Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THƯC TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.82 KB, 35 trang )

THƯC TRẠNG NGHIỆP VỤ CHO VAY VÀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
LÀO VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng
liên doanh Lào Việt
Sự ra đời của NH liên doanh Lào - Việt dựa trên sự đoàn kết, tình hữu nghị
giữa hai dân tộc, hai quốc gia và mối quan hệ rất chặt chẽ về chính trị cững như
các mặt khác: kinh tế - văn hoá - xã hội... để cải thiện tốt hơn nữa mối quan hệ đã
có thì chính phủ, nhà nước của hai bên đã chỉ định thành lập một NH liên doanh có
tên gọi là NH liên doanh Lào - Việt. Đó là sự kết hợp giữa NH Ngoại thương Lào
với NH Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Sự ra đời của NH liên doanh Lào - Việt cho thấy hoạt động kinh tế của hai
nước Lào và Việt Nam đã có thêm một bước thuận lợi và là cầu nối giúp các DN
có nhu cầu xuất nhập khẩu thanh toán giữa hai nước nhanh chóng hơn, an toàn và
chính xác, tạo lập uy tín với khách hàng nhất là khách hàng có quan hệ kinh tế với
nước Lào và Việt Nam.
Với phương châm hoạt động kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của
NH, ở hội sở chính cũng như là ở các chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm dịch vụ cuả NH tốt nhất. Vì vậy cùng với sự phát triển của nền
kinh tế xã hội của hai nước, hoạt động cơ bản ban đầu của chi nhánh là huy động
vốn và cho vay, việc huy động vốn chủ yếu là nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế. Phần
lớn về thanh toán NH dùng tiền LAK, VND, USD và các loại ngoại tệ khác.
Qua thời gian hoạt động nhờ có sự tâm huyết nhiệt tình, năng động và sáng
tạo của Ban lãnh đạo, NH ngày càng phát triển, vững mạnh nên hiệu quả hoạt động
của NH không chỉ dần vào thế ổn định mà ngày càng không ngừng mở rộng được
các mặt hoạt động cơ bản của NH như : hoạt động huy động vốn, huy động tín
dụng, hoạt động đồng tài trợ, dịch vụ thanh toán...
Với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và NH Nhà nước hai nước, và đặc
biệt là hai ngân hàng mẹ BIDV và BCEL. Hệ thống ngân hàng Liên doanh Lào


Việt đã dần phát triển với sự ra đời của các chi nhánh: Chi nhánh Hà Nội ngày
27/03/2000, Chi nhánh Pakse (tỉnh Champasak) ngày 22/06/2000và Chi nhánh Tp
Hồ Chí Minh năm 2003.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội.
Trong bối cảnh của sự phát triển và hội nhập kinh tế và giao lưu chính trị, NH
Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội được thành lập và khai trương ngày
27/03/2000 - là một chi nhánh ra đời sớm nhất trong hệ thống NH Liên doanh Lào
Việt. Với vai trò của mình, Chi nhánh Hà Nội đã dần trở thành cầu nối thanh toán
quan trọng cho DN hai nước có mối quan hệ hợp tác, đồng thời, Chi nhánh Hà Nội
cũng là điểm tin cậy của các DN, cá nhân về hoạt động vay vốn, thanh toán,
chuyển đổi đồng tiền VND/LAK giữa Việt Nam và Lào.
Đến nay sau gần 4 năm thành lập với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học, hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh đã phát triển không ngừng. Hiện nay, tổng số cán
bộ công nhân viên của chi nhánh là 27 người. Trong công tác tổ chức của chi
nhánh thường xuyên có biến động lớn do đặc thù công tác của cán bộ theo nhiệm
kỳ 3 năm nên về công tác tuyển dụng, Chi nhánh đã tổ chức thi tuyển công khai, rà
soát lại các cán bộ trong Chi nhánh để bố trí công việc phù hợp, đảm bảo phát huy
tốt khả năng của cán bộ. Đồng thời chi nhánh đã tiến hành tổ chức đào tạo, nâng
cao trình độ cán bộ vơi nhiều hình thức như tổ chức học nghiệp vụ, gửi sang BIDV
đào tạo chuyên sâu, cử cán bộ tham gia các khoá học ngắn hạn theo từng chuyên
đề phù hợp do các trường đại học tổ chức. Vì vậy, đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh đã
từng bước vững vàng về mặt chuyên môn nghiệp vụ, ổn định về tư tưởng công tác
và đang cống hiến hết sức mình cho mục tiêu chung của Chi nhánh... Mô hình tổ
chức của NH Liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà Nội được trình bày theo sơ đồ
sau:
PHÒNG
KINH DOANH
P.HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
PHÒNG

