghệ nhằm nâng cao chất lương sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh
tranh. Đầu tư đổi mới công nghệ trong DN được thực hiện theo cách như cải
tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống hiện có, tự nghiên cứu, phát triển
ứng dựng công nghệ mới, nhập công nghệ từ nước ngoài thông quá mua sắm
chuyển giao công nghệ.
Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị nếu rất lớn, do vậy khi mua sắm đòi hỏi phải
có sự am hiểu nhất định để có thể mua được thiết bị đáp ứng yêu cầu, với giá
hợp lý.
Thực tế công ty đã giành nhiều vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị
nhưng năng lực phục vụ của máy móc còn hạn chế do máy cũ,chưa kịp thời
bảo dưỡng, sửa chữa nên công suất tối đa chỉ đạt khoảng 60-70% công suất
thực tế chi phí bảo dưỡng lớn làm cho tiến độ thi làm cho tiến độ thi công
nhiều khi chậm ...
Bảng: Tài sản cố định và máy móc thiết bị năm 2005
Chỉ tiêu
Đầu năm
(nghìn đồng)
Tăng trong năm
(nghìn đồng)
Cuối năm
(nghìn đồng)
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 24
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Mai Hương
TSCĐ hữu hình
7.331.987 4.354.259 11.686.236
Nhà cửa, nhà xưởng
2.196.173 1.441.843 3.638.016
TSCĐ khác
79.421 79.421
Máy móc thiết bị
2.319.456 1.631.317 3.950.773
Phương tiện vận tải
1.840.334 731.544 2.571.878
Thiết bị dụng cụ quản lý
896.593 221.960 1.118.553
Thiết bị văn phòng
327.595 327.595
TSCĐ thuê tài chính
1.073.375 1.073.375
Tổng
8.405.352 4.374.259
12.779.611
Như vậy tính đến cuối năm 2004 (đầu năm 2005) tổng TSCĐ của Công
ty là 8.405,3 triệu đồng trong đó tổng số vốn đầu tư cho XDCB (nhà xưởng,
nhà cửa) là 2.196,17 triệu đồng (gần bằng 26% tổng vốn đầu tư vào
TSCĐ),vốn đầu tư cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là 4.159,79 triệu
đồng (49,5%) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, Công ty có các thiết
bị quản lý việc thi công, kiểm tra chất lượng công trình cùng với một số
lượng thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy tính... Công ty đã đầu tư từ lâu
nên đã khấu hao hết (tuy nhiên vẫn còn giá trị sử dụng). Ngoài ra trong năm
2005 công ty phải thuê ngoài một lượng máy móc thiết bị để phục vụ tiến độ
thi công và yêu cầu công trình là 1.073,375 triệu đồng (12,77% tổng vốn đầu
tư vào tài sản cố định).
Bảng danh mục các tài sản hiện có của công ty
TT TÊN TÀI SẢN CÓ
TRONG DANH SÁCH
KÝ HIỆU NỚC SẢN XUẤT NĂM
SX
NĂM SỬ
DỤNG
NGUYÊN GIÁ
1
Máy nén khí TS04 Đức 1996 1996 500,000,000
Sinh viên thực hiện: Bùi ThÞ Hồng Vân
Lớp : Đầu tư k34
Trang 25