KẾ TOÁN
TỔ KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Theo sơ đồ trên hiện Chi nhánh có 5 phòng ban trực thuộc dưới sự lãnh đạo
của giám đốc, mỗi phòng đảm nhiệm một chức năng nhiệm vụ riêng, đồng thời
tham mưu cho Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ trong việc ra các quyết định kinh
doanh. Với bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ CBCNV có trình độ, NH Liên doanh Lào Việt
Chi nhánh Hà Nội luôn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Có được kết quả đó
là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Giám đốc, kết hợp với sự phối hợp hoạt động các
phòng ban, sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ.
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên doanh Lào Việt -
Chi nhánh Hà Nội.
2.1..1. Môi trường hoạt động.
Việt Nam và Lào là hai nước cố đường biên giới giáp nhau nên việc lưu thông
kinh tế giữa hai nước thường diễn ra rất thuận tiện. NH Liên doanh Lào Việt ra đời
trên cơ sở kết quả của tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt
Nam và Lào và giữa hai dân tộc. Mối quan hệ truyền thống về văn hoá, chính trị
trên đã tạo nền móng hình thành nên mối giao lưu kinh tế giữa hai nước.
Trong điều kiện hoạt động kinh doanh tại hai nước và do ảnh hưởng từ môi
trường kinh tế Thế giới nói chung, NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội
cũng có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước vẫn tiếp tục phát triển, các dự án
hợp tác giữa hai Chính phủ tiếp tục được thực hiện và có nhiều dự án mới được
triển khai tại Lào như: Dự án đường 8, các dự án thuỷ điện, xây dựng trường
học...
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển tích cực và tương đối toàn diện, tốc
độ tăng trưởng GDP đạt 7,24%, thu ngân sách vượt kế hoạch. Có nhiều cơ chế,
chính sách mới tạo hành lang pháp lí thuận lợi cho hoạt động NH như Nghị định

của chính phủ về đảm bảo tiền vay, Cơ chế TD theo quyết định 1627, Cơ chế cho
vay theo lãi suất thoả thuận ...
Chi nhánh luôn được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, NH Nhà nước và
Cơ quan hữu quan hai nước, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của NH
Đầu tư và Phát triển Việt Nam và NH Ngoại thương Lào, sự chỉ đạo trực tiếp,
kịp thời của NH Liên doanh Lào - Việt Hội Sở Chính, đã giúp cho hoạt động của
chi nhánh luôn đi đúng hướng, kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng đúng chủ
trương, chính sách về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai Nhà nước. Hoạt động
của Chi nhánh ngày càng ổn định và có hướng phát triển tốt. Thị trường Việt
Nam là một thị trường tiềm năng, có nhu cầu đầu tư lớn và đa dạng, chính vì vậy
Chi nhánh có nhiều cơ hội cung cấp TD và các dịch vụ khác phù hợp với khả
năng hiện có của mình.
Khó khăn:
Trong năm qua, nền kinh tế Thế giới đã bị ảnh hưởng nhiều bởi những sự kiện
như; dịch SARS, chiến tranh Iraq, Mỹ cắt giảm lãi suất... do đó nó cũng có tác
động rất lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của các nước ASEAN trong đó có cả Lào và
Việt Nam. Ngoài ra, việc phát triển kinh tế còn nhiều thách thức như sức cạnh
tranh và hiệu quả kinh tế còn thấp, thị trường xuất khẩu thu hẹp, giá xuất khẩu
thấp, đầu tư nước ngoài giảm sút, thiên tai liên tiếp xẩy ra gây nhiều thiệt hại về
người và của.
Địa bàn Hà Nội với nhiều tổ chức TD lớn hoạt động cạnh tranh quyết liệt, hơn
nữa việc không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, áp dụng lợi thế trong kinh
doanh của các tổ chức TD trên địa bàn đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh. Quyết định số 525/QĐ-NHNN của Thống đốc NH nhà nước
cho phép Chi nhánh được huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư bằng VND, song lại
không cho phép huy động bằng ngoại tệ, điều này không những làm cho số dư huy
động tiết kiệm bằng ngoại tệ của Chi nhánh tiến về số không mà còn ảnh hưởng rất
lớn đế công tác huy động tiết kiệm bằng VND. Ngoài ra, Chi nhánh chưa có mạng
lưới NH đại lý tại Việt Nam cũng như trên Thế giới điều này làm ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán

thanh toán quốc tế - một dịch vụ không thể thiếu trong kinh doanh NH tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, một số DN có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lào gặp khó
khăn trong khâu thanh toán khối lượng và thanh lí hợp đồng nhập khẩu cũng ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1..2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào Việt -
Chi nhánh Hà Nội.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, NH Liên doanh Lào Việt -
Chi nhánh Hà Nội đã tích cực vận động, khích lệ mỗi KH thuộc mọi thành phần
kinh tế, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có tiền nhàn rỗi gửi vào NH. Đổi mới về cơ
cấu nguồn vốn huy động theo hướng đa dạng hoá các loại hình huy động đã góp
phần làm tăng tỉ trọng vốn lưu động từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức TD.
Dưới đây là những số liệu cụ thể phản ánh tình hình huy động vốn tại NH Liên
doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng vốn huy động 105.620 100 134.435 100 +28.815 +27,28
TGTK của cá nhân 23.279 22 17.459 12,97 -5820 -25
TG của tổ chức KT 10.899 10,32 19.074 14,17 +81.75 +75
TG của tổ chức TD 71.442 67,64 97.812 72,76 +26.370 +36,91
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2002, 2003.)
Qua bảng 2.1 ta thấy, tổng vốn huy động của NH năm 2003 đã tăng lên so với
năm 2002 là 28.815 triệu đồng, tương ứng 27,28%. Đây là biểu hiện tích cực vì
nguồn vốn huy động tăng lên giúp cho NH thuận lợi hơn trong các lĩnh vực khác
như cho vay, thanh toán... Qua đó chứng tỏ NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh
Hà Nội đã nâng cao được uy tín của mình, có thể nói trong lúc việc huy động vốn
gặp nhiều khó khăn thì đây là kết quả đáng khích lệ.
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ về cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh

trong các năm gần đây:
Biểu 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh
Tình hình huy động vốn của Chi nhánh thể hiện qua biểu đồ ta thấy, trong
tổng số huy động vốn năm 2003 là 134.435 triệu thì chủ yếu là tiền gửi của tổ
chức TD khác, chiếm 72,76% và đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước là
36.91%. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động rẻ, có vai trò quan trọng đối với
chi nhánh trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn kém ổn định nhất vì
chúng có thời hạn ngắn, ảnh hưởng tới các hoạt động khác của Chi nhánh. Bên
cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế vá cá nhân lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Điều đó chứng tỏ tình hình huy động vốn của Chi nhánh từ các tổ chức kinh tế
và dân cư của Chi nhánh là không tốt. Huy động tiền gửi dân cư chỉ đạt 17.459
triệu, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, đây là nguồn vốn quan trọng, tính ổn
định cao nhưng hiện tại Chi nhánh đang gặp khó khăn bởi Chi nhánh không
được phép huy động tiền gửi tiết kiệm bằng USD theo quyết định của NHNN và
điều đó cũng ảnh hưởng đến tiền gửi tiết kiệm bằng VND. Để có thể mở rộng
hoạt động kinh doanh của mình Chi nhánh nên tìm các giải pháp để nâng cao
hơn nữa tỉ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân.
2.1... Tình hình hoạt động sử dụng vốn.
Kinh doanh NH là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh "quyền sử
dụng tiền tệ " và một trong những hoạt động cơ bản của NH là TD. Đây là
nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM đem lại thu nhập cho NH. Nếu NHTM chỉ
thực hiện tốt công tác nguồn vốn mà không quan tâm đến tình hình sử dụng vốn
thì kết quả hoạt động kinh doanh của NH chắc chắn sẽ thấp. Trong các năm qua,
kết quả công tác sử dụng vốn (VND) tại NH liên doanh Lào Việt Chi nhánh Hà
Nội được biểu hiện cụ thể qua các số liệu sau:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003
Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tài sản có 203.820 100 238.354 100 336.053 100
1. Ngân quỹ 18.276 9 10.853 5 12.367 3,7
2. Cho vay 104.775 51,4 179.604 75,4 257.961 76,8
3. Đầu tư chứng khoán 30.573 15 21.354 9 25.153 7,5
4. TG tại NHNN 12.803 6,3 6.210 2,6 15.026 4,5
5. TG TCTD khác 16.697 8,2 8.275 3,5 15.920 4,7
6. TSCĐ 20.696 10 8.608 3,6 6.287 2,9
Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản của Chi nhánh khá hợp lí.
Chi nhánh luôn quan tâm đến các hoạt động cho vay và đầu tư vì đây là các
nguồn thu nhập chính của NH. Cụ thể, doanh số cho vay của Chi nhánh năm
2001 là 104.775 triệu, chiếm 51,4% tổng tài sản, năm 2002 con số đó đã tăng lên
là 179.604 triệu đồng chiếm 75,4% tổng tài sản có, đến năm 2003, tổng dư nợ
cho vay của Chi nhánh là 257.961 triệu đồng, điều đó chứng tỏ hoạt động cho
vay của Chi nhánh thường xuyên tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Không
dừng lại ở hoạt động đầu tư TD, Chi nhánh còn chú trọng đến hoạt động đầu tư
chứng khoán và tỷ trọng của hoạt động này cũng chiếm khá lớn trong tổng tài
sản có. Việc gửi tiền ở NHNN và các tổ chức TD khác mặc dù không mang lại
nhiều lợi nhuận nhưng hoạt động này đã giúp cho Chi nhánh mở rộng thêm được
mạng lưới thanh toán, tạo uy tín trong kinh doanh.
Bên cạnh hoạt động đầu tư nhằm thu lợi nhuận thì hoạt động về ngân quỹ
cũng luôn được Chi nhánh quan tâm một cách thoả đáng. Đến ngày 31/12/2001,
tổng số tiền trong ngân quỹ của Chi nhánh là 18.276 triệu chiếm 9% trong tổng
tài sản, số lượng này là khá lớn nhưng đây cũng là điều dễ hiểu vì năm 2001 là
một trong những năm đầu Chi nhánh đi vào hoạt động nên số lượng tiền cho vay
chưa nhiều. Sang năm 2002 và năm 2003 số lượng tiền trong ngân quỹ đã được
Chi nhánh giảm xuống rất nhiều cả về số lượng lẫn tỷ trọng nhưng vẫn đảm bảo
được khả năng thanh toán. Song song với việc quan tâm về tình hình ngân quỹ
thì đầu tư cho tài sản cố định cũng là một vấn đề quan trọng của Chi nhánh vì
nếu đầu tư cho tài sản quá nhiều sẽ làm giảm tài sản sinh lời của NH. Năm 2001

nhu cầu về đầu tư tài sản của Chi nhánh là khá lớn vì Chi nhánh mới được thành
lập, tài sản cố định đang còn thiếu nhiều. Năm 2002, tổng số tiền đầu tư vào tài
sản cố định là 8.608 triệu đồng, giảm đi so với năm 2001 là 12.088 triệu đồng
tương đương với 58,4%. Năm 2003, tổng số tiền đầu tư vào tài sản cố định của
Chi nhánh chỉ còn 6.287 triệu đồng tương đương với 2,9% trong tổng số tài sản
có.
2.1..4. Công tác thanh toán tiền tệ và kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Tất cả các hoạt động trao đổi trong nền kinh tế cuối cùng đều kết thúc bằng
khâu thanh toán. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán qua NH được tạo lập giúp cho các
tác nhân kinh tế tiến hành quá trình thanh toán thuận lợi và tiết kiệm hơn. Với sự
quan tâm chỉ đạo của hai NH mẹ BIDV và BECL, NH liên doanh Lào Việt - Chi
nhánh Hà Nội đã từng bước trang bị công nghệ hiện đại, thực hiện nối mạng cục
bộ trong và khác hệ thống, đưa máy vi tính vào sử dụng không chỉ ở quầy giao
dịch mà còn sử dụng ở tất cả các phòng ban. Về hoạt động thanh toán trong
nước, Chi nhánh đã thực hiện tham gia thanh toán điện tử liên NH, đây là một
trong những kênh thanh toán tốt nhất ở Việt Nam, giải quyết việc thanh toán
chậm trễ trước đây, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhanh, an toàn và thuận tiện
của KH. Bên cạnh đó nghiệp vụ thanh toán liên NH cũng đã đáp ứng được yêu
cầu của công tác nguồn vốn liên NH giữa Chi nhánh và các tổ chức TD khác,
nâng cao uy tín của Chi nhánh trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, với nghiệp vụ
thanh toán tập trung, thanh toán bù trừ Chi nhánh có thể xử lý tức thời các khoản
phải thu, phải trả của KH một cách nhanh chóng, chính xác, tạo tâm lý thoải
mái, tin cậy đối với KH.
Tổng mức thanh toán năm 2003 của Chi nhánh là 1.657 tỷ đồng tăng 27,6%
so với năm 2002, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt là 1.384 tỷ đồng tăng
lên so với năm 2002 là 206 tỷ đồng ( tăng tương ứng là 17% ).
Song song với nghiệp vụ thanh toán trong nước thì thanh toán quốc tế là một
nghiệp vụ hết sức quan trọng, nếu làm tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động TD tài
trợ xuất nhập khẩu, đồng thời tăng nguồn thu đáng kể cho Chi nhánh. Vì vậy, năm
2003 Chi nhánh đã cử 2 cán bộ tu nghiệp thêm nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Sở

Giao dịch BIDV nhằm bổ sung và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ, đảm
bảo đáp ứng được nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh, thu hút được KH.
Nhờ sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh nên năm qua,
Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: thực hiện được 42 món
L/C nhập khẩu và 1 L/C xuất khẩu. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của
Chi nhánh đạt 289 triệu đồng.
Đối với nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế, đặc biệt là chuyển và nhận tiền từ
Việt Nam sang Lào và từ Lào về Việt Nam đã và đang được Chi nhánh rất quan
tâm. Chi nhánh Hà nội đã dần trở thành cầu nối thanh toán quan trọng cho DN
hai nước có mối quan hệ hợp tác. Sau đây là kết quả về doanh số chuyển tiền
của Chi nhánh trong các năm gần đây:
Bảng 2.: Tình hình chuyển tiền của Chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Chuyển tiền đi 217.540 342.950 397.270
Chuyển tiền
đến
207.019 250.645 320.476
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính các năm 2001, 2002, 2003)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số chuyển tiền đi và chuyển tiền đến
của Chi nhánh tăng lên hàng năm điều đó chứng tỏ KH sử dụng dịch vụ chuyển
tiền của Chi nhánh đang ngày tăng lên. Bên cạnh đó cũng có nghĩa là dịch vụ
chuyển tiền của Chi nhánh đã và đang ngày càng có uy tín đối với KH, thu hút
được nhiều KH đến với NH.
Về công tác ngân quỹ: công tác ngân quỹ của Chi nhánh cũng được sự
quan tâm đúng mực, do vậy trong những năm qua hoạt động kho quỹ đảm bảo
tuyệt đối an toàn, không xảy ra trường hợp sai sót nào. Bên cạnh đó, Chi nhánh
đã tự xây dựng được kho tiền riêng, đảm bảo chủ động trong công tác quản lí
thu chi tiền mặt.
2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

LIÊN DOANH LÀO VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI.
2.2.1. Đặc điểm khách hàng vay vốn.
Ngân hàng liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội là một NH thương mại
hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên KH của NH là tất cả các đối tượng có nhu
cầu về vốn trong nền kinh tế. KH của Chi nhánh thường được phân thành hai
loại chính là KH có hoạt động kinh doanh trong nước và các KH có hoạt động
kinh doanh với nước ngoài mà ở đây chủ yếu là các DN có hoạt động kinh
doanh tại nước bạn Lào. NH liên doanh Lào Việt là một NH mới được thành lập
nên KH đến với Chi nhánh phần lớn chưa hiểu nhiều về Chi nhánh, quan hệ còn
mang tính chất thăm dò, tìm hiểu. Ngoài ra, KH đến quan hệ với NH thường là
các KH đang có nhu cầu về nguồn lưu động nên khối lượng các khoản vay
thường không lớn lắm và tính ổn định thấp.
2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động TD
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất của một NH
thương mại vì đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho NH, nó có thể quyết
định sự tồn tại và phát triển của một NH. Do nhận thức được tầm quan trọng của
hoạt động này nên NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng
cố gắng mở rộng hoạt động TD tạo đà cho sự phát triển của mình và cạnh tranh
cùng với các tổ chức TD khác trên cùng địa bàn. Bảng thống kê số liệu trang sau sẽ
cho thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng hoạt động TD trong những năm gần đây
của Chi nhánh:
Bảng 2.4: Quy mô hoạt động tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tổng dư nợ 104.775 179.604 257.961
Tổng tài sản 203.820 238.354 336.053
Tỷ trọng (%) 51,4 75,4 76,8
Tốc độ tăng trưởng(%) 50,2 71,4 43,6
(Nguồn: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động TD của Chi nhánh đã tăng lên cả về

mặt số lượng lẫn tỷ trọng. Cụ thể, năm 2001 tổng dư nợ đạt 104.775 triệu đồng
chiếm 51,4% tổng tài sản, năm 2002 tổng dư nợ đã tăng lên 179.604 triệu đồng
chiếm 75,4% tổng tài sản. Không dừng lại ở đó, tính đến cuối năm 2003 toàn bộ
công nhân viên của Chi nhánh đã đưa tổng dư nợ tăng lên 257.961 triệu đồng,
chiếm 76,8% tổng tài sản. Qua số liệu phân tích trên ta thấy quy mô tín dụng của
Chi nhánh khá cao so với tổng tài sản, ngoài ra các cán bộ TD vẫn đang cố gắng để
đưa tổng dư nợ ngày một tăng lên. Không chỉ tăng lên về quy mô mà sự tăng lên
của TD còn được thể hiện qua sự tăng về tốc độ. Cụ thể năm 2002 tổng dư nợ của
Chi nhánh đã tăng lên so với năm 2001 là 74.829 triệu đồng ( tương ứng 71,4%),
năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 78.357 triệu ( tương ứng 43,6%). Tốc độ
tăng trưởng về TD của Chi nhánh là khá lớn chứng tỏ hoạt động TD của NH đang
rất có hiệu quả.
2.2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng
NH Liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội thực hiện phương châm "Đi vay
để cho vay", ngay từ đầu năm 2003, Chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động TD
trên nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả, chủ động tìm kiếm KH, quán triệt
đến từng cán bộ về thái độ phục vụ tận tình trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng KH,
nhằm mục đích đưa đồng vốn đến KH để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,
làm ăn có hiệu quả góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước, kiềm chế lạm
phát, nâng cao giá trị đồng Việt Nam, ổn định giá trị ngoại tệ hợp lý. Sau đây là
bảng số liệu về tình hình tín dụng của Chi nhánh trong những năm gần đây:
Bảng 2.5: Tình hình cho vay theo thời hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 104.775 100 179.604 100 257.961 100
Dư nợ ngắn hạn 77.157 73,7 115.485 64,3 141.879 55
Dư nợ trung-dài hạn 27.597 26,3 64.119 35,7 116.064 45
(Nguồn:Báo cáo hoạt động kinh doanh 2001, 2002,2003).

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh số cho vay của Chi nhánh các
năm sau đều tăng lên so với năm trước mà cụ thể: năm 2002 đã tăng lên so với
năm 2001 là 74.829 triệu (hay tăng 74,4%). Năm 2003 cũng đã tăng lên so với
năm 2002 là 78.357 triệu (hay tăng 43,6%). Để có được thành tích trên là sự có
gắng không ngừng của tất cả cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh và điều đó
cũng cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của NH cho nền kinh tế ngày càng
lớn, số dự án khả thi được vay vốn nhiều hơn, thu hút được khối lượng KH đông
đảo hơn.
Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ về cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh
trong ba năm qua:
Biểu 2: Tình hình sử dụng vốn theo thời hạn
Qua biểu đồ ta thấy, trong các năm 2001, 2002 phần lớn vốn TD của NH
được đầu tư ngắn hạn, tỷ trọng của tổng đầu tư ngắn hạn chiếm mức cao so với
tổng dư nợ. Năm 2001 dư nợ ngắn hạn chiếm 73,7% trong tổng dư nợ, sang năm
2002 mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm 64,3%, điều đó chứng tỏ dư nợ ngắn hạn

×